Thu mua và sơ chế nguyên liệu:Cần xác định thời vụ tối ưu để triển khai việc thu mua nguyên liệu hạt có dầu thường dễ bị hư hỏng bởi: +Các loại men có sẵn trong hạt, làm chuyển hoá theo
Trang 1CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU
THỰC VẬT
Trang 2CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU THỰC VẬT
Nguyên tắc chung: Để chế biến dầu thực vật một cách hiệu quả,
dù ở qui mô xí nghiệp lớn, vừa, nhỏ hay dạng Pilot, cần thiết phải qua các khâu trọng yếu sau đây:
Trang 31 Vùng nguyên liệu:
Trên cơ sở các nghiên cứu và qui hoạch tổng thể về phát
triển vùng nguyên liệu, dự báo khả năng cung cấp nguyên liệu , mùa vụ thu hoạch ( thời gian thu mua), phương tiện vận chuyển, địa điểm tập kết nguyên liệu cũng như giá thu mua ,
vùng nguyên liệu , dạng nguyên liệu chính, phụ được xác
định để bảo đảm công suất làm việc của thiết bị
Đây là những yếu tố quan trọng bảo đảm tính khả thi của dự
án và phải đi trước một bước từ 1 đến 2 năm đối với nguyên liệu là cây ngắn ngày; 5-7 năm đối với nguyên liệu là cây lâu năm.
Trong trường hợp này, sử dụng kinh phí trồng rừng sẽ giải quyết tốt cả hai mục tiêu đặt ra: phủ xanh đất trống và xây dựng vùng nguyên liệu
Trang 42 Thu mua và sơ chế nguyên liệu:
Cần xác định thời vụ tối ưu để triển khai việc thu mua nguyên liệu
hạt có dầu thường dễ bị hư hỏng bởi:
+Các loại men có sẵn trong hạt, làm chuyển hoá theo hướng không thuận lợi các hợp chất hữu cơ có trong dầu và làm
giảm giá trị cũng như năng suất dầu.
+Các vi sinh vật và côn trùng sống trên vỏ hạt cũng như các loại gậm nhấm như chuột, kiến ,gián
+Nhiệt độ, độ ẩm, không khí là những tác nhân gây biến đổi tính chất hoá học, sinh học của hạt, gây ra các hiện tượng phân hủy, oxy hoá, thuỷ phân, nẩy mầm làm giảm chất
lượng dầu và năng suất ép.
Trang 5Vì vậy, sau khi thu mua cần tiến hành ngay các biện pháp sơ chế và xử lý như sau:
Làm sạch hạt, tách tạp chất và phân loại các cấp hạt theo
Trang 6 Phá vỏ hạt do ma sát với bề mặt nhám.
Phá vỏ hạt do kết quả va đập lên bề mặt rắn.
Phá vỏ hạt bằng các cơ cấu dao cắt.
Phá vỏ hạt bằng lực nén ép trong khe giữa các trục quay.
Trang 7Máy tách vỏ hạt
Trang 8Máy tách vỏ cứng hạt điều
Trang 9Máy bóc vỏ lụa hạt điều
Trang 10Dây chuyền máy cắt tách vỏ hạt điều
Trang 11ép, trích ly bằng dung môi.
Bột mịn làm tăng khả năng khuếch tán của nước, khả năng truyền dẫn nhiệt khi chưng sấy thời gian thực hiện công đoạn chưng sấy giảm.
Mặt khác, bột càng nhỏ, bề mặt tiếp xúc giữa bột, nước, hơi, càng lớn làm cho quá trình mất nhiệt giảm, hiệu quả gia nhiệt
và gia ẩm tăng cao.
Trang 12Công nghệ nghiền cán tương đối đơn giản nên các thiết bị
có thể gia công trong nước, không nhất thiết phải nhập ngoại.
Trang 135 Chưng sấy bột nghiền:
+ Tạo cho bột nghiền có sự biến đổi các tính chất vật lý của phần háo nước và phần kỵ nước, làm tăng tính đàn hồi của bột, làm đứt hoặc yếu đi mối liên kết phân tử vững bền giữa dầu và các thành phần háo nước, để khi ép, dầu dễ thoát ra.
Mục đích :
+ Khi chưng sấy, độ nhớt của dẩu giảm xuống, tính linh động tăng lên, dễ dàng thoát ra ngoài các túi bao bọc, vách ngăn khi quá trình ép diễn ra.
+ Quá trình chưng sấy, làm một số hợp chất có mùi bay ra theo hơi nước và nhiệt độ cao.
+ Một số độc tố có trong dầu sẽ bị phân huỷ hoặc lôi cuốn theo hơi nước, hoặc thay đổi tính chất ban đầu của nó làm cho khả năng sử dụng dầu hay bả tăng lên.
Trang 14Thường có 2 cách chưng sấy:
+Chưng sấy ướt:
Trước khi đưa bột nghiền vào chưng sấy hoặc trong quá trình chưng sấy có tiến hành làm ẩm đến độ ẩm thích hợp cho sự trương nở của bột, rồi sau đó sấy để trở về với độ ẩm thích hợp cho công đoạn ép
Chưng sấy theo cách này, thiết bị phải có hai bộ phận: bộ phận chưng và bộ phận sấy.
+Chưng sấy khô:
Cách này chỉ sấy mà không tạo độ ẩm nên không tạo được cho bột một số tính chất cần thiết phù hợp với qui trình làm việc của máy ép ở công đoạn sau.
Trang 15Chỉ tiêu đặc trưng cho chế độ chưng sấy là mức độ làm ẩm, nhiệt độ chưng, nhiệt độ sấy, thời gian chưng sấy và độ ẩm của bột chưng sấy
Tuỳ thuộc vào thành phần hoá học của nguyên liệu, qui trình công nghệ cụ thể, mà có các chỉ tiêu khác nhau.
Trang 186 Ép dầu:
Là quá trình làm thoát các phân tử dầu ra khỏi các khe, vách giữa các bề mặt bên trong cũng như bên ngoài bột
nguyên liệu dưới tác dụng của lực ép
Lực ép tác dụng đồng đều lên dầu và phần bả rắn của bột nguyên liệu một cường độ như nhau, nhưng hiện tượng xảy
ra cho hai đối tượng này khác nhau:
Trang 19Các túi dầu trong phân tử bột bị căng lên đến thời điểm đủ lực xé bỏ các vách ngăn của bề mặt bột, sẽ trào ra ngoài theo ống dẫn hoặc khe rãnh của thiết bị ép.
Dưới tác động của lực nén, các phân tử bột xích lại gần
nhau Khi không còn không gian để chuyển động, các phân
tử bắt đầu bị biến dạng.
Tốc độ thoát dầu phụ thuộc vào độ nhớt và cấu tạo các khe rãnh và ống dẫn của thiết bị ép, nhưng thực tế vẫn còn một lượng dầu nằm lại giữa các lớp bột trong bả ép Hàm lượng dầu này phụ thuộc vào công nghệ ép và thiết bị ép.
Trang 20 Khi dầu đã thoát ra theo các đường dẫn thì phần rắn nằm lại, dồn nén vào nhau và tạo thành khối vững chắc.
Khi lực nén đạt đến một giá trị cực đại nào đó thì trở lực
ở phần rắn cũng tăng lên và tiến dần đến giá trị cân bằng.
Ở thời điểm này, dòng dầu không thoát ra được nữa,
Trang 21Máy ép thông dụng nhất là máy ép vít liên tục
Có nhiều loại khác nhau: máy ép vít hoạt động đơn, kép, hay máy ép vít có áp lực cao, trung bình
Khi chọn máy ép phải phù hợp với toàn bộ dây chuyền công nghệ để đảm bảo tính hiệu quả.
Một máy ép vít thông thường có 3 bộ phận chính yếu:
+Trục vít.
+Lồng ép.
+Bộ phận điều chỉnh khe thoát khô.
Ba bộ phận này chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của máy
và quyết định năng suất, hiệu quả làm việc của máy.
Nguyên lý hoạt động của máy ép : đọc TL c
Trang 22Máy ép dầu thực vật
Trang 257 Xử lý dầu ép và khô dầu:
a Xử lý dầu ép:
Ở công đoạn này, cần chú ý đến nhiệt độ lọc.
Nhiệt độ càng cao, độ nhớt càng thấp, tốc độ lọc càng nhanh,
nhiệt độ càng cao, các tạp chất càng dễ hoà tan vào dầu, làm cho quá trình lọc không bảo đảm,
nhiệt độ lọc thích hợp cho dầu thực vật nằm trong
khoảng 45 o C - 65 o C.
Cặn sau khi lọc có thể đưa về ép lại hoặc chuyển qua trích ly bằng dung môi
Trang 26Dầu lọc xong gọi là dầu thô
Hàm lượng nước và chất dễ bốc hơi phải 0,3%; cặn cơ học
0,3%; có thể bảo quản tối đa là 01 tháng khi chỉ số axit nhỏ hơn 5mg KOH
Trong quá trình bảo quản dầu thô, dầu dễ bị biến đổi phẩm chất,
vì vậy trường hợp dầu thô có chỉ số axit quá lớn thì phải đưa
qua tinh luyện ngay.
Trang 27b Xử lý khô dầu:
Thông thường khô dầu còn chứa một lượng dầu đáng kể: 13-14% nếu ép thủ công; 6-7% nếu ép bằng máy ép vít liên tục.
kế hoạch sử dụng khô dầu tuỳ thuộc vào mục đích kinh tế
Tuy nhiên, khô dầu là loại rất dễ hút ẩm, mốc, dễ bắt mùi lạ
sau khi ép xong, khô dầu cần được làm nguội đến nhiệt
độ khí trời mới tiến hành đóng bao chuyển về nơi bảo quản
và chế biến tiếp theo.
Trang 288 Tinh chế dầu:
a Tinh chế bộ phận
Loại ra khỏi dầu những nhóm tạp chất nhất định theo yêu cầu của các quá trình chế biến tiếp theo hoặc do mục đích sử dụng.
b Tinh chế hoàn chỉnh:
Nhằm thu được dầu không còn tạp chất cơ học, không màu hoặc màu vàng nhạt, không mùi vị, lượng axit béo tự do ở mức thấp nhất theo qui định.
Dầu sau khi tinh chế hoàn chỉnh chỉ gồm hầu như
triglyxerit thuần khiết.
Trang 29Tinh chế hoàn chỉnh bao gồm các quá trình sau:
+ Làm sạch các tạp chất cơ học.
+Thủy hoá để tách các tạp chất háo nước.
+Trung hoà để tách các axit béo tự do.
+Rửa dầu để tách các hạt xà phòng còn sót lại +Sấy khô dầu để tách nước, ẩm.
+Tẩy màu và tẩy mùi.
Trang 309 Các sản phẩm đồng hành:
Chủ yếu là các dây chuyền công nghệ sản xuất một số sản phẩm khác trên cơ sở nguyên liệu là dầu thực vật như : Shortening và Margarine; thức ăn gia súc từ khô bả, hay sản xuất Saponin từ khô bả để dùng cho các mục đích khác.
Các sản phẩm này có các quy trình công nghệ đặc biệt để sản xuất chúng và thường được tách riêng thành các phân xưởng độc lập
Trang 3110 Các sản phẩm từ phế liệu :
Là các sản phẩm được nghiên cứu sản xuất từ các phế thải trong các công đoạn chế biến ở trên, nổi bật là:
+ Vỏ hạt.
+ Các axít béo tự do bị loại ra.
+ Các độc tố bị tách khỏi khô bả khi sản xuất thức ăn gia súc.
Đối với các axít béo tự do được tách ra khi trung hoà dầu, có thể dùng để sản xuất xà phòng hoặc kem giặt.
Đối với các dung môi chứa các độc tố trong quá trình xử lý khô bả, có thể sử dụng cho việc sản xuất một số loại thuốc trừ sâu cho cây trồng mà không gây độc hại cho đất và môi trường.
Trang 3211 Bao bì và đóng gói:
Đóng gói thành phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ trên thị trường.
Đây là khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng
vì chất lượng sản phẩm có thể bị thay đổi ở khâu này
Có nhiều loại bao bì khác nhau
Mặt khác, bao bì sạch, đẹp cũng tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
Trang 33Trong nước thải của xí nghiệp chế biến dầu thực vật thường
có : dung dịch kiềm, dung dịch axít, dung môi hữu cơ, váng dầu, xà phòng, các loại cặn thực vật, các dung dịch có độc tố tan trong nước
Trang 34KỸ THUẬT TINH LUYỆN
Mục đích:
Dùng các phương pháp khác nhau để loại bỏ các tạp chất, bảo đảm các yêu cầu về chất lượng cho các mục đích sử dụng.
Dầu sau khi tinh luyện cần đạt các yêu cầu:
Màu sắc: Càng trong suốt, nhạt màu càng tốt.
Mùi vị: Không có mùi ban đầu, không có mùi lạ
Thành phần: bảo đảm thành phần hoá học trong triglyxerít, không có tạp chất sinh ra trong quá trình tinh luyện.
Vệ sinh: bảo đảm vô trùng, các yêu cầu vệ sinh công nghiệp.
Trang 35Các phương pháp và qui trình tinh luyện
Các phương pháp lắng tự nhiên, lọc qua vật liệu, lọc ly tâm
Tinh luyện bằng Hoá học: axít sunfuric, kiềm, các chất oxy hoá khử.
Tinh luyện bằng phương pháp vật lý: hấp phụ, chưng cất chân không
Vì dầu béo là một hỗn hợp nên trong thực tế phải dùng nhiều phương pháp khác nhau đối với mỗi loại.
Trang 36(1) Lắng lọc nguội
(2) Lọc nóng lắng lọc nguội.
(3) Lắng Ly tâm.
(4) Lắng Luyện kiềm.
(5) Lắng Thủy hoá lọc hay ly tâm.
(6) Thủy hoá Luyện kiềm tẩy màu.
(7) Luyện axít luyện kiềm tẩy màu.
(8) Luyện axít tẩy màu.
(9) Luyện kiềm tẩy màu.
(10) Lắng Thủy hoá Luyện kiềm tẩy màu tẩy mùi
Trang 37Dầu nguyên liệu thô
Xử lý sơ bộ Lắng Lọc
Photfatit
Cặn dầu-Thu hồi dầu
Trung hoà
Rửa dầu
Sấy loại nước
Nước rửa, thu hồi dầu
Bã hấp phụ Thu hồi dầu
Trang 38PHÂN TÍCH VÀ KiỂM TRA CHẤT LƯỢNG 1.Chất lượng nguyên liệu:
+ Cảm quan về màu, mùi, độc chắc của hạt
+ Thành phần: tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ vỏ nhân Sâu mọt.
+ Màu, mùi vị độ ẩm trong dầu thô (nhập)
+ Tính chất vật lý:Tỷ trọng, độ nhớt, chỉ số chiết quang, nhiệt nóng chảy, độ đông đặc, nhiệt bốc cháy, độ ẩm.
+ Tính chất hoá học: Chỉ số axít, chỉ số xà phòng, chỉ số iod, hàm lượng photphatit, hàm lượng xà phòng trong dầu tinh luyện.
Trang 392.Phân tích hạt và khô dầu:
+ Lấy mẫu và kiểm tra hạt( chương IV) + Xác định tỷ lệ tạp chất trong hạt.
+ Xác định tỷ lệ vỏ và nhân
+ Xác định độ ẩm
+ Xác định hàm lượng dầu
+ Xác định hàm lượng Đạm trong hạt
Trang 43Chỉ số este:
là số mg KOH cần thiết để xà phòng hoá hết lượng glyxerít
có trong một g dầu
Chỉ số este là hiệu số giữa chỉ số xà phòng và chỉ số axít
Chỉ số este càng cao thì lượng glyxerít trong dầu càng
nhiều.
Từ chỉ số este, có thể tính ra hàm lượng glyxerin:
%Glyxerin = CS este.0,054664
Trang 44Chỉ số iod:
là số gam iod tác dụng với 100g dầu, (viết tắt là I)
Chỉ số iod biểu thị mức độ không no của dầu.
Chỉ số iod càng cao thì mức độ không no của dầu càng lớn.
Dựa vào chỉ số iod, người ta phân dầu ra làm ba loại:
Dầu khô: I > 130 Dầu bán khô: I = 100-130.
Dầu không khô: I < 100.
Trang 45Dầu béo dùng cho thực phẩm có những yêu cầu khắt khe để
bảo đảm an toàn cho người :
Hàm lượng triglyxerít nguyên chất càng nhiều càng tốt, càng nhiều các axít béo không no (một nối đôi) trong triglyxerit càng tốt, đặc biệt là oleic và linolic.
không chứa axít béo tự do, không có các chất nhựa, sáp và độc tố hoặc các chất gây rối loạn sinh lý.
Các axít béo no có hệ số đồng hoá thấp, tuy nhiên dễ bảo quản hơn các axít béo không no.
Các axít béo có nhóm oxy, xeto axít hay epoxy axít hay nhiều nối đôi như dầu Trẩu, không dùng làm dầu ăn.
Trang 46CÔNG NGHỆ KHÔNG BẢ THẢI TRONG CHẾ BIẾN DẦU
LỌAI DM
CHIẾT CỒN
BẢ
D.D CÓ HTSH
DẦU TINH LUYỆN
LÊN MEN
CÁC SẢN PHẨM PHỤ
DẦU ĂN VÀ CÁC SẢN PHẨM PHỤ
SHOTERNING, MARGARIN
PHẦN LỌAI BỎ
XÀ PHÒNG, THUỐC TRỪ SÂU SH THỨC ĂN GIA SÚC, BIODIESEL PHÂN BÓN, CHẤT TĂNG TRỌNG
Trang 47Saponyl c«ng nghiÖp
vµ c¸c chÊt cã HTSH
(2)
Glyxerin c«ng nghiÖp (4)
Nguyªn liÖu cho polymer tù ph©n
hñy (5)