1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đến năm 2015

33 449 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 242 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm nhằm bảo đảm an sinh xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa; Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời và hoạt động vì mục tiêu đó. Tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế đã mang lại cho nước ta nhiều thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức . Trước tình hình đó, toàn Đảng, toàn dân phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, quá trình phát triển đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội phải ổn định lâu dài, phục vụ thiết thực, hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm của quốc gia. Hiểu được đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đến năm 2015” làm tiểu luận tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính, qua khảo sát thực trạng hoạt động và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang trong những năm tới. 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng và hoạt động tín dụng: 1.1.1. Khái niệm ngân hàng: - Ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hàng hợp tác và các loại ngân hàng khác. - Ngân hàng chính sách: Là ngân hàng được lập ra để phục vụ một hoặc một số chính sách của nhà nước. Loại ngân hàng này được tạo vốn dưới hình thức đặc thù để cho vay ưu đãi hoặc tạo vốn bình thường trên thị trường để cho vay ưu đãi nhưng được nhà nước bù phần chênh lệch lãi suất. - Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2. Bản chất, chức năng, vai trò và nguyên tắc của tín dụng: - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung sau: có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng; sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn; sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Nếu thiếu một trong các nội dung vừa nêu thì không còn là quan hệ tín dụng. - Bản chất của tín dụng: Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc lẫn lợi tức. 2 - Chức năng của tín dụng: tín dụng có hai chức năng: phân phối lại vốn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. - Vai trò của tín dụng: + Góp phần giảm số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòng quay của vốn; tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và khắc phục lạm phát tiền tệ. + Thông qua cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, tín dụng góp phần tăng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo khả năng và khuyến khích đầu tư vào các công trình lớn, các ngành, lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với quốc kế dân sinh, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. + Thông qua cho vay vốn tiêu dùng, tín dụng góp phần hỗ trợ vốn cho cư dân cải thiện đời sống. + Góp phần thúc đẩy giao lưu tiền tệ giữa nước ta và các nước khác trên thế giới và trong khu vực. - Nguyên tắc của tín dụng: Cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho ngân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Muốn vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng phải lành mạnh và có hiệu quả. Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau: + Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. + Người vay phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. 1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: 1.2.1. Chủ trương của Đảng : 3 1.2.1.1. Đại hội lần thứ XI của Đảng chủ trương: Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường…. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; Phát huy vai trò chủ động điều hành chính sách, quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế; tiếp tục cổ phần hoá và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại; áp dụng các thông lệ và chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển an toàn, bền vững của các ngân hàng trong nước. Hoàn thiện thể chế bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch của thị trường; chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường, làm cho thị trường này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; …( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam, trang 109, 211, 212) 1.2.1.2. Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX xác định: … tạo điều kiện phát triển đồng bộ và quản lý, khai thác có hiệu quả các ngành dịch vụ tài chính – tín dụng … nhằm tạo giá trị gia tăng cao. … ( ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐB Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, trang 77 ) 4 1.2.1.3. Nghị quyết Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội lần thứ II xác định: Quán triệt quan điểm Đại hội XI của Đảng, quan điểm Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX, Nghị quyết Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội lần thứ II xác định: Tiếp tục phấn đấu 100% người nghèo và đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp các cận các sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp; tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 10% - 15%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%, nợ rủi ro bất khả kháng được xử lý kịp thời theo quy định; phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của Hội, đoàn thể nhằm hoàn thành các chỉ tiêu về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới; 100% chi bộ trực thuộc đạt Trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. 1.2.2. Chủ trương của Nhà nước (theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ): Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn không phải thế chấp tài sản (trừ các tổ chức kinh tế) và được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ thực hiện các nghiệp vụ tín dụng làm công cụ thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Đây là chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ cho nông dân phát triển và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác ở nông thôn với quy mô nhỏ, nhằm tháo gỡ 5 những khó khăn vướng mắc trong việc cho vay, trả nợ. Chính phủ đã cho phép Ngân hàng chính sách xã hội cho vay không thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất. Mục tiêu chính là cung ứng vốn đầy đủ cho những hộ nghèo có nhu cầu sản xuất thật sự, có điều kiện phát triển kinh tế ở nông thôn. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây ngành ngân hàng nói chung, Ngân hàng chính sách xã hội nói riêng cũng đã chủ trương đa dạng các hình thức huy động vốn và đầu tư tín dụng vào các thành phần kinh tế, không chỉ riêng lĩnh vực nông nghiệp mà còn đầu tư vào các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đầu tư phát triển toàn diện thực hiện chính sách tín dụng nhằm để phục các chính sách an sinh xã hội. 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012. 2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh An Giang có ảnh hưởng đến hoạt động tính dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội của tỉnh. 2.1.1. Đặc điểm về vị trí, địa lý, tự nhiên: An Giang là vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, có đường biên giới đất liền dài gần 100 km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, diện tích tự nhiên là 3.537 km 2 . Tỉnh An Giang có 02 thành phố, 01 thị xã, 08 huyện và 156 xã phường, thị trấn. Tổng dân số của tỉnh là 2,2 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm 30,4% và nông thôn chiếm 69,6%; thế mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, gạo, thủy sản và thương mại biên giới. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế: Đã khai thác được thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân 10,3%/năm; thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 2 ở Đồng bằng Sông Cửu Long; năng suất lúa vựt trội hơn hẳn các địa phương khác, sản lượng lúa trong nhóm dẫn đầu cả nước (3.844 nghìn tấn/năm); sản lương thủy sản nuôi trồng luôn ở mức cao (295,2 nghìn tấn/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, con cá và cây lúa tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực. Doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới, sắp xếp và hoạt động ngày càng hiệu quả; kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại được củng cố, nâng chất. 7 2.1.3. Đặc điểm về xã hội: Tỉnh có 04 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer đang sinh sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Dân tộc thiểu số có 26.214 hộ, với 118.798 người, chiếm 5,2% tổng dân số toàn tỉnh, trong đó dân tộc Khmer và Chăm chậm phát triển. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế An Giang có nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, dịch bệnh, lũ lụt kéo dài nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp đã giúp kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển và ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm, kết quả giảm nghèo như sau: năm 2007 có 49.198 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,79%; năm 2008 có 34.536 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,20%; năm 2009 có 30.388 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,81%; năm 2010 có 18.756 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,59%; năm 2011 có 47.979 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,16%; năm 2012 có 41.281 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,84%. Huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Tri Tôn 20,77%, với 6.796 hộ; toàn tỉnh có 35 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên. Nguyên nhân dẫn đến nghèo khó là: không có việc làm; không có đất, thiếu phương tiện sản xuất; có nghề nhưng thiếu vốn; đông con; đau ốm, thiên tai; một số hộ cho là tại số phận, định mệnh, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên. 2.1.4. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 8 bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có các Ban đại diện Hội đồng quản trị ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay. Hiện nay đang thực hiện ủy thác cho vay qua 04 tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Nằm trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang được thành lập theo quyết định số 76/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội và chính thức đi vào hoạt động ngày 09/5/2003. Từ khi thành lập và hoạt động đến nay Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang luôn được sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Tổ chức bộ máy của Chi nhánh gồm: Ban Giám đốc, 05 Phòng nghiệp vụ tại tỉnh và 10 Phòng giao dịch huyện, thị xã, thành phố. Tổng số lao động của Chi nhánh là 126 người: Biên chế 113 người, Hợp đồng khoán gọn trọn gói 13 người, trong đó: - Về giới tính: có 61 nam, 65 nữ; tuổi đời cao nhất: 53 tuổi, tuổi đời thấp nhất 23 tuổi, tuổi đời bình quân: 38 tuổi. - Về trình độ (không tính Hợp đồng khoán gọn): Đại học 102 người chiếm 90,26%/tổng số biên chế, Cao đẳng 03 người chiếm 2,65%/tổng số biên chế, Trung học: 08 người chiếm 7,09%/tổng số biên chế. Cán bộ đúng chuyên ngành: 29 người chiếm 25,66%/tổng số biên chế; cán bộ có chuyên ngành tương đương và ngành khác 84 người chiếm 74,34%/tổng số biên chế. 9 2.2. Những kết quả và nguyên nhân dẫn đến đạt được kết quả trong hoạt động tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang từ năm 2010 đến năm 2012. 2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang: 2.2.1.1.Về hoạt động tín dụng: Từ năm 2010 đến năm 2012 qua ba năm , hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh An Giang đều mang lại hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo có thu nhập, thực hiên chính sách an sinh xã hội, thu lãi chiếm trên 98% trong tổng thu, còn lại là thu dịch vụ ngoài tín dụng và thu khác . 2.2.1.2. Về tình hình nguồn vốn hoạt động: Tổng nguồn vốn hoạt động đến 31/12/2012 là 1.792.940 triệu, tăng 9,79% (+159.884 triệu đồng) so năm 2011, tăng 27,66% (+388.505 triệu đồng) so năm 2010. Trong đó: - Nguồn vốn cân đối từ Trung ương tăng 9,72% (+149.614 triệu đồng) so với năm 2011; - Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 124,11% (+7.176 triệu đồng) so với năm 2011; - Nguồn vốn tài trợ, ủy thác tại địa phương tăng 3,48% (+3.094 triệu đồng) so với năm 2011. Với cơ cấu thể hiện ở bảng số 1 như sau : 10 [...]... trả nợ cho ngân hàng 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang từ năm 2010 đến năm 2012 2 Giáo trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính 3 Nghị quyết Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang lần thứ II 4 Phương hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang năm 2011 - 2015 5 Văn kiện Đại hội đại biểu của... Kết luận: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang là một yêu cầu thiết thực, cấp bách và đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cấp ủy, chính quyền, Hội đoàn thể các cấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò chủ động Mặc dù công tác tín dụng trong thời gian qua đã đạt được nhưng kết quả nhất định nhưng chất lượng còn... nhánh Ngân hàng Chính sách xã tỉnh An Giang từ năm 2010 đến năm 2012 15 2.3.1.Những hạn chế trong hoạt động tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã tỉnh An Giang: 2.3.1.1.Về chất lượng tín dụng: Đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 1.785.334 triệu đồng, trong đó tổng nợ quá hạn là 80.303 triệu đồng, chi m 4,5% trong tổng dư nợ, tăng 23.029 triệu đồng đồng so với năm 2011 và chi m... tỉnh An Giang yếu kém là do: công tác bình xét cho vay trước đây chưa đúng đối tượng và quy trình bình xét; công tác quản lý, điều hành từ tỉnh đến huyện, xã lỏng lẻo Những tồn tại trên là một thánh thức lớn cho cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên chi nhánh 22 CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015. .. Thu ngoài tín dụng II Tổng chi III Lợi nhuận 36.326 17.077 48.821 23.001 ( nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang năm 2012, 2011, 2010) Qua bảng số 3 cho thấy số liệu kết quả tài chính trên từ 2010 đến năm 2012 cho ta thấy chênh lệch thu chi của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh An Giang qua các năm tăng: năm 2011 tăng 34,7% (+ 5.924 triệu đồng) so năm 2010, năm 2012... có giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng tại địa bàn xã Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phải làm tốt việc giúp cho Uỷ ban nhân dân xã giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến các khóm, ấp Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Trưởng ấp đại diện cho chính quyền cơ sở giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại. .. tốt trên 60% và không có Tổ yếu kém 23 3.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015 3.2.1 Giải pháp về thực hiện quy trình cho vay: - Hộ vay vốn phải được bình xét tại cuộc họp Tổ và có sự giám sát ngay từ khâu bình xét này của Hội đoàn thể cấp xã hoặc Trưởng ấp - Hội đoàn thể hướng dẫn tổ chức họp tổ để kết nạp... xã, Hội đoàn thể xã tích cực tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, giúp người dân hiểu và thực hiện đúng chính sách tín dụng, nâng cao ý thức, trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn - Chỉ đạo các cơ quan Công an, Tư pháp phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nhanh chóng xử lý các trường hợp hộ vay chây ỳ, người tham ô, chi m dụng vốn tín 31 dụng chính. .. và đa phần sản xuất kinh doanh có hiệu quả Kết quả hoạt động tài chính qua các năm đều tăng nên Chi nhánh đảm bảo đủ chi lương hàng 14 năm cho cán bộ viên chức theo mức lương do Trung ương quy định và có được thu nhập ổn định 2.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến đạt được kết quả trong hoạt động tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang: - Đội ngũ cán bộ ngân hàng tâm huyết, trách nhiệm... cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan liên quan đến hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP: * Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp: - Củng cố, kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị theo quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện; tập trung kiểm tra, giám sát cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các xã yếu kém, các huyện yếu kém đến tận . trong hoạt động tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang: 2.2.1.1.Về hoạt động tín dụng: Từ năm 2010 đến năm 2012 qua ba năm , hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng chính. hiện chính sách tín dụng nhằm để phục các chính sách an sinh xã hội. 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012. 2.1 Chính sách xã tỉnh An Giang từ năm 2010 đến năm 2012. 15 2.3.1.Những hạn chế trong hoạt động tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã tỉnh An Giang: 2.3.1.1.Về chất lượng tín dụng: Đến 31/12/2012,

Ngày đăng: 28/04/2015, 10:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w