Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
119 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANH THCS" I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau mà giáo viên biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập. Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu câu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mỹ thuật. Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì phân môn vẽ tranh đòi hỏi sự sáng tạo, sự tìm tòi,…đưa ra ý tưởng của mình như thế nào cho hợp lý. Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài này đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là việc tạo ra “phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh”. 2. Mục đích đề tài Nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh, biết kết hợp, vận dụng linh hoạt các kỷ năng và tư duy sáng tạo khi làm bài vẽ tranh. 3. Phạm vi đề tài Đề tài này tôi sẽ hướng đến học sinh ở bậc THCS, đồng thời cũng có thể với các em ở độ tuổi làm quen với chương trình học năng khiếu ngành mỹ thuật, các em sẽ vững tin hơn với kỷ năng của mình và mạnh dạn hơn trong việc sáng tác bài vẽ của chính mình có hiệu quả tốt nhất II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1. Thực trạng đề tài Xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội để phát triển là giáo dục nên những con người toàn diện về mọi mặt, hướng đến đổi mới phương pháp trong dạy và học. Xã Đức Hòa Thượng thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Giáp với các xã Đức Lập Hạ, Hòa Khánh Đông, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa Đông và thị trấn Đức Hòa của huyện Đức Hòa. Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội có phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở trung tâm xã với nhiều công ty, xí nghiệp, còn các vùng lân cận thì đời sống của người dân cũng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Trình độ dân trí đã được nâng cao so với trước kia, người dân đã có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. Đời sống của nhân dân được nâng lên, nên người dân có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con em mình học tập. Trường THCS Đức Hòa Thượng được thành lập vào năm 2003. Từ năm học 2008-2009 tôi được phân công giảng dạy tại trường, tôi chỉ phụ trách giảng dạy khối 6, 7, 8 vì khối 9 không học Mỹ Thuật. Năm học 2011- 2012 này, trường có 15 lớp học khoảng 458 học sinh. Do điều kiện của nhà trường nên lịch học của các lớp được phân bố thành 2 buổi. Nhà trường với tập thể giáo viên của nhà trường có nghị lực, bản lĩnh, đầy nhiệt huyết.Trước đây chất lượng học sinh thấp nhưng với sự nỗ lực của tập thể giáo viên nhà trường cùng với các em học sinh đã đưa chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng tiến bộ, gần đây luôn đạt kết quả tốt, tỉ lệ đậu vào lớp 10 rất cao. Thực trạng môn Mỹ Thuật các em chưa quen cách sắp xếp bố cục trong phân môn vẽ tranh nên sắp xếp các hình mảng trong tranh chưa tốt, chưa phân rõ hình ảnh chính phụ. Học sinh chưa chịu khó sưu tầm tư liệu phục vụ cho môn học, thiếu sự sáng tạo riêng thường chỉ nhìn vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động, thiếu đi yếu tố tạo nét riêng, nỗi bật trong bài vẽ của mình. Bên cạnh đó về phía gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học mỹ thuật của con em mình với quan niệm là “là những môn học phụ không quan trọng” nên không chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, họa phẩm cần thiết như: Thiếu giấy vẽ, thiếu viết chì, thiếu màu vẽ, …vào giờ học các em lung túng về việc này nên tình trạng không tập trung dẫn đến bài vẽ thường chưa hoàn chỉnh, hoặc bỏ dở giữa chừng Trên đây với những thực trạng hầu như đều không đảm bảo được yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học. Bản thân tôi suy nghĩ và đưa ra quyết định nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn để dạy tốt môn mỹ thuật cấp THCS nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng vì đây là phân môn học sinh thích học nhưng chưa được sản phẩm tốt nhất từ những tác phẩm của các em. Từ đó tôi cũng tự hỏi: Học sinh hiểu và học tốt môn vẽ tranh bằng cách nào? Từ đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang trên là: các em chưa hiểu rõ được nội dung, yêu cầu của bài vẽ tranh; chưa nắm bắt được các câu hỏi gợi ý; chưa có sự tưởng tượng phong phú; chưa quan sát thực tế nhiều; chưa chịu khó thu thập thông tin bên ngoài; chưa biết cách đưa ý tưởng của người vẽ vào trong tranh vẽ của mình. Thống kê chất lượng bộ môn khối THCS đầu năm như sau: Khối TS HS 0- 3.4 3.5- 4.9 Tỉ lệ % 5- 6.4 Tỉ lệ % 6.5- 7.9 Tỉ lệ % 8- 10 Tỉ lệ % 6 144 1 0.69 49 34.02 60 41.67 34 23.61 7 119 1 0.84 36 30.25 52 43.69 30 25.21 8 81 1 1.23 38 46.91 35 43.21 7 8.64 9 114 0 0 32 28.07 44 38.59 38 33.33 TS 458 3 0.65 155 33.84 191 41.70 109 23.79 2. Nội dung cần giải quyết Nguyên nhân - Học sinh chưa vận dụng tốt kỷ năng thực hành của mình, không có ý tưởng cụ thể, lung túng trong bài vẽ, thiếu sự tự tin khi làm bài, không mạnh dạn thể hiện nét vẽ trên giấy. - Chưa đổi mới trong phương pháp học của bản thân, có quan niệm vẽ bài theo kiểu sao chép, copy trong tài liệu có sẵn,… - Vẫn giữ lối vẽ rất hồn nhiên của lứa tuổi nhỏ nghỉ cái gì vẽ là vẽ ra chứ không cần biết vẽ như thế có đúng chưa, hợp lý chưa,…. - Với bậc phụ huynh chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho con em có được học cụ đầy đủ đáp ứng cho những môn học năng khiếu. Nội dung cần giải quyết - Luôn luôn động viên, khuyến khích các em là điều cần thiết với việc học vẽ tranh. - Tạo được niềm tin trong học sinh, từ đó các em sẽ tự tin vào bài của bản thân các em, tăng thêm tư duy về ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, thị hiếu thẩm mĩ của học sinh. - Có phương pháp học hợp lý trong từng phân môn, tự ý thức nâng cao kỷ năng thực hành qua thời gian rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất đối với sản phẩm của mình làm ra. - Sưu tầm nhiều tư liệu, dụng cụ phục vụ cho phân môn vẽ tranh: Tranh, ảnh, sách, họa phẩm,… - Muốn gây được hứng thú cho các em trong tiết học thầy cô giáo phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều khiển mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động nhận thức riêng của học sinh. 3. Biện pháp 3.1. Khi môn Mỹ thuật được xem như những môn học khác phải chuẩn bị các “phương pháp chun”g thì cần có thêm những “phương pháp riêng biệt”. Trong đề tài này tôi sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để các em tự tìm ra phương hướng khi học phân môn vẽ tranh., để các phương pháp này được phát huy một cách có hiệu quả thì bản thân người học phải có được sự tự tin với kỷ năng thực hành của chính mình. Muốn vậy tôi phải tập cho mình một tư thế đĩnh đạc, tác phong nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm. Bước lên bục giảng tôi phải là một người hoàn toàn mới, đầy nhiệt huyết với nhiệm vụ cao cả là đưa các em bước vào một thế giới nghệ thuật của trí tưởng tượng, tính sáng tạo, thế giới của cái đẹp với “phương pháp tạo được hứng thú” cho học sinh và tìm hiểu nó thông qua các bài học vẽ tranh đề tài. Và lúc đó cả thầy trò chúng tôi mới tạo ra được một giờ học, một tác phẩm mang một phong cách chuyên nghiệp hơn với những ai theo học bộ môn năng khiếu này. Học mỹ thuật, “phương pháp vấn đáp” được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ. Trong các tình huống vấn đáp người thầy phải biết đặt ra nhiều tình huống để lôi cuốn được các em trách áp đặt nội dung quá nặng nề và buồn chán. Để hướng đến những mục tiêu cần đạt được thì người giáo viên phải chuẩn bị cho mình một hành trang “vững chắc về kiến thức”, khả năng “thực hành thông thạo, minh họa trực quan tốt”, “vừa giảng vừa phải kết hợp được kỷ năng minh họa đặc biệt nhanh, chính xác” của người hướng dẫn các em…ngoài ra còn phải đảm bảo khi hướng dẫn các em phải thu hút được sự chú ý, tập trung gây nên hứng thú khi học và thấu hiểu những nội dung cần thiết của học sinh muốn biết điều gì là trọng tâm. Để vào một bài vẽ tranh cụ thể như bài “Vẽ tranh đề tài phong cảnh’’ Hỏi phải hợp lý: Em hiểu thế nào là tranh phong cảnh? “Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật xung quanh em. Tranh phong cảnh vẽ cảnh là chính có thể điểm thêm người, con vật cho bức tranh thêm sinh động.” Ta cần phải hỏi như thế vì sao? Phải làm thế nào để có những câu hỏi vừa sát nội dung lại vừa dễ hiểu? Với điều này tôi đã tự đặt mình vào trường hợp một người cần vẽ một tranh về phong cảnh và chắt lọc ra những nội dung cần biết mà còn phải liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày của chính bản thân mình. Điều này sẽ thôi thúc người học vẽ phải tư duy, nghĩ lại những hoạt động đã và đang xảy ra xung quanh mình một cách tự nhiên, những ấn tượng sâu đậm về điều mình đang tìm tòi sẽ hiện ra trong sự suy nghĩ, tưởng tượng đây là điểm quan trọng nhất trong bài vẽ tranh. Với bài “Vẽ tranh đề tài lao động’’ tôi cho các em quan sát tranh và đặt câu hỏi cụ thể như sau: GV: Bức tranh vẽ người đang làm gì? (Tranh vẽ người đang gặt lúa) GV: Hình dáng, điệu bộ của người trong tranh vẽ như thế nào? (Hình dáng: sinh động, mỗi người một tư thế, người khom lưng, người xoay ngang, người vác lúa …) GV: Nêu nhận xét gì về màu sắc trong bức tranh này? ( Màu sắc tươi sáng, ấm áp tạo không khí gặt hái hăng say của người nông dân, hình chính, phụ phải có độ đậm nhạt sáng, tối…) Những câu hỏi vừa hợp lý vừa tạo được sự hưởng ứng phát biểu của học sinh do đó một việc không thể thiếu khi giáo viên biết khai thác nội dung và chú ý đến tinh thần học tập tích cực của các em tạo sự say mê và học tập tốt hơn nữa, giáo viên tận tình giúp đỡ, động viên…sau những câu trả lời của các em không được chê sẽ làm các em mất hứng thú và xấu hổ với bạn cùng lớp và dần dần sẽ lười phát biểu. Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh mà học sinh nói tới trong bức tranh. Các em mới thấy rõ câu trả lời của mình đúng hay chưa đúng. Lúc đó giáo viên cần chốt và bổ xung lại cho học sinh nghe không quên lời khen nếu các em có ý hay trong câu trả lời. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài Bằng một “phương pháp tạo tình huống” nội dung có thể phù hợp theo từng lớp để hướng dẫn các em chọn nội dung và đề tài như: trò chơi, mẫu chuyện, đoạn video clip,… có những hình ảnh nói đến trong bài học. Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm,…” Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những chủ đề cụ thể, phù hợp. Cho học sinh xem và phân tích theo yêu cầu của từng bức tranh. VD: “vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian” thì giáo viên sẽ trực tiếp là hướng dẫn viên cho các em tham gia trực tiếp vào trò chơi dân gian các em sẽ thấy rõ hơn về nội dung và hình ảnh ấy sẽ khắc sâu hơn và lôi cuốn hơn rất nhiều nếu giáo viên chỉ cho xem tranh và cho các em nhận xét. Đồng thời cũng giúp các em có thêm phương pháp học tích cực “phương pháp tự khám phá, tìm tòi kiến thức mới” … Hướng dẫn học sinh cách vẽ Phương pháp hướng dẫn: “phương pháp minh hoạ trực quan và giải thích”. Với phương pháp này theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân đã vận dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì tôi nhận thấy vẽ trực tiếp các thao tác từng bước lên trên bảng vẽ để học sinh quan sát trực quan nhưng khi hướng dẫn và vẽ thì không phải giáo viên ai cũng làm được có khi vẽ mà không giải thích, cũng có khi giải thích mà ngừng vẽ liền mạch và giáo viên phải chú ý khi vẽ không được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự bước vẽ để học sinh hiểu rõ hơn, nắm vững kiến thức [...]... kích thích gây ra một làn sóng hứng thú lan truyền trong tiết học Tuy vậy phải biết động viên khích lệ tế nhị khi có những bài vẽ chưa tốt, “có thể bài sau em sẽ làm tốt hơn nữa” Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ Giáo viên không nên quá áp đặt để học sinh nhận xét, đánh giá theo kiểu nhìn của người lớn sẽ không phù hợp so với nét hồn nhiên trong tranh của các em học sinh Một số câu hỏi hướng... giáo dục đến với học sinh của chúng ta… Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mỹ thuật đó là phương pháp minh họa trực quan”, có thể nói bước đầu tiên để người giáo viên giúp học sinh tiếp cận với mỹ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thông qua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao... tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí,… 3.3 Trong nhiều phương pháp cụ thể thì phương pháp trực quan là phương pháp rất thực tế trong bộ môn, có thể tạo cho các em được nhiều cảm hứng khi học, tạo thói quen quan sát, tư duy cho HS,…nhưng không phải lúc nào cũng chuẩn bị nhiều hình ảnh cho các em xem là hiệu quả, cụ thể trong khi hướng dẫn học sinh thực hành là thực tế nhất đối với đặc thù bộ môn, các em muốn... gồm : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa… hình thành nên kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn Phương pháp này quan trọng đến mức mà đôi khi người ta chỉ cần nhìn vào nó đã có thể đánh giá được tiết học đó “thành công” đến mức nào Minh hoạ đẹp, phong phú, phương pháp minh họa trực quan” sinh động sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, ... bài nhưng đa số HS chọn màu sắc tươi sáng, nổi bật? - Bài vẽ có tính sáng tạo về nội dung, hình ảnh…? - Theo các em thích nhất bài nào, vì sao? Kết luận lại ý nhận xét của các em học sinh: Nội dung phải sát đề tài; bố cục phải hợp lý, hình ảnh sinh động có động, tĩnh; màu sắc hài hoà, thể hiện được cảm xúc; tính sáng tạo trong bài vẽ Đặc biệt trong từng phân môn thì giáo viên cần có phương pháp phù hợp... các em như trên và đối với những phân môn khác như: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, … Điều quan trọng không thể thiếu là việc treo tranh các em lên lúc cuối giờ qua đó kích thích các em cố gắng trong bài học của mình còn những bài chưa đẹp ta sẽ động viên bạn cố gắn, rút bài học cho tiết sau đạt kết quả cao hơn,… … 3.2 Từ nhiều quan niệm với phần lớn học sinh sẽ chú trọng vẽ thế nào cho đẹp, cho giống là... luyện cho các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và phát hiện những vấn đề trong cuộc sống Hướng dẫn học sinh thực hành Bao quát lớp xuyên suốt thời gian thực hành trên lớp tuy nhiên cần động viên, khuyến khích tuỳ vào khả năng các em, tạo ra được không khí cạnh tranh trong học tập, kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn trong học tập Trong đó nhóm học sinh khá, giỏi là... bước vẽ và giải thích của GV để các em tường tận hơn, rõ hơn so với những bộ tranh vẽ sẵn của GV khi treo cho HS xem các em còn mơ hồ về bức tranh mà chính bản thân các em chưa xác định rõ ai vẽ, vẽ nội dung gì, vẽ ra sao,…? 4 Kêt quả chuyển biến Qua thời gian áp dụng đề tài này và với khả năng vận dụng của các em có chuyển biến theo hướng tốt với kết quả đạt được: Thống kê chất lượng bộ môn khối THCS. .. nếu học sinh chỉ biết vẽ giống như SGK, tài liệu tham khảo chuyên môn, hay hoàn toàn như bức tranh một người ngồi cạnh thì cứ như thế sẽ thành thói quen, là giáo viên phải chú ý điều này và phải nghiêm khắc với những trường hợp nêu trên bằng nhiều cách, trước tiên phải thường xuyên động viên, nhắc nhở,…khi hướng dẫn thực hành phải kết hợp chỉ rõ điểm nào các em thường mắc phải trong khi vẽ tranh, vẽ. .. lược giải pháp - Khi bước vào công việc trồng người thì bộ môn nào cũng vậy, ai cũng phải biết yêu, quý trọng nghề, mến trẻ,…và tận tuỵ với công việc nhưng cũng có thể từ trong công việc nó sẽ có nhiều điều hay và thú vị hơn tạo ra được nhiều cảm xúc hơn nữa, và với điều đó bộ môn mĩ thuật một trong những bộ môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống tươi đẹp hơn - Phương pháp hướng dẫn đối với một người . KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANH THCS& quot; I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong. cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là việc tạo ra phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh . 2. Mục đích đề tài Nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh, . bài học mỹ thuật. Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì thế trong khi học và khi học sinh