Đảm bảo an toàn, bền vững nợ

Một phần của tài liệu nợ công việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)

3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ CÔNG HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM

3.3.2.Đảm bảo an toàn, bền vững nợ

Thay đổi cách đánh giá về tiêu chí kiểm soát nợ công:

Nợ công/GDP:

Không nên đánh giá tình trạng nợ công hay năng lực thực sự của nền kinh tế chỉ căn cứ trên tỷ lệ nợ công/ GDP, mà còn nên xem xét các chỉ tiêu cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ.

Vì GDP sau khi đã trừ đi phần chi trả sở hữu và cộng với phần thu nhập từ sở hữu được gọi là Tổng thu nhập Quốc gia (Gross National Income - GNI)

đây mới là khoản mà một quốc gia có thể nhận được trong quá trình sản xuất và sở hữu. GNI sau khi được cộng thêm các khoản thu nhập từ chuyển nhượng như kiều hối, các khoản viện trợ không hoàn lại…và được trừ đi các khoản chi chuyển nhượng, lúc đó khoản còn lại mới là Thu nhập Quốc gia khả dụng (National Disposable Income - NDI). Đó là khoản tiền mà quốc gia có thể sử dụng thực tế sau khi đã bù trừ các giao dịch quốc tế qua lại.

Việc so sánh nợ công chỉ bằng GDP có thể gây ngộ nhận và gây ra tâm lý chủ quan khi sự khác biệt giữa GDP và GNI ngày càng tăng.

Nên thay đổi cách cân đối NSNN theo thông lệ quốc tế nhằm tạo thuận lợi khi so sánh mức bội chi của VN với các nước, và để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của VN.

Khi tính toán nợ công cần lượng hóa được ảnh hưởng của yếu tố lạm phát trong chi tiêu, bằng cách tính các khoản trả lãi vay theo lãi suất thực tế thay vì tính theo lãi suất danh nghĩa. Đồng thời, chính phủ cần quan tâm đến các khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội,…

Tăng cường quản lý giám sát chi tiêu công:

Cần tăng cường giám sát để đồng tiền ngân sách chi kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích.

Cần từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước. Kết quả kiểm soát và kiểm toán phải gắn với trách nhiệm cá nhân, những người đặt bút phê duyệt các khoản chi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

Cùng với việc nâng cao chất lượng kiểm toán, thì đòi hỏi tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Chính phủ cần phải tăng lên. Đặc biệt, việc giám sát chi tiêu công của Quốc hội cần phải được thể chế hóa và bắt buộc thi hành.

Tăng cường công tác quản lý rủi ro:

Xây dựng quy chế quán lý rủi ro: theo dõi toàn diện các rủi ro: tỷ giá, lãi suất, tái cấp vốn, thanh khoản, tín dụng; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cách tính mức phí bảo lãnh và cho vay lại để phản ánh mức rủi ro tín dụng và thị trường của các khoản vay.

Theo dõi chặt chẽ, đảm bảo thanh toán đúng hạn, xây dựng các ngưỡng an toàn và hạn mức vay phù hợp.

Định kỳ báo cáo Chính phủ, hoặc báo cáo đột xuất khi dự đoán có nguy cơ mất an toàn nơ.

Một phần của tài liệu nợ công việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)