I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người trong nhiều lĩnh vực.Ngôn ngữ mang tính đa chức năng, trong đó ngoài chức năng thông tin ngôn ngữ còn có chức năng thẩm mĩ tạo nên cái đẹp bằng ngôn từ.Tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thẩm mĩ cao “có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.Từ ngữ Tiếng Việt phông phú và đa dạng, tinh tế, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn cho nên việc rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Trong trương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết.Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện công phu về khả năng dùng từ chính xác,độc đáo để từ đó các em có thể viết được bài văn hay,giàu tính nghệ thuật.Trong phân môn Tập làm văn lớp 5,văn tả cảnh được coi là trọng tâm của thể loại văn miêu tả,chiếm tỉ lệ 50% số tiết.Đây là loại văn có chức năng tái hiện sự vật,hiện tượng,hoạt động,…một cách sinh động.Vì vậy từ láy,tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh,nhân hóa xuất hiện nhiều trong văn tả cảnh,đồng thời giữ một vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng,tìn cảm ,thích hợp với việc biểu đạt đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng…tạo nên những bức tranh sinh sinh động với những gam màu ấn tượng bằng ngôn từ.Nếu học sinh được rèn luyện cách dùng từ trong văn tả cảnh thì chắc chắn các em dễõ nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng yếu tố ngôn ngữ trong cách dùng từ đặt câu,từ đó các em sẽ biết cách dùng từ sao cho đúng cho hay để miêu tả hình ảnh, sự vật gợi hình, gợi cảm sinh động. Tuy nhiên thực tế cho thấy khả năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh của học sinh lớp 5 còn hạn chế,bài viết còn sử dụng từ không đúng nghĩa,không phù hợp với văn tả cảnh,dùng từ không có giá trị gợi hình,gợi cảm. - Giáo viên còn hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng đúng từ ngữ, hình ảnh đẹp để viết văn.Vốn từ ngữ của bản thân giáo viên chưa phong phú,chưa đáp ứng được yêu cầu dướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ,phát triển vốn từ. 1 - Chương trình Tiếng Việt còn hạn chế trong việc xây dựng những nội dung dạy học như sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm để viết văn. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong Tiếng Việt lớp 5 còn chung chung,chưa có sự phối hợp giữa các phân môn, chưa gắn với mục đích cụ thể. Thực tế cho thấy chưa có tài liệu nào mang tính chuyên biệt về việc rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh mà chỉ có ít những cuốn sách viết về những bài văn hay để tham khảo dạy cho học sinh sử dụng từ nói chung. 1.2/MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỌN ĐỀ TÀI: Qua các bài tập này giúp học sinh có những hiểu biết sâu rộng về cách sử dụng từ trong miêu tả, rèn kĩ năng, kĩ xảo, mở rộng vốn sống,rèn luyện tư duy,bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các bài tập sử dụng từ ngữ để nói đúng, nói hay những điều muốn nói phù hợp với nội dung đề bài.Từ đó tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mỗi quan hệ với cộng đồng.Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của học sinh.Từ đó làm nảy nở tâm hồn, tình cảm của học sinh thêm phong phú hơn. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Quá trình dạy học rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ viết văn tả cảnh của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Kim Đồng- Krông Năng- Đắk Lắk. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn lớp 5. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây: 1. Phương pháp đọc và phân tích các tài liệu. 2. Phương pháp khảo sát thực tế. 3. Phương pháp dạy thực nghiệm. 4. Phương pháp kiểm tra đánh giá. II. NỘI DUNG II.1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỂ LUYỆN VIẾT VĂN TẢ CẢNH 2 I.VĂN MIÊU TẢ: 1. Khái niệm văn miêu tả: Văn miêu tả là loại văn dùng để tả sự vật, hiện tượng, con người,… một cách sinh động, cụ thể như vốn có của nó.Văn miêu tả giúp người đọc hình dung được một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc,thẩm mĩ của người viết. Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả, nhưng không phải bất kì sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả.Khi miêu tả lạnh lùng, khách quan nhằm mục đích thông báo trí tuệ thì đó là tả trong phong cách khoa học còn miêu tả trong văn chương phải bằng cảm quan, bằng tình cảm ấn tượng sâu sắc và bằng cả tấm lòng của người viết. 2. Đặc điểm ngôn ngữ văn miêu tả: Đứng trên góc độ ngôn ngữ và mục đích của văn tả cảnh,tôi cho rằng ngôn ngữ tả cảnh có đặc điểm sau: 2.1: Ngôn ngữ chính xác cụ thể: Để tạo ra tính chính xác,cụ thể cho ngôn ngữ miêu tả, người viết đã lựa chọn ngôn ngữ cụ thể. Những từ ngữ cụ thể còn gọi là từ ngữ gợi cảm giác,những từ ngữ này có thể mang lại cho vật được tả khiến các vật đó được nhận thức như chính cuộc sống của chúng. Ví dụ: hả hê, đặc sệt, uy nghi, sảng khoải,… 2.2: Ngôn ngữ riêng biệt: Văn miêu tả sử dụng nhiều từ ngữ riêng biệt.Đó là những từ ngữ chỉ chuyên dùng để chỉ sự vật đó, việc đó…khiến chúng có đặc điểm riêng khác với vật khác. Ví dụ: xanh ngắt, tím thẫm, ngào ngạt, thơm nức…những từ ngữ này sẽ làm cho hình ảnh được miêu tả trở nên rõ nét. 2.3: Ngôn ngữ giàu hình tượng: Đó là khả năng của ngôn ngữ miêu tả có thể tái hiện lại những hiện tượnh của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh nhạc điệu. II. VĂN TẢ CẢNH: 1.Khái niệm về văn tả cảnh: 3 Xuất phát từ những hiểu biết về văn miêu tả, tả cảnh,quan niệm của tôi về văn tả cảnh như sau:Văn tả cảnh là loại văn dùng lời có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ rệt, cụ thể về những cảnh vật như nó vốn có trong đời sống. Như vậy văn tả cảnh được xem như là văn bản nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động. 2. Đặc điểm nội dung văn tả cảnh: Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em.Một cái hồ, một cánh đồng, một con đường, một ngôi trường, một làng quê…Khi tả cần đặc biệt tập trung tả những nét tiêu biểu của cảnh, có thể lồng ghép với tả người, tả vật trong cảnh để cho bài văn thêm sinh động. Cần huy động nhiều giác quan khi miêu tả sẽ tạo được những cảnh vật vừa có góc cạnh,vừa có đường nét, vừa có nhịp điệu màu sắc. 3.Đặc điểm ngôn ngữ tả cảnh: Từ những hiểu biết ngôn ngữ văn miêu tả tôi cho rằng ngôn ngữ văn tả cảnh có những đặc điểm nổi bật là sinh động, uyển chuyển, phong phú, đa dạng nhiều hình thức, nhiều vẻ. Các tính từ tuyệt đối, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy. Các biện pháp nhân hóa được dùng phổ biến trong văn tả cảnh. III .NHỮNG YÊU CẦU VỀ VIỆC DÙNG TỪ TRONG VĂN TẢ CẢNH: 1. Những yêu cầu về việc dùng từ đúng trong văn tả cảnh: 1.1: Dùng từ đúng hình thức âm thanh, cấu tạo của từ láy và tính từ. Khi viết văn tả cảnh yêu cầu học sinh sử dụng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo các từ láy, tính từ. Ví dụ: xào xạc/xào xạt, xanh ngắt /xanh ngát.Nếu dùng sai làm thay đổi các bình diện bên trong hoặc làm cho từ trở nên vô nghĩa kéo theo những lệch lạc vềø mục đích. 1.2: Dùng từ đúng nghĩa. Dùng từ đúng phải phải đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ và nội dung được biểu đạt, bảo đảm nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm, nghĩa đen, nghĩa bóng phù hợp với nội dung toàn ngôn bản. 1.3: Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp. 4 Trong văn tả cảnh các từ luôn có mối quan hệ với nhau về ngữ pháp, ngữ nghĩa và đi đôi với ngữ âm cho nên người sử dụng từ phải chú trọng mối quan hệ tổng hòa đó. 1.4: Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ. Văn tả cảnh muốn đạt hiệu quả cao, dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ và thừa từ một cách vô nghĩa.Thừa từ thậm chí phần nào còn giảm đi giá trị của phát ngôn đó. 1.5: Dùng từ phải đúng với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật. Dùng từ đúng với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật đó là biết sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, biết dùng từ đa nghĩa, các phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ văn học như : so sánh,nhân hóa,ẩn dụ, 2. Những yêu cầu về việc dùng từ hay trong văn tả cảnh. Cái hay ở đây chính là sử dụng từ để miêu tả sinh động, khắc họa rõ nét, khơi gợi những cảm xúc… đạt được mức cao nhất trong bài văn tả cảnh.Trong các bài văn tả cảnh thì lớp từ láy,tính từ tuyệt đối , biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa được sử dụng nhiều nhất.Tôi coi đây là cơ sở để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ gợi tả để viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. 2.1: Sử dụng hiệu quả các từ ngữ. * Sử dụng từ láy trong viết văn tả cảnh. Từ láy trong Tiếng Việt có giá trị gợi tả và có giá trị biểu cảm rất lớn. Chính vì vậy việc sử dụng từ láy trong văn cảnh sẽ làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể về thế giới âm thanh, màu sắc, hình ảnh, tâm trạng mà từ biểu thị. * Sử dụng tính từ tuyệt đối trong viết văn tả cảnh. Đây là những tính từ mà trong đó chỉ có tiếng thứ nhất có nghĩa, còn tiéng thứ hai được tạo ra theo các hình tượng có tác dụng chỉ các sắc thái khác nhau của các tính chất do tiếng thứ nhất biểu thị. Ví dụ: đỏ mọng, trong suốt, đục ngầu… Trong văn tả cảnh thì tính từ tuyệt đối là yếu tố ngôn ngữ không thể vắng mặt, bởi vì các sự vật hiện tượng, hoạt động…chỉ trở nên sinh động, cụ thể, có hồn khi khi chúng gắn liền với các đặc điểm, thuộc tính riêng vốn có của chúng mà tính từ tuyệt đối lại là từ có khả năng biểu thị những sắc thái riêng biệt của sự vật hiện tượng. 2.2: Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ thường gặp trong câu văn. 5 *Sử dụng biện pháp so sánh trong viết văn tả cảnh. So sánh sự thể hiện sự nhận thức chính xác, mới mẻ, gợi những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm của con người và làm đẹp ngôn từ của người sử dụng.Trong văn tả cảnh nhờ có so sánh đã tạo nên hình ảnh sống động, gợi hình, gợi cảm tạo ra cách mới mẻ, làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói nghệ thuật. * Sử dụng biện pháp nhân hóa trong viết văn tả cảnh. Nhân hóa là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn các sự vật hiện tượng, thể hiện kín đáo tình cảm, cảm xúc, là cách nói hình ảnh về sự vật, hiện tượng. Nhân hóa trong văn cảnh được dùng miêu tả cảnh vật một cách sống động, có hồn.Sử dụng biện pháp nhân hóa để tăng thêm sự uyển chuyển mềm mại, trữ tình trong diễn đạt. 2.THAO TÁC SỬ DỤNG TỪ TRONG QUÁ TRÌNH VIẾT VĂN TẢ CẢNH: 1. Lựa chọn từ và thay thế từ. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp nên việc lựa chọn từ miêu tả phải cần lựa chọn những cơ sở sau: Từ thể hiện chính xác nhất nội dung cần biểu đạt, thích hợp với việc biểu hiện thái độ, tình cảm của thái độ, với nội dung cần biểu hiện và đối với người tiếp nhận, phù hợp hơn cả với các từ cùng có mặt trong ngôn bản, với phong cách ngôn ngữ văn bản. 2. Kết hợp ghép nối. Sự kết hợp của các từ trong văn tả cảnh bị quy định bởi những quy tắc nhất định của ngôn ngữ. Đó là sự kết hợp các từ với nhau phải có sự tương hợp về quan hệ ý nghĩa của các từ và trên cơ sở các mối quan hệ trong thực tế giữa các đối tượng hoạt động, tính chất…mà từ biểu hiện. Sự kết hợp còn phụ thuộc về mỗi quan hệ ngữ pháp (quan hệ tạo nghĩa). Lựa chọn và kết hợp từ ngữ để tạo ra lời văn đúng đắn và biểu cảm đó là hai thao tác cơ bản, trọng yếu của việc sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh. II.2.THỰC TRẠNG DẠY TẬP LÀM VĂN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I.Văn tả cảnh trong nhà trường tiểu học. 6 1.Văn tả cảnh trong chương trình phân môn Tập làm văn ở tiểu học. Chương trình tiểu học mới dạy tập làm văn từ lớp 2- 3 khi các em làm quen với các dạng tập làm văn. Chương trình Tập làm văn cải cách giáo dục, dạy văn tả cảnh lớp 4 với yêu cầu học sinh tả những cảnh đơn giản hơn, viết bài văn ngắn, có bố cục rõ ràng. Lên lớp 5 các em được học kiểu bài tả cảnh ở mức độ đơn giản .Đề bài gần gũi, quen thuộc với trẻ thơ.Về quy mô yêu cầu chủ yếu là viết được đoạn văn tả cảnh cao hơn là một bài văn tả cảnh ngắn (khoảng 150 – 200 chữ). Về cách thể hiện đó là từ việc tả tự do nâng lên yêu cầu tả có thứ tự, thể hiện nội dung một cách thích hợp. + Diễn đạt thành văn bản: chọn từ, tạo câu,viết đoạn, liên kết đoạn tạo thành bài văn tả cảnh. + Kiểm tra sửa chữa văn bản: Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và hình thức diễn đạt trong bài làm hoặc bổ sung cho tăng hiệu quả văn bản. a. Thuận lợi, khó khăn: - Thuận lợi: Chương trình môn Tiếng Việt mới có tiết dạy cho học sinh nắm những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản, dùng từ gợi hình, gợi cảm để viết văn. Việc rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ được đưa ra dưới dạng các câu hỏi, bài tập có ở một số phân môn Tiếng Việt.Rõ ràng nhất là các bài tập phân môn Luyện từ và câu. - Khó khăn: Trong SGV yêu cầu về kĩ năng sử dụng từ đưa ra không cụ thể.Sách mới chỉ nói là biết dùng từ để viết văn mà chưa chỉ rõ phải sử dụng từ ngữ như thế nào cho chính xác,phù hợp,sát thực,để tạo sự gợi hình,gợi cảm,sự sinh động,hấp dẫn trong bài văn. b. Thành công,hạn chế: - Thành công: Khi nghiên cứu phương pháp rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. Tôi đã đạt được những thành công sau: + Khả năng sử dụng từ ngữ của học sinh có tiến bộ rõ rệt. + Học sinh có nhiều hứng thú trong khi viết văn. 7 + Quá trình viết văn của học sinh có nhiều sáng tạo,giàu hình ảnh. + Có nhiều tư duy mới lạ phù hợp với thực tế. - Hạn chế: + Học sinh đa số là con em dân tộc nên việc sử dụng từ ngữ còn nghèo,chưa sinh động. + Việc nắm bắt nội dung đề bài còn chậm,hiểu sai đề,lạc đề. c. Mặt mạnh,mặt yếu: - Mặt mạnh: + Khi viết văn học sinh có khả năng dùng từ chính xác,độc đáo. + Học sinh không những viết đúng mà còn có hướng viết hay. - Mặt yếu: + Tư duy và cách nắm bắt nội dung còn lệch lạc,chưa đi sâu vào yêu cầu của đề bài. d. Các nguyên nhân,các yếu tố tác động: - Nguyên nhân sử dụng từ sai: * Nguyên nhân dùng từ sai về bình diện âm và hình thức cấu tạo của từ láy và tính từ tuyệt đối. Đường danh giới giữa các âm của từ láy và tính từ tuyệt đối là rất nhỏ học sinh nhớ không chính xác ngữ âm của từ. Vì vậy khi viết các em thường dùng những từ na ná như nhau, lẫn lộn nhau.Aûnh hưởng lớn nhất là học sinh phát âm sai theo tiếng ở địa phương của từng vùng. * Nguyên nhân dùng từ sai trên bình diện nghĩa. Do các em chưa hiểu được nghĩa của từ mình đang dùng, không nắm được ý nghĩa biểu thái của từ. * Nguyên nhân dùng sai kĩ thuật từ Do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ, mối quan hệ giữa hai vế câu ghép,mối quan hệ giữa các từ trong câu. * Nguyên nhân dùng lặp từ Do vốn từ của học sinh còn nghèo,chưa biết dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa,… II.3: GIẢI PHÁP,BIỆN PHÁP: 8 a. Mục tiêu của giải pháp,biện pháp - Có nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ để luyện viết văn tả cảnh cho học sin lớp 5,trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tập chung vào biện pháp xây dựng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ để viết văn tả cảnh. - Bài tập được xây dựng căn cứ vào năng lực sử dụng từ ngữ ,vào những yêu cầu kiến thức, kĩ năng dùng từ ngữ trong bài văn tả cảnh và dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng giạy của bản thân. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ đúng tôi đề xuất một số bài tập phòng ngừa lỗi từ cho học sinh. 1.Loại bài tập chữa lỗi sai về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ. a.Kiểu 1: Bài tập chữa từ sai gần âm. Bài tập: Tìm lỗi dùng từ trong câu văn sau và chữa lại cho đúng. “ Ngoài sân chỉ có tiếng lá xào xạt và tiếng gió đùa với tiếng chim.” b.Kiểu 2: Bài tập chữa từ sai do mắc lỗi về thanh điệu. Bài tập: Tìm từ sai trong câu, giải thích vì sao sai và chữa lại cho đúng. “ Sau ba tháng nghỉ hè sân trường tràn ngập tiếng cười, nói xôn xao của chúng em.” 1. Loại bài tập chữa từ sai nghĩa. Kiểu 1: Bài tập chữa từ sai do không hiểu nghĩa. Bài tập: Theo em từ sai trong câu sau là từ nào?vì sao sai?Em hãy chữa lại cho đúng. “ Thật tuyệt vời ! Hôm nay là chủ nhật, em dậy sớm chạy vội ra cánh đồng hít thở không khí trong veo.” “ Tuyết rơi trắng trẻo một màu Vườn chim chiều xế trắng tinh cánh cò.” Kiểu 2: Bài tập chưa từ sai do gần nghĩa. Bài tập: Hãy thay từ sai trong câu dưới đây. “Ngắm nhìn cánh đồng lúa và bầu trời trong xanh em thấy quê mình sao hòa bình như vậy.” Kiểu 3:Bài tập chữa từ sai do dùng sai nghĩa biểu thái Bài tập: Hãy chỉ ra các từ dùng sai trong các câu sau, hãy sửa lại cho đúng. 9 “ Làng tôi yên ả dưới lũy tre xanh, ngân nga trong tiếng chuông chùa.Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thanh niên quê tôi hăng hái lên đường và họ đã chết cho Tổ quốc quê hương.” 2. Loại bài tập chữa sai về kết hợp từ: Kiểu 1: Bài tập chữa sai do kết hợp từ,quan hệ từ, cặp từ. Bài tập: Em hãy tìm chỗ sai trong câu sau,viết lại cho đúng. “ Hàng dừa xanh quê tôi đã có từ ngàn xưa, nhưng hàng dừa vẫn hiên ngang cao vút, lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.” Kiểu 2: Bài tập chữa sai do do kết hợp các phụ từ trong câu. Bài tập: Trong bài tập làm văn tả cánh đồng lúa vào mùa gặt, một người đã viết như sau: “ Bây giờ là mùa gặt, trên cánh đồng làng, bà con xã viên đã gặt lúa.Tiếng liềm, tiếng hái cắt lúa nghe soàn soạt, soàn soạt không ngừng không nghỉ.” Theo em từ dùng sai trong đoạn văn là từ nào? Hãy sửa lại cho đúng. Kiểu 3: Bài tập chữa từ do quan hệ ý nghĩa giữa các từ trong câu. Bài tập: Em hãy chỉ ra chỗ sai trong câu văn sau và chữa lại cho đúng. “ Khu vườn nhà em xum xuê cây trái nào là nhãn, đào, lê,mận cứ mỗi độ xuân về nó nở hoa rất đẹp.” 3.Loại bài tập chữa sai do cặp từ: Kiểu 1: Bài tập chữa lỗi lặp từ hoàn toàn. Bài tập: Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong câu sau và chữa lại cho đúng: “ Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi,quê ngoại ở bên kia sông, quê ngoại em có cánh đồng lúa rất rộng, quê ngoại em có một đầm sen nở hoa thơm ngát.” Kiểu 2: Bài tập chữa lỗi lặp từ đồng nghĩa.Bài tập: Hãy lược bỏ những từ đồng nghĩa trong câu văn sau cho đúng: “ Cánh đồng lúa quê em rộng bao la, bát ngát.” b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp,biện pháp * Mục đích của bài tập: Để rèn kĩ năng tôi đề xuất một số bài tập khắc phục tình trạng sử dụng từ gợi tả, gợi cảm diễn đạt được những câu văn hay, đoạn văn hay bằng nhiều cách. 10 [...]... kiểu từ sai và càng khó hơn trong việc rèn sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm Vì vậy đề nghị nên có tài liệu tham khảo về việc rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ đúng và hay để viết văn tả cảnh cho học sinh tiểu học - Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa việc rèn kĩ năng
sử dụng từ ngữ là cơ sở cho việc học phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng việt nói chung - Giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn học sinh rèn. .. nhằm rèn kĩ năng
sử dụng từ ngữ hay để luyện viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.Các dạng bài tập đưa ra có nội dung gắn liền với những vấn đề đã trình bày ở chương I và chương II Cụ thể nhóm bài tập rèn kĩ năng
sử dụng từ ngữ đúng: từ yêu cầu chung về chữa lỗi dùng từ, quy trình chữa lỗi dùng từ đến các bài tập chữa lỗi dùng từ sai âm thanh cấu tạo, sai nghĩa, sai kết hợp, lặp từ Nhóm bài tập rèn kĩ năng. .. chiếc áo 1.3: Bài tập rèn kĩ năng
sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm cho học sinh lớp 5 trong viết văn tả cảnh: 11 Từ ngữ gợi tả, gợi cảm mà tôi rèn cho học sinh là: từ láy,tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh, nhân hóa.Thông qua cách sử dụng các từ ngữ này học sinh biết diễn đạt sự vật , hiện tượng… miêu tả bằng nhiều cách * Loại bài tập sử dụng từ láy, tính từ ,so sánh, nhân hóa để điền vào chỗ trống... sinh rèn kĩ năng diễn đạt ,viết câu, đặc biệt là biết vận dụng các từ tượng thanh,tượng hình,tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh, nhân hóa để viết văn - Thường xuyên rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách cho học sinh làm bài tập thực hành sửa lỗi về từ Các lỗi có thể lấy từ chính bài làm văn (bài kiểm tra của 18 học sinh).Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành về rèn kĩ năng
sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi... cách sử dụng từ láy,tính từ, biện pháp so sánh ,để viết đoạn văn, bài văn tả cảnh - Học sinh viết được đoạn văn, bài văn tả cảnh có sử dụng từ láy,tính từ, biện pháp so sánh làm cho bài văn thêm sinh động II/ Đồ dùng dạy học: 13 - Hai tờ giấy khổ to ghi nội dung BT1,BT2.- Bút dạ III/ Các hoạt động dạy: Hoạt động GV 1 Kiểm tra bài cũ: (5’) Hoạt động HS - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? - Bài văn tả cảnh. .. rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm: từ việc làm giàu vốn từ miêu tả đến các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hóa để làm các bài tập điền từ, thay thế từ, đặt câu ,viết đoạn Qua quá trình nghiên cứu và làm thực nghiệm ở trường tôi nhận thấy khả năng sử dụng từ ngữ của học sinh có những tiến bộ đáng kể.Học sinh tỏ ra khá hứng thú với các đề tài mà tôi đưa ra, bài viết của các... III 1: Kết luận: Từ viêïc nghiên cứu nội dung và phương pháp kiểu bài văn tả cảnh trong chương trình lớp 5,tôi rút ra một số kết luận sau: Việc rèn kĩ năng dùng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 là rất quan trọng.Hoạt động này đã rèn luyện một cách công phu về khả năng dùng từ chính xác độc đáo, nhằm giúp các em không chỉ viết đúng mà còn hướng tới rèn luyện cho học sinh viết hay, góp phần... đoạn văn có sử dụng từ láy,tính từ, hình ảnh so sánh,nhân hóa Kiểu 2: Bài tập tìm từ láy (tính từ, hình ảnh so sánh,nhân hóa)theo nội dung rồi viết đoạn văn có các từ đó theo đề tài bắt buộc hoặc tự chọn Bài tập 1: Tìm những từ gợi tả âm thanh em thường được nghe vào buổi sáng nơi em ở .Viết đoạn văn có sử dụng những từ em tìm được Kiểu 3: Bài tập viết đoạn văn ngắn dựa trên câu hỏi gợi ý.Bài viết có sử dụng. .. sánh làm cho câu văn thêm sinh động và giàu hình ảnh 3 Củng cố.dặn dò: (2’) - Củng cố nội dung giờ học: giúp học sinh khắc sâu hơn cách sử dụng từ láy,tính từ, hình ảnh so sánh để viết văn d Mối quan hệ giữa các giải pháp,biện pháp: - Trong qua trình nghiên cứu phương pháp rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 tôi đã đưa hết những giải pháp và biện pháp dạy học để truyền thụ... từ láy(tính từ) + Dạng 1: Bài tập cho từ láy(tính từ) yêu cầu đặt câu với những từ đã cho Bài tập: Em hãy đặt câu có các từ sau: Trắng muốt, trắng phau,trắng nhờ,trắng trẻo,trắng hồng *Loại bài tập sử dụng từ láy,tính từ, biện pháp so sánh,nhân hóa để viết đoạn văn miêu tả Kiểu 1: Bài tập cho đề tài yêu cầu viết đoạn văn có từ láy,tính từ, hình ảnh so sánh,nhân hóa Bài tập 1: Viết đoạn văn tả cánh đồng . DUNG II.1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỂ LUYỆN VIẾT VĂN TẢ CẢNH 2 I.VĂN MIÊU TẢ: 1. Khái niệm văn miêu tả: Văn miêu tả là loại văn dùng để tả sự vật, hiện tượng, con người,…. pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ để luyện viết văn tả cảnh cho học sin lớp 5,trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tập chung vào biện pháp xây dựng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ để viết. sinh sử dụng từ láy,tính từ, biện pháp so sánh ,để luyện viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách sử dụng từ láy,tính từ, biện pháp so sánh ,để viết đoạn văn, bài văn tả