Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN)

Một phần của tài liệu nợ công việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25)

3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ CÔNG HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM

3.2.1. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN)

Việc giảm thâm hụt ngân sách không phải càng nhiều càng tốt, mà cần phải giảm đến một mức độ hợp lý và chấp nhận được.

Tăng thu ngân sách nhà nước:

Mặc dù có nhiều nguồn thu khác để tăng thu ngân sách nhà nước và việc tăng thuế không phải là giải pháp tốt nhất, nhưng Việt Nam đang là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào thuế, thì việc làm này ít nhiều vẫn có cơ hội.

Cần xác định được mức thuế suất hợp lý để đạt được mức thuế tối ưu. Vì biện pháp tăng thu bằng việc ấn định tăng thuế suất có tác động hai chiều, nếu tăng với mức độ hợp lý, sẽ làm tăng nguồn thu, nhưng khi vượt quá giới hạn của nền kinh tế thì sẽ làm giảm tổng nguồn thu thuế. Trong các loại thuế, có thể nói thuế VAT là một trong những loại thuế ít bị chi phối và chịu tác động của các cam kết hiệp định có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, nên chăng việc đầu tư nghiên cứu và phát triển loại thuế này để đạt được mức thuế thu cho ngân sách nhiều nhất.

Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện các luật thuế; bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp.

Tăng thêm tuổi nghỉ hưu, qua đó sẽ tăng nguồn thu từ thuế (do người lao động làm việc trong thời gian dài).

Có thể nói việc cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách là một biện pháp không được ủng hộ nhiều. Tuy nhiên, nếu phân biệt rõ việc tiết kiệm những khoản chi cho những hoạt động lãng phí với khoản chi nhằm kích thích hoạt động kinh tế, nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai, thì đây cũng là một trong những giải pháp cần được quan tâm tới.

Bộ máy nhân sự khối hành chánh còn làm việc theo thủ công, cồng kềnh, không hiệu quả, vì vậy cần tinh giản và công nghệ hoá phục vụ quản lý hành chính nhằm giảm nhân sự, cải cách thủ tục hành chính.

Đầu tư công nên tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, chống ngập, cải thiện môi trường... Ngoài ra cũng nên xã hội hoá đầu tư, cho tư nhân tham gia vào. Chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của DNNN.

Tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của nhà nước thực sự có hiệu quả tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn bằng cách: thứ nhất, cần có đội ngũ chuyên gia thẩm định để đánh giá tính hiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư; thứ hai, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao; thứ ba, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa nạn tham nhũng, rút ruột công trình.

Một phần của tài liệu nợ công việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w