Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
740 KB
Nội dung
Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 Thứ hai, 06.12.2010: 4A – 4B – 4C ÂMNHẠC 4 Tiết 16: - Ôn tập 3 bài hát: EM YÊU HÒA BÌNH & BẠN ƠI LẮNG NGHE & CÒ LẢ. MỤC TIÊU - Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca). - Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp. - Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài: HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập 3 bài hát - Hát mẫu: CD Âmnhạc 4 - Giáo viên cho học sinh ôn luyện để hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, tồ chức cho các em tham gia biểu diễn với các hình thức đơn ca, song ca , tam ca, tốp ca, hợp ca … khi hát có động tác phụ họa. * Bài Em yêu hòa bình học sinh thể hiện động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển. (Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca). * Bài Bạn ơi lắng nghe học sinh hát gọn tiếng, rõ lời với tình cảm say sưa, nhiệt tình. (Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca). * Bài Cò lả học sinh hát chậm rãi, đúng những tiếng có luyến, thể hiện sự mềm mại, uốn lượn của những cánh cò bay, đồng thời cũng thể hiện tình cảm vui tươi, lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện trong bài hát. (Học sinh biểu diễn bài hát có phần Xướng, phần Xô . Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo viên gợi ý học sinh thể hiện bài hát với hai câu thơ lục bát khác để các em khắc sâu thêm kiến thức của làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ). HOẠT ĐỘNG 2: Học sinh tập biểu diễn bài hát - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca …khi hát có động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát. Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 1 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 - Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc: * Nghe nhạc dạo. * Hát vào bài (lần 1). * Nhạc dạo giữa bài * Hát vào bài (lần 2). * Kết bài. - Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân … HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc - Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Hát mẫu: CD Âmnhạc 4. - Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài Tập đọc nhạc TĐN số 2 – TĐN số 3. Thứ hai, 06.12.2010: 5A Thứ năm, 09.12.2010: 5B – 5C MĨ THUẬT 5 Tiết 16 VẼ THEO MẪU MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU MỤC TIÊU - Học sinh hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu. - Học sinh biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu (Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu). - Học sinh vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. - Giáo dục: Học sinh quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp. - Học sinh quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, độ đậm nhạt của mẫu qua gợi ý: * Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ giữa hai vật mẫu? * Vị trí của các vật mẫu, vật nào ở trước, vật nào sau. * Hình dáng của từng vật mẫu. * Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu. Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 2 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 - Giáo viên cũng có thể cho học sinh đến gần mẫu để quan sát. - Giáo viên bổ sung và tóm tắt các ý chính: * Hình dáng, đặc điểm của từng vật mẫu. * Khung hình chung của mẫu và khung hình của từng vật mẫu. * Tỉ lệ giữa hai vật mẫu. * Độ đậm nhạt chung và riêng của từng vật mẫu do tác động của ánh sáng. HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ - Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý, hướng dẫn. * Vẽ khung hình chung và riêng của từng vật mẫu (chiều cao, chiều ngang,…). * Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các nét thẳng. * Vẽ chi tiết và chỉnh hình cho giống mẫu. * Phác các mảng đậm, mảng nhạt. * Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ. HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành - Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh những năm học trước cho học sinh tham khảo. - Giáo viên đến từng bàn để nhắc nhở học sinh thường xuyên quan tâm đến mẫu và gợi ý cho những em còn lúng túng khi thực hành (khung hình chung, khung hình từng vật mẫu, so sánh, xác định tỉ lệ các bộ phận cho hình vẽ cân đối, hợp lý…). - Học sinh vẽ theo cảm nhân riêng của mình. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt, chưa tốt. - Giáo viên nhận xét bổ sung kết hợp khen thưởng, động viên học sinh trên một số bài vẽ tốt, chưa tốt… * Bố cục. * Hình vẽ, nét vẽ. * Màu sắc, độ đậm nhạt. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Thường thức mĩ thuật “Xem tranh Du kích tập bắn”. Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 3 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 Thứ ba, 07.12.2010: 1A – 1B – 1C ÂMNHẠC 1 Tiết 16: - NGHE HÁT QUỐC CA - KỂ CHUYỆN ÂMNHẠC MỤC TIÊU - Học sinh làm quen với bài Quốc ca Việt Nam. - Học sinh biết khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. - Học sinh biết được nội dung câu chuyện Nai Ngoc. - Giáo dục: Tư thế nghiêm trang khi chào cờ và nghe hát Quốc ca. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài: Bài Quốc ca Việt Nam trước đây là Bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Quốc hội khóa I (1946) đã công nhận Bài Tiến quân ca là Quốc ca Việt Nam. Quốc ca Việt Nam là bài hát trong lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì. Giáo viên giới thiệu hình ảnh lá Quốc kì và lễ chào cờ. HOẠT ĐỘNG 1: Nghe hát Quốc ca Việt Nam - Giáo viên cho học sinh nghe Bài Quốc ca Việt Nam (CD Âmnhạc 3). - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: * Bài Quốc ca Việt Nam được hát khi nào? * Khi chào cờ hoặc nghe hát Quốc ca Việt Nam chúng ta phải có thái độ như thế nào? - Giáo viên cho học sinh đứng lên tại chỗ với tư thế nghiêm trang, mắt hướng nhìn lá Quốc kỳ, nghe Bài Quốc ca Việt Nam. - Tập Nghi thức chào cờ. HOẠT ĐỘNG 2: Kể chuyện Âmnhạc - Giáo viên lần lượt đọc cho học sinh nghe câu chuyện Nai Ngọc (SGV). - Giáo viên hỏi gợi ý học sinh nhớ lại nội dung câu chuyện. - Học sinh khá kể lại câu chuyện (hoặc mỗi em một đoạn). HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc - Giáo viên cho học sinh biểu diễn một vài bài hát trước lớp. - Giáo viên cho học sinh nghe Bài Quốc ca Việt Nam (CD Âmnhạc 3). - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu. - Giáo viên nhận xét tiết học. Động viên, khen thưởng học sinh. - Học sinh chuẩn bị: Học hát dành cho địaa phương tự chọn. Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 4 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 Thứ tư, 08.12.2010: 3A – 3B – 3C ÂMNHẠC 3 Tiết 16: Kể chuyện âm nhạc: “CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC” & GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI MỤC TIÊU - Học sinh biết được nội dung câu chuyện Cá heo với âm nhạc. - Học sinh biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”. - Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài. HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện âmnhạc - Giáo viên đọc cho học sinh nghe chuyện “ Cá heo với âm nhạc”. - Học sinh trả lời câu hỉ gợi ý: * Ở vùng Bắc Cực thời tiết như thế nào? * Đàn cá heo ở vùng đó có nguy cơ gì? * Đoàn tàu cứu hộ đã làm việc như thế nào? * Anh thủy thủ đã làm gì để cứu đàn cá heo? * Sau khi nghe nhạc đàn ca heo như thế nào? - Giáo viên: Âmnhạc không những chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật khác. - Học sinh kể lại câu chuyên từng phần (cá nhân). - Học sinh hát một hai bài hát đã học để chuẩn bị qua hoạt động hai. HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc - Các nốt nhạc lần lươt có tên gọi là: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – Si . * Trò chơi “Bảy anh em”: Giáo viên chọn 7 em học sinh, mỗi em đại diện cho một tên nốt nhạc đứng theo thứ tự Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si . Giáo viên gọi tên nốt nào thì em mang tên nốt ấy bước ra và nói: “Có, tên tôi là …” và giơ tay lên cao. Giáo viên gọi chậm và nhanh dần … Em nào sai là thua cuộc. * Trò chơi: “ Khuông nhạc bàn tay”: Giáo viên lần lượt giới thiệu tên gọi 7 nốt nhạc như trên nhưng trên vị trí khuông nhạc có khóa son: Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 5 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 &=====r====s====t==== =u=====v====w====x=== ® Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si . - Giáo viên giơ lòng bàn tay trái về phía học sinh và đặt cạnh khuông nhạc. đã chuẩn bị ở trên. * Dùng ngón tay trỏ bàn tay phải đặt song song phái dưới ngón út bàn tay trái tượng trưng cho dòng kẻ phụ để chỉ nốt Đô. * Dùng ngón tay trỏ bàn tay phải chỉ hơi chếch phía dưới sát ngón út bàn tay trái để chỉ nốt Rê. * Ngón tay trỏ bàn tay phải lần lượt chỉ các vị trí &==r==s==t==u ==v==w==x® GHI CHÚ: Trong tiết học này các em chỉ học vị trí 5 nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son . HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc - Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Hát mẫu: CD Âmnhạc 2. - Học sinh hát biểu diễn một hai bài hát trước lớp (theo nhóm, cá nhân). - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh chuẩn bị: Học bài hát dành cho địa phương tự chọn. Thứ tư, 08.12.2010: 2A – 2B MĨ THUẬT 2 Tiết 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT MỤC TIÊU - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật. Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 6 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 - Học sinh biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật. (Hình vẽ, xé dán hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp). - Học sinh nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích. - Giáo dục: Học sinh yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh các con vật quen thuộc và gợi ý: * Con vật trong tranh (ảnh) là con vật gì? * Con vật gồm có những bộ phận nào? * Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy, nhảy … thay đổi như thế nào? * Học sinh kể ra một vài con vật quen thuộc. * Ngoài các con vật trong tranh (ảnh) các em còn biết những con vật nào khác nữa? * Các em thích con vật nào nhất? Vì sao? * Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc … của con vật mà em định nặn hoặc vẽ, xé dán vào vở. HOẠT ĐỘNG 2: Cách nặn, cách xé dán, cách vẽ con vật - Giáo viên gợi ý học sinh cách nặn: * Các em nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn. * Chọn màu đất nặn phù hợp cho con vật. * Nhào đất kỹ cho mềm, dẻo trước khi nặn. - Giáo viên gợi ý học sinh có thể nặn theo hai cách: * Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại. * Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt nhẹ, kéo tao thành hình dáng chính của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh (đi, đứng, chạy, nhảy … cho sinh động). - Giáo viên làm mẫu theo hai cách vừa hướng dẫn. - Giáo viên gợi ý học sinh cách xé dán: * Học sinh chọn giấy màu làm nền. * Chọn giấy màu phù hợp cho con vật (sao cho rõ, nổi bật trên giấy). * Xé phần chính trước, các phần nhỏ phụ xé sau. * Xé hình các chi tiết. * Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao cho phù hợp với khổ giấy. * Chú ý tạo dáng cho con vật thêm sinh động hơn. * Dùng hồ dán từng phần của con vật (không xê dịch các vị trí đã sắp xếp). - Giáo viên lưu ý: Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 7 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 * Có thể xé dán con vật nhiều màu (theo ý thích) hoặc từ một mảnh giấy (một màu). * Có thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé giấy dán cho kín hình vẽ (có thể có hai, ba hay nhiều màu). * Nên xé dán thêm cây, cỏ, hoa, lá, mặt trời… cho trnh sinh động hơn. - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ: * Học sinh vẽ hình dáng con vật sao cho vừa với phần giấy quy định, chú ý tạo dang con vật cho sinh động. Có thể vẽ thêm cỏ cây, hoa lá, người… để bài vẽ sinh động hơn. * Vẽ màu theo ý thích (chú ý có độ dậm nhạt cơ bản). - Giáo viên gợi ý học sinh từ các hướng dẫn nêu trên có thể nặn hoặc vẽ, xé dán được các con vật theo ý thích. HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành - Bài này có thể tiến hành theo hai cách: * Học sinh thực hành theo nhóm. * Học sinh thực hành cá nhân. - Giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn, gợi ý học sinh cách tạo dáng con vật. - Giáo viên giữ vệ sinh chung và riêng trong khi thực hành bài tập (trải giấy lên bàn, không bôi bẩn bàn ghế, quần áo, khi nặn xong cần rửa tay và lau tay sạch sẽ). HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài tập theo nhóm hoặc cá nhân để cùng nhận xét, xếp loại. - Học sinh tự giới thiệu bài tập của mình. - Giáo viên khen thưởng các bài tập tốt và động viên các bài tập chưa đạt yêu cầu. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Thường thức mĩ thuật “Xem tranh dân gian Phú quý, Gà mái”. Thứ năm, 09.12.2010: 2B – 2C Thứ sáu, 10.12.2010: 2A ÂMNHẠC 2 Tiết 16: KỂ CHUYỆN ÂMNHẠC VÀ NGHE NHẠC Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 8 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 MỤC TIÊU - Học sinh biết nhạc sĩ Mô-da là một nhạc sĩ người Áo nổi tiếng thế giới. - Học sinh tập biểu diễn trước lớp một vài bài hát đã học. - Học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi chọn lọc hoặc một trích đoạn nhạc không lời. - Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài: HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện âmnhạc - Giáo viên đọc diễn cảm câu chuyện: “Mô-da thần đồng âm nhạc”. - Học sinh xem ảnh nhạc sĩ Mô-da và chỉ vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. - Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý: * Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào? * Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông. * Khi biết rõ sự thật, bố của Mô-da đã nói gì? - Giáo viên đọc lại câu chuyện: “Mô-da thần đồng âm nhạc” để giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức âmnhạc và nhất là nhạc sĩ Mô-da một danh nhân âmnhạc thế giới. HOẠT ĐỘNG 2: Nghe nhạc - Giáo viên cho học sinh nghe một ca khúc thiếu nhi chọn lọc (hoặc một trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng, đĩa nhạc hoặc giáo viên tự trình diễn. - Sau khi nghe xong giáo viên cho học sinh trả lời một vài câu hỏi: * Bài nhạc này có vui lắm không? * Bài hát này nói lên điều gì? * Em có thể hát lại bài hát này được không? HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc - Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu. - Học sinh biểu diễn một vài bài hát trước lớp. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh chuẩn bị: Học bài hát dành cho địa phương tự chọn. Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 9 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 Thứ sáu, 10.12.2010: 5A -5B – 5C ÂMNHẠC 5 Tiết 1 6 : HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN MỤC TIÊU - Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca). - Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp. - Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài: HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát - Hát mẫu:: CD Âmnhạc (hoặc GV hát + đệm đàn). - Đọc lời ca theo tiết tấu: - Hướng dẫn dạy hát: Giáo viên xem cấu trúc bài hát: nhịp điệu, giai điệu, tốc độ … Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu ô nhịp và lưu ý học sinh những tiếng có độ ngân, nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng). Tốc độ bài hát vừa phải, nhịp nhàng. - Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài. - Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc). HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát - Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca: @ é e q | Ú Q \ é e q | Ú Q(Theo nhịp) Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 10 [...]... “Reo vang bình minh” và “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” & Ôn tập bài TĐN số 2 Thứ sáu, 10.12.2010: 4A -4B – 4C MĨ THUẬT 4 Tiết 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP MỤC TIÊU Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 11 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 - Học sinh hiểu cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp - Học sinh biết cách tạo dáng con vật... Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 12 Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 - Giáo viên khen thưởng các bài tốt tốt và động viên các bài tập chưa đạt yêu cầu - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu - Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ trang trí “Trang trí hình vuông” Nguyễn Phước Thành (giaoviennhac@yahoo.com) Trang...Bài soạn Âmnhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 @ é e Ú|ÚQ\ é e Q(Theo phách) @ é é Ú|ÚQ\ é é ÚQ(Theo tiết tấu) Ú |Ú Ú | - Hướng dẫn luyện tập: - Luyện tập tiết tấu - Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm - Hát kết hợp vỗ... cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích (Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô) - Học sinh tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích - Giáo dục: Học sinh ham thích tư duy sáng tạo HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - Giới thiệu và ghi đầu bài: HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp và gợi ý: * Tên của hình tạo dáng... vỗ tay hoặc gõ đệm - Luyện tập nhóm, cá nhân HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh tập biểu diễn bài hát - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca …khi hát có động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát - Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc: * Nghe nhạc dạo * Hát vào bài (lần 1) * Nhạc dạo giữa bài * Hát . Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 Thứ hai, 06.12.2010: 4A – 4B – 4C ÂM NHẠC 4 Tiết 16: - Ôn tập 3 bài hát: EM YÊU HÒA BÌNH & BẠN ƠI LẮNG NGHE &. (giaoviennhac@yahoo.com) Trang 3 Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 16: 06.12.2010 – 10.12.2010 Thứ ba, 07.12.2010: 1A – 1B – 1C ÂM NHẠC 1 Tiết 16: - NGHE