1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử thông qua trang web www.ecomviet.vn của Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương

72 670 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 799 KB

Nội dung

Sau một thời gian được phân công thực tập và tìm hiểu, nghiên cứu tạiTrung tâm Phát triển Thương mại điện tử, em đã tìm thấy cho mình được rất nhiềubài học quý báu, biết nhìn nhận vấn đề

Trang 1

Lời cảm ơn

Sau những năm tháng học tập, nghiên cứu, rèn luyện rất vất vả và nghiêmtúc tại các trường Đại học, Cao đẳng, mặc dù sinh viên chúng em đã được thầy côhướng dẫn, dạy dỗ, chỉ bảo rất tận tình, chu đáo nhưng việc học luôn phải đi đôivới hành Vì thế, các trường Đại học, Cao đẳng luôn tổ chức những đợt thưc tập tạicác doanh nghiệp để trang bị cho sinh viên chúng em những hành trang, nhữngkinh nghiệm thực tế và có cơ hội hình thành những kỹ năng làm việc cho riờngmỡnh để khi bước ra đời, đối mặt với công việc thực tế sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.Việc thực tập và viết luận văn, chuyên đề tốt nghiệp là một việc hết sức cần thiếtđối với sinh viên chúng em

Sau một thời gian được phân công thực tập và tìm hiểu, nghiên cứu tạiTrung tâm Phát triển Thương mại điện tử, em đã tìm thấy cho mình được rất nhiềubài học quý báu, biết nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn, vận dụng những kiếnthức đã được học ở trường và lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu như sau:

“Hoàn thiện mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử thông

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương”

Qua quá trình nghiên cứu, viết luận văn, em xin chân thành cảm ơn Thầygiáo Trần Hoài Nam đã hướng dẫn, chỉ bảo cho em hết sức tận tình, chu đáo Đồngthời, em cũng xin cảm ơn Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, anhTrần Hữu Linh cùng toàn thể nhân viên trong Trung tâm đã tạo mọi điểu kiện tốtnhất cho em được thực tập, tiếp xúc với thực tế và có được kết quả nghiên cứu nhưngày hôm nay

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thúy

Trang 2

Tóm lược

Việt nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, những camkết song phương và đa phương với các điều khoản về mở cửa các giao dịch thươngmại và hệ thống dịch vụ tài chính đồng thời với các yêu cầu về xây dựng cơ sở hạtầng pháp lý, kỹ thuật và nghiệp vụ Những lợi ích do Thương mại điện tử mangtính hiện thực và nó thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc rút ngắn khoảng cách

về trình độ kinh tế – kỹ thuật và xã hội giữa nước ta với các nước trong khu vực vàtrên thế giới Do đó, việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng đồng bộ các giảipháp để đưa Thương mại điện tử trở thành phương tiện giao dịch phổ biến và hiệuquả cho các cơ quan Chính phủ, Tổ chức kinh tế và mọi người dõn, gúp phần thựchiện thắng lợi chiến lược Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước đang thực sựtrở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Bài khóa luận này sẽ báo cáo kết quả thực tập, nghiên cứu về mô hình nhàcung ứng dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử của Trung tâm Phát triển Thương mạiđiện tử, qua đó hoàn thiện và đưa mô hình vào gần với thực tế hơn nữa Trên cơ sở

đó, em xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với Chính phủ nhằm tháo gỡ các khókhăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam,đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với Trung tâm Phát triển Thương mạiđiện tử để mô hình này ngày càng hoàn thiện hơn nữa

Trang 3

Mục Lục

Lời cảm ơn -1

Tóm lược -2

Mục Lục -3

Danh mục từ viết tắt -6

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu -7

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài tài: -7

1.1.1 Thực trạng phát triển của TMĐT hiện nay: -7

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài: -8

1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề: -9

1.2.1 Giới thiệu chung về website www.ecomviet.vn: -9

1.2.2 Hoạt động chủ yếu của website: -9

1.2.3 Quá trình tìm hiểu và lí do chọn đề tài: -9

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu: -10

1.4 Phạm vi nghiên cứu: - 10

1.5 Kết cấu luận văn: - 11

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu -12

2.1 Một số khái niệm cơ bản: - 12

2.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử: -12

2.1.2 Phân biệt Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử: -12

2.1.3 Khái niệm Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử: -12

2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu: -13

2.2.1 Giới thiệu về mô hình kinh doanh: -13

2.2.2 Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh: -14

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu: -15

2.3.1 Mô hình Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ TMĐT của Phần Lan (Finland): -15

2.3.2 Mô hình Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT của Virgnia: -16

2.3.3 Mô hình International Center for Electronic Commerce (ICEC) của Hàn Quốc: -17

2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài: -18

2.4.1 Phân tích mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT nói chung: -18

2.4.2 Mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT của trang web www.ecomviet.vn: -20

Trang 4

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân

tích thực trạng vấn đề nghiên cứu -22

3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu: -22

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: -22

3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: -25

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT: - 26

3.2.1 Tổng quan tình hình: -26

3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài đến việc hoàn thiện mô hình hỗ trợ TMĐT tại Trung tâm: - 29

3.2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong đến việc hoàn thiện mô hình: -32

3.3 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu: -34

3.3.1 Kết quả từ việc phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm: -34

3.3.2 Kết quả thu được từ bảng câu hỏi phỏng vấn: -40

3.3.3 Kết quả thu được từ nguồn dữ liệu thứ cấp: -42

Chương 4: Các kết luận và đề xuất -43

4.1 Các phát hiện và kết luận qua quá trình nghiên cứu: -43

4.1.1 Những kết quả đã đạt được của Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử: -43

4.1.2 Tồn tại, chưa giải quyết: -47

4.1.3 Nguyên nhân: - 48

4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm thực hiện vấn đề: -49

4.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới: -49

4.2.2 Định hướng phát triển của Trung tâm: -49

4.2.3 Phạm vi vấn đề giải quyết: -50

4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển, hoàn thiện mô hình: -50

4.3.1 Đối với Chính phủ: - 50

4.3.2 Đề xuất đối với Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương: - 52

Tài liệu tham khảo -55

Phụ lục 1: Phiếu điều tra ý kiến -56

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn -59

Phụ lục 3: Hệ thống hình vẽ phân tích từ dữ liệu điều tra- -61 sơ cấp bằng phần mềm SPSS -61

Hình 1: Mức độ uy tín của trang web -61

Hình 2: Tần xuất cập nhật thông tin -62

Hình 3: Phương thức các doanh nghiệp biết đến trang web EcomViet -63

Hình 4: Hoạt động xúc tiến điện tử thường được sử dụng -64

Trang 5

Hình 5: Mức độ quan tâm tới việc kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện mô hình -65

Hình 6: Dịch vụ chưa hoàn thiện và cần phát triển -66

Hình 7: Mức độ cần thiết hoàn thiện mô hình -67

Hình 8: Dịch vụ cần bổ sung - 68

Hình 9: Khó khăn khi hoàn thiện mô hình -69

Phụ lục 4: Hệ thống bảng biểu -70

Bảng 1: Các khái niệm thương mại điện tử dưới các góc độ khác nhau -70

Bảng 2: Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh -71

Bảng 3: Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2B -72

Trang 6

Danh mục từ viết tắt

Trang 7

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài tài:

1.1.1 Thực trạng phát triển của TMĐT hiện nay:

Thương mại điện tử đã và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong cácdoanh nghiệp với hiệu quả ngày càng tăng Theo Báo cáo Thương mại điện tử năm

2008, sau khi điều tra 1600 doanh nghiệp trên cả nước, hầu hết các doanh nghiệp

đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau Đầu tư chothương mại điện tử đã được chú trọng và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanhnghiệp

Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc trang bị máy tính, đến nay, hầu như100% doanh nghiệp đều có máy tính Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11-20 máy tínhtăng dần qua các năm và đến năm 2008 đạt trên 20% Tỷ lệ các doanh nghiệp đãxây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007 Đến nay,

có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộngchiếm 98% Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so vớinăm 2007 Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàngtrực tuyến đều tăng nhanh

Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanhnghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu

tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với năm

2007 Trong khi đó, đầu tư cho phần cứng giảm từ 55,5% năm 2007 xuống còn39% vào năm 2008 Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đãbắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mạiđiện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin Doanh thu từ thương mại điện

tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm 75% doanh nghiệp có tỷ trọng

Trang 8

doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008.Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.

Các con số thống kê này cho thấy, đến thời điểm cuối năm 2008 nhiềudoanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương mại điện tửdối với hoạt dộng sản xuất kinh doanh và sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử ởmức cao hơn trong thời gian tới

Ngoài ra, hiện nay các Bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúcđẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ, các tiêu chuẩn chung sử dụng trongthương mại điện tử, đặc biệt là chuẩn trao dổi dữ liệu điện tử (EDI và ebXML)

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài:

Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềmnăng, đang phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanhtruyền thống muốn tham gia vào “sõn chơi” này, vì vậy rất cần có những mô hìnhnhà cung ứng dịch vụ để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại điện tử của cácdoanh nghiệp, nhằm tạo ra một địa chỉ tin cậy, uy tín để bất kể ai quan tâm đếnthương mại điện tử, dù là trong nước hay ở nước ngoài cũng có thể truy cập và tìmkiếm được cho mình những thông tin phong phú, bổ ích và có tính tin cậy cao

Mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT là một mô hình đã được nhiềungười tìm hiểu và nghiên cứu dưới một số hình thức như: các trang thiết kế web,đăng ký tên miền, sàn giao dịch điện tử… nhưng tôi nhận thấy mô hình này vẫnchưa thực sự được nghiên cứu một cách sâu sắc, kỹ càng để có thể áp dụng rộng rãicho các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển mô hình này làrất cần thiết

Trang 9

1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề:

Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) là đơn vị thuộc Cục TMĐT vàCNTT – Bộ Công Thương, có chức năng tư vấn, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệpxây dựng, triển khai, ứng dụng và phát triển TMĐT

Với sứ mệnh hoạt động vì sự phát triển của TMĐT, EcomViet là đơn vị uytín hàng đầu Việt Nam, cung cấp dịch vụ tư vấn và các giải pháp TMĐT trọn góicho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá thông tin sản phẩm tạithị trường trong và ngoài nước thông qua ứng dụng của TMĐT, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế

1.2.2 Hoạt động chủ yếu của website:

- Sàn giao dịch TMĐT B2B hàng đầu Việt Nam

- Đào tạo TMĐT tử cơ bản đến chuyờn sõu

- Tư vấn giải pháp phát triển TMĐT phù hợp với quy mô của từng doanhnghiệp (website, phần mềm, giải pháp, phải triển thương hiệu trên môitrường trực tuyến…)

- Hội thảo chuyên đề, chương trình tuyên truyền, quảng bá và phát triểnTMĐT

- Thông tin thương mại trực tiếp

- E-marketing

- Chữ ký số và chứng thực chữ ký số

- Các dịch vụ thuận lợi hóa thương mại

1.2.3 Quá trình tìm hiểu và lí do chọn đề tài:

Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Trung tâm phát triển TMĐT,Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công thương, tụi đó cú thời gian nghiên cứu về trang

Trang 10

web www.ecomviet.vn và thấy rằng đây là một trang web rất hay Trang web nàynói về nhiều lĩnh vực khác nhau như tụi đó kể đến ở trên Nú cú vai trò rất quantrọng trong việc giới thiệu, cung cấp các dịch vụ của Trung tâm ra bên ngoài chocác doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về thông tin thị trường, chính sách pháp luật

về thương mại điện tử, tin tức, tình hình phát triển của thương mại điện tử…Nhưng tôi nhận thấy rằng dù trang web nhắc đến rất nhiều nội dung nhưng chưathực sự sâu vì thế tụi cú nguyện vọng tập trung đề tài luận văn của mình để nghiêncứu, tìm hiểu những thiếu sót còn tồn tại và phát triển mô hình mà trang web đangxây dựng – mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử - và từ đó đưa

ra hướng giải quyết phù hợp, giúp mô hình ngày càng hoàn thiện hơn nữa

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hóa lí luận

- Điều kiện cần thiết để thực hiện mô hình

- Khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợTMĐT của Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử

- Những vấn đề hạn chế, khó khăn, trở ngại còn tồn tại khi thực hiện mô hìnhnày

- Dự báo xu hướng phát triển của mô hình trong thời gian tới

- Giải pháp hoàn thiện mô hình

Trang 11

1.5 Kết cấu luận văn:

1.5.6 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.5.7 Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình nhà cung ứng

Trang 12

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu

2.1 Một số khái niệm cơ bản:

2.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử:

Theo GS R Kalakota và A Winston, TMĐT được nhìn nhận từ nhiều góc

độ khác nhau như Bảng 1, Phụ lục 4, Trang 69 Và nhìn chung, TMĐT có kháiniệm như sau:

“ Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông quamạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khỏc”

2.1.2 Phân biệt Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử:

Hai khái niệm Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử có sự khác nhaunhất định:

- TMĐT bao gồm các trao đổi thương mại giữa khách hàng – các đối tác –doanh nghiệp VD: Giữa nhà cung ứng – nhà sản xuất; giữa khách hàng – đại diệnbán hàng; giữa nhà cung ứng DV vận tải – nhà phân phối…

- KDĐT được hiểu theo góc độ quản trị kinh doanh là việc ứng dụng côngnghệ thông tin và Internet vào các quy trình, hoạt động của doanh nghiệp

KDĐT bao hàm tất cả các hoạt động TMĐT, ngoài ra, còn liên quan đến cáchoạt động xảy ra bên trong doanh nghiệp, như sản xuất, nghiên cứu phát triển,quản trị sản phẩm, quản trị nguồn nhân lực và sơ sở hạ tầng

2.1.3 Khái niệm Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử:

Gồm 2 dạng thức:

- Dạng thức truyền thống: Là việc hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua cácdịch vụ kinh doanh trực tuyến

Trang 13

- Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng: Cho các doanh nghiệp thuờ cỏc ứng dụngphần mềm trên cơ sở Internet

2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu:

2.2.1 Giới thiệu về mô hình kinh doanh:

- Khái niệm mô hình kinh doanh miêu tả một tầm rộng những mô hình (vềmặt hình thức) do các doanh nghiệp xác định để đại diện các khía cạnh khác nhaucủa doanh nghiệp, như là các quá trình hoạt động, các cấu trúc tổ chức, và những

- Một mô hình kinh doanh liên quan tới 4 khía cạnh cơ bản của doanhnghiệp:

Trang 14

nghiệp Một mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm mục đích khai thác vàtận dụng những đặc trưng riêng có của Internet và Web.

2.2.2 Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh:

Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất cứ lĩnhvực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào tám yếu tố cơ bản là:mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, cơ hội thị trường, môi trường cạnh tranh,chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ chức và đội ngũ quản lí Những yếu tốnày sẽ được giải thích rõ hơn trong Bảng 2, Phụ lục 4, Trang 70

Cấu trúc của một mô hình kinh doanh:

- Mô tả mối quan hệ giữa khách hàng, DN

Trong kinh doanh, khách hàng luôn luôn là nhân vật trọng tâm Do tính chấtcủa DVKT là không tách rời giữa quỏ trỡnh sản xuất và cung cấp dịch vụ, chấtlượng dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào bản thân dịch vụ mà còn phụ thuộc vào bảnthân của khách hàng Vì vậy, một kế hoạch kinh doanh bắt buộc phải xây dựng tậpkhách hàng và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là mối quan hệhai chiều

- Mô tả tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà DN cung cấp

Sản phẩm, dịch vụ là yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh Vì thế, DN phảixác định được các dịch vụ của mỡnh cú những đặc điểm gì, phải mô tả các tớnhnăng, hữu ích của sản dịch vụ mà DN cung ứng cho khách hàng Ví dụ, dịch vụbảo trì, bảo dưỡng bao gồm các hoạt động như lau chùi thiết bị, cài đặt lập trìnhcác chương trình, sữa chữa những hỏng hóc nhỏ có thể sửa chữa được

- Mô tả quá trình kinh doanh để cung cấp và chuyển giao các sản phẩm,dịch vụ cho khách hàng

Đõy chính là việc xác định cỏc kờnh phân phối DN có thể phân phối trựctiếp hoặc qua trung gian, nhưng đối với DVKT, hình thức phân phối trực tiếp làchủ yếu Ngày nay, Internet đang phát triển, nó trở thành một kênh phân phối hiệu

Trang 15

quả Một số DVKT có thể phân phối qua môi trường mạng như dịch vụ tư vấn,hướng dẫn vận hành,…nhưng có một số dịch vụ bắt buộc phải giao tiếp trực tiếp,môi trường mạng chỉ có tính chất hỗ trợ như dịch vụ sữa chữa, lắp đặt, xây dựng

hệ thống, lắp cỏp…

- Mô tả các nguồn lực cần thiết

Nguồn lực để triển khai một mô hình kinh doanh chủ yếu bao gồm hainguồn lực chính là nhân lực và nguồn tài chính Đối với việc cung ứng các DVKT,các nhõn viờn kỹ thuật có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm quyết định phần lớndịch vụ mà DN cung cấp Nguồn tài chính cũng không kém phần quan trọng.Nguồn vốn đầu tư cho nhân viên từ quản lý đến công nhân, nguồn vốn đầu tư cho

cơ sở kỹ thuật, các trang thiết bị cần thiết trong quá trình cung ứng dịch vụ Ngoài

ra, còn phải đầu tư xây dựng cho website

- Mô tả cấu trúc chức năng, chuỗi cung ứng bao gồm nhà cung cấp, các đốitác kinh doanh khác

DVKT chỉ vô hình mang tính chất tương đối, nó sẽ không tồn tại nếu không

có các vật dụng thiết bị liên quan Các nhà cung ứng trang thiết bị, cơ sở vật chất,

…gúp phần tạo nên dịch vụ Các đối tác kinh doanh, các ngân hàng không nhữngtrợ giúp DN giải quyết vấn đề về vốn mà cũn giỳp DN xác định tính khả thi, của kếhoạch kinh doanh

- Mô tả dự đoán về doanh thu

Doanh thu là mục tiêu của bất kỳ DN nào Do đó, việc xây ước lượng doanhthu là rất quan trọng, qua đó DN xác định cách thức để đạt doanh thu, tạo ra lợinhuận và có mức lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

2.3.1 Mô hình Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ TMĐT của Phần Lan (Finland):

- Giới thiệu về E-Finland: Trung tâm dịch vụ TMĐT – Ecommerce Service

Trang 16

được thành lập vào tháng 3 năm 2000, nó được hình thành nhằm hỗ trợ thúc đẩyhình thức giao dịch TMĐT ở trong và ngoài lãnh thổ Phần Lan với mục đích theođuổi, xúc tiến, hỗ trợ phát triển TMĐT ở Phần Lan, ngoài ra nú cũn cung cấp thôngtin về TMĐT đến mọi khách hàng, công ty và các đơn vị đặc biệt quan tâm đếnlĩnh vực TMĐT.

- Các dịch vụ của E-Filand: Trung tâm E-Finland dựa trên nền cơ sở hạ tầngmạng Internet hỗ trợ một số dịch vụ về TMĐT cho các doanh nghiệp và các thànhphần kinh tế đã và đang kinh doanh bằng hình thức TMĐT như sau:

2.3.2 Mô hình Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT của Virgnia:

- Giới thiệu về VECTEC: Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT Virgnia –Virgnia Electronic Commerce Technology Center (www.vectec.org) thành lậptháng 10/1994, là đơn vị chuyên thực hiện việc hỗ trợ đưa ra các giải pháp cho hoạtđộng giao dịch TMĐT Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập nhằm thúcđẩy việc triển khai TMĐT tại Virgnia Nhiệm vụ của VECTEC là thúc đẩy cạnhtranh kinh tế và mở rộng quảng cáo, phát triển và triển khai các hoạt động TMĐT

và thực hiện việc thúc đẩy vùng nông thôn trở thành một khối thịnh vượng chungcủa Virgnia VECTEC là trung tâm có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ công nghệ

Trang 17

TMĐT và thúc đẩy các hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa củaVirgnia.

- Các hoạt động của VECTEC bao gồm một giám đốc và ban cố vấn và trên

20 chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế, phát triển cơ sở dữ liệu, bảo mật vàMarketing Các dịch vụ của VECTEC:

2.3.3 Mô hình International Center for Electronic Commerce (ICEC) của

Hàn Quốc:

-Giới thiệu về ICEC: ICEC (http://icec.net) được thành lập vào ngày5/5/1996 dựa trên ý tưởng của phòng thí nghiệm thương mại điện tử sử dụngInternet tại Viện KAIST với sự đóng góp của Giáo sư, Tiến sĩ Jae Kyu Lee Thờigian đầu khi mới thành lập, ICEC dựa hoàn toàn vào nguồn kinh phí từ KAIST.Sau đó Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cho phép ICEC có con dấu và tài khoảnriêng, đồng thời là tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu công nghệ kỹ thuậtmới và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động về giao dịch TMĐT

- Mục tiêu và dịch vụ của ICEC:

trong TMĐT

doanh nghiệp ở Hàn Quốc

trợ phát triển TMĐT

Trang 18

 Thực hiện tổ chức các cuộc thảo luận quốc tế về TMĐT

TMĐT

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu: Theo phân tích trên, ta có thể

thấy rằng từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình nhà cung ứngdịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, kể cả trong nước cũng như của nước ngoài Các

đề tài của nước ngoài đã được tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiên từ cách đây khỏlõu, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp Riêng đối với Việt Nam, cũng có một vài đề ánnghiên cứu đến mô hình này nhưng chưa thực sự sâu và mang tính chuẩn hóa cao

Vì vậy, tôi mong muốn thông qua khóa luận tốt nghiệp của mỡnh, tụi có thể nghiêncứu về đề tài này sâu hơn nữa, tốt hơn nữa và đưa ra đựơc những đề xuất, kiến nghịphù hợp với tình hình phát triển của thị trường TMĐT trong nước nói chung và

công sức của mình vào sự phát triển chung của TMĐT Việt Nam

2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài:

2.4.1 Phân tích mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT nói chung:

Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (business-to-business hay B2B commerce) là loại hình giao dịch quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trênInternet Theo số liệu điều tra của nhiều tập đoàn dữ liệu lớn, trong khi tổng giá trịgiao dịch thương mại điện tử B2C chỉ đạt khoảng 65 tỉ USD năm 2001, tổng giá trịcác giao dịch thương mại điện tử B2B năm 2001 vào khoảng 470 tỉ USD Theo dựđoán của nhiều chuyên gia thương mại điện tử, tổng giá trị này sẽ tăng lên tới 2,7nghìn tỉ USD năm 2004 và đạt mức 5,4 nghìn tỉ USD vào năm 2006 Các loại môhình kinh doanh chủ yếu trong thương mại B2C được mô tả trong Bảng 3, Phụ lục

e-4, Trang 71 và trong đề tài này, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về Nhà cung cấp

Trang 19

dịch vụ B2B, cụ thể là nghiên cứu về mô hình cung ứng dịch vụ hỗ trợ thương mại

về phần Nhà cung cấp dịch vụ:

Hoạt động kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ B2B có nhiều điểmtương tự hoạt động của các nhà phân phối điện tử nhưng sản phẩm mà họ cung cấpcho các doanh nghiệp khác là dịch vụ kinh doanh, không phải là các hàng hoá hữuhình Các dịch vụ này hoàn toàn tương tự các dịch vụ kinh doanh mà các nhà phânphối dịch vụ B2B truyền thống (với các hoạt động kinh doanh ngoại tuyến) cungcấp như dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ tài chính, quản trị nguồn nhân lực,dịch vụ xuất bản, in ấn Một trong số các nhà cung cấp dịch vụ B2B điển hình đó

là những người cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider) gọi tắt

là các ASP ASP là công ty chuyên bán các ứng dụng phần mềm trên cơ sở Internetcho các công ty khác, như các hệ thống tự động hoá bán hàng chẳng hạn

Để tồn tại và phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ B2B thu từ khách hàngcác khoản phí giao dịch, các khoản phí dựa trên số lượng các trạm làm việc có sửdụng dịch vụ hoặc các khoản phí đăng ký sử dụng hàng năm Tuy nhiên, cũnggiống như nhiều mô hình kinh doanh khác, yếu tố cơ bản quyết định sự thành côngcủa các nhà cung cấp dịch vụ B2B là khả năng thu hút khách hàng Vì vậy, cácdịch vụ được thực hiện thường có hàm lượng tri thức cao và do đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm cung cấp Đây cũng chính là cơ sở cho mục tiêugiá trị của các nhà cung cấp dịch vụ B2B nói chung và các ASP nói riêng

Đối với mỗi doanh nghiệp, để có thể xây dựng một hệ thống phần mềm quản

lý riêng của mình là điều rất khó thực hiện Mỗi một hệ thống, chẳng hạn như hệthống quản lý hoạt động bán hàng, thường được thiết kế khá phức tạp và có chi phírất lớn vượt quá khả năng hoặc không kinh tế đối với mỗi doanh nghiệp Bản thâncác nhà cung cấp dịch vụ B2B, khi xây dựng các hệ thống dịch vụ này, cũng phảiđầu tư rất nhiều tiền và tất nhiên giá dịch vụ sẽ vô cùng lớn nếu chỉ cung cấp cho

Trang 20

một khách hàng duy nhất Nhưng chi phí này sẽ giảm dần nếu có nhiều khách hàngmua hay đăng ký sử dụng dịch vụ Các nhà kinh tế gọi đây là tính kinh tế qui mô(scale economies) Tính kinh tế qui mô phát sinh khi một hệ thống sản xuất có chiphí cố định cao (chẳng hạn như một nhà máy hay một hệ thống phần mềm) hoạtđộng với công suất tối đa và không có thời gian chết Đối với các hệ thống phầnmềm, chi phí cận biên đối với một bản sao số hoá của một chương trình phần mềmgần như bằng không, và như vậy nếu các nhà cung cấp dịch vụ có thể tìm thêmmột khách hàng mua chương trình phần mềm của mình, họ sẽ có khả năng thuđược một khoản siêu lợi nhuận Song đối với khách hàng, việc chi một khoản tiềnphí để sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ B2B vẫn kinh tế và khả thi hơnnhiều so với việc phải bỏ tiền đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ riêng của mình vàchắc chắn mô hình kinh doanh này sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển củathương mại điện tử.

2.4.2 Mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT của trang web

www.ecomviet.vn :

dựa trên mô hình cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT như: sàn giao dịchTMĐT, đào tạo TMĐT, tư vấn giải pháp phát triển TMĐT, thông tin thương mạitrực tuyến, các dịch vụ thuận lợi hóa thương mại…

Để giỳp cỏc doanh nghiệp TMĐT phát triển hơn nữa cả về chất lượng và sốlượng, Bộ Công thương đã xây dựng trang web này nhằm tăng cường thuận lợi,giảm thiểu trở ngại cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường TMĐT, đồngthời cung cấp hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của họ

Việc hoàn thiện mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT thông qua

Trang 21

trong việc phát triển TMĐT, đồng thời phù hợp với thực tế tại Việt Nam với cácmục tiêu sau:

- Xây dựng cổng giao dịch TMĐT của Việt Nam với các nước trên thế giới

- Thu thập ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về chủtrương, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tưTMĐT của Việt Nam, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanhnghiệp

- Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến thương mại điện tửtrong và ngoài nước

- Đào tạo nguồn nhân lực TMĐT cho các DN

- Triển khai các chiến lược, giải pháp, dự án và chương trình xúc tiếnTMĐT

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin TMĐT của Việt Nam

- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp giải pháp về kỹ thuật và công nghệ, tưvấn pháp lý về TMĐT

Hiện nay, trang web rất được quan tâm và đang phát triển rất mạnh mẽ, cácdoanh nghiệp có thể tự do tham gia, đăng ký và được hưởng nhiều thuận lợi, ưuđãi Hi vọng rằng trong thời gian tới, trang web sẽ ngày một phát triển hơn, manglại nhiều tiện ích hơn cho các doanh nghiệp và hỗ trợ cho các hoạt động TMĐTcủa họ được nhiều hơn nữa

Trang 22

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân

tích thực trạng vấn đề nghiên cứu3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu:

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

* Phương pháp sử dụng phiếu điều tra:

- Là phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất khi thu thập dữ liệu sơ cấp.Theo nghĩa rộng, phiếu điều tra là hàng loạt câu hỏi mà người được hỏi cần phảitrả lời Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt của nhiềungười về vấn đề nghiên cứu

- Nội dung: Trong quá trình soạn thảo câu hỏi, người viết luận văn lựa chọnmột cách cẩn thận các câu hỏi cần đặt ra, lựa chọn hình thức những câu hỏi đó,cách diễn đạt và logic của chúng Câu hỏi đặt ra có liên quan trực tiếp đến vấn đề

“mụ hỡnh nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ Thương mại điện tử thông qua trang webEcomViet”

- Cách thức tiến hành: Xây dựng bảng điều tra gồm 10 câu hỏi, xác địnhmẫu điều tra gồm 20 người là nhân viên của Trung tâm phát triển TMĐT và phátphiều điều tra rồi thu lại

+ Số phiếu điều tra phát ra: 20 phiếu

+ Số phiếu điều tra thu về : 20 phiếu

+ Số phiếu điều tra hợp lệ : 20 phiếu

- Ưu nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm: người viết luận văn thu thập được những thông tin, dữ liệu sơcấp về vấn đề cần nghiên cứu từ những người có liên quan trực tiếp đến Trung tâm

Trang 23

+ Nhược điểm:

- Mục đích áp dụng: người viết luận văn sử dụng các bảng câu hỏi đã đượctrả lời để đánh giá thực trạng cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT của trang web và đưa

ra giải pháp phát triển phù hợp

* Phương pháp phỏng vấn:

- Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏngvấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức, thái độcủa cá nhân họ với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi Đây là hình thức điều tra cánhân – cá nhân

- Nội dung: Trong quá trình phỏng vấn, người viết luận văn đặt ra các câuhỏi cần thiết, có liên quan trực tiếp đến mô hình nghiên cứu

- Cách thức tiến hành: Người viết luận văn xõy dựng bảng câu hỏi mở gồm 5câu hỏi và tiến hành phỏng vấn ông Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục Thươngmại điện tử và Công nghệ thông tin, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Phát triểnThương mại điện tử

- Ưu nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm:

việc phát triển mô hình một cách rõ ràng

bình đẳng, cởi mở

+ Nhược điểm:

Trang 24

 Việc phân tích tốn nhiều thời gian

- Mục đích nghiên cứu: do phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu điều trakhông thể trả lời một cách đầy đủ, rõ ràng về vấn đề cần nghiên cứu nên phải sửdụng thêm phương pháp này nhằm thu được những câu trả lời xác đáng hơn Sửdụng kết quả phỏng vấn để nghiên cứu đề tài được rõ ràng và sâu hơn

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được thu thập cho một mục đích nào

đó, đã có sẵn ở đâu đó và có thể sử dụng được cho quá trình nghiên cứu

- Ưu nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm:

+ Nhược điểm:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn sau:

- Nguồn tài liệu bên trong:

+ Văn bản giới thiệu về Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử

- Nguồn tài liệu bên ngoài:

+ Các công trình khoa học đã thực hiện

3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:

* Phương pháp định lượng:

Trang 25

Chọn phần mềm để phân tích số liệu: Đồng thời với quá trình thiết kế mẫu,bảng câu hỏi và việc thu thập câu trả lời thì một điều quan trọng là phải xem xétviệc sử dụng phần mềm nào hiệu quả cho việc xử lý số liệu thống kê Việc chọnlựa phần mềm chuyên dụng sẽ giúp giảm thời gian xử lý số liệu, tăng độ chính xáccủa các phân tích phức tạp và tiết kiệm chi phí không cần thiết Có rất nhiều loạiphần mềm xử lý thống kê hiện nay, nhưng phổ biến và dễ sử dụng nhất vẫn là phầnmềm SPSS, vì vậy trong nghiên cứu này, tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý sốliệu thu thập được.

* Phương pháp định tính:

- Phương pháp quy nạp: Từ nhiều dịch vụ hỗ trợ mà EcomViet đã cung cấpcho các doanh nghiệp, nhận thấy còn tồn tại nhiều vướng mắc và thiết sót nênngười viết đi sâu nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để phát triển các dịch vụnày ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệpTMĐT

- Phương pháp diễn dịch: Dựa vào hoạt động của websitewww.ecomviet.com nói riêng và những tài liệu, giáo trình, bài giảng, chuyên đềnghiên cứu nói chung về lĩnh vực TMĐT để làm sáng tỏ từng luận điểm, từng loạihình dịch vụ mà trang web cần bổ sung và phát triển

- Phương pháp tổng hợp: đây là phương pháp cơ bản, được sử dụng xuyênsuốt trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khácnhau, đảm bảo một nội dung phong phú, đa dạng và thống nhất về mặt khoa học

3.2 Đỏnh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến

việc phát triển mô hình nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT:

3.2.1 Tổng quan tình hình:

* Thực trạng chung:

Đề án phát triển TMĐT tại Tp HCM:

Trang 26

Trong đề án này, Sở Bưu chính – Viễn thông thành phố đã đưa ra chươngtrình phát triển công nghệ thông tin và truyền thông bằng việc triển khai, cung cấpdịch vụ công hỗ trợ thương mại điện tử.

Với mục tiêu thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấychứng nhận đầu tư, giấy thành lập văn phòng đại diện, cấp phép kinh doanh cácsản phẩm dịch vụ có điều kiện, cũng như tạo điều kiện để 100% doanh nghiệp thựchiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thủ tục hải quan và liên thông kết nỗi các sởngành, hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp tiến tới một cửa giải quyết hồ

sơ hành chính qua mạng

Tp HCM tập trung đẩy mạnh việc phát triển các chương trình như: phát triểnChính phủ điện tử, khai thuế qua mạng, Hải quan điện tử, xây dựng Trung tâmchứng thực điện tử và triển khai thực hiện chữ ký số

Bằng việc tập trung xây dựng và nâng cấp kiến trúc công nghệ thông tintruyền thông của toàn Tp, Sở sẽ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng và đẩymạnh việc ứng dụng TMĐT trong các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công để

hỗ trợ TMĐT và hoàn thành xây dựng hệ thống “một cửa điện tử” cung cấp thôngtin về tình trạng hồ sơ và tiến tới “một cửa điện tử” giải quyết hồ sơ hành chính

Đối với chương trình Hải quan điện tử, chương trình này do Cục Hải quanchủ trì thực hiện Theo lộ trình nội dung từ nay đến năm 2010, Cục Hải quan sẽxây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công tác mở rộng thủ tụcHải quan điện tử đối với các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu và đối tượng doanhnghiệp tham gia

Đồng thời mở rộng đối tượng tham gia thủ tục Hải quan Điện tử cho tất cảcác doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và triển khai dự án World Bank về hiệnđại hóa Hải quan Việt Nam, đến năm 2010 đạt trình độ quản lý hải quan hiện đại

Đề án đưa dịch vụ cụng lờn mạng:

Trang 27

Cơ quan hành chính nhà nước sẽ chuyển dần sang môi trường làm việc điện

tử, thay cho “hành chính giấy tờ” lâu nay

Đây là nội dung chính trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tronghoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 (Quyết định số 48/2009/QĐTTg), vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt

Kế hoạch này nhằm hướng đến xây dựng môi trường làm việc điện tử giữacác cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tạo thối quan làm việc của cán bộ,công chức trên môi trường mạn và hệ thống thông tin trợ giúp, thay thế văn bảngiấy

Theo kế hoạch này, phấn đấu đến năm 2015, Nhà nước sẽ cung cấp hầu hếtcác dịch vụ công cơ bản ở dạng trực tuyến, cho phép người dân và doanh nghiệp

có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch

vụ qua mạng

Trong vấn đề nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhànước, mục tiêu đến hết năm 2010, bảo đảm trung bình là 60% các thông tin chỉđạo, điều hành của lãnh đạo cấp Bộ, cấp tỉnh được đưa lên cổng thông tin điện tửhoặc trang thông tin điện tử

Đồng thời sẽ nâng tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức tại các Bộ, UBNDthành phố trực thuộc Trung ương sử dụng thư điện tử cho công việc lên 80%;UBND cấp tỉnh là 60%, trong đó các tỉnh miền núi là 30%; và giảm thiểu việc sửdụng giấy tờ, nhằm khuyến khích cán bộ, công chức khai thác thông tin trên mạngphục vụ công tác

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ người dân và doanh nghiệp,đến năm 2010 bảo đảm 100% các cơ quan cấp bộ, các UBND cấp tỉnh có cổngthông tin điện tử và 80% các trang này cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cho phépngười sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy, hoặcđiền vào các mẫu đơn

Trang 28

Trong giai đoạn 2009-2010, ưu tiên triển khai cỏc nhúm dịch vụ công trựctuyến, gồm: cấp giấy đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư; giấy phép thànhlập chi nhánh, văn phòng đại diện; giấy phép xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạtđộng xây dựng; chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; giấy đăng ký

ô tô, xe máy; đăng ký tạm vắng, tạm trú; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giấy đăng kýhành nghề y dược và cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù

Ngoài ra, kế hoạch cũng thực hiện lộ trình từng bước xây dựng mạng truyền

số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước; xây dựng và nâng cấp các mạngLAN và mạng diện rộng của các cơ quan nhà nước Từ đó phân tích, đánh giá choviệc lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ thông tin điển hình cấp huyện để phổ

* Thực trạng tại doanh nghiệp:

Hiện nay, Trung tâm phát triển TMĐT đang tiến hành một số hoạt động kinhdoanh chính như sau:

Với những hoạt động kinh doanh phong phú, đa dạng như trên, Trung tâmPhát triển Thương mại điện tử đã đạt được những kết quả nhất định và cung ứngnhiều dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả

3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài đến việc hoàn thiện

mô hình hỗ trợ TMĐT tại Trung tâm:

* Cơ sở hạ tầng công nghệ cho TMĐT tại Việt Nam:

Trang 29

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đã quan tâm và triển khaiứng dụng TMĐT ở những mức độ khác nhau, đầu tư cho TMĐT đã được chú trọng

và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp Đõy chớnh là một điểm sáng lớnnhất đối với sự phát triển của TMĐT Việt Nam Tuy nhiên, đồng thời với việc cácdoanh nghiệp ngày một quan tâm và triển khai rộng rãi TMĐT thì cũng đặt ra mộtyêu cầu, thách thức đối với các nhà quản lý đó là phải tạo được những điều kiệnthuận lợi, tạo được một sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia ĐểTMĐT ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi hơn thì những mô hình nhàcung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT cần phải được quan tâm hơn nữa

Hạ tầng công nghệ tại Việt Nam đang ngày càng được đầu tư nhiều hơn vàphát triển rất nhanh chóng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: tốc độ đườngtruyền còn chậm, chưa ổn định, công nghệ phát triển phần cứng và phần mềm choứng dụng TMĐT còn yếu kém, chi phí tương đối cao… điều này ảnh hưởng rất lớntới việc triển khai ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp vì vậy rất cần có những

mô hình như EcomViet để giúp doanh nghiệp tiếp cận với TMĐT và phát triểnhoạt động của mình

* Hệ thống cơ sở pháp lý:

Môi trường pháp lí cho thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện nhờ mộtloạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và LuậtCông nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007 Ngay trong quý I năm 2007,Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba nghị định quan trọng, đó là Nghị định số26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ kí số vàDịch vụ chứng thực chữ kí số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tửtrong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử tronghoạt động ngân hàng Đầu quý II Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ

Trang 30

thông tin và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin tronghoạt động của cơ quan nhà nước.

Ngày 16/01/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại điện tử diễn ra trong một không gian kinh tế khácbiệt so với các phương thức kinh doanh truyền thống Những hành vi gian lậnthương mại và cạnh tranh không lành mạnh về thương mại điện tử cũng được thựchiện theo nhiều phương thức mới mẻ và tinh vi, do đó khó áp dụng các chế tàitruyền thống khi xử lí Doanh nghiệp và người dân tham gia thương mại điện tử sẽphải đối mặt với một số rủi ro đặc thù của môi trường mạng khi thiếu những kiếnthức về các ứng dụng công nghệ cao Do vậy, việc quy định và triển khai các biệnpháp hiệu quả để ngăn ngừa những rủi ro này là một khía cạnh quan trọng của hoạtđộng tổ chức, thực thi pháp luật, nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnhcho thương mại điện tử phát triển bền vững tại Việt Nam

Cho đến thời gian gần đây, khái niệm bảo vệ thông tin cá nhân và quyềnriêng tư về thông tin cá nhân trên môi trường điện tử vẫn còn là một vấn đề mới

mẻ tại Việt Nam Hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn thiếu những quy định, chếtài cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng Việt Nam vẫn chưa cómột văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ

dữ liệu cá nhân một cách hệ thống Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập và sựphát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trongtất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã ngàycàng nhận thức rõ và quan tâm hơn đến vấn đề quan trọng này Điều này được thểhiện trong các chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật được ban hànhtrong thời gian gần đây

*Hệ thống thanh toán trực tuyến:

Trang 31

Ngày 8 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thứcđưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II Hiệnnay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đẩy mạnh công tác kết nạp thành viênmới, mở rộng phạm vi hoạt động của Hệ thống Dự kiến trong Quý 2 năm 2009,

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II sẽ được phủ sóng toànquốc Khi hoàn thiện, Hệ thống có khả năng xử l,2 triệu giao dịch thanh toỏn/ngày,góp phần quan trọng trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động thanhtoán, chu chuyển vốn của nền kinh tế

Dịch vụ thanh toán thẻ cũng có một năm phát triển tích cực Đến hết năm

2008, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng46% so với năm 2007 Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt trên24.000 chiếc Hệ thống thanh toán của hai liên minh thẻ lớn nhất cả nước làBanknetvn và Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối liênthông

Việc xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến là rất quan trọng đối với sự pháttriển của thương mại điện tử Thanh toán trực tuyến đem lại sự tiện lợi cho kháchhàng cũng như doanh nghiệp trong các giao dịch điện tử vì vậy việc có một hệthống thanh toán hoàn thiện và đáng tin cậy tại Việt Nam là một nhu cầu hết sức tấtyếu

Trang 32

mua qua mạng Kết quả kinh doanh của các website bán hàng điện tử cho thấy tâm

lý lo ngại và sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng đối với hình thức bán hàng quamạng đã được giảm bớt, thay vào đó là sự quan tâm và sẵn sàng hơn khi tham giamua hàng trực tuyến Hoạt động bán hàng điện tử qua mạng trong năm 2008 đó cúnhững bước phát triển nhất định Kết quả đó có được là do hai nguyên nhân chính

là người tiêu dùng đã tin tưởng hơn vào việc bán hàng điện tử trực tuyến và cácdoanh nghiệp đã chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của website bằng nhữngchính sách cụ thể để thu hút người tiêu dùng tham gia mua hàng trực tuyến

3.2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong đến việc hoàn thiện mô

Trang 33

II Phân loại theo ngành nghề

Nhận xét: Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử có một nguồn nhân lực

khá dồi dào và có trình độ cao, điều này cũng được chứng tỏ phần nào thông quanhững kết quả hoạt động mà Trung tâm đã đạt được Tuy nhiên, trong số cán bộcủa Trung tâm thì chưa có một cán bộ nào được đào tạo chuyên sâu về chuyênngành Thương mại điện tử, đây là một thiếu sót rất lớn và cần được bổ sung vì điềunày ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hơn nữa mô hình

Trang 34

* Hệ thống công nghệ thông tin:

Mỗi nhân viên có một máy tính cá nhân, trong toàn Cục Thương mại điện tử

và Công nghệ thông tin có khoảng 80 máy tính

Các phần mềm được sử dụng chủ yếu:

Nhận xét: Hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung tâm được đầu tư rất lớn và

được trang bị rất đầy đủ, tạo điều kiện tốt cho việc hoàn thiện mô hình Tuy nhiên,cần đầu tư và nâng cấp thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu phát triển mô hình

3.3 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu:

3.3.1 Kết quả từ việc phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm:

* Mức độ uy tín của EcomViet:

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Rat uy tin 11 55.0 55.0 55.0

Kết quả trên cho thấy: hầu hết mọi người đều cho rằng EcomViet là mộttrang web uy tín trong việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử cho cácdoanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn 15% cho rằng mức độ uy tín của trang web này

Trang 35

chỉ là bình thường, vì vậy, rất cần có những giải pháp để phát triển trang web đểcho nó trở thành một trang web thực sự uy tín.

* Tần xuất cập nhật thông tin của EcomViet:

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Hang gio 1 5.0 5.0 5.0

Hang ngay 17 85.0 85.0 90.0

Hang tuan 2 10.0 10.0 100.0

Total 20 100.0 100.0

Kết quả điều tra về tần xuất cập nhật thông tin của trang web là như sau:

Như vậy, trang EcomViet thường xuyên được cập nhật những thông tin mới,

hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm những thông tin đáng tin cậy trong lĩnhvực Thương mại điện tử, nhưng vẫn có 10% cho rằng trang web chưa thực sự đượccập nhật hàng ngày, hàng giờ mà chỉ là hàng tuần, như vậy là công tác cập nhậtthông tin của website vẫn còn đôi khi chưa thực sự được quan tâm

* Phương thức các doanh nghiệp biết đến trang web:

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Email 2 10.0 10.0 10.0

Website 7 35.0 35.0 45.0

Dien thoai 3 15.0 15.0 60.0

Fax 3 15.0 15.0 75.0

Giao tiep truc tiep 3 15.0 15.0 90.0

Phuong thuc khac 2 10.0 10.0 100.0

Total 20 100.0 100.0

Phương thức mà các doanh nghiệp biết đến EcomViet được thể hiện nhưsau:

Trang 36

 15% cho rằng các doanh nghiệp biết đến EcomViet thông qua điệnthoại

tiếp trực tiếp

phương thức khác35% cho rằng EcomViet được các doanh nghiệp biết đến thông qua website,như vậy có thể thấy website đã được quảng bá khá hiệu quả, bằng nhiều phươngthức khác nhau và bước đầu đã đạt những hiệu quả nhất định

* Hoạt động xúc tiến điện tử thường được sử dụng để quảng bá cho EcomViet:

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid Quang cao truc tiep 4 20.0 20.0 20.0

Marketing dien tu 4 20.0 20.0 40.0

PR dien tu 3 15.0 15.0 55.0

Tat ca phuong an tren 9 45.0 45.0 100.0

Total 20 100.0 100.0

Những hoạt động xúc tiến điện tử thường được dùng để quảng bá trang web:

tiếp

tử trực tiếp

Hầu hết mọi người đều cho rằng hoạt động xúc tiến của EcomViet được thựchiện bằng tất cả các phương thức như: quảng cáo trực tiếp, marketing điện tử trựctiếp, PR điện tử Qua đây ta có thể thấy rằng công tác xúc tiến cho website đã đượcquan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, mang lại kết quả như ngàyhôm nay cho EcomViet là nhờ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ,

Ngày đăng: 28/04/2015, 15:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng Thương mại điện tử căn bản, Trần Hoài Nam, Khoa Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại Khác
2. Báo cáo Thương mại điện tử 2008, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương Khác
3. Lý thuyết Mô hình kinh doanh, Kenneth C. Laudon & Carol Guercia Traver 4. Đề tài KC.01-05-03, Hội Tin học Viễn thông Hà Nội Khác
5. Bản Giới thiệu dịch vụ, Phòng Dịch vụ, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử Khác
6. Hồ sơ năng lực EcomViet 7. Bản Giới thiệu ECVN 8. Các website:- Website của Trung tâm phát triển Thương mại điện tử Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w