Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trang 1Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại góp phần thúc đầy kinh
tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của người dân được nâng cao Bên cạnh đó
là sự ra đời hàng loạt của các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp… kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh mẽ Song trên thị truờng không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu đó dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị bị ngưng trệ hoặc phá sản trong khi một số đơn vị khác làm ăn rất có thành công nhưng lại không biết phát huy tối đa hiệu quả
sử dụng số tiền dôi ra đó Với chức năng trung gian tài chính, các NHTM nói chung
đã làm tốt vai trò của mình – là cầu nối gắn kết các chủ thể trong xã hội, góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế – nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục Và một trong những NH thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của NH phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty, đồng thời là NH chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển hiệu quả nhất đó là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Sở dĩ, BIDV có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật như vậy là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong toàn ngành cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh tỉnh Hậu Giang
Là một chi nhánh còn non trẻ nằm trên tỉnh mới, hoạt động của NH gặp không
ít khó khăn nhưng BIDV – Hậu Giang luôn khẳng định uy tín và chất lượng phục vụ của mình đối với khách hàng Điển hình là lợi nhuận của NH luôn tăng trưởng ổn định và mức đóng góp hỗ trợ cho các dự án phát triển KT – XH của địa phương ngày càng tăng Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những nhân tố nào tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh” làm luận văn, từ đó
Trang 2đưa ra một số giải pháp nhằm giúp BIDV – HG nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của mình trong tương lai.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Trước yêu cầu cấp bách đổi mới toàn diện theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, Hậu Giang đã đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách; vì vậy rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau: Chính phủ, địa phương, các tổ chức tín dụng…trong đó có Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang Hơn ai hết, việc đầu tư của Ngân hàng là cần thiết để xây dựng và phát triển tỉnh nhà Nhất là đối với một tỉnh mới tách hẳn hoàn toàn từ tỉnh Cần Thơ (theo Nghị Quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nưóc Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ – CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ), vấn đề quan trọng của Ngân hàng là phải đầu tư thật hiệu quả Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn
Qua số liệu thống kê, nhu cầu vốn đầu tư (VĐT) trên địa bàn của tỉnh Hậu Giang là 2.500 tỷ VND cho thấy nhu cầu “đói vốn” của tỉnh là rất lớn Thêm vào đó
là tỷ trọng dư nợ cho vay của BIDV – HG chiếm khoảng 26% tổng dư nợ toàn tỉnh Với hai cơ sở trên cũng đã chứng tỏ sự có mặt của Ngân hàng cần thiết để đảm bảo đầu tư Hậu Giang phát triển
Để giữ và phát triển thị phần, Ngân hàng cần nghiên cứu một cách cụ thể có khoa học những vấn đề về chính sách tín dụng, huy động vốn, xây dựng chính sách
cơ chế, xây dựng quy chế nghiệp vụ…
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam nói chung, chi nhánh Hậu Giang nói riêng luôn khẳng định là Ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế, là NH có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm như:
– Dự án: Đầu tư nhà máy Chế biến Xuất khẩu Thủy sản CAFATEX – 250 tấn nguyên liệu/ngày
– Dự án: Cho vay hợp vốn xuất khẩu gạo với Vinafood I 500 tỷ
– Chương trình ủy thác tín dụng phát triển KT – XH T.Hậu Giang 1.000tỷ
– Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh
– Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản
Trang 3– Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản…
Sở dĩ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang có mối quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị tổ chức, có khả năng đầu tư vào những công trình lớn như vậy là nhờ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, sự cố gắng toàn tâm toàn sức của tập thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm như: nhà đầu tư, nhà quản lý, chủ nợ, khách hàng, các đơn vị sản xuất kinh doanh…trong
đó quan tâm nhất của các đối tượng trên là nhà đầu tư; bởi kinh tế ngày càng biến động đòi hỏi họ phải cập nhật thường xuyên tình hình tài chính, môi trường hoạt động của các đối tác có liên quan, các đối thủ cạnh tranh; phải có được nguồn tài trợ chắc chắn để có thể an tâm đầu tư, tái sản xuất… Mặt khác, thông tin về hiệu quả hoạt động kinh doanh rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của họ, nếu vì một chút sơ suất sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán hay bỏ lỡ thời cơ cạnh tranh sinh lời Cho nên, để có thông tin cung cấp cho các đối tượng trên một cách có hệ thống, chính xác, đáng tin cậy thì đòi hỏi phải được nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV – HG một cách đầy đủ và khoa học
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hướng đến việc xây dựng những kế hoạch, những quyết định một cách chủ động, linh hoạt hơn ngay cả đối với các mặt hoạt động hằng ngày của ngân hàng
Trang 41.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Do thực tập tại BIDV – HG nên toàn bộ nguồn số liệu được lấy trên địa bàn tỉnh HG Cụ thể tại Ngân hàng bao gồm các số liệu, quy định; tại website: www.haugiang.com.vn và các trang web có liên quan đến tỉnh Hậu Giang
Tuy nhiên do mỗi ngân hàng có những quy định, đặc thù riêng nên số liệu có phần hạn chế trong quá trình phân tích các chỉ tiêu
lý luận, giải pháp phù hợp với tình hình KT – XH của tỉnh Hậu Giang hơn
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu (Nội dung)
– Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình KT – XH tỉnh Hậu Giang
– Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang, sau đó đi vào phân tích từng hoạt động của ngân hàng (hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ)
– Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất xuất phát từ điều kiện thực
tế của ngân hàng
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số bài viết có nội dung tương tự như sau:
1) Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty giày Cần Thơ – SVTH: Nguyễn Ngọc Điệp – Ngoại thương K27 – GVHD: Hứa Thanh Xuân
– Phân tích tình hình tiêu thụ của Cty trong 3 năm 2002 – 2003 – 2004
+ Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa
+ Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường xuất khẩu
+ Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ ở công ty
– Phân tích tình hình thực hiện chi phí
– Phân tích tình hình lợi nhuận, mối quan hệ C – V – P ở Công ty
Trang 5– Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh
Bài viết cho thấy nội dung hoạt động của công ty:
– Không ngừng phát triển việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo, sản xuất và kinh doanh các loại giày vải, dép xốp Eva Đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong nước và nước ngoài
– Bảo đảm việc ký kết và thực hiện các đơn đặt hàng ngày càng tăng để XK thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các khách hàng từ nước ngoài nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu đầu ra mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty
Tuy nhiên qua phân tích cho thấy công ty giày Cần Thơ hoạt động không hiệu quả Nguyên nhân chính là do sản phẩm của công ty không có lợi thế cạnh tranh và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía hàng hóa Trung Quốc dẫn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm
2) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank – Luận Văn Thạc sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Phát do PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn TPHCM hướng dẫn
– Một số vấn đề về ngoại hối và cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam
– Thị truờng ngoại hối, đặc điểm, vai trò nghiệp vụ trên TT ngoại hối
– Tỷ giá hối đoái
– Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh
– Tính hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ
– Giải pháp nâng cao hiệu quả ngoại hối và đẩy mạnh HĐKD ngoại tệ
3) Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM trong xu thế hội nhập trên địa bàn Tp Cần Thơ – Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Nguyễn Thị Ánh Hồng – Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Hoàng Ngân TPHCM
– NHTM trong nền KTTT và những quy luật KT cơ bản trong nền KT
Nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
+ Nghiệp vụ tạo vốn – Nghiệp vụ nợ
+ Nghiệp vụ sử dụng vốn – Nghiệp vụ có
+ Nghiệp vụ trung gian, nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
– Hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực ngân hàng
+ Cơ hội đối với ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập
+ Những thách thức đối với NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập
Trang 6– Đánh giá sức cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập
– Các nguyên tắc – yêu cầu hội nhập
– Phân tích thực trạng hoạt động của ngân hàng rên địa bàn TPCT
– Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
4) Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và phương thức nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại Công ty TNHH Chế biến Thủy sản UT – XI Sóc Trăng
Do điều kiện thực tế khách quan nên việc tìm kiếm những tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung rất khó, đa phần là những đề tài phân tích về tình hình tín dụng, tình hình huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, thẻ…Mặt khác việc nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, một tỉnh mới tách hẳn hoàn toàn từ tỉnh Cần Thơ còn rất ít, chính vì vậy em quyết định chọn đề tài này nhằm phát triển và làm rõ thêm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang, đồng thời cũng thấy được hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng cụ thể – BIDV – HG qua việc thu hút và phân phối vốn cho các cá nhân, các đơn vị tổ chức kinh tế trong
và ngoài tỉnh
Trang 7án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng.
2.1.1.2 Ý nghĩa
– Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu KT
mà mình đã đề ra
– Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng
– Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình
– Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả
– Phòng ngừa rủi ro
– Phân tích hữu dụng cho cả trong và ngoài ngân hàng
2.1.1.3 Nội dung
– Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ tiêu KT.– Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu KT mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác
Trang 8động đến sự biến động của chỉ tiêu.
– Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
NHTM là định chế tài chính trung gian kinh doanh quyền sử dụng vốn tiền tệ
và hoạt động kinh doanh đó gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế
Ở nước ta, pháp lệnh NHNN Việt Nam cho rằng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
2.1.2.2 Chức năng của NHTM
– Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính
– Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp
– Ngân hàng thương mại “tạo ra” bút tệ
2.1.3 Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động Bằng nhiều hình thức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu), NHTM có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các DN
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào NH thì được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ
và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch
Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời
từ tiền nhàn rỗi của mình
Trang 9Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh.
– Giai đoạn 1: Cho vay (phân phối vốn tín dụng)
Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay
– Giai đoạn 2: Sử dụng vốn đi vay
Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định Tuy nhiên người đi vay đó không có quyền sở hữu giá trị đó mà chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.– Giai đoạn 3: Sự hoàn trả tín dụng + lãi suất
Sự hoàn trả tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác
Sự hoàn trả này luôn luôn phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức
Vậy bản chất của tín dụng được thể hiện dưới hình thức vận động của vốn tiền
tệ theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh
tế, nâng cao đời sống của người dân
b) Các hình thức tín dụng
– Căn cứ vào thời hạn tín dụng: TD ngắn hạn, TD trung hạn và dài hạn
– Căn cứ vào đối tượng tín dụng: TD vốn lưu động, TD vốn cố định
– Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: TD sản xuất và lưu thông hàng hóa, TD tiêu dùng
– Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: TD thương mại, TD ngân hàng,
TD nhà nước
Trang 102.1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích
Để thấy được bao quát tình hình hoạt động của NH, ta tiến hành phân tích vài chỉ tiêu chính: DSCV, doanh số thu nợ, dư nợ, NQH dưới nhiều góc độ khác nhau như căn cứ theo địa bàn, theo thời hạn và theo ngành nghề (lĩnh vực đầu tư)
– Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại
– Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay
– Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi lại
– Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả; ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong khâu tìm kiếm khách hàng
– Vòng quay tín dụng
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%) = Tổng vốn huy động Dư nợ x 100
Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quânDoanh số thu nợ
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = Dư nợ x 100
Tổng nguồn vốn
Trang 11Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng hay chỉ tiêu Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân – đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.
2.1.6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.6.1 Thu nhập
– Thu từ hoạt động tín dụng:Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi (gửi vốn TW)
– Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập, để
từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng; đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh
Hệ số thu nợ = Doanh số cho vayDoanh số thu nợ
100
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) = x
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Trang 122.1.6.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại (TM), dịch vụ (DV) nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu (DT) và lợi nhuận (LN)
– Chi trả lãi tiền vay, tiền gửi
Lợi nhuận = (Doanh thu – Chi phí) = (Tổng thu nhập – Tổng chi phí)
Áp dụng phương pháp chênh lệch (dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn) khi phân tích lợi nhuận ta có các công thức sau:
1) Ln = Qn ( Pn – Zn – Cn )
Với Ln Lợi nhuận trước thuế (n = 04, 05, 06 tức năm 2004, 2005, 2006)
Qn Dư nợ bình quân
Pn Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra)
Zn Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào)
Cn Chi phí hoạt động bình quân (ngoài chi phí huy động)
2) Lãi cho vay (Lãi đầu ra)
Lãi suất cho vay ngắn hạn = Thu nhập cho vay ngắn hạnDư nợ BQ ngắn hạn
Lãi suất cho vay dài hạn = Thu nhập cho vay dài hạnDư nợ BQ dài hạn
Tổng thu nhập cho vay
Lãi suất cho vay
bình quân =
+ TNCV ngắn hạnLSCV
ngắn hạn x dài hạn LSCV x TNCV dài hạn
Trang 13Ghi chú: Trong bài, do nguồn thu của NH Đầu tư & Phát triển Hậu Giang chủ yếu là thu từ lãi trên 98% tổng thu nhập mỗi năm, nên để đơn giản và bao quát hơn tất cả các khoản lãi mà ngân hàng có được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bài viết đã giả định “Tổng thu nhập cho vay = Tổng thu nhập”.
3) Lãi huy động (Lãi đầu vào)
4) Chi phí hoạt động bình quân (Cn): bao gồm chi phí quản lý& chi phí tác nghiệp
2.1.6.4 Hệ Thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
a) Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận
– Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA)
Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của NH trong việc tạo ra thu nhập (TN) từ tài sản hay nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NH tốt,
NH có cơ cấu tài sản hợp lý, NH có sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền KT Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận Vì vậy việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán
có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng
Ta biết: ROA được tính theo công thức sau
ROA = Tỷ suất lợi nhuận * Hệ số sử dụng tài sản
Gọi Rn ROA năm thứ n (n = 2004, 2005, 2006)
Lãi suất huy động ngắn hạn = Chi phí huy động ngắn hạnVốn huy động ngắn hạn
Lãi suất huy động dài hạn = Chi phí huy động dài hạnVốn huy động dài hạn
Tổng chi phí huy động
Lãi suất huy động
bình quân =
+ CPHĐ ngắn hạn
LSHĐ ngắn hạn x dài hạn LSHĐ x CPHĐ dài hạn
Cn = Tổng chi phí – Chi phí huy độngDư nợ bình quân
Thu nhậpDoanh thu
Chi phíDoanh thu
Doanh thuTổng tài sản
Trang 14an Tỷ suất lợi nhuận
bn Hệ số sử dụng tài sản
– Mức lợi nhuận biên tế (Tỷ suất Lợi nhuận ròng trên doanh thu)
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của NH Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ NH đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của NH
– Mức lãi biên tế [(Thu lãi- Chi lãi)/Tài sản sinh lời]
Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận ròng và mức lãi ròng biên tế Mức lãi ròng được nhà quản lý NH theo dõi chặt chẽ, bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán khả năng sinh lãi của NH
Tỷ số này cho biết Ngân hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập ròng khi đầu tư một đồng vốn vào các đối tượng sinh lời từ lãi suất
– Hệ số sử dụng tài sản (Tổng thu nhập/Tổng tài sản)
Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng Nếu chì số cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại
– Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản
Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đem lại tiền lãi, tức ngoại trừ tiền tại quỹ
và thiết bị máy móc – không thuộc tài sản sinh lời Tỷ số này cho thấy cứ một đồng tài sản sẽ mang lại cho NH bao nhiêu đồng có khả năng sinh lãi
b) Chỉ tiêu về rủi ro
Có nhiều loại lãi suất và rủi ro khác nhau tùy theo cách phân loại theo tiêu chí nào, ở đây do phạm vi của đề tài mang tính tổng quát nên bài viết không đi sâu vào từng chỉ tiêu cụ thể mà chỉ phân tích vài thông số tiêu biểu
Lãi suất
Theo một nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp A POIAL đã khẳng định: “Lãi suất là một công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời lại là một công cụ kiềm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng”
Thông thường khi muốn gửi tiền hay vay tiền, khách hàng thường quan tâm đến hai loại lãi suất: Lãi suất huy động và Lãi suất tín dụng
Trang 15– Lãi suất huy động vốn
Là loại lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình, như lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (Lkk), lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (Lck), lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế (Ltc), lãi suất tiền gửi tiết kiệm của dân cư (Ldc) Những loại lãi suất tiền gửi này có mối tương quan với nhau: Lkk < Lck ; Ltc < Ldc
Hay Lãi suất tiền gửi: là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi, được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền
Hay Lãi suất tiền vay: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng Về nguyên tắc, lãi suất tiền vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức độ rủi ro khác nhau
Rủi ro
* Khái niệm: Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến
hoạt động kinh doanh của NHTM Trong nền kinh tế thị trường, hầu như hoạt động nào của NHTM đều có thể rủi ro Rủi ro thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ Do vậy, nhận thức rõ rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi NH
* Phân loại: Có nhiều loại rủi ro khác nhau như Rủi ro tín dụng (RRTD), Rủi
ro ngoại hối, Rủi ro tỷ giá, Rủi ro lãi suất (RRLS), Rủi ro thanh khoản …
– Rủi ro tín dụng: là RR do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được các nghĩa vụ tài chính đối với NH Hay nói cách khác, RRTD là RR xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho NH một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho NH bị phá sản
Trang 16Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất Thông thường ở các nước nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho NH Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 70 – 90% tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng.
– Rủi ro lãi suất: là RR khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh
lời làm giảm giá trị tài sản (Thomas P Fitch) hay là rủi ro có liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất
– Rủi ro thanh khoản: là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn
hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi hoặc người vay tiền; liên quan đến khả năng ngân hàng bán lại chứng khoán mà không bị ảnh hưởng bởi sự biến động nghiêm trọng của giá cả hay nói cách khác là rủi ro làm cho NH mất khả năng thanh toán nếu không được giải quyết kịp thời
Do hạn chế về số liệu, phạm vi kinh doanh của ngân hàng nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích 3 loại rủi ro sau:
Chỉ tiêu về rủi ro
– Rủi ro về lãi suất
TS nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ
thay đổi trong một khoản thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi
NV nhạy cảm với lãi suất (= Tất cả các khoản ký thác) là các khoản nợ mà
trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi
Thu nhập lãi suất là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu
tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng TSCĐ và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này
Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay ngắn
hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác…trên từng loại nợ phải trả cụ thể
– Rủi ro về tín dụng
– Rủi ro thanh khoản
Rủi ro tỷ lệ lãi suất = Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Rủi ro thanh khoản Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn
Tổng nguồn vốn huy động
=Rủi ro tín dụng = Nợ xấu
Tổng dư nợ
Trang 172.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
– Thông tin sơ cấp
– Thông tin thứ cấp
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá
– Phương pháp so sánh: xem tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
+ Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc + Số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
– Phương pháp bình quân gia quyền:
Dựa vào trị giá đầu năm, cuối năm
– Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích
– Phương pháp tỷ số: thường dùng để đo lường các chỉ tiêu
– Phương pháp thay thế liên hoàn: xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng cần phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế
Để thấy bật lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bài viết đã áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích là lợi nhuận và ROA Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm bốn bước sau:
* Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc
Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
Trị giá bình quân năm = Trị giá bình quân của các quý ( I + II + III + IV )
4
Trang 18Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d, đều có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu Q và nhân tố a phản ánh về lượng tuần tự đến nhân tố d phản ảnh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:
* Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với (trừ) kết quả thay thế lần trước ta được
mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích ∆Q
– Phương pháp chênh lệch: là một phương pháp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nên phương pháp chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung tuần tự tính
Trang 19toán tuân theo các bước của phương pháp thay thế liên hoàn Chúng chỉ khác ở chỗ là xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn – chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch sẽ có kết quả.
Xác định mức ảnh hưởng theo phương pháp chênh lệch:
Ảnh hưởng bởi nhân tố a:
+ Nhân tố số lượng nói lên qui mô hoạt động, còn gọi là nhân tố “qui mô” Ví dụ:
khối lượng sản phẩm thực hiện
+ Nhân tố chất lượng nói lên hiệu suất hoạt động, còn gọi là nhân tố “hiệu suất”
Ví dụ: đơn giá
Trang 20Chương 3 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẬU GIANG
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Hậu Giang có diện tích tự nhiên: 160.722,49 ha (chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam); trong đó: diện tích rừng: 3.604,62 ha; diện tích đất trồng lúa, màu: 86.516,32 ha; diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: 23.940,17 ha; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 121,48 ha
HG còn rất nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết, địa hình khá bằng phẳng, là nơi mưa thuận gió hoà thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, TM – DV, phát triển đô thị và khu dân cư tập trung
– Khí hậu
Khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh Mùa mưa
có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô gió Đông Bắc từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau
– Sông ngòi
Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No
Trang 21– Sinh vật
HG có 3.604,62 ha rừng tràm, hơn 71 loài động vật cạn và 135 loài chim
Hệ thực vật của vùng đất ngập nước ở Hậu Giang rất đa dạng, nhưng chủ yếu được trồng cây lúa và cây ăn trái
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Khái quát tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Hậu Giang
Trong năm 2006, tình hình KT – XH T HG gặp không ít khó khăn (thời tiết không thuận lợi, dịch cúm gia cầm; tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu, hàng hóa thiết yếu tăng cao đã tác động bất lợi đến SX KD; tiến độ thi công một
số công trình hạ tầng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển KT – XH và đời sống nhân dân) song bên cạnh đó, tình hình KT – XH của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển đạt được những thành tựu nhất định, nhiều chỉ tiêu tăng khá hơn so với 2005:+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 11,07%
+ Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành 7,478 triệu đồng
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 110 triệu USD
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghệp – xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP
– Đặc điểm xã hội
Miền đất Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, rất thuận lợi cho phát triển du lịch Nhân dân các dân tộc tỉnh Hậu Giang có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương, hòa nhập với tiến trình phát triển của cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế
– Đơn vị hành chánh
+ Tổng số huyện, thị: 2 thị xã, 5 huyện (Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy, Huyện
Châu Thành A, H Châu Thành, H Phụng Hiệp, H Vị Thủy, H Long Mỹ), 29 Sở Ban ngành (trong đó có 07 Ngân hàng đang hoạt động gồm: NH Đầu tư & Phát triển, NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, NH Công Thương, NH Chính sách xã hội, NH Phát triển Nhà ĐBSCL, NH Sài Gòn Thương Tín, NH TMCP Phương Nam Trong
đó, chi nhánh cấp 1 gồm có: NH Đầu tư & Phát triển, NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, NH Chính sách xã hội, NH Phát triển Nhà ĐBSCL; còn lại đều là phòng
Trang 22giao dịch (một số phòng giao dịch được chuyển đổi từ CN cấp 2 theo QĐ 888, tuy nhiên lại có quy mô hoạt động tương đối lớn như CN cấp 1).
+ Tổng số thị trấn, xã, phường: 69 (trong đó có 9 thị trấn, 9 phường, 51 xã)
– Dân số (Theo số liệu Thống kê năm 2006)
Tổng số: 796.899 người, trong đó: Nam: 393.019 người; nữ: 403.880 người; Người Kinh: chiếm 96,44%; Người Hoa: chiếm 1,14%; Người Khơ-me: 2,38%; Các dân tộc khác chiếm 0,04% Khu vực thành thị: 132.059 người; Khu vực nông thôn: 664.840 người
Nguồn: Cục Thống kê Hậu Giang
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ & chuyên môn khác trong đội ngũ công chức, viên chức do tỉnh quản lý trên 10.000 người, trong đó: Trung học chuyên nghiệp gần 5.000 người, Cao Đẳng gần 2.500 người, Đại học & trên ĐH gần 2.600 người
– Ngành nghề
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp chế biến, Xây dựng, Thương nghiệp, Sửa chữa, Khách sạn, Nhà hàng, Vận tải kho bãi, Thông tin liên lạc, Hoạt động KH – CN, GD – ĐT, Tài chính, Tín dụng, …
– Tình hình tốc độ tăng trưởng GDP của Hậu Giang
Trang 23Hậu Giang phấn đấu ngay trong năm đầu tiên thành lập tỉnh (năm 2004) đạt các mục tiêu chủ yếu để tạo đà cho các năm tiếp theo như: Thu ngân sách phấn đấu đạt 108 tỷ 800 triệu đồng và tổng chi ngân sách là 506 tỷ 700 triệu đồng, GDP bình quân đầu người trên 5.000.000 đồng/năm.
Để từng bước hình thành tỉnh Hậu Giang là trung tâm Kinh tế, văn hóa, Khoa học kỹ thuật mới ở tiểu vùng Tây Sông Hậu, đòi hỏi tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất là 10%/năm và có bước chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng,
để tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao mức sống các tầng lớp dân
Nguồn: Cục thống kê Hậu Giang
* Nông nghiệp ( khoảng 80% khu vực I)
Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại
Ngoài ra, HG còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) & chăn nuôi gia súc
Tỉnh hiện có 139.068 hecta đất nông nghiệp (chiếm 86,527% diện tích toàn tỉnh Hậu Giang), và phấn đấu đến 2010 sẽ giảm 10.800 hecta Giá trị sản xuất tạo ra bình quân trên 1 ha diện tích hiện nay đạt hơn 31 triệu đồng
* Công nghiệp
Hậu Giang có khu công nghiệp Vị Thanh, diện tích 150 ha được quy hoạch xây dựng bên Quốc lộ 61, kênh Xáng Hậu và sông Cái Tư - Rạch Nhút thuộc địa bàn huyện Châu Thành và Thị xã Vị Thanh Đây là khu công nghiệp nằm trên vùng tập trung nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm như: khóm,
Trang 24mía, đậu, mè, các loại rau củ, gạo chất lượng cao thúc đẩy vùng này sớm phát triển theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
Tính đến cuối 2006, Hậu Giang có 2.817 số cơ sở công nghiệp Hiện tỉnh đang phát triển thêm 2 cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Sông Hậu rộng gần 580
ha, nơi có cảng biển quốc tế Cái Cui đang xây dựng với công suất trên 2 triệu tấn/năm
và cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, diện tích trên 220 ha, nằm cặp với quốc lộ 1A -
nơi đang có một số nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản lớn
Trong năm 2007 và năm 2008, ưu tiên vốn đầu tư để sớm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp tập trung Sông Hậu quy mô quốc gia, Cụm công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh, Cụm công nghiệp Vị Thanh, Cụm công nghiệp Long Mỹ và thị
xã Ngã Bảy để thu hút đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp; phát triển các ngành nghề nông thôn để tạo việc làm và sử dụng tốt nguồn lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam
Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai
• Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
• Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Trang 25Với hơn: 25 Chi nhánh phía Bắc, 11 Chi nhánh Hà Nội, 21 Chi nhánh khu vực Miền Trung Tây Nguyên, 8 Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, 18 Chi nhánh Miền Nam, BIDV là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước Tính đến 31/12/2006, tổng tài sản của BIDV đạt 10,42 tỷ USD tương ứng với hơn 167.762 tỷ VND BIDV hiện (2006) đã phát triển thành một hệ thống rộng lớn với mô hình của một ngân hàng hiện đại với bốn khối kinh doanh chính; bốn liên doanh; bốn công ty; bốn đơn vị sự nghiệp; khoảng 400 máy ATM (xấp xỉ 1 triệu thẻ) và gần 10.000 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng trong cả nước1
Với hơn 50 năm hoạt động (26/04/1957 đến 26/04/2007), BIDV đã khẳng định thương hiệu, vị trí của mình trên toàn quốc và trên thế giới Là NH Việt Nam đầu tiên được nhận giấy Chứng nhận đăng ký thương hiệu do Cơ quan đăng ký sáng chế và Thương hiệu Mỹ cấp Kể từ 24/5/2005, BIDV chính thức được cơ quan này chứng nhận đăng ký và bảo hộ thương hiệu BIDV cả hình và chữ cho các DV tài chính và ngân hàng thuộc nhóm 36 theo phân loại quốc tế tại thị trường Mỹ; có nghĩa BIDV có quyền tuyệt đối sử dụng nhãn hiệu của mình trên lãnh thổ Mỹ
Là 1 trong 4 NHTM nhà nước hàng đầu Việt Nam đang triển khai kế hoạch CPH và hy vọng hoàn tất việc niêm yết cổ phiếu trong nước trong 2007 NH Ngoại thương Việt Nam (VCB) & NH Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) được chọn làm thí điểm NH Công thương Việt Nam (ICB) và NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tiến hành CPH ngay sau đó Theo Ông Trần Bắc Hà, Tổng Giám đốc BIDV, cũng chính thức công bố kế hoạch IPO của BIDV sẽ thực hiện vào quý bốn năm nay Sau khi tiến hành IPO (các giải pháp phát hành cổ phiếu lần đầu tiên), BIDV sẽ thực hiện niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào quý một năm 2008 Là 1 trong 9 ngân hàng2 được nhận giải Thương hiệu mạnh năm 2006
Là một trong 3 ngân hàng đầu tiên (NH Đầu tư & Phát triển Việt Nam, NH Công thương Việt Nam và Sài Gòn Công thương Ngân hàng) đã chính thức đi vào hoạt động với việc kết nối từ hệ thống chuyển mạch Banknet ngày 21 – 4 – 2007
Trang 26Một trong 10 sự kiện nổi bật nhất của BIDV năm 2006 là nỗ lực minh bạch
và nâng cao năng lực tài chính, Là DN VN đầu tiên thực hiện xếp hạng bởi Moody's với mức tín nhiệm đạt trần xếp hạng quốc gia; Là NHTM tiên phong triển khai áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp thông lệ quốc tế; Hệ số an toàn vốn CAR có bước cải thiện đạt hơn 9,4% theo chuẩn mực VN Phát hành thành công 3.250 tỷ trái phiếu tăng vốn cấp II theo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên TTTC VN và được tạp chí Tài chính Châu Á trao tặng danh hiệu “Giao dịch Trái phiếu nội tệ tốt nhất trong năm”
3.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẬU GIANG
3.3.2 Địa điểm tọa lạc
Số 392/3 Ấp Tân Phú, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
Số điện thoại 071 951761 – 951762
3.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
được phân như sau:
Giám đốc: Phụ trách chung trực tiếp điều hành quản lý P Tổ chức hành
chính, Tài chính kế toán, Kế hoạch nguồn vốn
Phó giám đốc phụ trách kế toán: Trực tiếp điều hành P Dịch vụ khách
hàng, Tiền tệ kho quỹ và tổ Điện toán
Phó giám đốc phụ trách tín dụng: Trực tiếp điều hành và quản lý phòng
Tín dụng, P Thẩm định & Quản lý tín dụng
*Chức năng của ban Giám đốc
Trang 27+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước và BIDV ban hành
+ Ban giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, Họp hội đồng tín dụng
và ký duyệt các hồ sơ vay vốn, lập hội đồng khen thưởng kỷ luật, xét năng lực cán bộ
và trình lên Ngân hàng cấp trên quyết định
+ Lập KH và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của CN
++ Thực hiện công tác HC (quản lý con dấu, in ấn, lưu trữ, bảo mật,…)
+ Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên
+ Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh: Lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện tài sản,… phục vụ cho hoạt động kinh doanh…
PHÒNG
TĐ &
QLTD
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
DV KH
PHÒNG
TT KHO QUỸ
PHÒNG TIN HỌC
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng
Trang 28+ Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh (không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm)
+ Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế
độ báo cáo của các phòng và các đơn vị trực thuộc
+ Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng
Phòng kế hoạch nguồn vốn
+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường KD,
XD chiến lược KD, các chính sách KD, chính sách marketting…
+ Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của CN
+ Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro
+ Nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về HĐV;…
Phòng Thẩm định & Quản lý tín dụng và phòng tín dụng
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn KH đến xin vay
+ Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay của khách hàng
+ Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay kể từ khi khách
hàng nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay
+ Chịu trách nhiệm thu hồi các khoản nợ vay
+ Tổng hợp, phân tích các thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng,
phân loại khách hàng
+ Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm + Tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá,…)…
Phòng dịch vụ khách hàng
+ Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt
+ Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới
+ Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng
+ Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng
+ Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng…
Phòng tiền tệ kho quỹ
Trang 29Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; quản lý chứng chỉ
có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố…
Phòng tin học
+ Quản lý mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, Quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo
an toàn thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh
+ Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM 3.4.1 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
– Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại kỳ hạn và không kỳ hạn
– Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng bằng đồng Việt Nam và ngoại
tệ các loại
– Thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại
– Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ (không phân biệt thành phần kinh tế)
– Thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước
– Bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng )
3.4.2 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu
– Xây lắp (Công ty Cổ phần công trình giao thông Hậu Giang, Doanh nghiệp
tư nhân Công Lập, Công ty TNHH Lê Nguyễn…)
– Thương mại dịch vụ (Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Quang Giàu, Phan Thành, Thanh Khôi…)
– Khách sạn, Nhà hàng (Công ty TNHH: Toàn Châu, Đại Danh; Doanh nghiệp
tư nhân Khách sạn Lê Mai )
– Công nghiệp chế biến Thủy sản, Lương thực thực phẩm (Công ty TNHH Phú Thạnh, Thủy sản Bình An, Cổ phần CB Thủy sản Xuất Khẩu CAFATEX…)
– Nuôi trồng thủy sản (Phương Trang, Ngô Quang Trường…)
– Sản xuất thức ăn gia súc (Công ty Cổ phần Tân Lộc…)
– Hoạt động cá nhân và công cộng
Trang 30– Sản xuất thương mại (Công ty TNHH Việt Long )
Một số danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp hệ thống
– Chính sách tín dụng phục vụ Đồng Bằng Sông Cửu Long
– Chính sách tín dụng phục vụ miền núi Tây Nguyên
– Quy chế hoạt động kinh doanh đối ngoại
– Quy chế quản lý và hợp tác với các liên doanh
– Xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động KT & KTNB
3.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Là 1 tỉnh mới tách từ tỉnh Cần Thơ, thế nhưng tốc độ phát triển của các TCTD trên địa bàn rất nhanh, nhiều NH ra đời dẫn đến áp lực cạnh tranh của BIDV -
HG là rất lớn Tuy vậy, với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Lãnh đạo, tâm huyết phấn đấu cao độ của toàn thể cán bộ công nhân viên NH trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách… mà trong 3 năm qua chi nhánh hoạt động rất có hiệu quả, mang lại lợi nhuận khá cao và tương đối ổn định (tăng 27%), góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển XH - KT T.Hậu Giang
Bảng 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV – HG
ĐVT: Triệu đồng
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %Doanh thu 21.344 49.884 67.146 28.540 133,71 17.262 34,60 Chi phí 16.052 43.118 58.521 27.066 168,61 15.403 35,72
LN trước thuế 5.292 6.766 8.625 1.474 27,85 1.859 27,48
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn
Qua bảng 4, ta thấy sở dĩ lợi nhuận NH tăng là do doanh thu không ngừng tăng trưởng, tăng nhanh nhất là vào năm 2005 với tốc độ 133,71% Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận không bằng tốc độ tăng của doanh thu, bởi lợi nhuận ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của khoản chi phí khá lớn trong quá trình hoạt động của mình
Nhìn chung cả Doanh thu và chi phí qua các năm đều tăng, nhưng năm 2005
có tốc độ tăng nhanh hơn so với năm 2006 bởi một số lý do sau: thứ nhất: năm 2005
là năm thứ 2 sau khi tách tỉnh, vì thế chi phí ban đầu để triển khai thực hiện dự án là điều cần thiết phải đáp ứng; thứ 2: nhu cầu vay vốn của người dân, các tổ chức kinh
~~
Trang 31tế tăng nhanh, song song đó, nhiều cơ sở sản xuất mọc lên, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng …cũng là 1 trong những yếu tố góp phần tăng doanh thu của ngân hàng Và mức tăng giảm doanh thu, chi phí, lợi nhuận
cụ thể như thế nào sẽ được phân tích chi tiết trong chương 4
3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2007 CỦA BIDV - HG
Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2007 của Ngân hàng được thể hiện qua qua một số chỉ tiêu chính như sau
Trang 32Chương 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
BIDV HẬU GIANG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Do đề tài chủ yếu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang nên em chỉ khái quát về tình hình huy động vốn và đi sâu phân tích trọng tâm vào các chỉ số phản ánh được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như về hoạt động tín dụng, lợi nhuận, rủi ro, ROA
Bảng 5: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND, USD CỦA BIDV – HG
Qua các bảng lãi suất khác chẳng hạn của NH Sài Gòn Công Thương, VPBank – NH ngoài Quốc doanh (xem phụ lục 3) ta thấy thời hạn gửi càng dài thì sự chênh lệch mức lãi suất càng thấp; ngược lại ứng với thời hạn ngắn hạn thì các NH
Trang 33TMCP lại có lãi suất cao hơn BIDV – HG tạo sự chênh lệch khá lớn Cụ thể: tại kỳ hạn 1 tháng mức lãi suất của BIDV – HG là 0,42%/tháng trong khi mức lãi suất của
NH SGCT là 0,600%/tháng, VPB là 0,610%/tháng, còn tại mức lãi suất ứng với kỳ hạn 24 tháng của BIDV – HG sẽ cao hơn của vài NH đó, nhằm tăng tính cạnh tranh
Vì thời hạn càng dài tính ổn định của nguồn vốn càng cao, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng trong việc cho vay các đối tượng khác Tuy nhiên nếu so với NHQD như Agribank, MHB thì lãi suất của BIDV – HG cũng tương đối cao, sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng không quá lớn
4.1.2 Tình hình cụ thể
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh Do đó, NH cần phải tạo được NV ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn Việc chăm lo công tác HĐV làm cho nguồn vốn tăng trưởng
ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng với định hướng phát triển của ngành Đối với BIDV – HG, thì VHĐ chủ yếu là từ tiền gửi của KBNN, kế đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế Về Tiền gửi của tổ chức kinh tế, đây là nguồn tiền dồi dào nhất trong tổng tiền gửi của khách hàng và là nguồn vốn ổn định có mức tăng trưởng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn huy động của NH: năm 2004: 17,66%; năm 2005: 17,76% và năm 2006 tăng vọt 44,87% cho thấy mức độ thanh toán qua NH của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, NH thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Về Tiền gởi tiết kiệm của dân cư, huy động từ nguồn này khá khiêm tốn so với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế Năm 2004 đạt 12.563 triệu đồng, chiếm 7,98% trong tổng nguồn vốn huy động Sang năm 2005 đạt 44.631 triệu đồng, chiếm 18,36% trong tổng nguồn vốn huy động, với tốc độ tăng trưởng 225,26% (tức tăng 32.068 triệu đồng) so với năm 2004 Sở dĩ có sự tăng đột biến ở năm 2005 là nhờ NH
đã áp dụng chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn nên khách hàng đến
mở tài khoản tại NH ngày càng tăng Đến năm 2006 loại tiền gởi này giảm xuống còn 41.477 triệu đồng (chiếm 18,41% trong tổng nguồn vốn huy động) giảm 3.154 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 7,07% Tuy tốc độ tăng không bằng năm 2005 nhưng đây là một kết quả rất khả quan
Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Trang 35Nguyên nhân tiền gửi có kỳ hạn của dân cư giảm là do giá vàng trên thị trường năm 2006 có xu hướng tăng lên đáng kể, đến nay đã vượt hơn mức 1.300.000 đồng/chỉ, nên một số người dân nghĩ gởi tiền tiết kiệm không sinh lời bằng mua vàng
dự trữ nên loại tiền gởi này tăng chậm Mặt khác là do sự cạnh tranh gay gắt của các
NH trên cùng địa bàn có lãi suất huy động khá cao nên thu hút được lượng khách hàng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến BIDV – HG Bởi các NHTMCP được
tự do ấn định mức lãi suất nên muốn hấp dẫn hơn NHNN thì phải nâng mức lãi suất cao hơn, trong khi BIDV – HG – NH quốc doanh phải theo khung lãi suất chung do Nhà nước quy định Tuy vậy với ưu điểm lớn: uy tín cao, chất lượng tốt, khả năng nguồn vốn đảm bảo an toàn cao hơn…BIDV – HG sẽ còn rất nhiều khách hàng tiềm năng trong những năm tới và chi nhánh sẽ tiếp tục khai thác triệt để nguồn đầu tư này nhằm tạo ra nguồn vốn vững chắc
Tóm lại, qua 3 năm, nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt, đến 2006 huy động vốn đạt 142.597 triệu đồng so với 2005, đạt 143% kế hoạch giao, nâng thị phần huy động vốn từ 19% lên 21% Mặc dù gia tăng về huy động vốn nhưng chi nhánh vẫn sử dụng vốn hỗ trợ của Trung ương do huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh
Ngoài ra, trong 2 năm 2004, 2005 BIDV – HG còn tranh thủ được nguồn tiền gửi của Kho bạc Nhà nước Hậu Giang bình quân hơn 120 tỷ đồng mỗi tháng nên đã phần nào giảm bớt áp lực về nguồn vốn Tuy nhiên sang năm 2006, nguồn tiền gửi của Kho bạc giảm đáng kể, bình quân còn khoảng 80 tỷ đồng do cơ chế, chính sách, quy định của Ngân hàng Nhà nước làm cho tình hình tự cân đối tại chi nhánh ngày càng khó khăn hơn Vì vậy BIDV – HG cần chủ động hơn nữa trong công tác huy động vốn
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Đây vẫn là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NH Với sự phát triển kinh tế ở địa phương hiện tại và trong tương lai, hoạt động tín dụng của chi nhánh sẽ
có những tiến triển tốt hơn về thị phần cũng như quy mô
Năm 2005, thị phần tín dụng của NH đạt khoảng 27% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006 của BIDV – HG), sang năm 2006 thị phần tín dụng giảm 1% còn 26% do sự đẩy mạnh phát triển tín dụng của các NH TMCP ở khúc thị trường nông thôn, sự gia tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của các NH khác trên địa bàn
Trang 36Tuy nhiên sự gia tăng này không đáng kể, BIDV – HG vẫn giữ vững vị thế của mình Con số 26% cũng khẳng định hiệu quả hoạt động ngân hàng như thế nào so với hơn
13 chi nhánh, 13 phòng giao dịch của 7 ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của NH trong 3 năm qua, ta sẽ lần lượt phân tích cụ thể từng hoạt động sau:
4.2.1 Doanh số cho vay
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, chúng ta cần phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng ngành và sức mạnh tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
4.2.1.1 Theo địa bàn
Qua bảng 7 ta thấy, doanh số cho vay của NH tăng liên tục qua các năm, trong đó, cho vay trong tỉnh chiếm 61% và tăng lên 62,8% năm 2005 Sở dĩ trong 2 năm đầu, mức cho vay trên địa bàn cao vì nhu cầu tái thiết, mở rộng sản xuất nhiều Bên cạnh đó, NH còn phải đầu tư cho hoàn chỉnh các Trung tâm thương mại, siêu thị
ở trung tâm thị xã và 1 số huyện, mở rộng Khu du lịch sinh thái Tây Đô…Và địa bàn chiếm tỷ trọng cao nhất đó là Huyện Châu Thành A (hơn 60% Tổng doanh số cho vay trong tỉnh), kế đó là Thị xã Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp và các huyện khác
Không chỉ cho vay trong tỉnh, NH còn tăng doanh số cho vay của mình đối với khách hàng ngoài tỉnh, chủ yếu là các khách hàng truyền thống ở Q Cái Răng và
Q Ninh Kiều với mức vay chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số: năm 2004 là 213.701 triệu đồng, năm 2005 là 440.630 triệu đồng Riêng năm 2006, do số doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất mới trên Q.Cái Răng và Q.Ninh Kiều tăng nhanh hơn nên nhu cầu vốn rất lớn đã làm cho doanh số cho vay ngoài tỉnh của NH chiếm tỷ trọng cao hơn 52,32%
so với doanh số cho vay trong tỉnh Mặt khác, do vị trí đặt điểm tọa lạc của chi nhánh ngay huyện Châu Thành A, cách xa Thị xã trung tâm (Vị Thanh, Ngã Bảy), các cơ quan hành chính tỉnh Hậu Giang nên cũng tác động đến tâm lý của khách hàng ở đó như ngại đường xa, tốn chi phí…đã làm cho doanh số cho vay trên địa bàn giảm nhẹ 20.030 triệu đồng so với năm 2005 còn 723.829 triệu đồng
Muốn đạt được DSCV nhiều như thế không phải dễ, đó là nhờ NH có nhiều chính sách cho vay, hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế (nhất là sau cơn bão, lụt j
Bảng 7: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY
Trang 37năm 2005), giúp khách hàng có vốn an tâm SX, mở rộng ngành nghề; đẩy mạnh cho vay đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín; đồng thời thực hiện tốt các khâu: thẩm định hồ sơ vay, nâng cao năng lực thẩm định, không gây khó dễ cho dân, giảm bớt các thủ tục không cần thiết… Có như vậy, hoạt động sản xuất của họ không
bị ngưng trệ, khả năng hoàn vốn cao và NH cũng được lợi thế hơn (giảm rủi ro tín dụng, vòng quay tín dụng được rút ngắn)
4.2.1.2 Theo thời hạn
Tín dụng ngắn hạn
Trong hoạt động cấp tín dụng, nếu xét về thời hạn thì BIDV – HG chủ yếu cho vay ngắn hạn chiếm hơn 85% DSCV Bởi mục đích của tín dụng ngắn hạn: bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu
và đáp ứng tiêu dùng cá nhân; nên vòng quay vốn rất nhanh, NH có thể cho vay tiếp tục nữa nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an toàn từ đồng vốn của mình
Nhìn bảng 7, ta có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn và tỷ trọng của nó tương đối ổn định (trên 85% tổng DSCV) trong thời gian qua
Năm 2005 tăng nhanh và rõ rệt nhất 116,17% so với năm 2004 là 1 phần do
NH thực hiện theo chính sách chung của TW giao Khi đó cho vay ngắn hạn nhiều, vòng quay vốn nhanh, thu hồi nợ tốt, dẫn tới sự gia tăng doanh số
Sự gia tăng doanh số đã phần nào phản ánh tình hình KT của Tỉnh HG: tuy khó khăn nhưng nhờ biết cách linh hoạt, luân phiên thay đổi nuôi trồng các mặt hàng nông nghiệp theo vụ mùa thích hợp, nên những năm vừa qua SX nông nghiệp thu được kết quả cao, các mặt hàng nông sản trúng mùa, trúng giá, sản lượng XK và tiêu thụ tăng lên; từ đó kích thích các hộ nông dân đầu tư vốn phát triển SX để tăng thu nhập, làm tăng sức mua của XH; đồng thời góp phần kích thích các thành phần kinh
tế khác phát triển Và khi các thành phần kinh tế khác phát triển, cho thấy mức độ ổn định của nền kinh tế tỉnh nhà và tính an toàn cao về tình hình tín dụng của các NH nói chung, BIDV – HG nói riêng
Tín dụng trung và dài hạn
Bên cạnh sự ổn định ban đầu về cơ sở hạ tầng, thì Hậu Giang vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các công trình mới nhằm đáp ứng sự phát triển lâu dài của tỉnh nhà Đây là những dự án lâu dài và trọng điểm, đòi hỏi Lãnh đạo các cấp phải quan tâm chỉ đạo sâu sát, theo dõi tiến độ thi công chặt chẽ, lựa chọn các nhà
Trang 38đầu tư nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đúng tiến độ cấp trên giao
Để có được điều đó, tỉnh phải huy động nguồn vốn rất lớn để kịp thời kế hoạch, không để bất kỳ hoạt động nào bị trì hoãn Và một trong những đơn vị có sự đóng góp lâu dài và ổn định cho việc xây dựng tái thiết tỉnh nhà – đó là BIDV – HG Đặc trưng của nguồn vốn này là thời gian hoàn vốn dài, thể hiện bằng con số cụ thể trong bảng cân đối của NH là khoản mục Tín dụng trung dài hạn Mục đích của tài khoản này nhằm giúp khách hàng mở rộng SXKD, phát triển cơ sở hạ tầng
DSCV trung – dài hạn cũng tăng theo từng năm là phù hợp với thực trạng chung BIDV – HG vẫn giữ tốc độ tăng trên 81% tổng doanh số cho vay nhưng tỷ trọng 2 năm 2005 là 11,7%, 2006 là 12,05% lại giảm so với 2004 là 13,94% là do định hướng phát triển của Ngân hàng – giảm dần cho vay dài hạn vì nguy cơ dẫn đến rủi ro rất cao
4.2.1.3 Theo lĩnh vực
a) Về Nuôi trồng thủy sản
Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông thôn không có nghĩa là giảm giá trị sản xuất nông nghiệp vì Hậu Giang là một tỉnh có thế mạnh về thủy sản (sau cây lúa), mà ta phải đẩy mạnh hơn nữa triển khai đồng bộ các quy trình đề án, khắc phục dần sản xuất tự phát, hình thành một số vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung gắn với CNCB; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác, chế biến, bảo quản…, hạ giá thành, nhằm tăng giá trị nông sản, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
Chính vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng đều trong 3 năm vừa qua Và góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của tỉnh (đặt biệt là về Nuôi trồng thủy sản) đó là BIDV – HG, được thể hiện qua DSCV hàng năm Cụ thể năm
2005 đạt 184.780 triệu đồng tăng 122.971 triệu đồng so với năm 2004 (61.809 triệu đồng) tương đương 198,95%; năm 2006 đạt 264.529 triệu đồng tăng 61.748 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 33,42%
Số liệu trên cho thấy về tuyệt đối giá trị sản xuất KV I phải tăng theo từng năm
để nâng cao thế mạnh của mình, nhưng về tương đối tốc độ tăng có giảm để đáp ứng tình hình thực tế của địa phương – chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH – HĐH Tuy vậy tỷ trọng cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản vẫn tăng đến 16,24% năm 2006 vì trong năm thị trường không ổn định, giá cả mặt hàng thủy sản lên xuống
Trang 39bất thường luôn gây cảm giác hoang mang trong tâm lý người dân, hoạt động sản xuất của một số xí nghiệp giảm năng suất, dẫn đến thua lỗ, thiếu vốn; do đó họ đã xin ngân hàng vay vốn thêm nhằm kịp thời quy trình sản xuất của mình
b) Về Công nghiệp – chủ yếu là công nghiệp chế biến
Đây là ngành kinh tế giàu tiềm năng đối với tỉnh Hậu Giang hiện nay, được Chính phủ và các lãnh đạo Ban ngành rất quan tâm hỗ trợ Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VinaShin) phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang – vừa khởi công xây dựng Cụm Công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang (ngày 30/4/2007) – được sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyên Tấn Dũng đã bước đầu cho thấy khởi sắc trong ngành công nghiệp Hậu Giang Đồng thời, đây cũng là cơ hội để BIDV – HG thực hiện chính sách mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình trong thời gian tới
Đó là tình hình chung, còn về NH, hiện tại chỉ tập trung vào ngành CNCB thủy sản, Lương thực thực phẩm (LTTP); có sự hợp tác chặt chẽ với các khách hàng lớn như Công ty TNHH Phú Thạnh, Thủy sản Bình An, Cty Cổ phần Chế biến Thủy sản XK CAFATEX…với tổng doanh số cho vay năm 2006 của ngân hàng đạt 318.939 triệu đồng tăng 24.120 triệu đồng tương đương 8,18% so với năm 2005
Năm 2005 DSCV của NH đạt 294.891 triệu đồng tăng cao:164.462 triệu đồng tương đương 126,16% so với năm 2004, do tình hình khó khăn về thị trường xuất khẩu, hàng rào thuế quan, chi phí đầu tư sản xuất luôn tăng ở mức cao, mà CNCB là ngành cần phải có vốn cao và thường xuyên để có thể liên tục quá trình sản xuất, vì thế các khu công nghiệp phải tăng cường vay vốn nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Mặt khác, thủy sản, LTTP là những mặt hàng thiết yếu đối với người dân, đồng thời nó rất nhạy cảm với biến động của thị trường trong nước và trên thế giới; chính vì thế BIDV – HG luôn là nhà cung cấp chính về nguồn vốn giúp các đơn vị giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt với DSCV chiếm
tỷ trọng khá lớn trong tổng DSCV 24,89%
Sang năm 2006, doanh số cho vay đối với CNCB lại tiếp tục gia tăng nhưng
tỷ trọng nhỏ hơn (21,01%) vì ngân hàng nâng tỷ trọng cho vay cao hơn sang ngành Nuôi trồng thủy sản
c) Về Thương mại dịch vụ
Trang 40Nhìn chung, doanh số cho vay đối với lĩnh vực TM – DV tăng liên tục qua các năm Cụ thể: năm 2004 đạt 70.631 triệu đồng; năm 2005 đạt 142.494 triệu đồng tăng 71.863 triệu đồng tương đương 101,74% so với năm 2004; năm 2006 đạt 166.984 triệu đồng tăng 24.490 triệu đồng tương đương 17,19%.
Đây là lĩnh vực hoạt động luôn được Hậu Giang quan tâm đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, dịch vụ, đa dạng hàng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân Nhờ vậy Hậu Giang đã thay đổi rõ nét việc giao
lưu thương mại trên địa bàn trong thời gian qua: Ước tổng bán lẻ hàng hóa được 2.775,6 tỷ đồng, vượt 38,8% so với kế hoạch năm và tăng 9,2% so cùng kỳ; Thu
nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng năm 2000 lên 6,6 triệu đồng năm 2005; Dịch vụ giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách cả
vận tải thủy – bộ; Bưu chính viễn thông phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu thông
tin kinh tế – xã hội, mật độ điện thoại từ 1,46 máy/100 dân năm 2000 lên 4máy/100 dân năm 2005….(Nguồn: Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hậu Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005 – 2010))
Trong sự phát triển đó, BIDV – HG cũng đã góp phần đầu tư cho các khu du lịch nổi tiếng như: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Hồ Sen…và có xu hướng chuyển dần đầu tư sang TM – DV nhiều hơn nữa
d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải
Là một tỉnh mới, hầu như Hậu Giang phải trang bị lại cho mình tất cả (Giao thông, công trình, cơ sở hạ tầng nói chung), nhất là đối với những ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh như Khách sạn – Nhà hàng…Nắm được tình hình thực tế, BIDV - HG cũng đã đầu tư vào những ngành này với tỷ trọng khá lớn so với những ngành còn lại, thể hiện năm 2004 là 285.153 triệu đồng (chiếm 52,04%); năm 2005 là (chiếm 47,48%) tăng tương đương 97,23% so với năm trước Nhu cầu vay vốn năm 2005: 562.396 triệu đồng tăng nhanh 277.243 triệu đồng
là do HG tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn, nhằm đảm bảo các hoạt động dịch vụ về vận chuyển hành khách, hàng hóa; ổn định hoạt động của các tuyến xe buýt, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân Nhiều tuyến đường giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các vùng, góp phần đa dạng hơn trong việc lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh