ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM MỚI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 50)

Là một công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí xuất khẩu có nhiều thuận lợi khi tham giam vào cơ chế thị trường. Với những kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, những mối quan hệ và uy tín lâu năm với khách hàng, có đội ngũ công nhân tận tâm với công việc, gắn bó với công ty… đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty trong tương lai và cũng là nguồn nội lực quan trọng mà công ty cần phát huy nhằm đạt được sự tăng trưởng cao về lâu dài.

Căn cứ vào tình hình thực tế của mình, trong năm 2011 công ty phấn đấu thực hiện một số mục tiêu sau:

•Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng 5% so với năm 2010.

•Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường đầu tư chiều sâu và đầu tư phát triển nguồn lực, đảm bảo duy trì và nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo nộp ngân sách, giữ vững là một doanh nghiệp dẫn đầu ngành cơ khí Hà Nội.

Cùng với việc đề ra mục tiêu phát triển năm 2011, công ty tiếp tục đề ra phương hướng phát triển cho những năm tới như sau:

•Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm tiếp cận được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo thế chủ động trong cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất.

•Trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất trong công ty, khâu kiểm tra này giao cho từng bộ phận phân xưởng có trách nhiệm quản lý về khả năng lao động lẫn chất lượng sản phẩm và các chi phí, giá thành được tính riêng cho từng phân xưởng.

•Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản cố định hơn nữa: nâng cấp các tài sản cố định tăng cường chế độ bảo quản tài sản cố định, thực hiện sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.

•Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: bên cạnh các bạn hàng và thị trường trước đây, chủ động tìm kiếm thêm bạn hàng và thị trường mới, đặc biệt là ở nước ngoài, để ký kết được thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu, nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường.

•Về công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất.

•Đối với cán bộ quản lý: tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý, các lớp chuyên ngành đào tạo…nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.

•Đối với đội ngũ công nhân sản xuất: tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tiếp tục mở các lớp học chuyển giao công nghệ, vận hành máy móc thiết bị hiện đại khi có quyết định đầu tư vào loại máy móc thiết bị đó.

•Mặt khác tiếp tục tổ chức các đợt thi tuyển công nhân viên chức nhằm bổ sung vào đội ngũ lao động của công ty những người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, đáp ứng được nhu cầu về lao động của công ty.

•Phát triển, mở rộng quy mô sản xuất để phù hợp với chế độ thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc mở rộng phải song song với gắn liền với việc phải không ngừng thay đổi kỹ thuật công nghệ, máy móc hiện đại, tiến tiến.

•Xây dựng thương hiệu và giá trị văn hóa doanh nghiệp, thân thiện với môi trường và có tính xã hội.

•Tiếp tục đầy mạnh liên doanh liên kết với nhiều đối tác nước ngoài.

•Công ty phải kiên trì với phương thức cạnh tranh lành mạnh, hợp lý và hợp pháp, tôn trọng khách hàng, tăng cường đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing. Bên cạnh đó, công ty nên mở rộng đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm.

3.2.MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM, TĂNG DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

Trong kinh doanh để đứng vững được trên thị trường không phải chuyện dễ dàng, các doanh nghiệp không phải chỉ biết lao động mà phải thực sự sử dụng đến trí

tuệ, tìm mọi biện pháp chiếm lĩnh thị trường đẩy lùi sự cạnh tranh của các đối thủ, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu tiêu thụ.

Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm tung ra thị trường ngày càng nhiều. Để thú đẩy tiêu thụ sản phẩm, chiến thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải có biện pháp và hướng đi của mình. Đầu những năm 80, hãng phim Kodak ( Mỹ) được coi là một hãng lớn nhưng không thành công vì không chống nổi sự cạnh tranh dữ dội của các hàng phim Nhật Bản. Thị trường Mỹ và Châu Âu, nơi hàng thập kỷ Kodak chiếm ưu thế về phim màu đã bị hãng phim Fuij Nhật Bản nổi tiếng lấn chiếm. Trước tình hình đó Kodak quyết định phản công. Họ quyết định thâm nhập thị trường nội địa của hãng Fuij. Kể từ khi quay lại thị trường Nhật Bản, từ một văn phòng 15 người hãng Kodak đã phát triển thành một hãng kinh doanh với 4.500 công nhân, có một trụ sở được trang hoàng lộng lẫy ở Tokyo, một phòng thí nghiệm tổng hợp ở thành phố Yokohama các nhà máy chế tạo và hạng mục công ty, chi nhánh. Do sự đổi mới này ngay trong năm hãng Kodak đã bán ra thị trường Nhật một khối lượng phim chủ yếu ở thị trường Nhật là Fuij và Konika. Cái giá để xâm nhập thị trường Nhật của Kodak không phải rẻ. Họ phải chi 500 triệu USD để xây dựng. Nhưng Kodak hiểu rằng Nhật Bản là thị trương lớn thứ hai trên thế giới. Sự xâm nhập đã đặt Fuij vào thế thủ, buộc nó phải hướng ra thị trường bên ngoài để bảo vệ thị trường vốn có của nó đã chiếm 70% thị trường phim màu. Một số ủy viên điều hành giỏi nhất của Fuij đã được điều trở lại Tokyo. Thị trường nội địa của Fuij đã bị thách thức. Thực tế chứng tỏ Fuij có thế bị cạnh tranh tại Nhật Bản như trường hợp của Kodak tại thị trường Mỹ. Chiến lược phản công của Kodak là tìm cách tăng uy tín của mình bằng cách đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm của mình, đầu tư vào địa phương đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh.

Ở Việt Nam doanh nghiệp thành công trong tiêu thụ sản phẩm nhờ đề cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng phải kể đến công ty bàn ghế Xuân Hòa. Trước đây nói đến Xuân Hòa người ta nghĩ ngay đến là công ty sản xuất xe đạp, nhưng một số năm gần đây thị trường xe đạp trong nước gặp phải một số khó khăn, xe đạp các nước tràn ngập vào thị trường Việt Nam với giá rẻ, kiểu dáng đẹp. Đứng trước tình hình đó, công ty xe đạp Xuân Hòa đã nghiêm cứu thị trường, xem xét khả năng của công ty.. để đi đến quyết định đổi hướng sản xuất. Do nắm bắt được thị trường mà bàn ghế của công ty được người tiêu dùng chấp nhận. Sản phẩm của công ty tiêu thụ ngày càng nhiều với kiểu dáng đẹp, chất

lượng cao, hiện nay công ty nổi lên như một mô hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.

Các doanh nghiệp Trung Quốc lại lựa chọn mức giá bán sản phẩm thấp làm công cụ cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù sản phẩm của Trung Quốc chất lượng thấp xong giá bán lại rất hạ, hình thức đẹp nên hấp dẫn người tiêu dùng ở mức thu nhập còn thấp, thị hiếu tiêu dùng chưa cao.

Như vậy để đẩy mạnh tiêu thụ mỗi doanh nghiệp có hướng đi riêng của mình. Song tổng kết kinh nghiệm công tác tiêu thụ sản phẩm từ xưa đến nay cho thấy để thành công trong công tác tiêu thụ các doanh nghiệp phải làm tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển gắn với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp và xu hướng của thị trường.

Thứ hai, đưa ra chiến lược đổi mới công nghệ có hiệu quả để đổi mới máy móc thiết bị đồng thời tạo dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề để sự dụng có hiệu quả trang thiết bị mới.

Thứ ba, các doanh nghiệp phải nghiên cứu và đưa ra các chính sách sản phẩm như: chính sách giá cả, mẫu mã sản phẩm, phương thức bán hàng phù hợp và linh hoạt.

Thứ tư, cần xây dụng chính sách thị trường đúng đắn, chính sách thị trường phải được coi trọng từ trước khi triển khai sản xuất sản phẩm, đồng thời phải điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường.

3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM, TĂNG DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 50)