Thực trạng đạo đức của học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám Qua đánh giá thực trạng đạo đức học sinh đầu năm học 2006-2007 của giáo viên chủ nhiệm: * Đạo đức học sinh toàn trường Tổng số
Trang 1SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên : Nguyễn Văn Phúc
2 Ngày 04 tháng 04 năm 1977
4 Địa chỉ : 35A phô ấp 2, Phi Vinh, Định Quán, Đồng Nai
5 Điện thoại: 061 361 4486 (cq)/ 061 385 2003 (nr) DĐ : 0978 03 07 09
7 Chức vụ : Phó hiệu trưởng
8 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Lê Văn Tám
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
+ Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cao đẳng Sư phạm
+ Năm nhận bằng : 2004
+Chuyên ngành đào tạo : Giáo viên Tiểu học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
+ Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo dục tiểu học
Số năm có kinh nghiệm: 13
+ Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
Trang 2PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới bên ngoài, dân tộc ta đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,…Để tận dụng được thời cơ này chúng ta cần có những con người toàn diện cả về: Đức - Trí - Thể - Mỹ Trong đó giá trị đạo đức được đặc biệt coi trọng Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường mà là của cả xã hội Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo đối với qúa trình hình thành nhân cách của mỗi con người Từ xa xưa ông cha ta đã dạy con cháu "Tiên học lễ -Hậu học văn", điều này lại một lần nữa được Bàc Hồ khẳng định: "Có tài mà không có đức là người vô dụng"
Trong hoàn cảnh hội nhập của đất nước đã tạo ra nhiều biến đổi tích cực về kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,…Đã và đang đem lại cho con người một cuộc sống đầy đủ về vật chất Bên cạnh đó cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống của một số thành phần trong xã hội như: sống buông thả, đề cao vật chất Những ảnh hưởng của phim ảnh, văn hóa phẩm đồi truỵ, trò chơi bạo lực tràn ngập, những cảnh chém giết, nghiện ngập, trộm cắp… đang còn tồn tại ở mọi ngõ ngách trong xã hội Do đó việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ được Đảng, nhà nước, ngành giáo dục coi là khâu then chốt trong quá trình đào tạo thế hệ tương lai Trước tình hình thực tế và yêu cầu đặt ra đòi hỏi chúng ta: những nhà quản lí giáo dục, nhà giáo dục là phải giáo dục các em trở thành những công dân tốt có đầy đủ cả: Đức - Trí - Thể -Mỹ Vì thế mỗi chúng ta phải tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, đạo đức lối sống để hình thành cho các em thói quen hành vi ứng xử đúng mực Từ đó bồi dưỡng cho các em phẩm chất đạo đức trong sáng, có cảm xúc, tình cảm sâu sắc đối với những người xung quanh, với quê hương đất nước
Từ những thực tế nêu trên và xác định tầm quan trọng của việc giáo
dục đạo đức cho các em Với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 4
PHẦN HAI
Trang 3THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
Trường tiểu học Lê Văn tám được thành lập từ năm 2002 trên cơ sở tách bốn phân hiệu của trường tiểu học Nguyễn Huệ Địa bàn trường thuộc
ba ấp vùng sâu, vùng xa của xã Phú Vinh Các phân hiệu của nhà trường cách nhau từ 4 đến 7km
Học sinh người dân tộc thiểu số chiếm trên 50% học sinh toàn trường Trình độ dân trí thấp, dân cư không ổn định, đời sống kính tế của người dân còn nhiều khó khăn Tất cả giáo viên nhà trường ở cách xa trường trên 12km
* Cơ sở vật chất
Trường có 4 điểm (3 phân hiệu), trong đó:
-Phòng học : 10 phòng
-Văn phòng : 01 phòng
-Thư viện : 01 phòng
-Phòng truyền thống : 01 phòng
* Tình hình đội ngũ nhà trường
+Tổng số CB – GV – CNV : 31/25 nữ; Đảng viên : 05/02 nữ, trong đó: -Ban giám hiệu : 02 Đảng viên : 02
-Tổng phụ trách : 01/01 nữ
-Thư viện + Thiết bị: 01/01 nữ
-Chuyên trách : 01
-Giáo viên đứng lớp : 21/20 nữ Đảng viên : 03/02 nữ
+Trình độ chuyên môn
-Cử nhân khoa học : 03
-Cử nhân cao đẳng : 09/08 nữ
-THSP (12 + 2) : 04/04 nữ
-THSP ( 9 + 3) : 10/09 nữ
* Đội ngũ giáo viên khối 4
Trang 4TT Họ và tên
N Nư õ
Chủ nhiệm lớp
Trình độ chuyên môn
Thâm niên
1
2
3
4
Hồ Thị Tình
Nguyễn Thị Thuý Hà
Pham Thị Quyên
Nguyễn Thị Nam
x x x x
4A 4B 4C 4D
ĐHSP THSP (9+3) CĐSP THSP (9+3)
7 9 2 10
* Tình hình học sinh khối 4
Tổng số
1 Thuận lợi
Đội ngũ Ban giám hiệu năng động, nhiệt tình, bám trường, bám lớp, theo rõi chỉ đạo sát sao mọi hoạt động trong nhà trường
Lực lượng giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề
Giáo viên được phân công dạy lớp 4 đa số trẻ, tận tình với học trò, rất nhiệt tình trong giảng dạy, được nhà trường tin tưởng, phụ huynh tín nhiệm, học sinh tin yêu
Sĩ số học sinh mỗi lớp ít nên thuận lợi trong việc kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu
Được sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong địa bàn
Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục Hội cha mẹ học sinh
Đa số học sinh ngoan, tác phong đạo đức tốt
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ phục vụ công tác giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh mỗi lớp
2 Khó khăn
Trường nhiều phân hiệu, phân hiệu xa nhất cách điểm chính trên 7km, giao thông khó khăn nên gặp không ít trở ngại trong việc quản lí và thông tin
Trang 5Dân cư không ổn định Tình hình đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn Do đó, ngoài giờ học trên lớp các em phải phụ giúp gia đình nên ảnh hưởng lớn đến công việc học tập của học sinh
Đa số Phụ huynh đi làm rẫy xa nhà nên việc giáo dục con em mình còn khoán trắng cho nhà trường
Chưa có các phòng học chức năng, sân thể dục thể thao
Giáo viên không phải người địa phương và ở rất xa trường
3 Thực trạng đạo đức của học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám
Qua đánh giá thực trạng đạo đức học sinh đầu năm học 2006-2007 của giáo viên chủ nhiệm:
* Đạo đức học sinh toàn trường
Tổng số học sinh
Hạnh Kiểm Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
Qua bảng thống kê kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh toàn trường cho thấy: đại đa số học sinh nhà trường ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt Tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức chưa tốt Đôi khi còn nói tục, chửi thề chưa chấp hành tốt nội quy của nhà trường, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp, còn nói chuyện trong giờ học cũng như khi chào cờ Trong giờ tan học, một số em chưa thực hiện đúng luật giao thông đường bộ như : đi xe đạp hàng hai, chưa đi bên phải đường…
* Đạo đức học sinh khối 4
Tổng số học sinh Hạnh Kiểm
Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Trang 6Qua đối chiếu bảng thống kê kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh khối 4 với bảng thống kê hạnh kiểm học sinh toàn trường cho ta thấy tỉ lệ hạnh kiểm học sinh khối 4 thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn trường
Nguyên nhân chủ yếu:
Bản thân và gia đình các em cho rằng các em đã lớn có thể tự lo cho bản thân được, vì thế gia đình ít quan tâm, chăm sóc
Trong khi đó môi trường xã hội nơi các em ở lại đầy dãy các tệ nạn xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ
Do thời kì này mới là đầu năm học, giáo viên chưa nắm bắt được hết hoàn cảnh gia đình, cá tính của từng học sinh trong lớp Vì thế chưa có những biện pháp uốn nắn kịp thời
PHẦN BA : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trang 7I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC
1 Khái niệm về đạo đức
+ Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội , quy định những nguyên tắc cơ bản trong đời sống xã hội và mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với xã hội ở những xã hội chính trị khác nhau
+ Trong triết học, đạo đức được hiểu là hệ thống các nguyên tắc của đời sống xã hội và hành vi của con người, nó quy định những nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ của con người với xã hội
+ Mỗi con người sống trong một điều kiện nhất định, khi bộc lộ thái độ của mình qua những hành vi đạo đức , những giá trị đạo đức đương thời, đều có sự lựa chọn nhất định, đó chính là sự phản ánh quá trình phát triển đạo đức của mỗi cá nhân, là sự biểu hiện tính dân tộc tương đối của đạo đức trong đời sống xã hội
+ Đạo đức là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi xã hội loài người mới hình thành, đạo đức được phát triển trong tiến trình biến đổi các quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hội khác nhau trong quá trình phát triển và tiến bộ văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của loài người
+ Bên cạnh những giá trị chung của nhân loại đạo đức gồm những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, những lý tưởng… có tính chất nhất thời về lịch sử và có tính giai cấp
2 Khái niệm về giáo dục đạo đức
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách thế hệ trẻ phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ cá nhân với bản thân người khác ( gia đình, bạn bè, thầy cô, người lớn tuổi …) với xã hội làm cho họ nắm được các mối quan hệ về đạo đức mới Là các mối quan hệ thể hiện sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và bền vững, có được bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội
+ Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời học sinh Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học đã được tất
cả các nước coi trọng
+ Giáo dục đạo đức ở trường tiểu học cần bồi dưỡng cho học sinh cơ sở đạo đức, đó là cơ sở hình thành con người luôn luôn tôn trọng người
Trang 8khác, con người luôn phấn đấu bảo vệ, xây dựng một nền văn hoá giàu tình con người, một xã hội dân chủ, giàu mạnh, hạnh phúc và bình đẳng
II NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Các phẩm chất đạo đức cần trau dồi cho học sinh được phân thành nhóm theo từng loại quan hệ xã hội :
Quan hệ cá nhân đối với xã hội đó là các phẩm chất : Trung thành với lý tưởng, xây dựng một xã hội theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, yêu nước, hiểu biết về các nước khác, yêu hoà bình, tự hào dân tộc, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, biết ơn các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước
Quan hệ cá nhân với lao động đó là các phẩm chất : yêu lao động, có tinh thần trách nhiệm, tính cần cù, ý thức kỷ luật trong lao động, thái độ chăm chỉ học tập, lòng say mê khoa học, quý trọng người lao động, qúy trọng và bảo vệ thành quả lao động xã hội và các di sản văn hoá
Quan hệ cá nhân đối với người khác đó là các phẩm chất : Thương yêu qúy trọng thông cảm, đoàn kết hợp tác, tương trợ, tôn trọng lợi ích của người khác và của tập thể
Quan hệ cá nhân với bản thân đó là các phẩm chất : Tự trọng, thật thà, giản dị, khiêm tốn, kiên trì chịu đựng và vượt qua khó khăn, dũng cảm, lạc quan
Đối với tất cả học sinh, ở bất kỳ lứa tuổi nào, cấp học nào nhất thiết phải được rèn luyện để có được các phẩm chất nói trên Không thể xem nhẹ việc giáo dục một phẩm chất nào, càng không thể giáo dục trái với nội dung đạo đức của phẩm chất đó Động cơ hành động ứng xử nhất thiết phù hợp với các yêu cầu đạo đức của phẩm chất đó
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là cung cấp cho trẻ những biểu tượng và khái niệm đạo đức, bồi dưỡng cảm xúc và tình cảm đạo đức, rèn luyện kĩ năng và thói quen đạo đức
III NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Căn cứ vào nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh bậc tiểu học phải thực hiện các nhiệm vụ sau :
1 Làm cho học sinh hiểu và nhận thấy rằng : Cần làm cho các hành
vi ứng xử của mình phù hợp với lợi ích xã hội
Trang 92 Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin đạo đức của cá nhân để bảo vệ các hành vi của cá nhân được thực hiện có đạo đức
3 Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững (lương tâm, vinh dự, trách nhiệm, phẩm giá, hổ thẹn…) và các phẩm chất ý chí (thật thà, dũng cảm, kiên trì, kỷ luật…) để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức
4 Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức , làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh
5 Giáo dục văn hoá ứng xử thể hiện sự tôn trọng, quý trọng nhau của con người và bảo đảm tính nhân đạo, trình độ thẩm mỹ cao của các quan hệ cá nhân trong cuộc sống
6 Hệ thống chuẩn mực đạo đức cho trẻ phải được xác định đúng đắn, cụ thể và vừa sức Hệ thống chuẩn mực này thường được đưa ra dưới dạng những quy định đối với học sinh tiểu học, những quy tắc đối với đội viên nhi đồng Những điều đó vừa là yêu đạo đức , vừa là yêu cầu pháp lý, quy định thái độ ứng xử của học sinh trong hoạt động hằng ngày như : Tập thể dục buổi sáng, giữ vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đi học, thái độ đi trên đường đến trường, nghe giảng, học bài, làm bài tập, lao động, trực nhật, vui chơi giải trí, đọc sách, xem hát…Quy định thái độ của học sinh trong quan hệ với những người thường được tiếp xúc hằng ngày như : ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường, bạn bè , người già cả, người tật nguyền, người nước ngoài…quy định những đức tính để học sinh tiểu học cần phấn đấu như : Chăm chỉ, cần cù, kiên trì, kính già, yêu trẻ, thật thà, dũng cảm, đoàn kết, thân ái, lạc quan, yêu tổ quốc
IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
1 Một số hạn chế của phương pháp giáo dục đạo đức hiện nay
Trong giáo dục, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể Thế nhưng trong suy nghĩ và việc làm vẫn còn lệch lạc do nhiều nguyên nhân Ngoài nguyên nhân về điều kiện cơ sở vật chất thì nguyên nhân cơ bản vẫn là phương pháp giáo dục học sinh chưa phù hợp Giáo viên vẫn coi học sinh là đối tượng chịu sự tác động một cách thụ động Thầy giáo vẫn áp đặt, nhồi nhét, thậm chí còn mắng mỏ, doạ nạt khi học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ nào đó Mặc dù mục đích và động cơ của giáo viên là tốt đẹp, song phương pháp đó chưa thật phù hợp với từng đối tượng nên chưa đem lại kết quả như mong muốn
Trang 102 Một vài phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay
2.1 Phương pháp nêu gương
Giáo dục đạo đức học sinh không thể dựa vào lời nói và ý nghĩa Tấm gương về những hành động và hành vi đạo đức của những người khác có ý nghĩa to lớn trong giáo dục đạo đức Vì vậy sử dụng phương pháp nêu gương mang ý nghĩa sư phạm ở chỗ trẻ em có xu hướng muốn bắt chước làm theo những hành động và hành vi mà các em cho là đúng đắn, có ý nghĩa, có giá trị Phương pháp nêu gương có giá trị trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức của học sinh
2.2 Phương pháp tập thói quen
Thói quen là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hoạt động đạo đức nhằm biến các hành động thành thói quen đạo đức , thói quen ứng xử
Tập thói quen thường được vận dụng trong tiết thực hành và đặc biệt là trong sinh hoạt và hoạt động ngoài giờ Trong tiết thực hành những hành động với những hành vi đạo đức đã được học sinh lặp đi lặp lại một cách thích hợp, kết hợp với việc luyện tập theo yêu cầu của bài mới Ngoài ra học sinh được tập thói quen ứng xử theo các chuẩn mực hành vi đã được học Học sinh thực hiện các bài tập do giáo viên đề ra hoặc dưới dạng vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
Giáo viên kết hợp chặt chẽ các hình thức tập thói quen với nhau theo yêu cầu lứa tuổi, hoàn cảnh sống và điều kiện giáo dục Có thói quen là nhiệm vụ phải thực hiện như : lễ phép, kỷ luật…Nhưng cũng cần nên lôi cuốn học sinh vào các loại hình hoạt động như các hành vi ứng xử trong giao tiếp nhóm… kích thích các em có nhu cầu tự giác luyện tập thường xuyên
2.3 Phương pháp thảo luận nhóm :
Để cho học sinh có điều kiện trao đổi ý kiến, bàn bạc để giải quyết một vấn đề đạo đức Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, giao cho từng nhóm các vấn đề cần giải quyết, vài tình huống đạo đức cần xử lý, quy định thời gian bàn bạc, sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cùng trao đổi chất vấn, bổ sung, giáo viên chốt lại chuẩn mực đạo đức, giải đáp các thắc mắc chưa được giải quyết thoả đáng
2.4 Phương pháp đàm thoại