CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIGLACERA
3.1. Một số ý kiến về việc ban hành và thực hiện pháp luật
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp là rất lớn, do vậy Nhà nước cũng có nhiều chính sách, những văn bản pháp luật có tính chất thông thoáng, ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều điều kiện để phát triển. Cùng với BLDS 2005 và LTM 2005, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005 đã chấm dứt hiệu lực của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cùng với sự ra đời của Luật Chứng khoán vào năm 2006 và đã được sửa đổi năm 2010 để phù hợp với sự phát triển của thị trường kinh tế, mở đường cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững.
3.1.1. Những hạn chế của pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng hiện nay.
Pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đã được sửa đổi, bổ sung và dần được hoàn thiện nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững vàng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần được khắc phục như:
- Sự thiếu thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa. Pháp luật hợp đồng Việt Nam chủ yếu do hai nguồn luật điều chỉnh là BLDS 2005 và LTM 2005. Chế định hợp đồng còn tồn tại trong các quan hệ pháp lý khác được
điều chỉnh theo những luật chuyên biệt như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật kinh doanh bất động sản, Luật kinh doanh bảo hiểm...
Ở Việt Nam, BLDS 2005 với tư cách là luật chung đã có những quy định về chế định hợp đồng, nên những luật còn lại với tư cách là luật chuyên ngành phải tuân theo và dựa trên các quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, cách thức áp dụng thì lại ưu tiên cho luật chuyên ngành nếu luật chung có quy định khác với luật chuyên ngành. Câu chuyện này thực tế đã gây ra sự bất cập lớn trong pháp luật hợp đồng ở Việt Nam, vì quy định của BLDS 2005 với các luật chuyên ngành khác hầu như không tiếp cận với nhau, và ngay cả trong những luật chuyên ngành vẫn còn nhiều khác biệt vì một quan hệ hợp đồng có thể sử dụng đến nhiều quan hệ pháp lý. Do đó, những hạn chế cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay là tản mát, thiếu tính thống nhất và có khả năng dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật.
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Ở Việt Nam cũng chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán, thông lệ thương mại là nguồn của pháp luật hợp đồng.
- BLDS 2005 và các văn bản pháp luật về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp… cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành.
- Ngoài ra, pháp luật về hợp đồng trên thực tế chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân một phần là do thói quen chủ quan của các doanh nghiệp. cá doanh nghiệp hiện đang thực hiện theo các văn bản cũ, nếu sửa đổi, bổ sung theo luật mới thì sẽ phải thay đổi cả một hệ thống các văn bản, đồng thời để tìm hiểu được đầy đủ quy định mới của pháp luật cũng tốn nhiều công sức. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cho rằng Luật Thương mạ 2005 so vơi Luật Thương mại 1997 không có khác nhau gì nhiều nên vẫn tiến hành áp dụng theo luật cũ. Một nguyên nhân khác là do Nhà nước chưa có sự tuyên truyền rộng rãi pháp luật cho nhân dân.
3.1.2. Xu hướng hoàn thiện pháp luật hợp đồng.
3.1.2.1. Quan điểm cải cách pháp luật hợp đồng trong thời gian tới
Việc cải cách pháp luật hợp đồng phải đáp ứng được nhu cầu thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng. Để đáp ứng được yêu cầu này BLDS 2005 cần được xây dựng thành bộ luật gốc điều chỉnh quan hệ tư trong đời sống xã hội.
Khi BLDS 2005 đã được xây dựng theo hướng thật sự là bộ luật gốc thì các luật chuyên ngành sẽ không phải quy định lại những gì BLDS 2005 đã quy định mà chỉ quy
định về những cái đặc thù trong từng chủng loại hợp đồng như hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê mua, hợp đồng trong lĩnh vực viễn thông, hợp đồng chuyển giao công nghệ, …
Để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng nên điều chỉnh lại cơ cấu tổng thể của pháp luật hợp đồng hiện nay. Các quy định có tính chất chung chỉ nên quy định trong BLDS 2005. Không nên đưa vào BLDS 2005 các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu có đưa một loại hợp đồng nào đó vào trong BLDS thì không nên quy định ở văn bản pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo.
3.1.2.2. Định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng
Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam được xác định tại Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là "xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch". Nhằm thực hiện việc công khai, minh bạch hoá hệ thống pháp luật, đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức, công dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật cũng như xác định hiệu lực của văn bản, thì một trong những giải pháp đặt ra là pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật.
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định nội dung về hợp đồng trong BLDS như: khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng, phạt hợp đồng, các loại hợp đồng...; thống nhất sự tản mát bằng những quy định cụ thể trong BLDS trở thành luật chung cho các luật chuyên ngành. Các quy định có tính chất chung chỉ nên quy định trong BLDS 2005. Trong Bộ luật này cần có những quy định chung có tính khái quát cao, thể hiện rõ quyền tự do hợp đồng để bảo đảm tính ổn định cao của BLDS sau lần sửa đổi, bổ sung này. Không nên đưa vào BLDS các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu có đưa một loại hợp đồng nào đó vào trong BLDS 2005 thì không nên quy định ở văn bản pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện quy định hợp đồng trong BLDS 2005 theo hướng chỉ hoàn thiện những nền móng cơ bản, còn về phần quy định khác trong BLDS 2005 và những quy định chi tiết rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật thì nên xây dựng một đạo luật riêng biệt điều chỉnh.
Thứ ba, kết hợp pháp điển hóa nội dung pháp luật hợp đồng với việc bóc tách quan hệ hợp đồng trong BLDS 2005 và thống nhất sự tản mát bằng cách tập hợp các quy định
trong các luật chuyên ngành, văn bản dưới luật, sau đó hệ thống và xây dựng thành một đạo luật riêng biệt điều chỉnh quan hệ hợp đồng tiến bộ và phù hợp với thông lệ thế giới cũng như các quy định của UNIDROIT (Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế - nghiên cứu, tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có thể thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của những nước khác nhau), gọi là "Luật Hợp đồng thống nhất" 3.2. Một số kiến nghị đối với việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công
ty Cổ phần Thương Mại Viglacera
Pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng theo LTM 2005 đã thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Đối với Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera cũng vậy, việc giao kết hợp đồng là một khâu rất quân trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đem lại lợi ích tối đa cho công ty, giúp công ty tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy để giúp công ty giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa được nhanh chóng và thuận lợi, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước cũng như đối với doanh nghiệp nhằm góp phần tạo sự uy tín và vị thế của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
3.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước
Nâng cao hiệu lực của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa ngay từ khâu lập pháp
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, trước hết ngay từ khâu lập pháp, Nhà nước cần có biện pháp đúng đắn để thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của công chúng, đặc biệt là cá nhân kinh doanh và pháp nhân. Để làm được điều này, cần phải có giải pháp tăng cường hiệu lực của các công cụ chính sách quản lý đồng thời tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh. Cơ quan lập pháp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng những vấn đề pháp lý mang tính bắt buộc chung. Hiện tại, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp duy nhất nhưng nhìn chung, các nhà lập pháp của Việt Nam, đa số vẫn là những người làm luật kiêm nhiệm, ít thời gian và điều kiện để nghiên cứu, nhận thức được nhu cầu này. Trong bối cảnh hiện nay, cần phải có các chuyên gia pháp lý để khắc phục tình trạng này.
Cho đến thời điểm hiện tại, Quốc hội mới chỉ ban hành hai văn bản pháp luật là: BLDS 2005 và LTM 2005 để điều chỉnh những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa mà chưa ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành hai văn bản pháp luật này (Nghị định, Quyết định, Thông tư,…). Chính vì lẽ đó, việc áp dụng BLDS 2005 và LTM 2005 để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là rất hạn chế. Nhiều trường hợp, các doanh nghiệp do không hiểu biết, hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về các điều khoản trong văn bản pháp luật dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không đúng và phải chịu những hậu quả bất lợi. Do đó, Quốc hội cần sớm ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành BLDS 2005 và LTM 2005 cũng như khi có một văn bản pháp luật mới ra đời.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
Doanh nghiệp là các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, do đó, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý trước pháp luật trong lĩnh vực mua bán hàng hóa. Một trong các nghĩa vụ pháp lý quan trọng đó là doanh nghiệp phải chấp hành, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và được áp dụng, sử dụng pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật trong hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập, nhận thức, hiểu biết pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của một bộ phận người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Tình trạng doanh nghiệp không chú ý tới việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật là khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật để áp dụng, thi hành pháp luật và phòng chống rủi ro pháp lý trong hoạt động mua bán hàng hóa. Nguyên nhân chính của tình trạng này là ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của đại bộ phận chủ sở hữu, cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
Trong tổ chức thi hành pháp luật chưa có một cơ chế, biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả. Ngay từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ tư pháp; đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phối hợp với nhau để xây dựng những kế hoạch, chương trình, những chủ trương, chính sách, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, để các doanh nghiệp chủ động trong việc tìm hiểu các quy định mới của pháp luật và nắm rõ các quy định đó, từ đó áp dụng một cách chính xác tinh thần pháp luật mà văn bản đưa ra.
Thống nhất các văn bản pháp luật Việt Nam về hợp đồng
Tuy BLDS 2005 được coi như một “bộ luật gốc” điều chỉnh những quan hệ cơ bản và thiết lập những quy tắc chung nhất và các luật chuyên ngành khác phải được xây dựng trên nền tảng đó, nhưng giữa BLDS 2005 và LTM 2005 vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Ví dụ: có quy định trùng nhau như hợp đồng mua bán hàng hóa trong LTM 2005 và hợp đồng mua bán tài sản trong BLDS 2005. Vì vậy, cần có sự sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định về hợp đồng theo đúng hướng mà BLDS 2005 đã xây dựng. Mặc dù một nguyên tắc chung là khi có sự khác biệt giữa luật chuyên ngành và luật chung, thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành. Nhưng các quy định của luật chuyên ngành cần quy định rõ hơn về một vấn đề, chứ không thể có cách tiếp cận trái ngược so với luật chung, phải tuân theo những nguyên tắc ban đầu cũng như tinh thần mà luật chung đã đưa ra.
BLDS 2005 được coi là bộ luật gốc, vì vậy cần có quy định mang tính bao quát và tạo một không gian nhất định để các văn bản luật và dưới luật khác tùy theo từng trường hợp, trong lĩnh vực của mình sẽ tự quy định cụ thể đối với trường hợp đó một cách hợp lý và thực tế nhất, và quan trọng hơn, là vẫn đi theo đúng cách tiếp cận mà BLDS 2005 đã đặt ra.
3.2.2. Kiến nghị đối với công ty
Viglacera là thương hiệu đã và đang nhận được sự tin tưởng của khách hàng Việt. Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viglacera, Công ty Cổ phần Thương mại Viglacera kể từ khi được thành lập cho đến nay, tình hình kinh doanh chung của công ty cũng đang trên đà phát triển, doanh thu không ngừng tăng qua các năm. Công ty đã soạn thảo các mẫu hợp đồng cụ thể để phục vụ cho quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho công ty. Tuy nhiên công ty còn chưa nhạy bén, linh hoạt trong việc tiếp nhận, sửa đổi hợp đồng theo những quy định mới pháp luật. Do vậy, cần phải có giải pháp nhằm phát huy vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của công ty.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Để nâng cao tính hiệu quả của hợp đồng trước hết cần phải phát triển nguồn nhân lực. Nếu chỉ đưa ra những phương án kinh doanh biện pháp thực hiện mà không chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ thì chắc chắn hoạt động kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả. Công ty cổ phần thương mại Viglacera với tổng số lao động là 1.737 người trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 40,24%, thời gắn bó của cán bộ với Công ty là trên 5 năm, chủ yếu tập trung ở cấp lãnh đạo và quản lý đảm bảo sự nhất quán về chiến lược