1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một vài phương pháp giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS

7 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

“Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS” A. ĐẶT VẤN ĐỀ I .LÝ DO: “ Học, học nữa, học mãi” – hay nói cách khác là chúng ta phải học tập suốt đời. Ai muốn vươn tới thành công không thể không ngừng học. Năm học 2014 – 2015 thực hiện Nghị quyết XI của Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo ”, tiếp tục thực hiện chỉ thị số 06/CT-TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014 - 2015 của ngành và của nhà trường, bản thân phải vạch ra cho mình một kế hoạch hoạt động trong năm học để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học trên cương vị của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đối với nước ta hiện nay, giáo dục là quốc sách hàng đầu thì vai trò,vị trí của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông đã không ngừng được củng cố và nâng cao; góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Nhằm đào tạo con người mới, giáo dục tư tưởng chính trị và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Song trong thực tế hiện nay bộ môn Lịch sử vẫn chưa được học sinh coi trọng, xem đó như là một môn rất khó học. Nhưng ý nghĩa của môn Lịch sử góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình thành những con người mới trong thời đại hiện nay. Đó là lớp người có đạo đức trong sáng,có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu rõ cội nguồn dân tộc,hiểu rõ công lao của tổ tiên,của các vị anh hùng. Biết giữ gìn,phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,có năng lực làm chủ tri thức khoa học,xứng đáng là người kế thừa sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng. - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ sự cần thiết phải học Lịch sử dân tộc, hiểu rõ quá khứ để nhận thức đúng quá khứ hào hùng, xác định được tình hình thực tế và tích cực hành động thực tiễn. Về mặt phương pháp dạy học, Hồ Chủ Tịch đã khẳng định hai mặt của quá trình học tập: biết (ghi nhớ) và tường (hiểu cặn kẽ) .Điều đó có nghĩa là trong phương pháp dạy lịch sử phải cung cấp cho học sinh kiến thức (để biết sự kiện) và trên cơ sở ấy hiểu sâu sắc bản chất, qui luật của lịch sử. Để làm được điều đó, người giáo viên bộ môn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta đều biết rằng, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một bức tranh sống động về lịch sử loài người nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng từ nguồn gốc đến thời điểm hiện tại . Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn: sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ không bao giờ lặp lại và tái tạo được, nếu có phần nào lặp lại thì cũng không thể lặp lại . Do đó trong học tập lịch sử, học sinh không thể trực 1 “Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS” tiếp xem lại quá khứ. Hơn nữa ,mỗi sự kiện lịch sử nó gắn liền với không gian, thời gian, địa điểm, nhân vật cụ thể khác nhau. Muốn hiểu được sự kiện lịch sử trước hết cần phải biết nhớ chính xác sự kiện lịch sử đó cùng với mốc thời gian để không thể nhầm lẫn với sự kiện nào khác. Sự kiện chính là cơ sở của kiến thức lịch sử nhằm khôi phục lại hình ảnh của quá khứ. Trong một bài học lịch sử có những sự kiện cơ bản và sự kiện không cơ bản. Đối với sự kiện cơ bản, học sinh nhất thiết phải nắm vững. Do vậy yêu cầu học sinh phải ghi nhớ một cách chính xác. Từ những lý do đó tôi, qua một số kinh nghiệm đã đúc kết , bản thân nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện lịch sử ở trường THCS” nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn Lịch sử. II THỰC TRẠNG: 1.THUẬN LỢI : 1.1: Ngành GD đã quan tâm đến bộ môn,cụ thể là hằng năm có tổ chức thi học sinh giỏi các cấp bộ môn lịch sử đó là động lực để học sinh phấn đấu học tập. 1.2: Nhà trường quan tâm , tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV và HS đối với bộ môn: có phương tiện kĩ thuật áp dụng trong dạy -học lịch sử,có thư viện nên học sinh có thể đọc được nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho bộ môn. 1.3:Giáo viên : Giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo , nhiệt tình trong công tác, rất chú trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn lịch sử trong học sinh. 1.4: Học sinh : Có nhiều học sinh yêu thích bộ môn biết tìm tòi, chịu khó trong học tập, đây là xu hướng lành mạnh đang thu hút ngày càng nhiều học sinh phổ thông hiện nay. HS có nhiều điều kiện để cập nhật được thông tin đối với những sự kiện của thế giới và Việt Nam đang diễn ra trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2.KHÓ KHĂN: 2.1:Thiết bị, phương tiện dạy -học còn nhiều hạn chế, các tư liệu về bản đồ, tranh ảnh lịch sử chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của bộ môn, chưa có phòng bộ môn. Tài liệu tham khảo cho giáo viên chưa được đầy đủ .Các loaị bản đồ chuyên dụng còn thiếu rất nhiều so với yêu cầu của bộ môn. Những tiết Lịch sử địa phương (hình thức học ở Bảo tàng hoặc tham quan địa bàn thực tế) chưa thực hiện được, chưa tổ chức được các buổi tham quan lịch sử cho học sinh. 2.2: Học sinh : Đa số là học sinh nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến việc học của HS. - Quan niệm của một số đối tượng học sinh: HS yếu thì cho rằng học Lịch sử là môn trừu tượng, rất nhiều sự kiện khó nhớ,học khó thuộc. 2 “Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS” HS khá giỏi thì cho rằng đây là môn học không cần chuẩn bị nhiều,chỉ cần học thuộc lòng phần bài ghi trong vở là đủ không cần đầu tư nghiên cứu.Cả hai cách suy nghĩ trên đã dẫn đến kiến thức Lịch sử đối với các em thường khó nhớ,mau quên. Thực trạng phổ biến nhất hiện nay là HS chỉ nhớ kiến thức đang học ở những bài gần, còn những kiến thức đã học qua ở những năm trước ít đọng lại trong trí nhớ của các em.Hoặc khi làm bài học sinh chỉ nhắc lại sự kiện lịch sử một cách đơn thuần, đôi khi còn nhầm lẫn kiến thức, không có khả năng phân tích,tổng hợp hay rút ra bài học… 2.3: Quan niệm chưa đúng của một số bộ phận trong xã hội về bộ môn Lịch sử. Đó là những lí do làm cho trong những năm gần đây, việc học tập Lịch sử ở trường phổ thông đang có xu hướng giảm sút. Vậy làm thế nào để các em ghi nhớ được sự kiện lịch sử một cách chính xác để từ đó có nhận thức đúng đắn và yêu thích học tập bộ môn? III. BIỆN PHÁP: Để ghi nhớ sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử chúng ta có nhiều biện pháp. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, qua quá trình dạy học nhiều năm bản thân tôi luôn trăn trở và đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ, trong đó những biện pháp sau đây bản thân tôi thường sử dụng và thấy có hiệu quả. 1.Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử- tức là xác định về mặt thời gian. Đây là một đặc điểm của việc nhận thức một sự kiện lịch sử để giúp học sinh hiểu chính xác hơn tính chất và ý nghĩa lịch sử của sự kiện. Có sự kiện xác định được chính xác ngày tháng năm nào. Ví dụ: ngày 02 tháng 9 năm 1945, trên quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước mấy chục vạn người tham gia cuộc mít tinh, Hồ Chủ Tịch đã đọc “Tuyên ngôn Độc lập” , khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Nhưng có trường hợp sự kiện không cần hoặc không thể xác định cụ thể chính xác ngày tháng năm nào. Ví dụ : không thể xác định chính xác thời gian xảy ra hiện tượng chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, mà chỉ xác định thời điểm “ Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX”, hoặc chế độ phong kiến châu Âu được xác lập vào khoảng cuối thế kỉ V khi người Giéc-man xâm nhập vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, xâm chiếm và tiêu diệt các nhà nước cổ đại phương Tây… 2. Nêu đặc trưng của thời điểm xảy ra sự kiện để học sinh ghi nhận trong ký ức. Ví dụ : Ngày hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 06/01/1930 ( Hội nghị thành lập Đảng) tại Hồng- Kông(Trung Quốc) vào một đêm cuối xuân, trong một khu nhà ổ chuột, trong tiếng pháo đón tết sớm nổ ra râm ran …hay cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị vào lúc giao thừa Tết Mậu Thân. 3. Nêu thêm một khoảng cách thời gian để học sinh nhớ một sự kiện sẽ nhớ các sự kiện khác hoặc liên hệ giữa sự kiện ở nơi này với sự kiện ở nơi khác,liên hệ giữa Cách mạng thế giới với cách mạng Việt Nam trong cùng một thời gian. 3 “Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS” Ví dụ : Cách mạng công nghiệp Anh diễn ra khoảng 100 năm sau cách mạng tư sản Anh( 1640). Ở Anh bắt đầu tiến hành cách mạng công nghiệp thì ở Bắc Mỹ diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh. Và sau đó khoảng 10 năm ở Pháp lại bùng nổ cách mạng tư sản hoặc ngày tháng thành lập Quốc tế cộng sản ngược lại với ngày tháng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm thành lập Quốc tế cộng sản là sau 01 năm chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti ở Pháp đã diễn ra Hội nghị thành lập quốc tế thứ hai (14/7/1879)…Hay 1789 ở Pháp diễn ra cuộc cách mạng tư sản thì ở nước ta Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu; trong những năm 1936- 1939, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi thi hành một số chính sách tiến bộ đối với cả thuộc địa của Pháp thì Đảng ta đã phát động phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn .Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng Tám 1945… Như vậy, nắm được lô-gich của thời gian xảy ra các sự kiện , khi nhớ được một sự kiện, học sinh sẽ nhớ lại được niên đại của nhiều sự kiện khác. 4. Khi tạo biểu tượng về một nhân vật lịch sử cần khắc họa những nét tiểu sử quan trọng: gắn với nét tính cách đặc trưng hay một câu nói nổi tiếng của họ. VD: - Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh,đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ,đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người !” 2 . Hoặc khắc họa hình ảnh Bà Triệu khi xung trận: thường mặc áo giáp,cài trâm vàng,đi guốc ngà,cưỡi voi,trông rất oai phong lẫm liệt. -Nguyễn Trung Trực: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. 3 -Trần Quốc Tuấn: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. -Lý Thường Kiệt: “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. 5 -Đồng chí Trần Phú- Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam,trước lúc hi sinh khi tuổi đời mới hai mươi bảy đã nhắn nhủ: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” 6 5. Thực hiện phương châm đổi mới thay sách: “Nghe là quên,nhìn là nhớ, thực hành là hiểu”.Vì vậy việc sử dụng ĐDTQ như khai thác tranh ảnh, kênh hình SGK, bản đồ,lược đồ, hiện vật phục chế…do cấp trên cấp hoặc những sơ đồ, bảng thống kê…đơn giản do GV và HS tự làm là rất quan trọng. Trong đó, sơ đồ hóa kiến thức cũng là một biện pháp thiết thực trong tổ chức học tập theo hướng kích thích tư duy của HS.Sơ đồ do GV hướng dẫn thiết lập trên lớp là một phương tiện không thể thiếu được nhằm để hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức,giúp HS dễ nhớ,dễ hiểu nội dung kiến thức SGK hoặc từ sơ đồ buộc HS phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích được sơ đồ hay để lý giải một vấn đề lịch sử nào đó.Đây là một khâu quan trọng để rèn trí nhớ cho HS. 4 “Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS” *Một số dạng sơ đồ tiêu biểu thường được sử dụng: 5.1: Sơ đồ khái quát bản chất từng sự kiện: VD: Ở lớp 8, để giúp HS hiểu được các khái niệm “giai cấp” và “đẳng cấp”,phân biệt được sự khác nhau giữa đẳng cấp và giai cấp,nhận thấy vai trò,vị trí,quyền lợi khác nhau giữa các đẳng cấp,hiểu sự phân chia xã hội Pháp ra ba đẳng cấp,những mâu thuẫn và quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng,ta có thể sử dụng sơ đồ sau: -Có mọi quyền -Không phải đóng thuế Nông dân Tư sản Các tầng lớp nhân dân khác -Không có quyền gì. -Phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với phong kiến. 5.2: Sơ đồ cụ thể hóa nội dung sự kiện: Dạng sơ đồ này nhằm giúp HS cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản nhằm diễn tả cách tổ chức,cơ cấu xã hội ,chế độ chính trị,mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. VD: Ở lớp 7- bài 10: “Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước”, khi học về cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý,GV yêu cầu HS đọc SGK sau đó tập vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước. Trình bày và phân tích sơ đồ dựa vào nội dung SGK chứ không học thuộc lòng theo sách.Cụ thể như sau: *Chính quyền trung ương: 5 TĂNG LỮ QUÍ TỘC ĐẲNG CẤP THỨ BA VUA QUAN ĐẠI THẦN CÁC QUAN VĂN CÁC QUAN VÕ “Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS” *Chính quyền địa phương: Tương tự như vậy, chúng ta sẽ thực hành lập và phân tích sơ đồ bộ máy nhà nước từ thời Ngô, Đinh- Tiền Lê,Trần, Lê sơ…,từ đó so sánh rút ra nhận xét về cách tổ chức bộ máy nhà nước của các thời kì phong kiến trên. 5.3: Dạng sơ đồ hệ thống hóa nội dung bài học: VD: Ở lớp 9,sau khi học xong bài 14: “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”, Gv hướng dẫn HS lập và giải thích sơ đồ sau( bằng cách điền vào những chỗ (… ) có thể xem đây là một bài tập về nhà) để củng cố ,khắc sâu kiến thức đã học IV. GIẢI PHÁP: 1. Đối với nhà trường: - Phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS được đọc sách,mượn tài liệu về bộ môn. -Tổ chức các buổi ngoại khóa HĐNGLL theo chủ đề với hình thức tập trung, có thi đua giữa các lớp tìm hiểu về lịch sử các ngày lễ lớn,các anh hùng dân tộc,các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc… 6 LỘ, PHỦ (24 LỘ) HUYỆN HƯƠNG, XÃ HƯƠNG, XÃ Chương trình khai thác lần II của Pháp Kinh tế Chính trị,văn hóa,giáo dục Xã hội phân hóa -Nông nghiệp - …………… - …………… - …………… -Địa chủ phongkiến - …………………. - …………………. - ………………… - …………………. “Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS” -Có phòng truyền thống Đội, kết hợp với công tác Đội trong nhà trường để giáo dục lòng biết ơn tổ tiên. 2.Đối với GV: - Phải nắm vững và vận dụng thuần thục hệ thống các PPDH theo hướng đổi mới PPDH tích cực hiện nay. - Phải có tâm huyết với nghề nghiệp, cải tiến phương pháp dạy học và coi đây là một việc làm thường xuyên liên tục của người thầy giáo. - Áp dụng những kinh nghiệm dạy học trên vào quá trình dạy –học và không ngừng sáng tạo, bổ sung,rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy. - Tích cực sưu tầm các nguồn tài liệu để bổ sung vào bài học làm phong phú và tránh cảm giác bài học quá nặng nề giúp HS thêm yêu thích học tập bộ môn Lịch sử hơn nữa. - Kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa chủ đề lịch sử, hoặc tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu,tranh ảnh, kể chuyện về nhân vật,sự kiện lịch sử…có tổng kết thi đua khen thưởng kịp thời. 1. Đối với HS: - Xác định đúng động cơ học tập, nhất là khắc phục tư tưởng xem nhẹ những bộ môn xã hội như môn Lịch sử. - Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức. - Tự giác hoàn thành các bài tập mà GV cho về nhà, tìm đọc sách báo,truyện về lịch sử, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng những gương người tốt việc tốt…để bổ sung kiến thức vào bài học. V. KẾT LUẬN: Đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của GV nhằm góp phần thực hiện yêu cầu nhiệm vụ dạy học bộ môn.Việc học tập lịch sử cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh. Nắm vững kiến thức lịch sử là là tiền đề để hiểu đúng hiện thực lịch sử một cách khoa học, biết rút từ quá khứ những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Để làm được điều đó, việc trước tiên là phải nhớ chính xác sự kiện lịch sử. Với kinh nghiệm được tích lũy còn ít ỏi của bản thân trong phạm vi nghiên cứu là các đối tượng học sinh ở lớp 6,7,8,9 của trường , phần nào giúp các em HS nâng cao nhận thức của mình về môn Lịch sử, học tốt, ghi nhớ các sự kiện và đam mê yêu thích môn Sử Giáo viên Trần Dũng Tiến 7 . Do đó trong học tập lịch sử, học sinh không thể trực 1 Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS tiếp xem lại quá khứ. Hơn nữa ,mỗi sự kiện lịch sử nó gắn liền. tôi, qua một số kinh nghiệm đã đúc kết , bản thân nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện lịch sử ở trường THCS nhằm giúp học sinh học tốt. trí nhớ cho HS. 4 Một số phương pháp giúp các em ghi nhớ các sự kiện Lịch sử ở Trường THCS *Một số dạng sơ đồ tiêu biểu thường được sử dụng: 5.1: Sơ đồ khái quát bản chất từng sự kiện: VD: Ở

Ngày đăng: 29/04/2015, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w