Đánh giá khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào và khảo sát tác dụng của EGCG chè xanh gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) trên dòng tế bào ung thư vú

10 947 1
Đánh giá khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào và khảo sát tác dụng của EGCG chè xanh gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) trên dòng tế bào ung thư vú

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA EGCG CHÈ XANH (CAMELLIA SINENSIS) TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ VÚ NUÔI CẤY Bùi Thị Thu Hương 1 Nguyễn Thị Hà 2 ,Tạ Thành Văn 2 1 B ộ môn sinh hoá - Tr ường ĐH Y Thỏi Nguyờn 2 Bộ môn Hoá - Hoỏ sinh - Tr ường ĐH Y Hà Nội Nhiều nghiên cứu in vitro và in vivo đã cho thấy Epigallocatechin - 3- gallate (EGCG) bằng tác dụng gây sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Mục tiêu: Đánh giá khả năng ức chế phát triển dòng tế bào và khảo sát tác dụng của EGCG chè xanh gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) trờn dũng tế bào ung thư vú người. Phương pháp: Dùng dòng tế bào ung thư vú người MCF7 là mô hình thực nghiệm in vitro để đánh giá tác dụng của EGCG. Kết quả và bàn luận: EGCG chè xanh có khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư vú MCF7 (92,2% - 25,1%), tác dụng này phụ thuộc vào liều (12,5 - 200µM) và thời gian tác dụng (48 - 72h). Giá trị ức chế 50% (IC 50 ) = 43,13àM. EGCG chè xanh gây quá trình apoptosis trờn dũng tế bào ung thư vú MCF7 thể hiện qua sự đứt gãy DNA, sự hoạt hoá enzym caspase – 3. Nồng độ EGCG chè xanh từ 12,5àM đến 50àM gõy apoptosis với hiệu lực cao nhất. Từ khoỏ: Dũng tế bào ung thư vú người MCF7, EGCG. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú (UTV) là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam [1]. Việc tìm ra cỏc hoỏ chất chống ung thư vừa có tác dụng ngăn ngừa ung thư vừa không có hoặc cú ớt độc tính là rất cần thiết. Vì thế, tác dụng chống khối u của các hợp chất thiên nhiên ngày càng thu hút được sự chú ý. Nhiều nghiên cứu in vitrro và in vivo khẳng định (-)- Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng ngăn ngừa và chống ung thư [6],[10].Ở Việt Nam gần đây cú nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương đề cập đến tác dụng của hợp chất này trờn dòng tế bào ung thư gan và ung thư phổi ở người. Tiếp nối kết quả đó, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào và khảo sát tác dụng của EGCG chè xanh gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) trờn dũng tế bào ung thư vú. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 1. Cht liu nghiờn cu: Bt chit polyphenol chố xanh c chit xut t lỏ chố xanh Vit Nam (Camellia sinensis) ti B mụn Hoỏ Hoỏ sinh, Trng i hc Y H Ni. EGCG chố xanh tỏch chit t bt chit polyphenol chố xanh do nhúm nghiờn cu thc hin vi s giỳp ca Ts. Trnh Th Thu - Vin Hoỏ hc cỏc hp cht thiờn nhiờn Trung tõm Khoa hc v Cụng ngh Vit Nam [2]. EGCG SIGMA ca hóng SIGMA, sn phm tỏch chit t chố xanh, tinh sch ti thiu 95%, l mu i chng. 2. i tng: Nghiờn cu c tin hnh trn dng t bo ung th vỳ ngi MCF7, do Gs.Ts J.M.Pezzuto, trng i hc Hawaii cung cp. 3. Phng phỏp nghiờn cu: L nghiờn cu thc nghim in vitro 3.1. Mụ hỡnh nghiờn cu 3.2. Cỏc k thut ỏnh giỏ tỏc dng ca EGCG chố xanh trn dng t bo MCF7. - Xỏc nh kh nng c ch s phỏt trin t bo nuụi cy: * K thut o mt quang t bo,tnh giỏ tr IC 50 : Tế bào MCF7: - Đánh thức - Nhân nuôi - Nồng độ TN10 6 TB/ml -Mẫu thử hoạt tính: Nồng độ EGCG chè xanh,EGCG SIGMA 12,5- 200 àM trong DMSO10% - Mẫu chứng âm: DMSO 10% Xác định khả năng ức chế phát triển TB UTV (48h-72h) Đĩa 96giếng:- dd huyền phù TB - mẫu thử Khảo sát tác dụng gây apoptosis trên TB UTV (48h-72h) Phép thử sinh học xác định giá trị IC 50 : Nhuộm SRB, đo ở b ớc sóng 515nm Phát hiện DNA ladder: - Đĩa 96 giếng: dd huyền phù TB + l mẫu thử - Chun b mu DNA - Điện di trên gel agarose 1,5% Xác định hoạt độ enzym caspase-3: - Chai nuôi cấy: Nồng độ TN 10 6 TB/ml + mẫu thử Tiến hành theo các b ớc của caspase-3 Assay kit, Colorimetric Xác định tỷ lệ tế bào sống: Nhuộm Trypan- blue Đếm bằng buồng đếm TB 2 + Tế bào sau khi kết thúc nuôi cấy được cố định bằng TCA lạnh. Rửa để khô, nhuộm Sulfforhodamin B 0,4% và rửa lại bằng acid acetic 1% để loại mầu thừa, để khô, hoà lại bằng dung dịch đệm Tris. Đọc trờn mỏy Microplate Reader (BioRad) bước sóng 515nm.Tỷ lệ tế bào sống (%) = X 100% (Trong đú:OD 0 , OD 1 , OD 2 là mật độ quang của tế bào tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm, trong điều kiện nghiên cứu, điều kiện chứng). + Tính giá trị IC 50 : Dùng giá trị tỷ lệ tế bào sống tương ứng với các nồng độ, dựa vào đường cong phát triển tế bào và nồng độ chất thử nghiệm để tính giá trị IC 50 theo công thức: 1/Y = a + b LnX (Trong đó: Y: Nồng độ chất thử;X: Tỷ lệ tế bào sống). X: Tỷ lệ tế bào sống). * Phương pháp nhuộm trypan- blue: Nguyên tắc: Trypan blue là thuốc nhuộm đánh giá sự sống, chết của tế bào. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, các tế bào sống màng tế bào không bị tổn thương, trũn sỏng, khụng bắt mầu thuốc nhuộm; các tế bào chết sẽ không tròn sáng, đặc biệt là sẽ bắt màu xanh đặc trưng của trypan blue. Tỉ lệ % số tế bào sống được tính theo công thức: Tỷ lệ tế bào sống (%) = S ố lượng tế bào sống x 100% (Số lượng tế bào sống + số lượng tế bào chết) Tỷ lệ tế bào sống (%) = x 100% - Kỹ thuật đánh giá sự chết theo chương trình (apoptosis) * Kỹ thuật điện di phát hiện các mảnh gẫy DNA. Nguyên tắc của kỹ thuật : Trong quá trình apoptosis, DNA của tế bào bị giỏng hoỏ thành dạng đặc biệt, hình thành các mảnh DNA đa dạng, do đó tạo dải bậc thang khi chạy điện di trên gel agarose 1,5%. DNA được phát hiện bằng đèn chiếu tử ngoại. * Kỹ thuật xác định hoạt độ enzym caspase- 3 bằng phương pháp đo quang trờn mỏy ELISA 3 Nguyên tắc của kỹ thuật : Caspase-3 thuỷ phân cơ chất peptid acetyl- Asp-Glu-Val-Asp-p-Nitroanilin, giải phóng ra phần mang màu p- Nitroalanin (pNA). p-Nitroanilin hấp thụ cực đại ở bước sóng 405nm. Hoạt độ enzym caspase – 3 được tính theo công thức: Hoạt độ enzym (àmol p-Nitroanilin/ml/phỳt) = (Trong đú:OD: Mật độ quang của mẫu ; d: tỉ lệ pha loãng (d = 1); ε mM = 10,5; v: thể tích mẫu (100 µ l);t: thời gian phản ứng(90 phút)). 5. Xử lí số liệu: Sử dụng test – Wilcoxon rank-sum (Mann-Whitney). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào UTV MCF7 Bảng 3.1. Giá trị IC 50 đối với dòng tế bào MCF7 của EGCG chè xanh Các giá trị Tế bào sống (%) p EGCG chè xanh ( ) EGCG SIGMA ( ) Nồng độ EGCG (àM) 0 100,0 100,0 > 0,05 12,5 82,8 ± 0,2 75,7 ± 0,9 25 77,7 ± 1,1 72,0 ± 0,6 50 40,9 ± 1,2 40,3 ± 0,5 100 31,9 ± 1,5 29,1 ± 1.25 200 25,3 ± 2,2 23,6 ± 1,8 IC 50 (àM) 46,56 43,13 Chú thích: Số lượng tế bào được xác định bằng phương pháp đo mật độ quang, trờn mỏy Microplate Reader (Bio Rad) bước sóng 515nm. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. EGCG chè xanh ức chế sù phát triển dòng tế bào MCF7phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ ức chế 50% (IC 50 ) của EGCG ch è xanh là 46,56 µ M, tương tù so với mẫu đối chứng EGCG SIGMA 43,13 µ M (p> 0,05). 4 Hình1. Khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào MCF7 của EGCG chè xanh ở các nồng độ khác nhau tại thời điểm 48, 72h.(Chú thích: Tỷ lệ tế bào sống được xác định bằng phương pháp nhuộm Trypan-blue, đếm trực tiếp bằng buồng đếm tế bào. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần). Khả năng ức chế sù phát triển dòng tế bào MCF7 của EGCG chè xanh tại các nồng độ từ 12,5 µ M đến 200 µ M ở thời điểm 48h và 72h thể hiện qua tỷ lệ tế bào sống giảm có sự khác biệt giữa hai thời điểm 48h và 72h: ở nồng độ 12,5 µ M từ 90,2% - 83,8% (p<0,05), ở nồng độ 25 µ M từ 86,7% - 78,1% (p<0,05), ở nồng độ 50 µ M từ 50,8% -42,6% (p<0,001), khác biệt không nhiều ở nồng độ 100 µ M từ 36,5% - 31,7% (p<0,05) và không có sự khác biệt ở nồng độ 200 µ M từ 28,6% – 25,1% (p>0,05). 3.2. Tác dụng gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) của EGCG chè xanh 3.2.1. Phát hiện DNA ladder Hình 2. Kết quả điện di DNA trên gel agarose 1,5% ở cùng nồng độ EGCG và tại các thời điểm khác nhau. 5 0 * ** ** * 0 0 48 72 48 72 (h) EGCG chÌ xanh EGCG SIGMA µM EGCG chÌ xanh và EGCG SIGMA làm đứt gãy DNA ở thời điểm 72h nhiều hơn so với thời điểm 48h. Không đứt gãy DNA ở nhóm chứng âm (nồng độ EGCG 0 µ M) 3.2.2. Hoạt độ enzym caspase – 3 trờn dũng tế bào MCF7 Hình 3. Hoạt độ enzym caspase – 3 trờn dũng tế bào MCF7 tương ứng với các nồng độ của EGCG chè xanh tại các thời điểm khác nhau. Chú thích: Hoạt độ enzym caspase -3 được xác định bằng phương pháp đo mật độ quang, trờn mỏy ELISA bước sóng 405nm. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Khả năng gây apoptosis trên dòng tế bào MCF7 của EGCG chè xanh tăng tại các thời điểm thí nghiệm 48h - 72h thể hiện qua: Sự tăng hoạt độ enzym caspase – 3: ở nồng độ EGCG 12,5 -50 µ M: 0,088 - 0,440 µ mol/ml/phút (p<0,01), ở nồng độ EGCG 100 µ M: 0,208 - 0,262 µ mol/ml/phút(p<0,05) và không có sự khác biệt ở nồng độ EGCG 200 µ M:0,120 - 0,132 µ mol/ml/phút (p>0,05). IV. BÀN LUẬN Các chất chống ung thư có tác dụng ngăn ngừa ung thư chủ yếu bằng cách điều hoà chu kỳ tế bào và hoạt hoá con đường chết tế bào kiểu apoptosis. Vì vậy gây apoptosis cho các tế bào ung thư được xem như một tiêu chí đánh giá đáp ứng điều trị ung thư, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh EGCG có khả năng ức chế sự phát triển đối với nhiều loại tế bào ung thư, bao gồm tế bào ung thư phổi, phế quản, đại tràng, tiền liệt tuyến, tuyến vú, gan và bạch cầu [6],[10]. Khả năng ức chế sự phát triển các loại tế bào u của EGCG liên quan đến quá trình apoptosis và ngăn cản chu kỳ tế bào [6]. 6 µM 0 ** ** ** * 0 µM Để đánh giá khả năng ức chế phát triển và hoạt tớnh gõy độc tế bào, chúng tôi xác định được giỏ trị IC 50 của EGCG chè xanh và EGCG SIGMA tương ứng là 46,56àM (21,34àg/ml) và 43,13àM (19,77àg/ml). Cỏc giá trị này nếu so sánh với phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của Likhiwitayawuid và cộng sự thì cao hơn nhiều lần (quy định mẫu thô phải có IC 50 ≤ 20àg/ml thỡ mới là chất có hoạt tính gây độc tế bào) [9]. So sánh với giá trị IC 50 của EGCG chè xanh đối với ung thư đại tràng trong nghiên cứu của Berger là 90àg/ml (196àM) [5], nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương trờn dũng tế bào ung thư gan (Hep – G2) có giá trị IC 50 là 213,08 àM (97,68àg/ml) [3], cho thấy kết quả thu được của các tác giả đều cao hơn rất nhiều so với giá trị được công nhận. Có lẽ do EGCG chè xanh là chất cú ớt độc tính, tác dụng lâu dài và với một cơ chế tác dụng hoàn toàn khác so với cơ chế tác dụng điều trị ung thư của cỏc hoỏ chất trị liệu u [3], do vậy liều ức chế 50% của EGCG chè xanh trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trong các nghiên cứu khác, cao hơn so với quy định cũng là hợp lý. Chỳng tụi cũn đánh giá khả năng ức chế phát triển dòng tế bào MCF7 của EGCG chè xanh bằng phương pháp nhuộm đếm tế bào (bằng Trypan blue). Kết quả cho thấy khả năng này tăng theo nồng độ 12,5 - 200àM và theo thời gian tác dụng của hoạt chất sau 48h – 72h, thể hiện qua tỷ lệ tế bào sống giảm (92,2 -25,1%), tương tự với mẫu đối chứng EGCG SIGMA (85,4 – 23,0%)(p>0,05), phù hợp với nghiên cứu của Anshu M. Roy và cộng sự trờn cỏc tế bào UTV dòng MDA-MB-468 [4]; nghiên cứu của Thangapazham Z.L và cộng sự trờn dũng tế bào MDA-MB-231 [7]. So với nghiên cứu của Yan –Der Hsuuw cũng trờn dũng MCF7 thỡ cỏc tỷ lệ này thấp hơn một chút (21-60%) [8], có thể do thời điểm xác định kết quả của Yan là 6h, sớm hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Để xác định mối liên quan giữa khả năng ức chế sự sống và phát triển của tế bào với quá trình chết tế bào kiểu apoptosis, nghiên cứu của chúng tôi đánh giá apoptosis qua sự phân mảnh của DNA và sự tăng hoạt độ enzym caspase – 3. 7 Tại các nồng độ EGCG chè xanh và EGCG SIGMA (12,5 - 200 àM) vào cả hai thời điểm 48h, 72h đều có sự đứt gãy DNA trong khi ở nhóm đối chứng âm không có sự đứt gãy DNA. Sự đứt gãy nhiều nhất quan sát được ở nồng độ EGCG 50àM và thời điểm 72h cho thấy thời gian tác dụng ngắn hoặc ở những nồng độ cao EGCG hơn, DNA có lẽ chưa bị đứt gãy hoặc đã bị giỏng hoỏ hoàn toàn. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác [4], [7], [10]. Caspase – 3, còn gọi là CPP -32, Yama hay Apopain là một protease cystein nội bào, tồn tại dưới dạng tiền enzym, trở thành dạng có hoạt tính khi xuất hiện hàng loạt các yếu tố có liên quan đến apoptosis như sự hoạt hoá protein p53, sự ức chế telomerase, sự hoạt hoỏ cỏc enzym khởi động caspase -8, caspase - 9.v.v. Việc xác định hoạt tính của enzym này là một trong những kỹ thuật tin cậy để đánh giá ảnh hưởng của các chất lên quá trình chết theo chương trình của tế bào [4], [7]. Ở cả hai thời điểm 48h và 72h, hoạt độ enzym caspase – 3 tăng có sự khác biệt dưới tác dụng của các nồng độ EGCG chè xanh : 0àM – 50 àM và hoạt độ enzym caspase – 3 giảm dưới tác dụng của nồng độ EGCG 50àM - 200àM. Hoạt độ enzym caspase – 3 là cao nhất dưới tác dụng của EGCG chè xanh và EGCG SIGMA với nồng độ 50àM. Từ các kết quả trên chúng tôi nhận thấy, trờn dũng MCF7 EGCG chè xanh với nồng độ thấp (12,5- 50àM ) có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư và gây quá trình apoptosis thể hiện qua tỷ lệ tế bào sống giảm, DNA đứt gãy và sự tăng hoạt độ enzym caspase – 3. Ở nồng độ cao (100 - 200àM) EGCG chè xanh vẫn có tác dụng ức chế mạnh khả năng phát triển tế bào (tỷ lệ tế bào sống giảm) nhưng không làm đứt gãy thêm DNA và hoạt độ enzym caspase – 3 không tăng hơn so với tác dụng của nó ở nồng độ thấp (12,5- 50àM ). Như vậy, bên cạnh con đường gây chết tế bào ung thư theo chương trình (apoptosis), EGCG còn tác dụng làm chết tế bào theo một con đường khác. Điều này được lý giải trong nghiên cứu của Yan-Der Hsuuw và Wen-Hsiung Chan trờn dũng tế bào MCF-7, EGCG gây chết tế bào kiểu hoại tử (necrosis) cùng với tác 8 dụng gõy chết tế bào kiểu apoptosis [8]. Tuy nhiên, chúng tôi không có điều kiện đi tiếp nghiên cứu để có thể xác thực cho suy nghĩ đó. Nghiên cứu này vẫn cần được mở rộng trên nhiều loại tế bào ung thư khác nhau, tiến hành trong cùng một điều kiện thí nghiệm và đồng thời, thực hiện các phương pháp đánh giá sự chết tế bào kiểu necrosis bên cạnh quá trình apoptosis, để có một cái nhìn toàn diện hơn về cơ chế tác dụng của EGCG chè xanh trong việc phòng và chống ung thư. V. KẾT LUẬN 1. EGCG chè xanh có tác dụng ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư vú MCF7 và tác dụng này tăng theo nồng độ và thời gian tác dụng của hoạt chất: tỷ lệ tế bào sống giảm từ 92,2% xuống 25,1% tương ứng với nồng độ EGCG từ 12,5àM đến 200àM ở các thời điểm 48h, 72h. Liều IC 50 =43,13àM. 2. EGCG chè xanh gây quá trình apoptosis trờn dũng tế bào ung thư vú MCF7 thể hiện qua sự đứt gãy DNA, sự tăng hoạt độ enzym caspase – 3. Nồng độ EGCG chè xanh từ 12,5àM đến 50àM gõy chết tế bào theo chương trình (apoptosis) với hiệu lực cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hoàng Anh (1999), “Dịch tễ học bệnh ung thư, nguyên nhân và dự phòng”, Tài liệu líp tập huấn ghi nhận ung thư, Bệnh viện K, tr.19-25. 2. Đặng Ngọc Dung và cộng sự (2002), “Chiết xuất và đánh giá sơ bộ thành phần polyphenol lá chè xanh Việt Nam”, Tạp chí y dược số 18, tr.35-39. 3. Trần Thị Thanh Hương (2005), “Bước đầu nghiên cứu tác dụng của polyphenol chè xanh (Camellia Sinensis) trên một số dòng tế bào ung thư nuôi cấy”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà nội, tr. 4-66. 4. Anshu M. Roy, Manjeshwar S Baliga and Santosh K. Katiyar (2005), “Epigallocatechin-3-gallaqte induces apoptosis in estrogen receptor-negative human breast carcinoma cells via modulation in protein expression of p53 and Bax and caspase-3 activation”, Molecular Cancer Therapeutics, 4 (1), 81-90. 5. Berger S. J, Gupta S, Belfi C. A, Gosky D. M, Mukhtar H (2001), “Green tea constituent (-)-epigallocatechin-3-gallate inhibits topoisomerase I activity in human colon carcinoma cells”, Biochem. Biophys. Res. Commun, (288), 101-105. 6. Madhumita Roy, Maqsood Siddiqi, Rathin K Bhattacharya (2001), “Cancer chemoprevention: Tea polyphenol induced cellular and molecular responses”, Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, Vol 2, pp.109-116. 9 7. Thangapazham R. L, Singh A. K, Sharma A, Warren J, Gaddipati J. P, Maheshwari R. K (2007), “Green tea polyphenols and its constituent epigallocatechin gallate inhibits proliferation of human breast cancer cells in vitro and in vivo”, Cancer Let, (245), 232-241. 8. Yan-Der Hsuuw and Wen-Hsiung Chan (2007), “Epigallocatechin Gallate dose-dependently induces apoptosis or necrosis in human MCF-7 cells”, New York Academy of Sciences, (1095), 428-440. 9. Kittsak Likhiwitay wuid, Cyndi K. Anger – hof, Geofrey A, Cordell, John M. Pezutto (1993), J. Nat. Prod., 1. pp 30 – 38. 10. Nihal Ahmad, Denise K.Feyes, Anna Liisa Nieminen, Rajesh Agarwal, Hasan Mukhtar (1997), “Green tea constituent Epigallocatechin-3-gallate and induction of apoptosis and cell cycle arrest in human carcinoma cells”, Journal of the National cancer institude,(89), 1881-1886. Summary EFFECT OF GREEN TEA (CAMELLIA SINENSIS) ( - ) - EPIGALLOCATECHIN - 3 - GALLATE (EGCG) ON BREAST CANCER CELL LINE. Epigallocatechin - 3 - gallate (EGCG) has been shown to have anticarcinogenic effects in vitro and in vivo models, and this effect is mediated at least inpart by its ability to induce apoptosis in cancer cells.Ojective: To investigate in vitro the anti proliferative and the induction of apoptosis on human breast cancer cell line.Methods: Using the MCF7 human breast cancer cell line as an in vitro models to determine the effect of EGCG.Results and conclusion: Treatment of EGCG resulted in dose - dependent (12,5 - 200µM) and time - dependent (48 - 72 hours) in hibition of cellular proliferation (92,2% - 25,1%) and values of IC 50 is 46,56µM. Decrease in cell viabity as associated with the induction of apoptosis which was analyred by DNA ladder and activation of caspase - 3, as well as EGCG in dose (12,5 - 50µM). Keywords: MCF 7 breast cancer cell line, EGCG. 10 . chế tác dụng của EGCG chè xanh trong việc phòng và chống ung thư. V. KẾT LUẬN 1. EGCG chè xanh có tác dụng ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư vú MCF7 và tác dụng này tăng theo nồng độ và. và in vivo đã cho thấy Epigallocatechin - 3- gallate (EGCG) bằng tác dụng gây sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Mục tiêu: Đánh giá khả năng ức chế phát triển dòng tế bào và khảo sát. để đánh giá tác dụng của EGCG. Kết quả và bàn luận: EGCG chè xanh có khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư vú MCF7 (92,2% - 25,1%), tác dụng này phụ thuộc vào liều (12,5 - 200µM) và

Ngày đăng: 29/04/2015, 08:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA EGCG CHÈ XANH (CAMELLIA SINENSIS) TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG TH­Ư VÚ NUÔI CẤY

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ

  • II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 1. Chất liệu nghiên cứu:

      • 2. Đối t­ượng:

      • 3. Ph­ương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu thực nghiệm in vitro

        • 3.1. Mô hình nghiên cứu

        • 3.2. Các kỹ thuật đánh giá tác dụng của EGCG chè xanh trờn dũng tế bào MCF7.

        • * Phương pháp nhuộm trypan- blue:

          • 5. Xử lí số liệu:

          • III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

            • 3.1. Khả năng ức chế sự phát triển dòng tế bào UTV MCF7

            • 3.2. Tác dụng gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) của EGCG chè xanh

              • 3.2.1. Phát hiện DNA ladder

              • 3.2.2. Hoạt độ enzym caspase – 3 trờn dũng tế bào MCF7

              • IV. BÀN LUẬN

              • V. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan