1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

câu hỏi ôn thi nghiên cứu khoa học

17 4,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 38,15 KB

Nội dung

Ø Hai đặc tính quan trọng của NCKH là tính mới và tính thông tin - Tính mới: tính mới là thuộc tính quan trọng số mộ của lao động khoa học.. Nghiên cứu dễ mắc phải lỗi khô

Trang 1

Câu 1: NCKH là gì? Hãy nêu 2 đặc tính mà bạn cho là quan trọng nhất Những đặc tính này tương ứng với những hoạt động nghiên cứu nào?

NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn

Ø 7 đặc tính của NCKH:

- Tính mới

- Tính thông tin

- Tính khách quan

- Tính tin cậy

- Tính rủi ro

- Tính kế thừa

- Tính cá nhân

Ø Hai đặc tính quan trọng của NCKH là tính mới và tính thông tin

- Tính mới: tính mới là thuộc tính quan trọng số mộ của lao động khoa học Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới, không chấp nhận sự lặp lại như cũ dù nó là trong thí nhiệm hay trong cách lý giải và kết luận Hướng tới các mới đòi hỏi sự sáng tạo và nhạy bén của tư duy

- Tính thông tin: Bởi vì bất kỳ sản phẩm nào của NCKH( như báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương thức sản xuất mới…) đều mang đặc trưng thông tin, là kết quả của quá trình khai thác và xử lý thông tin Đặc điểm này phản ánh trình độ và năng lực của ng nghiên cứu:phải biết tìm thấy trong các nguồn thông tin những giá trị hữu ích phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Câu 2: Thế nào là mục tiêu NCKH? Giới hạn nghiên cứu? Vì sao cần xác định mục tiêu và giới hạn khi NCKH?

- Mục tiêu NCKH là thực hiện 1 hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài

nghiên cứu và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “làm cái gì?” Mục tiêu là đích nhắm vào của một hành động Trong nghiên cứu, mục tiêu là kết quả, là điều mà người nghiên cứu mong đạt được Mục tiêu là lời giải của vấn đề nghiên cứu

Trang 2

- Giới hạn nghiên cứu : là phạm vi mà đối tượng nghiên cứu được khảo sát về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu

- Cần xác định mục tiêu và giới hạn nghiên cứu vì:

Thứ 1, trong một NCKH, mục tiêu NC là quan trọng hàng đầu và mục tiêu đặt ra những điều mong đợi của một NC, nó định hướng NC, quyết định những phương pháp NC sẽ được sử dụng Mỗi mục tiêu NC định ra một chỉ số cho những biến số được khảo sát trong NC, và chính chỉ tố đó giúp người NC xác định được thiết kế

NC, mẫu NC, những dữ kiện cần thu thập, và kế hoạch phân tích dữ kiện

Thứ 2, nếu không xác định được phạm vi nghiên cứu, kết quả bài nghiên cứu sẽ gặp các vấn đề như thiếu hay thừa thông tin do thời gian và không gian không được xác định Nghiên cứu dễ mắc phải lỗi không tập trung nghiên cứu, bài nghiên cứu lan man, không có trọng điểm do không xác định được lĩnh vực nghiên cứu

Câu 3: Theo bạn, là thế nào để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu và khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu cần chú ý điều gì? tại sao?

Ø Cách phát hiện vấn đề nghiên cứu:

Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau:

- Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định “vấn đề” nghiên cứu

- Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật,… đôi khi có những bất đồng, tranh cãi và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu

- Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, … làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các

“vấn đề” cần nghiên cứu

- “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó

Trang 3

- Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày

- Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu

Ø Khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu cần chú ý những vấn đề:

- Nghiên cứu một vấn đề phổ biến, là thế mạnh của bạn Đây là cách chọn đề tài theo kiểu an toàn Tuy nhiên, nghiên cứu theo cách này bạn sẽ không học hỏi được nhiều

- Nghiên cứu một vấn đề mới mẻ vàcó thể mang lại tác động rộng rãi Tính mới như thế nào? cũng cần được chỉ rõ Chắc chắn bạn sẽ nhận được sự chú ý với dạng đề tài này.Việc nghiên cứu một đề tài mới buộc bạn phải tìm hiểu và bỏ công sức

Đây đã là một điểm đáng để người đọc đánh giá cao đề tài của bạn rồi Bạn sẽ học được rất nhiều với dạng đề tài này

Câu 4: Hãy nêu các công đoạn chính để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học?

Các công đoạn chính để thực hiện một đề tài nghiên cứu:

B1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu

- Để lựa chọn được vấn đề nghiên cứu cần hiểu rõ lĩnh vực nghiên cứu, nắm rõ nguồn gốc, quan hệ giữa các yếu tố cấu thành đối tượng nghiên cứu

- Nguyên tắc lựa chọn vđ nc: chịu sự chi phối của mục đích NC

- Mục đích: kiểm chứng xem cần cảm nhận về các hiện tượng có chính xác không hoặc sửa chữa những cảm nhận sai hoặc khám phá những thông tin mới hoặc sửa chữa những thông tin nếu các điều kiện thay đổi

B2: Xây dựng luận điểm khoa học

Xác định vấn đề nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu:

- Xác định vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nc hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt

ra khi người nc đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn

- Giả thuyết nghiên cứu: là một nhận định sơ bộ hay kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ

Trang 4

B3: Chứng minh luận điểm khoa học

Để chứng minh luận điểm khoa học cần xây dựng cấu trúc logic của phép chứng minh Cấu trúc logic của phép chứng minh gồm các luận điểm, luận cứ và phương pháp

Luận cứ là bằng chứng đưa ra để chứng minh luận điểm Bao gồm:

- Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học đã được chứng minh, bao gồm các khái niệm, các tiền đề, định lý, định luật hoặc các định luật xã hội, tức là các mối liên hệ đã được khoa học chứng minh là đúng

- Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện trong thực tế bằng các quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo cáo về các công trình

nghiên cứu đã được công bố

B4: Trình bày luận điểm khoa học

Câu 5: Mục tiêu chính của phần tổng quan lí thuyết là gì? Hãy nêu các công đoạn chính khi tổng quan lí thuyết.

Ø Mục tiêu chính của tổng quan lý thuyết:

- Xác định khoảng trống trong lý thuyết và luận giải nhằm xác định vấn đề nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý thuyết cho NC Tổng hợp thành mô hình lý thuyết mới (về vấn đề nghiên cứu) để kiểm định Định hướng phát triển thành mô hình mới nếu chưa thể tổng hợp được mô hình (thường áp dụng với nghiên cứu khai phá)

- Lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài hoặc luận án

- So sánh kết quả

Ø Các công đoạn chính khi tổng quan lý thuyết:

B1 Xác định những từ khóa về chủ đề nghiên cứu: Từ khóa ở đây đc hiểu là thuật

ngữ, khái niệm thể hiện chủ đề hay nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu

B2 Tiến hành tìm kiếm tài liệu liên quan: Dựa vào từ khóa xác định ở trên, có thể xác

định các nguồn tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc tổng quan lý thuyết Thông thường ng nghiên cứu có thể tìm kiếm tài liệu từ thư viện

B3 Liệt kê các tài liệu liên quan mật thiết đến tài liệu nghiên cứu: Số lượng tài liệu

liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể rất lớn, rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên chỉ lựa chọn một số tài liệu nhất định liên quan mật thiết

Trang 5

B4 Tiến hành nghiên cứu tài liệu đã lựa chọn.

B5 Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu.

B6 Tóm tắt các bài báo quan trọng về chủ đề nghiên cứu, trích dẫn và liệt kê các tài liệu tham khảo.

B7 Tổng kết các tài liệu đã nghiên cứu.

Câu 6: Thiết kế NC là gì? Thiết kế NC bao gồm những công việc gì? Một thiết

kế nghiên cứu cần đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản nào?

Ø Thiết kế nghiên cứu là gì?

Có nhiều khái niệm khác nhau về thiết kế nghiên cứu, nhưng nhìn chung thiết kế nghiên cứu là bản kế hoạch về lựa chọn nguồn và loại thông tin sẽ sử dụng để có thể trả lời những câu hỏi nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu là kết cấu cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa các biến của nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu là bản tóm tắt quá trình nghiên cứu từ công việc xác định giả thiết đến phân tích dữ liệu

Ø Thiết kế nghiên cứu bao gồm những công việc sau:

- Xác định vấn đề nghiên cứu: trong thiết kế nghiên cứu thì việc xác định vấn đề nghiên cứu là vô cùng quan trọng Thiết kế nghiên cứu có nghĩa là phải lập được 1 kế hoạch và có thông tin để nghiên cứu Vì vậy, muốn có 1 kế hoạch hoàn hảo thì cần phải xác định vấn đề nghiên cứu 1 các chính xác

- Xác định mục đích nghiên cứu

- Xác định chiến lược nghiên cứu: là cách thức để nhà nghiên cứu định hướng cho việc thu thập và xử lý dữ liệu; có các loại chiến lược NC phổ biến là: NC thí nghiệm,

NC điều tra, NC tình huống, NC hành động, NC “phát triển lý thuyết”, NC “dân tộc học”

- Xác định phương pháp nghiên cứu: xác định PPNC phù hợp để thu thập và phân tích các dữ liệu, phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, các pp bao gồm: pp nghiên cứu định lượng, định tính và hỗn hợp

- Xác định thời gian nghiên cứu: tùy theo câu hỏi và mục đích nghiên cứu có thể lựa chọn 1 trong 2 loại thời gian nghiên cứu (hoặc kết hợp cả 2 lạo này), đó là:

ü Nghiên cứu thời điểm

ü Nghiên cứu giai đoạn

ü NC thời điểm và NC giai đoạn

Trang 6

Ø Một thiết kế nghiên cứu cần đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Chỉ rõ được cách thức tiến hành

- Nêu rõ mục đích nghiên cứu

- Các quyết định có liên quan đến thu thập thông tin

Câu 7: Bản chất của NCĐT là gì? Nêu 3 đến 5 điểm cần chú ý khi nghiên cứu định tính?

Ø Bản chất của NCĐT: là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm nhà nghiên cứu

Ø 3 đến 5 điểm cần chú ý khi nghiên cứu định tính:

- Xác định được mục đích sử dụng

- Xác định phương pháp nghiên cứu định tính

- Dữ liệu cần thu thập và cách thức thu thập dữ liệu

Câu 8: Bản chất của NCĐL là gì? Nêu 3 đến 5 điểm cần chú ý khi NCĐL?

Ø Bản chất của NCĐL là: thu thập dữ liệu để kiểm định lý thuyết mà lý thuyết đó được xây dựng bằng cách suy diễn từ lý thuyết đã có

Ø 3 đến 5 điểm cần chú ý khi tiến hành NCĐL:

- PP NCĐL gồm 2 PP: khảo sát và thử nghiệm

- Dữ liệu sử dụng trong NCĐL chia thành 3 nhóm dữ liệu: DL có sẵn, DL chưa có sẵn, DL chưa có trên thị trường

- Quy trình chọn mẫu:

B1: Xác định đám đông NC: được tiến hành khi thiết kế NC

B2: Xác định khung mẫu: khung mẫu chọn là danh sách đầy đủ các phần tử trong tổng thể mà từ đó cần lấy mẫu

B3: Xác định kich thước mẫuphụ thuộc vào: độ tin cậy, biên sai số,các loại phân tích, phương pháp xử lý dữ liệu(mô hình hồi quy, EFA, SEM…), kích cỡ tổng thể, tỷ lệ hồi đáp của phần tử trong mẫu

B4: Chọn pp chọn mẫu: pp chọn mẫu theo xác suất, pp chọn mẫu phi xác suất

Trang 7

Câu 9: So sánh cách chọn mẫu trong NCĐT và NCĐL.

- Chọn mẫu tương đối nhỏ

- Lựa chọn có mục đích, chọn mẫu phi

xác suất

- Chọn mẫu xác suất: mẫu xác suất

chùm, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng,

mẫu cụm

- Các bước lấy mẫu:

Xác định và miêu tả tổng thể

Lựa chọn phương pháp lấy mẫu

Xác định kích thước mẫu

Tiến hành lấy mẫu

- Chọn mẫu tương đối lớn

- Lựa chọn ngẫu nhiên, chọn mẫu có xác suất

- Chọn mẫu xác suất: mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng, mẫu theo cụm

- Các bước lấy mẫu:

Xác định tổng thể cần nghiên cứu

Xác định khung mẫu

Xác định kích thước mẫu

Xác định pp chọn mẫu

Tiến hành chọn mẫu và điều tra

Câu 10: Trình bày cách thu thập dữ liệu trong NCĐT và NCĐL? Sự khác nhau

cơ bản giữa dữ liệu phục vụ nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng?

Ø Phương pháp thu thập dữ liệu trong NCĐT:

Các cách PP thu thập dữ liệu trong NCĐT

1 Quan sát: quan sát là thu thập dữ liệu thông qua quan sát (bằng mắt)

- Các dạng quan sát:

Tham gia như 1 thành viên

Tham gia chủ động để quan sát

Tham gia thụ động để quan sát

Chỉ quan sát

Trang 8

- Ưu điểm của thu thập dữ liệu bằng quan sát:

Thu nhận đc kiến thức đầu tiên về vấn đề NC

Nhận dạng đc thực tế về ngữ cảnh, thời gian

- Nhược điểm của thu thập dữ liệu bằng quan sát: khó khăn trong quan hệ để đc tham gia quan sát, khó khăn về thời gian hoặc đôi khi không thể quan sát đc

2 Thảo luận tay đôi

- Thảo luận tay đôi là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa 2 người: nhà NC và đối tượng thu thập dữ liệu

- Thảo luận tay đôi thường sử dụng trong các tình huống sau:

Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao, ko phù hợp trong môi trường tập thể

Do vị trí xã hội, nghề nghiệp của đối tượng n/c nên khó mời họ tham gia nhóm

cạnh tranh mà đối tượng n/c ko tham gia thảo luận nhóm

Do tính chuyên môn mà đòi hỏi chỉ phỏng vấn tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu

đc dữ liệu

Chú ý: thảo luận tay đôi tốn nhiều thời gian và chi phí so với thảo luận nhóm

Thường sử dụng trong nghiên cứu hàn lâm

3 Thảo luận nhóm

- Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong NCĐT

- Việc thu thập dữ liệu đc thực hiện thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng n/c vs nhau dưới sự hướng dẫn của nhà NC (cũng là người điều khiển chương trình)

- Chú ý: trong thảo luận nhóm, vai trò của ng điều khiển rất quan trọng

- Tuyển chọn đối tượng nghiên cứu cũng có vai trò quan trọng

- Nguyên tắc tuyển chọn thành viên tham gia:

Tính đồng nhất trong nhóm càng cao càng dễ dàng cho việc thảo luận

Thành viên chưa từng tham gia một cuộc thảo luận tương tự trc đây hoặc ít nhất trong thời gian 6 tháng đến 1 năm

Trang 9

Thành viên chưa quen biết nhau.

- Ba dạng chính trong thảo luận nhóm:

Nhóm thực thụ gồm từ đến 10 thành viên

Nhóm nhỏ có khoảng 4 thành viên

Nhóm điện thoại: các thành viên thảo luận về chủ đề NC qua điện thoại

Một số chú ý trong thu thập dữ liệu định tính

- Ko tăng kích thước mẫu để thay cho n/c định lượng

- Ko thể lượng hoá kết quả n/c vì dữ liệu định tính là dữ liệu bên trong của đối tượng

NC Nhà NC cần ý nghĩa của dữ liệu chứ ko phải là những con số tổng quát hoá về thị trường

Ø Phương pháp thu thập dữ liệu trong NCĐL:

1 Bảng câu hỏi:

Phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản sau:

- Có đầy đủ các câu hỏi mà nhà NC muốn thu thập dữ liệu từ các câu trả lời

- Phải kích thích đc sự hợp tác của các câu trả lời

2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi:

B1: xđ cụ thể dữ liệu cần thu thập

B2: xđ dạng phỏng vấn

B3: đánh giá nội dung câu hỏi

B4: xđ hình thức trả lời

B5: xđ cách dùng thuật ngữ

B6: xđ cấu trúc bảng hỏi

B7: xđ hình thức bảng câu hỏi

B8: thử lần 1→ sửa chữa → bản nháp cuối cùng

Ø Những điểm khác biệt cơ bản trong dữ liệu phục vụ NCĐT và dữ liệu phục vụ NCĐL:

Trang 10

Dữ liệu phục vụ trong NCĐT Dữ liệu phục vụ trong NCĐL

- Trong NCĐT nhà n/c tham gia

chủ động trong quá trình thu thập

dữ liệu tại hiện trường (công cụ

chính là quan sát, thảo luận tay

đôi, thảo luận nhóm)

- Dữ liệu định tính là dữ liệu bên

trong của đối tượng nghiên cứu

- Dữ liệu bên trong ko thu thập

đc bằng phỏng vấn thông thường

mà phải thông qua các kỹ thuật

thảo luận

Sử dụng 3 nhóm dữ liệu sau:

- Dữ liệu đã có sẵn: xử lý các dữ liệu có sẵn (nếu phù hợp): dùng những công cụ thích hợp như: mô hình hồi quy, chuỗi thời gian, mô hình họ logit, probit, mô hình SEM,… kết quả đạt đc vs độ tin cậy cần thiết

- Dữ liệu chưa có sẵn: trong NC sd các dữ liệu khảo sát: công việc phức tạp hơn, cần nhiều t/g và chi phí hơn, đòi hỏi them 1 số kỹ năng n/c, đặc biệt là thiết

kế và sử dụng thang đo

- Dữ liệu chưa có trên thị trường: nhóm dlieu này chưa có trên thị trg Cần thiết kế các thử nghiệm phù hợp để tạo ra và thu thập dữ liệu xử lý dlieu: sd

mô hình thích hợp như họ mô hình tuyến tính tổng quát: hồi quy, ANOVA, logit, probit…

Câu 11: So sánh tổng quan lí thuyết và sử dụng lí thuyết trong NCĐT và

NCĐL?

Ø Tổng quan lý thuyết là việc chọn lọc các tài liệu (xuất bản hay k xuất bản) về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu bằng chứng đc trình bày trên 1 quan điểm nào đó để xác định mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của vấn đề đó cũng như phương pháp xem xét, chủ đề đó và việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu

Để tổng quan lý thuyết có thể sử dụng 2 nhóm phương pháp chủ yếu là nhóm thiên về định tính và nhóm thiên về định lượng

- Nhóm thiên về định tính dùng từ ngữ để tổng quan lý thuyết và nghiên cứu chủ đề cần tổng kết

- Nhóm thiên về định lượng chủ yếu dùng các kỹ thuật định lượng để tổng kết và so sánh các kết quả nghiên cứu

Ø Sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu định tính:

- Lý thuyết đc sử dụng trong suốt quá trình NCĐT

Ngày đăng: 29/04/2015, 18:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w