1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nợ công việt nam thực trạng và giải pháp

33 1,6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 106,78 KB

Nội dung

Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế GDP gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia.. Như vậy, C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

o0o THỰC HÀNH CHUYÊN NGÀNH

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Tên đề tài:

NỢ CÔNG VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giáo viên hướng dẫn: ThS Đoàn Hữu CảnhSinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương Thảo

Mã số sinh viên: 511411080

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cụm từ “Khủng hoảng nợ công” ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất

là một số nước trong khu vực EU như Hy Lạp và Ireland Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình Chính vì vậy, nghiên cứu “Nợ công Việt Nam - thực trang và giải pháp” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay ở Việt Nam

Nội dung các vấn đề nghiên cứu gồm:

Trang 3

Phần 1: Những khái niệm cơ bản

Phần 2: Thực trạng nợ công trên thế giới và ở Việt Nam Phần 3: Giải pháp quản lý nợ công hiệu quả ở Việt Nam

Trang 4

1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Nợ công

1.1.1 Khái niệm

Theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 thì nợ công bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương Như vậy, Các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công

1.1.2 Phân loại nợ công

 Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài.

Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc

không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức

khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài

 Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa

phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh

Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Trang 5

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.

 Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay

ODA); vay ưu đãi; vay thương mại

Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc

Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA

Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường

 Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;

Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm

Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên

 Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.

 Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân.

Chủ nợ chính thức (bao gồm chủ nợ song phương là các Chính phủ hoặc

cơ quan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổ chức tài chính quốc tế đa phương);

Chủ nợ tư nhân (bao gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữu trái phiếu; các chủ nợ tư nhân khác không thuộc chính phủ hoặc không đại diện cho chính phủ);

 Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu;

công trái và các công cụ nợ khác

1.1.3 Chỉ tiêu xác định nợ công và ngưỡng an toàn nợ công

 Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:

Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP);

Trang 6

Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu;

Nợ chính phủ so với GDP;

Nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;

Nghĩa vụ nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;

Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước;

Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ

Thông thường người ta sử dụng chỉ tiêu nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) để xác định tình trạng nợ công của một quốc gia

 Ngưỡng an toàn của nợ công:

Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả: khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 2%

Tuy nhiên chỉ dựa vào chỉ số nợ công/GDP không thể xác định được một cách toàn diện mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ

mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh

tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ

lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công Điển hình như nợ công khoảng 100% đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn, hay trường hợp của Argentina, một

Trang 7

quốc gia dù có mức nợ công dưới 60% và ngân sách tài chính khá tốt, nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng nợ

Theo TS Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam nêu quan điểm: cần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và chi tiết hơn nữa

Theo TS Alex Warren-Rodríguez, Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cũng lưu ý khi xây dựng luật, quản lý chiến lược tài khóa không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ Bởi rất nhiều nước khó khăn về tài khóa khi nợ ở mức độ thấp, vì thế ngưỡng nợ thấp cũng không đảm bảo là sẽ tránh được khủng hoảng về tài khóa Theo ông, cơ cấu

nợ mới là yếu tố quan trọng Nếu nợ nước ngoài cao và nợ ngắn hạn cao thì rủi ro về mặt cơ cấu nợ càng cao

Ngoài ra, cũng cần phải tính đến độ nhạy với các cú sốc Bởi mức nợ cho dù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được

Ví dụ lạm phát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo Một điều rất then chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa

ra quyết định đúng và tạo niềm tin cho thị trường

Một điều nữa cần lưu ý chính là những khoản nợ ngầm, các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế

VD: Một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài

Trang 8

nắm giữ Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873

tỉ USD)

 Ta cần mở rộng cách thức suy nghĩ và hiểu về nợ, biết quản trị nợ và phân tích nợ một cách cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào Nợ không phải là xấu, nhưng cần phải tính toán đến đến hai yếu tố: hiệu quả từ những đồng vốn vay và hệ quả lâu dài nếu không giải quyết được dứt điểm vấn đề nợ chẳng hạn như tạo ra lạm phát, gây nóng cho nền kinh tế

1.2 Khủng hoảng nợ công

1.2.1 Khái niệm

Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng, … để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng Nợ không trả sớm, để lâu thành “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm

1.2.2 Nguyên nhân khủng hoảng nợ công

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ nần, ở mỗi nước và tuỳ từng thời kỳ lại có các nguyên nhân khác nhau, song tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản sau:

Đầu tiên phải kể đến, việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,

y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng

Trang 9

tăng …, đặc biệt, hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục Chính phủ không minh bạch các số liệu, chính phủ cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách của quốc gia Thêm vào đó

là sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển ở nhiều nước (điển hình Hy Lạp)

Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù hợp với các quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà các quốc gia tham gia vào Trong khi đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế, gặp không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt

và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng

Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán với suy nghĩ dù gì đi chăng nữa chính phủ cũng dư sức bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả vay nợ nữa (điển hình Argentina)

Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng và nhà đất tạo thành bong bóng Mặt khác Chính phủ đã lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ (điển hình Ireland)

Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp đồng nghĩa với việc thâm hụt ngân sách của quốc gia sẽ khó có thể bù đắp bằng các nguồn vốn nội địa và phải đi vay vốn từ nước ngoài

Trang 10

2 THỰC TRẠNG NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.1 Khủng hoảng nợ công trên thế giới

Theo số liệu do “The Economist” cập nhật tính đến đầu tháng 3/2013, những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay

là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,5 nghìn tỷ USD (tương đương 226,1% GDP), tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,8 nghìn tỷ USD (tương đương 75,2% GDP) Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,7 nghìn tỷ USD (tương đương 83% GDP), Italy nợ trên 2,4 nghìn tỷ USD (tương đương 120,8% GDP), Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 90,5% GDP), Anh nợ hơn 2,2 nghìn tỷ USD (tương đương 91,4% GDP), … Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ gần 395 tỷ USD (tương đương 157,5% GDP)

Trung Quốc cũng đang là nước có mức nợ công cao trên thế giới Theo Reuters, con số nợ công mới nhất của Trung Quốc đưa ra ngày 30/12/2013 gần 5.000 tỉ USD, chiếm 58% giá trị của nền kinh tế (8,5 ngàn tỉ USD) Trong

số này, các nợ công của chính quyền địa phương là 2,95 ngàn tỉ USD tính đến cuối tháng 6/2013 Trước đó, hồi tháng 4/2013, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings (Mỹ) ước tính số nợ công của các chính quyền địa phương Trung Quốc là 2,1 ngàn tỉ USD, chiếm 25% GDP

2.2 Thực trạng nợ công của Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN cả năm 2013 ước đạt 790,8 nghìn tỉ đồng, đạt 96,9% dự toán năm, tăng 6,4% so cùng kỳ năm 2012 Tổng chi NSNN ước đạt 986,3 nghìn tỉ đồng, đạt 100,8% dự toán năm, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2012 Bội chi NSNN bằng 120% mức bội chi dự toán đầu năm, bằng 5,3% GDP – theo báo cáo của Bộ KHĐT

Trang 11

Nợ công, dư nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia được đánh giá vẫn nằm trong “giới hạn an toàn” Nợ công đến cuối năm 2013 đạt 56,2% GDP, trong đó nợ Chính phủ bằng 42,6% GDP, nợ Chính phủ bảo lãnh là 12,24% GDP và nợ chính quyền địa phương là 1,32% GDP.

Hình 1 Cơ cấu nợ công ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2013

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nợ công ở Việt Nam

có xu hướng tăng lên rất nhanh Theo Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam năm

2007 chiếm khoảng 33,8% GDP, năm 2008 chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm 41,9% GDP, năm 2010 chiếm 52,6% GDP và năm 2011 chiếm 58,7% GDP Còn theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP năm 2001 lên 42,2% GDP năm 2005, đạt 52,7% GDP năm 2010 Tính trong giai đoạn 2007-2012, nợ công Việt Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức tăng trung bình 5%/năm Tính theo tốc độ tăng trung bình, đến năm 2019, dự báo nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100% GDP Nợ công tăng cao khiến thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức lớn, dừng ở mức -5,8% GDP năm

2010 theo đánh giá của Bộ Tài chính, và ở mức -6% năm 2010 theo đánh giá của IMF (Bảng 1) Nếu so sánh với một số nước đang gặp khủng hoảng nợ công ở châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hoặc Mỹ thì tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn được đánh giá là khá an toàn Vào thời điểm công bố khủng hoảng cuối năm 2009, nợ công ở Hy Lạp đạt mức 115% GDP, còn ở các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nợ công đều khoảng 100% GDP, thâm hụt ngân sách của các nước này đều gấp 3-4 lần cho phép Đối với Việt Nam, các tổ chức xếp hạng quốc tế mặc dù duy trì mức tín nhiệm

nợ công là B+ nhưng họ đều cho rằng nợ công Việt Nam năm 2011 là khoảng 58,4% GDP (theo đánh giá của IMF) và mức nợ công này đã cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 37% đối với hạng B Trong khu vực châu Á,

Trang 12

Việt Nam là nước có tỷ lệ nợ công/GDP cao hơn nhiều so với Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines (Hình 2).

Hình 2 Nợ công của Việt Nam và một số nước châu Á

2.2.1 Nợ công tăng liên tục tiềm ẩn nhiều rủi ro

Nợ quốc gia hay còn gọi là nợ công, gần đây trở thành đề tài chú ý của

dư luận khi cuộc khủng hoảng nợ công đang là “bóng ma” bao trùm nhiều quốc gia, nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên tiêu chí để đánh giá khi nào khoản

nợ đó trở nên mất an toàn và khả năng trả nợ của một quốc gia nên căn cứ vào đâu còn chưa được làm rõ

Để dễ hình dung quy mô của nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu % so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tuy nhiên số liệu về nợ công/GDP hiện nay vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng Các

số liệu sau nhóm 9 lấy từ Bộ phận phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist.

200 6

200 7

200 8

200 9

201 0

201 1

201 2

201 3

201 4

% 39.5 41.8 43.3 43.5 44.2 44.8 46.6 53.2 54.2 50.3 49 47.7

Trang 13

là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với kinh tế Việt Nam, nếu Việt Nam lơ là

Việc đi vay nợ của chính phủ là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước Tuy nhiên khi tính toán nợ chính phủ thường không lượng hóa được ảnh hưởng của yếu tố lạm phát trong chi tiêu của chính phủ, chỉ tính các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa, nhưng đáng

lẽ ra chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã

bị phóng đại

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, khi tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị tài sản của chính phủ Thực ra điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân Khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng số tiền đã vay mà phải

Trang 14

trừ đi giá trị của căn nhà Tuy nhiên, khi tính toán theo phương pháp này thường gặp phải vấn đề là những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục…

Việc tính toán nợ công ở Việt Nam chưa thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất: nợ nước ngoài, nợ trong nước, nợ nước ngoài do doanh nghiệp và các địa phương tự đi vay khiến công tác quản lý nợ phân tán, không thống nhất, chi phí giao dịch, chi phí vay cao, thiếu sự phối hợp trong điều hành vĩ mô

Mặt khác do Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước nghèo, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên các khoản vay ưu đãi ODA cũng giảm dần mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn.Đồng tiền của Việt Nam mất giá khá nhiều so với tiền của những nước chúng ta vay vốn như: Nhật, EU… làm tăng thêm gánh nặng nợ công

 Hậu quả: Nợ công tăng cao gây ra nhiều hậu quả:

Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng trong nước giảm sút

Nếu nợ trong nước lớn thì Chính phủ phải tăng thuế để trả nợ lãi vay gây

ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội Tăng thuế còn làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng

Lạm phát khó kiềm chế ở mức thấp

Nợ công tăng cao cũng làm cho nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế

2.2.2 Việt nam sử dụng nợ công chưa thật sự hiệu quả

Theo Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của bộ Kế hoạch và đầu tư: Cũng giống như một gia đình nghèo đông con, không vay nợ thì lấy gì chi tiêu Trong nhiều năm nay, cho dù thu ngân sách đã tăng đáng kể nhưng ngân sách nhà nước vẫn chỉ đáp ứng “khoảng 60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu”, theo báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006 –

Trang 15

2010 của bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ này thừa nhận, ngoài mức thâm hụt ngân sách cao (từ 5 – 6,9% GDP trong những năm gần đây), còn có những khoản chi ngoài ngân sách mà nếu đưa hết vào chi ngân sách thì mức bội chi có thể lên đến trên 10% “Đây là một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai”, bộ thừa nhận Thâm hụt ngân sách gần đây được bù đắp bằng vay nợ trong và ngoài nước chủ yếu dưới hình thức phát hành trái phiếu, nhưng bộ này thừa nhận thực tế mà ít người dám nói ra: “Hiện nay vẫn chưa rõ nguồn kinh phí để chi trả khi các trái phiếu đến hạn thanh toán là gì?”Theo quy luật, có vay thì phải có trả Để trả nợ gốc và lãi tính riêng cho các khoản vay ODA ưu đãi, ngân sách sẽ phải chi 70.250 tỉ đồng năm 2010, tăng cao so với 58.800 tỉ đồng năm 2009 và 51.200 tỉ đồng năm 2008, theo ủy ban Tài chính – ngân sách Nguồn chi trả có thể sẽ không đáng lo, nếu những

dự án đầu tư công được cấp vốn từ những nguồn vay nợ đó đạt hiệu quả, và sinh lời Nhưng đây lại là một câu chuyện dài khác Hệ số ICOR lên đến 8 trong năm 2009 là minh chứng rõ ràng nhất cho việc đầu tư công có hiệu quả như thế nào Bổ sung cho hệ số ICOR cao là những khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, cảng biển,… đã quy hoạch hoặc đã khởi công nhưng còn dang dở và cần lượng vốn lớn nữa để hoàn thiện Gần đây, khi được hỏi về việc có 5.000 dự án công ở Việt Nam bị chậm tiến độ theo công bố của bộ Tài chính, chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Martin Rama đã trả lời là ông “không hề ngạc nhiên” Ông giải thích: “Ngay cả những dự án ODA do chúng tôi tài trợ cũng bị chậm… Đó là tình hình chung với các dự án ở Việt Nam”

Câu chuyện Vinashin là một ví dụ Hàng trăm triệu USD vốn trái phiếu quốc tế được huy động và chuyển cho tập đoàn này vay lại Tuy nhiên, việc

sử dụng vốn chưa hiệu quả, sự vỡ nợ của Vinashin đã đặt ra câu hỏi về lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế với môi trường kinh doanh Việt Nam Cuối tháng 11 vừa qua, trang web của Bloomberg dẫn các nguồn tin từ công ty tư

Trang 16

vấn tài chính Moody có trụ sở tại Mỹ cho biết, nợ xấu của Vinashin cũng ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng Việt Nam.

Từ trường hợp đơn lẻ của Vinashin, chúng ta thấy được là chuyện quản trị nợ Nợ không phải là xấu, nhưng cần phải tính toán đến hai yếu tố: hiệu quả từ những đồng vốn vay và hệ quả lâu dài nếu không giải quyết được dứt điểm vấn đề nợ Những gì Hy Lạp, Ireland đang trải qua sẽ có thể xảy ra ở bất

cứ quốc gia nào Chủ nợ rất dễ biến thành con nợ nếu không kịp thời điều chỉnh lối “ứng xử” với công nợ và tầm nhìn trong đầu tư

Với tình hình vay nợ và hiệu quả sử dụng như vậy, không có gì ngạc nhiên khi tại cuộc họp Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa rồi không ít đại biểu

đã tỏ ra lo ngại về nợ công và an ninh tài chính của đất nước.

2.2.3 Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến nợ công

Một xu thế rất đáng lo ngại là cũng trong giai đoạn 2001-2012, thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) tăng từ 2,8%GDP (2001) GDP lên tới 7%GDP (2009) và 6.1%GDP (2010)

Bảng 2 Thâm hụt ngân sách giai đoạn 2001 đến 2012

Bội chi của Việt Nam đã luôn ở mức 5% GDP từ nhiều năm gần đây Từ năm 2007 đến nay, do phải kích cầu đầu tư nên ngân sách nhà nước đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ tăng bội chi ngân sách nhà nước tăng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước

Năm 2008, sự diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta Trong khi

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w