Tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ và nâng cao tay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 58)

cao tay nghề của công nhân viên.

Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hóa thì máy móc thiết bị vẫn chịu sự chi phối của người điều khiển nó. Đặc điểm ngành cơ khí là chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của người công nhân là việc hết sức cần thiết.

Trong những năm qua, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ người lao động ở Công ty được tổ chức thường xuyên và mang lại kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các hình thức và nội dung của đào tạo bồi dưỡng còn đơn giản, nghèo nàn như: Chấm công, thi tay nghề… Qua những gì mà Công ty đã làm thời gian qua thì cần phải xem xét theo một số vấn đề sau:

- Với cán bộ quản lý, cán bộ tổ chức các lớp đào tạo lại doanh nghiệp hoặc gửi đến cơ quan trường học như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách Khoa, các Trung tâm đào tạo và dạy nghề trong nước, theo học các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó giúp cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ quản lý điều hành doanh nghiệp cũng như khả năng vận hành máy móc thiết bị hiện đại.

- Với công nhân kỹ thuật thì ngoài việc tổ chức thi đau tay nghề, có thể tổ chức các lớp học ngắn tại Công ty hoặc gửi đến các trường kỹ thuật để bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề.

- Phát động các phong trào bảo về lao động sáng tạo, tiết kiệm nguyên vật liệu, cải tiến kỹ thuật và tổ chức trao phần thưởng cho những ai có được các phát minh sáng kiến tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức lại đội ngũ quản trị việc tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, qua việc phân công lao động hợp lý giữa các thành viên trong kinh doanh. Qua đó tạo sự chuyên môn hóa trong công việc đối với thành viên cũng như mối quan hệ giữa các thành viên của phòng. Sự phân công này không có nghĩa là tách biệt riêng rẽ ai làm việc nấy, mà các thành viên luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, cung cấp những thông tin liên quan cho nhau. Khi cần quyết định vấn đề quan trọng, cả nhóm sẽ cùng bàn bạc đóng góp ý kiến và đưa ra quyết định tối ưu.

- Tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vị từng phân xưởng cũng như toàn bộ công ty. Các buổi hội thảo có thể tổ chức hàng tháng, quý, năm nhằm đánh giá thành tích cũng như những mặt hạn chế trong công tác sản xuất đặc biệt của công nhân viên. Từ đó rút ra kinh nghiệm biện pháp khắc phục đối với từng phân xưởng và công nhân.

- Cần sử dụng các đòn bẩy tài chính như tiền lương, tiền thưởng. cụ thể : duy trì và thực hiện tốt hình thức trả lương theo sản phẩm, theo bậc thợ. Công nhân có lỗ lực phấn đấu nâng cao tay nghề, có sáng kiến tăng năng suất lao động có thể được tăng bậc lương trước kỳ hạn. cùng với việc tăng lương, công ty cũng cần có hình thức khen thưởng thích đáng với những công nhân có tay nghề cao, chịu khó học hỏi, cắt thưởng, phạt lương với những công nhân có tay nghề kém, không chịu khó phấn đầu vươn lên làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, công ty cũng cần phải cải thiện điều kiện làm việc cho công như: điều kiện về nhà xưởng, ánh sáng, độ thông gió, điều kiện sản xuất, điều kiện vệ sinh công nghiệp, chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân viên, thăm hỏi ốm đau… đảm bảo điều kiện tốt nhất cho công nhân có khả năng phát huy và nâng cao tay nghề.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 58)