1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận các phương pháp chiết xuất hợp chất thiên nhiên

24 718 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 851,71 KB

Nội dung

Độ chín Nguyên liệu phải được khảo sát, theo dõi chặt chẽ để xem khi nào là thời điểm thu hoạch tốt nhất độ tuổi, thời thiết, mùa màng, giờ thu hái… để đảm bảo hàm lượng của các hợp chấ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT HOÁ HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

1 Khái quát về các hợp chất thiên nhiên 4

1.1 Định nghĩa 4

1.2 Phân loại 4

1.2.1 Dựa vào tính thiết yếu đối động thực vật 4

1.2.1.1 Chất trao đổi sơ cấp 4

1.2.1.2 Chất trao đổi thứ cấp 4

1.2.2 Dựa vào bộ khung carbon, các nhóm chức và theo tính phổ biến của hợp chất 4

2 Điều kiện nguyên liệu để chiết xuất hợp chất thiên nhiên 5

2.1 Độ chín 5

2.2 Độ tươi 5

2.3 Độ sạch 5

3 Yêu cầu chung của các phương pháp chiết xuất 5

4 Các phương pháp chiết xuất 6

4.1 Chưng cất lôi cuốn hơi nước 6

4.1.1 Nguyên tắc chung 6

4.1.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp 6

4.1.3 Chưng cất cách thủy 6

4.1.4 Chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp 7

4.1.5 Ưu – nhược điểm 7

4.1.6 Ứng dụng 8

4.1.6.1 Một số kết quả nghiên cứu 8

4.1.6.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu của vỏ quả họ Citrus 9

4.2 Trích ly bằng dung môi 11

4.2.1 Giới thiệu 11

4.2.2 Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi 11

4.2.2.1 Nguyên tắc 11

4.2.2.2 Yêu cầu của dung môi 11

4.2.2.3 Nhận xét 12

4.2.2.4 Phương pháp chiết bằng Soxhlet 12

4.2.3 Trích ly bằng dung môi không bay hơi 13

4.2.3.1 Nguyên tắc 13

4.2.3.2 Yêu cầu của dung môi 13

Trang 3

4.2.3.3 Nhận xét 14

4.2.3.4 Phương pháp chiết ngâm dầm 14

4.2.3.5 Phương pháp chiết ngấm kiệt 14

4.2.4 Ứng dụng nghiên cứu chiết tách alkaloid của rễ cây dừa cạn hoa hồng bằng thiết bị soxhlet 15

4.2.4.1 Giới thiệu cây dừa cạn hoa hồng 15

4.2.4.2 Thực nghiệm 16

4.3 Trích ly bằng CO2 siêu tới hạn 18

4.3.1 Nguyên lý 18

4.3.2 Ứng dụng của phương pháp tách chiết siêu tới hạn 19

4.3.2.1 Hệ thống tách chiết siêu tới hạn 19

4.3.2.2 Ứng dụng của quy trình SFE 20

4.3.3 Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp CO2 siêu tới hạn so với các phương pháp truyền thống 20

4.3.3.1 Ưu điểm 20

4.3.3.2 Khuyết điểm 21

4.4 Các phương pháp khác 21

4.4.1 Phương pháp ly trích có hỗ trợ vi sóng 21

4.4.2 Phương pháp sử dụng sóng siêu âm 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

1 Khái quát về các hợp chất thiên nhiên

1.1 Định nghĩa

Hợp chất thiên nhiên là các chất hóa học có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được con người tách ra từ các loại động vật, thực vật trong tự nhiên có hoạt tính sinh học hoặc có tác dụng dược học dùng để làm thuốc

Ngành hóa học chuyên nghiên cứu để chiết tách và chuyển hóa các hợp chất tự nhiên gọi là ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên

1.2 Phân loại

1.2.1 Dựa vào tính thiết yếu đối động thực vật

1.2.1.1 Chất trao đổi sơ cấp

Là những chất thiên nhiên cần thiết cho sự sống

Ví dụ: carbonhydrat, protein, acid nucleic, lipid và dẫn xuất của chúng

Các hợp chất này được sản sinh từ các cơ thể sống, không phụ thuộc vào loài Quá trình trong đó các chất trao đổi sơ cấp được tạo thành được gọi là quá trình trao đổi sơ cấp

1.2.1.2 Chất trao đổi thứ cấp

Là những hợp chất thiên nhiên không hẳn không cần thiết cho sự sống của động thực vật

Ví dụ: terpenoid, steroid, flavonoid, alkaloid…

Các chất trao đổi thứ cấp thường phụ thuộc nhiều vào loài

Chúng là sản phẩm của quá trình trao đổi thứ cấp

1.2.2 Dựa vào bộ khung carbon, các nhóm chức và theo tính phổ biến của hợp chất

Chất béo – lipid

Hydratcarbon – glucid (monosaccharid, oligosaccharid, polysaccharid)

Acid amin – protid

Terpenoid (monoterpen, sesquiterpen, diterpen, triterpen…)

Trang 5

2 Điều kiện nguyên liệu để chiết xuất hợp chất thiên nhiên

2.1 Độ chín

Nguyên liệu phải được khảo sát, theo dõi chặt chẽ để xem khi nào là thời điểm thu hoạch tốt nhất (độ tuổi, thời thiết, mùa màng, giờ thu hái…) để đảm bảo hàm lượng của các hợp chất trong nguyên liệu là cao nhất

Thông thường, nếu là hoa thì nên thu hoạch lúc hoa sắp nở, nếu là trái thường là lúc trái chín đều, nếu là các cây thân thảo, lấy phần trên mặt đất nên thu hái vào lúc hoa bắt đầu nở Nếu lấy vỏ gỗ thì tùy vào tuổi cây, nếu là rễ, củ nên thu hoạch khi cây trưởng thành Tùy vào loại cây có thể thu hoạch vào nhiều lần Khi thu hoạch cần phải

để lại một lượng lá thích hợp để cây thực hiện việc quang hợp

2.2 Độ tươi

Nguyên liệu bị khô, dập, úng… sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng của các hợp chất Nên tránh để dồn đống nguyên liệu dẫn đến sự phát nhiệt bên trong do quá trình hô hấp làm thối rữa nguyên liệu Cần trải mỏng nguyên liệu, phơi héo đến độ héo thích hợp Nếu nguyên liệu là loại khó bảo quản thì địa điểm chiết xuất cần đặt gần nơi thu hoạch

3 Yêu cầu chung của các phương pháp chiết xuất

Đơn giản, thích hợp, thuận tiện và nhanh chóng

Tách tương đối triệt để, khai thác được hết các hợp chất có trong nguyên liệu với chi phí thấp

Quy trình khai thác phải phù hợp nguyên liệu

Hiệu suất phải cao hơn 95%

Đảm bảo độ tinh khiết của thành phẩm

Trang 6

4 Các phương pháp chiết xuất

4.1 Chưng cất lôi cuốn hơi nước

4.1.1 Nguyên tắc chung

Đây là phương pháp dùng để ly trích những hợp chất thiên nhiên dễ bay hơi

Phương pháp này dựa trên nguyên lý của quá trình chưng cất một hỗn hợp không tan lẫn vào nhau Khi hỗn hợp này được gia nhiệt, hai chất đều bay hơi Nếu áp suất của hơi nước cộng với áp suất của hợp chất thiên nhiên bằng với áp suất môi trường,

thì hỗn hợp sôi và hợp chất thiên nhiên được lấy ra cùng với hơi nước

4.1.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp

Nguyên liê ̣u và nước được cho vào trong cùng một thiết bi ̣ Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo hơi hợp chất thiên nhiên, ngưng tu ̣ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và hợp chất thiên nhiên, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau

Sự chưng cất này thường không thích hợp với những hợp chất thiên nhiên dễ bị thủy giải Những nguyên liệu xốp và rời rạc rất thích hợp để chưng cất trực tiếp

Phương pháp này đơn giản , thiết bi ̣ rẻ tiền và dễ chế ta ̣o , phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít Tuy nhiên, phương pháp này còn mô ̣t vài nhược điểm như hiê ̣u suất thấp, chất lượng không cao do nguyên liê ̣u tiếp xúc trực tiếp với thiết bi ̣ nên dễ bi ̣ cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc đô ̣ và nhiê ̣t đô ̣ chưng cất, thời gian chưng cất kéo dài, tốn năng lượng

4.1.3 Chưng cất cách thủy

Nguyên liê ̣u và nước được ch o vào trong cùng một thiết bi ̣ , nhưng nguyên liệu không tiếp xúc trực tiếp với nước mà được ngăn cách bằng một lớp vỉ Hơi nước từ phần dưới đi qua lớp vỉ, sau đó đi vào lớp nguyên liệu và kéo theo hơi hợp chất thiên nhiên đi ra thiết bị làm lạnh

Để nguyên liệu được tiếp xúc tối đa với hơi nước thì nguyên liệu phải có kích thước đồng đều

Phương pháp này thích hợp cho những loa ̣i nguyên liê ̣u không chi ̣u được nhiê ̣t đô ̣ cao, phù hợp với những cơ sở sản xuất có quy mô trung bình

So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn , nguyên liê ̣u ít bi ̣ cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị Tuy nhiên, chất lượng và việc điều khiển các thông số kỹ thuật chưa được cải thiện đáng kể

Trang 7

4.1.4 Chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp

Hơi nước tạo ra từ nồi hơi, thường có áp suất cao hơn không khí, được đưa thẳng vào bình chưng cất

Chưng cất gián tiếp thường dùng để chưng cất tinh dầu từ các nguyên liệu thực vật, phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn

Phương pháp này cùng mô ̣t lúc có thể phu ̣c vu ̣ đươ ̣c cho nhiều thiết bi ̣ chưng cất , điều kiê ̣n làm viê ̣c của công nhân nhe ̣ nhàng hơn , dễ cơ khí hóa và tự đô ̣ng hóa các công đoa ̣n sản xuất , khống chế tốt hơn các thông số công nghê ̣ , rút ngắn được thời gian sản xuất Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phu ̣c được tình tra ̣ng nguyên liê ̣u bi ̣ khê, khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt , hơi có áp suất cao để chưng cất Tuy nhiên, đối với mô ̣t số tinh dầu trong điều kiê ̣n chưng cất ở nhiê ̣t đô ̣ và áp suất cao sẽ bi ̣ phân hủy làm giảm chất lượng Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong phương pháp này khá phức tạp và đắt tiền

4.1.5 Ưu – nhược điểm

Ưu điểm:

+ Thiết bị gọn nhẹ, dễ chế tạo

+ Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản hơn so với các phương pháp khác + Không sử dụng nhiều vật liệu phụ như các phương pháp trích ly, hấp thụ + Thời gian chưng cất tương đối nhanh

+ Hiệu suất tách khá cao Sản phẩm là tinh dầu thu được có thể được chưng cất phân đoạn ở áp suất thấp để nâng cao hàm lượng các cấu tử cần thiết

+ Trong quá trình chưng cất , có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian

Nhược điểm:

+ Nếu sản phẩm là tinh dầu thì chất lượng có thể bị ảnh hưởng khi trong tinh dầu có những cấu phần dễ bị phân hủy và trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu tương đối lớn

+ Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu

+ Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém

+ Không áp du ̣ng phương pháp chưng cất vào những nguyên liê ̣u có hàm lươ ̣ng thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và nước ngưng tu ̣

Trang 8

4.1.6 Ứng dụng

4.1.6.1 Một số kết quả nghiên cứu

Tách tinh dầu từ rau má

Thời gian chưng cất tối ưu: 3 giờ

Tỉ lệ nguyên liệu/thể tích nước tối ưu: 300g/100ml

Thời gian héo nguyên liệu: 2 giờ

Tách tinh dầu từ củ riềng

Thời gian chưng cất tối ưu: 3 giờ

Tỉ lệ nguyên liệu/thể tích nước tối ưu: 100g/300ml

Thời gian chưng cất tối ưu: 16 giờ

Tỉ lệ nguyên liệu/thể tích nước tối ưu: 250g/400ml

Tách tinh dầu từ quả quất

Thời gian chưng cất tối ưu: 90 phút

Tỷ lệ khối lượng vỏ tươi/thể tích nước tối ưu: 100g/250ml

Trang 9

4.1.6.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu của vỏ quả họ Citrus

Tinh dầu từ họ quả Citrus có hàm lượng lớn và được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực hương liệu, mỹ phẩm và thực phẩm Họ Citrus có tinh dầu chứa trong các túi chứa tinh dầu trong vỏ quả với hàm lượng khá lớn và thường được tách bởi phương pháp cơ học hoặc chưng cất lôi cuốn hơi nước

Sơ đồ quy trình công nghệ:

Trang 10

Nước ra

Sinh hàn

Bình cầu Bếp

Nước vào

Bộ tách tinh dầu

Quả họ Citrus (cam, chanh, quýt, bưởi…) rửa sạch, gọt lấy phần vỏ xanh phía ngoài, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố (kích thước khoảng 2x2 mm) Lưu ý chỉ tiến hành xay nguyên liệu khi chuẩn bị chưng cất, không xay tất cả một lúc

Cân 100g nguyên liệu cho vào bình cầu cùng với dung môi cất là nước, tỷ lệ nước:nguyên liệu là 3:1, lắp đặt hệ thống như hình vẽ và tiến hành chưng cất

Lượng tinh dầu thu được sau đó tiến hành làm khan với Na2SO4 khan

Tinh dầu cam, chanh, quýt thu được bằng phương pháp này chứa nhiều terpen và sesquiterpen nên dễ bị oxy hóa ở điều kiện thường, do đó sau khoảng 5 tuần bảo quản

đã có mùi khó chịu

Thành phần terpen và sesquiterpen được tách bằng cách cho tinh dầu thu được từ

Trang 11

phương pháp chưng lôi cuốn hơi nước hòa tan trong ethanol 960

, tinh dầu sẽ hòa tan hoàn toàn, sau đó thêm nước cất vào để hạ nồng độ ethanol đến 650, các dạng terpen sẽ không hòa tan ở cồn thấp độ nổi lên trên sẽ được lọc bỏ

4.2.2 Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi

4.2.2.1 Nguyên tắc

Sử dụng dung môi thích hợp để hòa tan những cấu tử trong nguyên liệu đã được

xử lý thành dạng thích hợp, ở nhiệt độ phòng Dung môi chiết sẽ ngấm qua thành tế bào của nguyên liệu, các hợp chất trong tế bào sẽ hòa tan vào dung môi, sau đó sẽ xuất hiện quá trình thẩm thấu giữa dịch chiết bên trong và dung môi bên ngoài do chênh lệch nồng độ Sau khi trích ly phải thực hiện quá trình tách dung môi ở áp suất thấp để thu được tinh dầu

4.2.2.2 Yêu cầu của dung môi

Có nhiệt độ sôi thấp, nhưng không quá thấp để hạn chế tổn thất dung môi và thuận tiện trong việc ngưng tụ hơi dung môi

Không tương tác hóa học đối với tinh dầu

Có khả năng thu hồi tái sử dụng

Độ nhớt thấp để không làm giảm tốc độ khuếch tán

Có khả năng hòa tan tinh dầu lớn, nhưng ít hòa tan tạp chất, không được hòa tan nước để tránh làm loãng dung môi và hạn chế khả năng hòa tan tinh dầu của dung môi

Trang 12

Dung môi phải tinh khiết, không được ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ và ít độc hại với người sử dụng

Khi bay hơi dung môi không để lại cặn

Dung môi phải rẻ tiền và dễ kiếm

4.2.2.3 Nhận xét

Hiện nay chưa có dung môi nào đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên, tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể chọn được dung môi thích hợp

Trong trích ly bằng dung môi thì tỷ lệ hay dùng là 1: 8 đến 1:12

Chiết động: khuấy mạnh, thời gian chiết ngắn, nhưng nhược điểm là có O2 vào dung dịch nên có thể oxy hóa các hợp chất dễ bị oxy hóa

Chiết tĩnh (ngâm): khuấy nhẹ rồi để yên ngâm, thời gian kéo dài nhưng hạn chế được sự oxy hóa

Chiết động hay dùng cho những hợp chất khó đi qua thành tế bào

4.2.2.4 Phương pháp chiết bằng Soxhlet

Hình 4.2 : Chiết bằng thiết bị Soxhlet

Dụng cụ: gồm một bình cầu A đặt trong bếp đun có thể điều chỉnh nhiệt độ Một

bộ phận chứa mẫu bột cây, gồm 3 ống: ống D có đường kính lớn được đặt ở giữa để chứa bột cây Ống B có đường kính trung bình để dẫn dung môi từ bình A bay lên đi

Trang 13

vào ống D chứa bột cây Ống E có đường kính nhỏ là ống thông nhau để dẫn dung môi

từ D trả ngược trở lại bình cầu A Trên cao nhất là ống C ngưng hơi

Thực hiện: bột cây xay khô được đặt trực tiếp trong ống D hoặc trong túi vải để dễ lấy bột cây ra khỏi máy Không được để lượng bột cây trong ống D cao vượt quá hơn mức cong của ống thông nhau E

Rót dung môi đã lựa chọn vào bình cầu Kiểm tra hệ thống kín, mở nước chảy hoàn lưu trong ống ngưng hơi Cắm bếp điện và điều chỉnh nhiệt sao cho dung môi trong bình cầu sôi nhẹ đều Dung môi tinh khiết khi được đun nóng sẽ bốc hơn lên cao, theo ống B lên cao hơn rồi theo ống ngưng hơi để lên cao nữa, nhưng tại đây hơi dung môi bị ống ngưng hơi làm lạnh, ngưng tụ thành thể lỏng, rớt thẳng xuống ống D đang chứa bột cây Dung môi ngấm vào bột cây và chiết những chất hữu cơ nào có thể hòa tan vào dung môi Theo quá trình đun nóng, lượng dung môi rơi vào ống D càng nhiều, mức dung môi dâng lên cao trong ống D và đồng thời cũng dâng cao trong ống

E, đây là ống thông nhau Đến một mức cao nhất trong ống E, dung môi sẽ bị hút về bình cầu A, lực hút này sẽ rút ra hết lượng dung môi đang chứa trong ống D

Bếp vẫn tiếp tục đun và một quy trình mới vận chuyển dung môi như ban đầu Các hợp chất được hút xuống bình cầu và nằm tại đó, chỉ có dung môi tinh khiết là được bốc hơi bay lên để tiếp tục quá trình chiết Tiếp tục đến khi chiết kiệt chất trong bột cây

Sau khi hoàn tất, lấy dung môi chiết ra khỏi bình cầu A, đuổi dung môi thu được cao chiết

4.2.3 Trích ly bằng dung môi không bay hơi

4.2.3.1 Nguyên tắc

Dựa vào tính chất có thể hòa tan trong chất béo động vật và thực vật của tinh dầu, người ta ngâm nguyên liệu vào dầu động vật hay thực vật, tinh dầu sẽ khuếch tán qua màng tế bào hòa tan vào dầu, sau đó tách riêng dầu để thu tinh dầu

Ngâm nguyên liệu trong dầu thực chất là phương pháp trung gian giữa hấp thụ và trích ly

Phương pháp ngâm chủ yếu sử dụng đối với những nguyên liệu dễ hỏng như hoa

4.2.3.2 Yêu cầu của dung môi

Phụ thuộc nhiều vào chất lượng dầu béo, do đó dầu béo phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Ngày đăng: 27/04/2015, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hương liệu mỹ phẩm. Vương Ngọc Chính. Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương liệu mỹ phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM. 2005
2. Hướng dẫn thí nghiệm Công nghệ hương liệu mỹ phẩm trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Nguyễn Hữu Anh Tuấn. 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thí nghiệm Công nghệ hương liệu mỹ phẩm
3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu gừng. Tống Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Văn Khiên. ĐH Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu gừng
4. Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu các biện pháp làm tăng hàm lượng dầu trong tảo và tối ưu hóa quá trình chiết dầu thô”. Đào Ngọc Duy, Nguyễn Xuân Thiên.Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu các biện pháp làm tăng hàm lượng dầu trong tảo và tối ưu hóa quá trình chiết dầu thô”
5. Ly trích tinh dầu của cây rau má (Hydrocotyle asiatica). Nguyễn Thị Trúc Loan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ly trích tinh dầu của cây rau má
6. Nghiên cứu chiết tách Alkaloid của rễ cây dừa cạn hoa hồng tại Bình Định. Đào Hùng Cường, Lê Xuân Văn. Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Đà Nẵng – Số 2 (43).2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chiết tách Alkaloid của rễ cây dừa cạn hoa hồng tại Bình Định
7. Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học tinh dầu củ riềng ở Hội An, Quảng Nam. Võ Kim Thành, Đỗ Thị Triệu Hải. Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Đà Nẵng – Số 5 (40).2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học tinh dầu củ riềng ở Hội An, Quảng Nam
8. Tách tinh dầu và Alkaloid từ quả quất (Citrus japonica Thumb.). Nguyễn Thị Lý, Lê Thị Đề Oanh, Phan Thị Bảo Vy, Huỳnh Mai Thảo. ĐH Bách Khoa TP.HCM.Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tách tinh dầu và Alkaloid từ quả quất (Citrus japonica
9. Tài liệu môn Công nghệ sinh học – thực phẩm. Lớp ĐHTP5 trường ĐH Thực phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu môn Công nghệ sinh học – thực phẩm
10. Enhancing Extraction Processes in the Food Industry. Nikolai Lebovka. CRC Press – Taylor and Francis Group. 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Enhancing Extraction Processes in the Food Industry
11. Handbook of Food Products Manufacturing. Yiu H. Hui,Stephanie Clark. John Wileys and Sons, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Food Products Manufacturing

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w