Hoàn thiện các thể chế và xây dựng khung pháp lý

Một phần của tài liệu nợ công việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28)

3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ CÔNG HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM

3.3.1. Hoàn thiện các thể chế và xây dựng khung pháp lý

Tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh- Luật cạnh tranh:

Tiếp tục từng bước hình thành đồng bộ và hoàn thiện hơn các chính sách liên quan đến cạnh tranh. Luật Cạnh tranh do Quốc Hội ban hành vào 14/12/2004 và có hiệu lực 01/07/2005 thể hiện quyết tâm của nhà nước khi xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế. Tuy nhiên hơn năm năm thực hiện, đã cho thấy Luật cạnh tranh chưa đi vào cuộc sống, chưa phát huy được tác dụng rất quan trọng của nó đối với hoạt động kinh tế. Vì vậy, Luật cạnh tranh của ta cần:

• Được xây dựng trên nền tảng triết lý pháp lý rõ ràng về Cạnh tranh.

• Cụ thể hóa mục đích-ý nghĩa của Luật cạnh tranh bằng các điều luật.

• Học hỏi cách viết luật của những nước có nền kinh tế phát triển, nâng cao kỹ thuật viết luật nhằm giúp việc hiểu và áp dụng điều luật được rõ ràng, thống nhất, phù hợp với tiêu chuẩn, tập quán quốc tế.

Tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết thương mại đã ký kết với cộng đồng quốc tế. Trong quá trình hoạch định chính sách để xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế, nên lắng nghe các ý kiến khuyến nghị chân thành có giá trị của các chuyên gia từ nhiều phía.

Hoàn thiện Luật quản lý nợ công:

Cần hoàn thiện và đồng bộ hơn các văn bản pháp lý, tiến tới chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Luật Quản lý nợ công đã được ban hành, có hiệu lực sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Tuy nhiên, một số nội dung của Luật vẫn còn chung chung, cần phải được làm rõ. Chẳng hạn như:

Về việc hoàn trả vốn vay, hiện chưa có quy định rõ về việc bàn giao nợ vay đối với các đối tượng vay nợ, đặc biệt ở chính quyền địa phương khi người quản lý hết nhiệm kỳ. Ví dụ, những nguồn vốn vay được sử dụng kém hiệu quả, vỡ nợ thì liệu người kế nhiệm có dám nhận việc trả nợ này hay không? Vì vậy đề nghị đưa vào luật để quy trách nhiệm khoản nợ sẽ giao cho ai và được thực hiện như thế nào.

Về các quy định nợ của chính quyền địa phương, hiện cũng chưa cụ thể, cần phải có quy định rõ hơn. Chẳng hạn, chính quyền địa phương không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ chậm so với yêu cầu sẽ được xử lý như thế nào, xử lý chính quyền địa phương là xử lý ai? Chủ tịch tỉnh hay tập thể nào? Khi địa phương không có đủ khả năng trả nợ thì Chính phủ có bảo lãnh cho chính quyền địa phương hay không và bảo lãnh trong những điều kiện nào?

Về quản lý nợ địa phương, cần nghiên cứu quy định về trường hợp chính quyền địa phương sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả. Ví dụ, do thiên tai hay những yếu tố nào đó gây ra làm cho họ không đủ khả năng để chi trả, thì Luật phải quy định như thế nào? hoặc nếu những địa phương làm mất cân đối, sử dụng vốn vay sai mục đích thì làm cách nào

Việc công bố công khai các thông tin về tình hình vay nợ. Dự thảo Luật hiện còn chung chung, chưa thể hiện rõ những vấn đề như thời gian công bố công khai, nội dung các thông tin công bố công khai gồm những vấn đề gì, chính quyền địa phương có phải công bố công khai tình hình vay nợ không? Để tránh tính hình thức, thì nên sửa Điều 50 theo hướng bổ sung quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện công khai thông tin về nợ công của địa phương.

Học hỏi kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách từ các tổ chức quốc tế có uy tín, các quốc gia thành công trong công tác quản lý nợ.

Một phần của tài liệu nợ công việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w