1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera

37 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 148,53 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: Hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera LỜI MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong xã hội hiện đại, mọi hoạt động kinh tế đều dựa trên cơ sở hợp đồng. Một doanh nghiệp có thể phát triển vững chắc thì vấn đề quan trọng nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa. Doanh nghiệp càng kí kết được nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa, doanh thu của doanh nghiệp càng cao. Một Nhà xã hội nổi tiếng người Pháp A.Foullier đã nhận định: “Hợp đồng chiếm 9/10 dung lượng các bộ luật hiện hành và đến khi nào đó, trong các bộ luật quy định về hợp đồng ở các điều khoản, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cùng”. Thực tế, việc kí kết được hợp đồng mua bán hàng hóa lại là vấn đề gây đau đầu cho các nhà kinh doanh. Bởi tình trạng vi phạm hợp đồng cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều hành vi xấu gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Thực trạng hiện nay vẫn còn những doanh nghiệp chưa hiểu đúng về vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa, còn lúng túng trong vấn đề giải quyết vi phạm hợp đồng, từ đó có thể dẫn đến những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển. Hợp đồng mua bán hàng hóa rất phong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và hiện tại tiêu biểu là hai văn bản pháp luật mới được ban hành: Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Có thể nói hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng hóa thực sự là một phương tiện, công cụ hữu hiệu nhất để ổn định, phát triển thị phần, tạo ra lợi nhuận và danh tiếng cho mỗi doanh nghiệp. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp, rủi ro đáng tiếc. Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera là một công ty chuyên kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội ngoại thất,… Các mặt hàng như sứ vệ sinh, gạch ốp lát ceramic, gạch granite, gạch gốm đất sét nung, kính… được tiêu thụ rộng rãi ở khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Đây là các mặt hàng rất phổ biến và có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước như Việt Nam hiện nay. Do đó, các hoạt động mua bán các mặt hàng của công ty diễn ra rất sôi nổi trên thị trường trong nước. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Hợp đồng mua bán hàng hóa và thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera trong bối cảnh hội nhập hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Trong những năm qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý đã có một số công trình, bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này với những phạm vi và mức độ khác nhau như: - Luận án tiến sĩ của Trương Văn Dũng năm 2003: “Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” - Luận án tiến sĩ của PGS.TS Phạm Hữu Nghị năm 1996: “Chế độ Hợp đồng trong nền kinh tế thị trường Việt Nam ở giai đoạn hiện nay” - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Hùng năm 2002: “Một số vấn đề về Hợp đồng dân sự - Hợp đồng kinh tế - Hợp đồng thương mại và các giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật hợp đồng” - “Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH IPC” được thực hiện bởi sinh viên Phạm Thị Lan Phương – Khoa Luật – Trường Đại học kinh tế quốc dân (năm 2006) - “Các khía cạnh pháp lý trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” được thực hiện bởi sinh viên Đỗ Hồng Phúc – Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ (năm 2008) Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu, các giáo trình có đề cập đến các khía cạnh pháp lý của hợp đồng, sử dụng rộng rãi trong các trường Đại học như: - Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam (2001), Giáo trình Luật Thương mại (2002), của khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Giáo trình pháp luật kinh tế (2005), của khoa Luật kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân. - Giáo trình Luật kinh tế của Đại học Luật Hà Nội. Những công trình trên đều chứng tỏ được tầm quan trọng của hợp đồng nới chung. Tuy nhiên, các quy định về hợp đồng hiện nay còn chưa thống nhất và đồng bộ. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua từng thời kì là điều tất yếu. Do đó, một trong những thành công của những đề tài nghiên cứu trên chính là việc phát hiện ra những điểm bất cập, những mặt còn hạn chế. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng. Các công trình nói trên là những tài liệu rất quý giá để tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận này. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cốt yếu nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa ở nước ta - Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hợp đồng mua bán hàng hóa, áp dụng cho Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera - Phát hiện các điểm mạnh cần phát huy và hạn chế cần khắc phục - Đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước của công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở những khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa, đề tài tập trung giải quyết vấn đề pháp lý về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước của công ty Cổ phần Thương mại Viglavera - Phạm vi không gian: Khóa luận tập trung làm rõ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty Cổ phần Thương mại Viglavera - Phạm vi thời gian: Trong khoảng từ năm 2010 trở lại đây 4.3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là tiếp cận một cách có hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên cũng như thực tiễn việc thi hành các quy định này của công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera. Đồng thời có sự so sánh giữa các quy định của luật và thực tiễn thực hiện. Nhằm tìm hiểu tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng có phát sinh những tranh chấp và vi phạm hợp đồng gì, để từ đó đề xuất những phương pháp nhằm hạn chế vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 5. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng những phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh và đối chiếu để có cái nhìn khách quan và toàn diện. Từ đó đưa ra những ý kiến về mặt lý luận cũng như những đề xuất trong thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại hiện nay: Hạn chế vi phạm hợp đồng. - Các phương pháp nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở các phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, đường lối và chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiếp Với mục đích và phạm vi nghiên cứu ở trên, ngoài lời nói đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa và các quy định của pháp luật điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera trong bối cảnh hội nhập hiện nay Chương 3: Một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa và một số kiến nghị cho quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty Cổ phần Thương mại Viglavera CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG I.1. Lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa I.1.1. Lịch sử hình thành của pháp luật về hợp đồng Nghiên cứu lịch sử hình thành của pháp luật về hợp đồng ở nước ta cho thấy sự điều chỉnh pháp luật về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đã có từ rất sớm. Từ khi còn là thuộc địa của Pháp, Việt Nam đã có bộ luật về hợp đồng Việt Nam bao gồm hai bộ phận cấu thành: Pháp luật về hợp đồng dân sự và pháp luật về hợp đồng thương mại. Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ra quyết định đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 25/9/1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua các pháp lệnh hợp đồng kinh tế, bước đầu xây dựng một chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế. Theo đó “Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc tham gia sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”. (Điều 1 – Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế) Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 cũng đưa ra những quy định về hợp đồng dân sự. Đến năm 1997, khi Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997 cũng có những quy định về hợp đồng trong một số hành vi thương mại. Trên thực tế, các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại vẫn chủ yếu căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989. Có thể thấy, các vấn đề pháp lý về hợp đồng được quy định trong ba văn bản: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997. Trong các văn bản này lại có những quy định không thống nhất và cũng không có các quy định về mối quan hệ giữa các văn bản với nhau gây nhiều khó khan cho người sử dụng, đòi hỏi sự hoàn thiện và đổi mới các quy định của pháp luật về hợp đồng. Ngày 14/06/2005, Bộ luật Dân sự mới đã được Quốc hội khóa XI thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Đây được coi là đạo luật chung, áp dụng cho tất cả các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, tạo sự thống nhất về pháp luật, đặc biệt trong việc điều chỉnh những quan hệ hợp đồng. Luật Thương mại 1997 cũng được thay thế bởi Luật Thương mại mới được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Đây là nguồn luật chính điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. theo Luật Thương mại 2005, hợp đồng thương mại có thể chia thành hai nhóm là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Như vậy, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hiện hành là: Bộ luật Dân sự 2005 là nguồn luật gốc cho tất cả các quan hệ hợp đồng Luật Thương mại 2005 quy định những vấn đề cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi có những vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa mà Luật Thương mại không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài trong kinh doanh, thương mại được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau như luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế. I.1.2. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa I.1.2.1. Khái niệm Hợp đồng nói chung là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ ràng buộc các bên. Hàng hóa theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu mang tính xã hội. nhu cầu của con người rất phong phú và biến thiên lien tục vì vậy hàng hóa luôn phát triển phong phú va đa dạng. theo định nghĩa của pháp luật hiện hành của Việt Nam, tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương Mại 2005: “Hàng hóa bao gồm: Tất cả các bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”. Cũng tại Điều 3 luật này, tại Khoản 8 có quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, là sự thỏa thuận theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Việc mua bán hàng hóa được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng. Hiện nay hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng thông dụng của hợp đồng dân sự, chiếm một số lượng lớn. Tại điều 388 BLDS 2005 có nêu khái niệm chung của hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đối với hoạt động mua bán hàng hóa hay hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là sự xác lập. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản. Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Cần phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa với các hợp đồng khác, ví dụ như thuê mua tài sản, dịch vụ gắn liền với hàng hóa, gia công hàng hóa… Mua bán hàng hóa khác với quan hệ thuê mua tài sản. Khi thuê tài sản, quyền sử dụng và chiếm hữu được chuyển cho người thuê nhưng quyền sở hữu lại không được người cho thuê chuyển giao cho người đi thuê. Mua bán hàng hóa khác với các dịch vụ giao nhận hàng hóa, vì người giao nhận hàng hóa chỉ thực hiện chức năng trung gian. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, ta xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh mà quan hệ với nhau vì mục đích lợi nhuận. Theo Khoản 8 - Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định: “ Hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, về khái niệm chung không khác gì so với hợp đồng dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Trong LTM 2005 không có nêu khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ có hoạt động thương mại, trong đó mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại. Các hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, và đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại. Các hợp đồng được giao kết không nhằm mục đích lợi nhuận là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất dân sự. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được giao kết bởi các thương nhân, là sự thỏa thuận giữa các bên để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên, và giao kết nhằm mục đích sinh lợi. I.1.2.2. Đặc điểm Có thể xem xét các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữa luật riêng và luật chung. Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự như: + Là hợp đồng ưng thuận: tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực. + Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán. + Là hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán. Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa: - Về chủ thể của hợp đồng Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp có thể bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. Thương nhân là cá nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập. Các thương nhân này có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa còn được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. - Đối tượng của hợp đồng Trong hợp đồng mua bán hang hóa thì cả bên mua và bên bán đều hướng tới hàng hóa, hang hóa là đối tượng của hợp đồng. Theo Khoản 2 – Điều 3 – Luật Thương mại 2005 hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Mỗi đối tượng đều có hình thức trao đổi khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hợp đồng mua bán hàng hóa. - Nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận xác lập nên sau khi đã tự do bàn bạc, thương lượng. Các bên khi thỏa thuận về nội dung của hợp đồng phải đảm bảo là những nội dung hợp pháp với các điều khoản rõ ràng, cụ thể, có tính hiện thực cao. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa cần chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản sau: - Tên hàng; - Số lượng; - Quy cách chất lượng; - Giá cả, phương thức thanh toán; - Địa điểm và thời hạn giao hàng; Ngoài ra hợp đồng còn phải có thêm những điều khoản để đảm bảo quyền lợi cho các bên không có chung một hệ thống pháp luật như điều khoản về chọn Luật áp dụng hay cơ quan và nơi giải quyết tranh chấp. Do loại hợp đồng này có đặc điểm là các bên đều nhằm đến mục tiêu lợi nhuận, đòi hỏi nội dung của hợp đồng phải đầy đủ, rõ ràng, tránh những hiểu lầm dẫn đến tranh chấp. Vì vậy cần cẩn trọng soạn thảo nội dung hợp đồng. Chẳng hạn, đối với điều khoản về tên hàng, kèm theo tên cần có mã số và mẫu hàng; đối với điều khoản về số lượng và trọng lượng cần chọn những đơn vị đo lường thống nhất, trong trường hợp không có đơn vị thống nhất, cần có điều khoản giải thích, đối với điều khoản về thanh toán cần quy định rõ đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán… - Hình thức của hợp đồng Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi vụ thể. Tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt động thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được thành lập bằng văn bản, bởi việc giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thức khác. Và do hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra là nhằm mục đích sinh lợi nên việc ký kết hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản. Hình thức lập thành văn bản phải tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng. I.1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa Nội dung của hợp đồng là tất cả những gì mà các bên thỏa thuận và pháp luật quy định đối với một hợp đồng. Luật Thương mại 2005 đã không quy định về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng. Khi các bên thỏa thuận được những nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng hóa coi như đã có hiệu lực pháp lý. Nội dung khác các bên có thể thỏa thuận ghi vào hợp đồng, khi các bên không ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những quy định chung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những thói quen trong hợp đồng thương mại. [...]... tại Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera 2.2.1 Thực trạng thực hiện hợp đồng tại Công ty Khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera luôn tuân thủ nguyên tắc thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng Để đảm bảo quyền lợi cho mình, cho bạn hàng và giữ uy tín trong kinh doanh, Công ty luôn thực hiện hợp đồng trên tinh... Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera 2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần thương mại Viglacera 2.1 Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera được thành lập theo quyết định số 0103022396 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/02/2008 Công ty thuộc hình thức công ty Cổ phần, hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quy... dịch hàng hóa Sau đây là một số nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera: 2.2.1.1 Về giao hàng Trong hoạt động mua bán hàng hóa trong nước, tùy thuộc công ty vào vị trí của người bán hay người mua, tùy thuộc vào điều khoản hai bên thỏa thuận về địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng và phương thức giao hàng có lợi nhất cho cả hai bên và trong hợp đồng Công ty. .. của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán Đây là một lưu ý mà công ty cần quan tâm để thực hiện việc mua bán hàng hóa Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói hàng hóa do các bên thỏa thuận khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa Hầu hết hàng hóa công ty đưa vào mua bán trong thị trường đều có nhãn hàng hóa Nội dung được thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: tên hàng, ... đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý trước pháp luật trong lĩnh vực mua bán hàng hóa Một trong các nghĩa vụ pháp lý quan trọng đó là doanh nghiệp phải chấp hành, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và được áp dụng, sử dụng pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa của mình Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật trong hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam... là một lợi thế cạnh tranh của công ty Đa số các hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty giao hàng tại kho của Công ty “Bên Bán (Công ty VGL) giao hàng cho Bên Mua tại kho của Bên Bán (Hà Nội) trên phương tiện Bên Mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên Mua ra thông báo giao hàng Trong trường hợp không thể giao hàng cho Bên Mua theo yêu cầu, Bên Bán phải thông báo ngay cho Bên Mua bằng văn bản.” 2.2.1.2 Về... hợp đồng được rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng nhanh chóng, tránh sự hiểu lầm trong quan hệ hợp đồng Khi xem xét về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chúng ta có thể dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự Theo đó trong hợp đồng mua bán hàng hóa các bên có thể thỏa thuận những nội dung chủ yếu sau: - Đối tượng của hợp đồng: Trong mua bán hàng hóa, đối tượng của hợp đồng. .. là một hàng hóa nhất định đây là điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa, mà khi thiếu nó hợp đồng mua bán hàng hóa không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì, trao đổi cái gì Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định thông qua tên gọi của hàng hóa, các bên có thể ghi rõ tên hàng bằng tên thông thường tên thương mại để... ty Cổ phần Thương Mại Viglacera Pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng theo LTM 2005 đã thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau Đối với Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera cũng vậy, việc giao kết hợp đồng là một khâu rất quân trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đem lại lợi ích tối đa cho công ty, giúp công ty tránh được những... chuyển vốn đầu tư không thuận lợi, có thể làm mất cơ hội kinh doanh của công ty CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIGLACERA Một số ý kiến về việc ban hành và thực hiện pháp luật 3.1 Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển . về Hợp đồng dân sự - Hợp đồng kinh tế - Hợp đồng thương mại và các giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật hợp đồng - Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Công ty. yếu nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa ở nước ta - Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hợp đồng mua bán hàng hóa, áp dụng cho Công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera -. đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước của công ty Cổ phần Thương Mại Viglacera. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Ngày đăng: 29/04/2015, 14:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w