Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
345,5 KB
Nội dung
cây thuốc quý quanh ta hp://www.caythuoc.vn/tag/cay-thuoc-quy-quanh-ta Hoa Mào gà đỏ là vị thuốc chữa bệnh trong đông y Mào gà đỏ có tên khoa học là Celosia cristata L. Dân gian gọi bằng nhiều tên như Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê cốt tử hoa, Mồng gà, Lão lai thiểu…, là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30 – 90cm hoặc hơn. Thân màu đỏ, mọc đứng, có cành nhẵn. Lá mọc so le, có cuống, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu nhọn, phía gốc to rộng hơn, màu xanh nhạt, gân lá đỏ, mép nguyên. Gọi là hoa Mào gà đỏ nhưng thực ra còn có loại mang màu hồng nhạt, vàng hoặc trắng, cuống hoa rất ngắn, cụm hoa xoè ra thành hình quạt hoặc hình vại, mép loe, nhăn nheo. Quả hộp, hình trứng hay hình cầu, hạt nhỏ đen bóng. Theo Y học cổ truyền, hoa Mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ (bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip), trĩ lậu hạ huyết (trĩ xuất huyết), thổ huyết (nôn ra máu), khạc huyết (ho ra máu), tỵ nục (chảy máu mũi), huyết lâm (đái buốt và ra máu), băng lậu (rong huyết, rong kinh, băng huyết), đới hạ (khí hư), di tinh, đái dưỡng trấp… Cách dùng như sau: Cao huyết áp: Kê quan hoa 3 – 4 cái, Hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày. Thổ huyết: Kê quan hoa sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm hoặc Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày. Khạc huyết: Hoa mào gà trắng 30g, Trắc bá diệp 30g, Cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà tươi 24g, rễ Cỏ tranh tươi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn ăn. Xích bạch lỵ: Dùng Hoa mào gà sắc với rượu uống. Xích lỵ (phân có máu) dùng hoa màu đỏ. Bạch lỵ (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng. Thoát giang hạ huyết (lòi dom chảy máu): Kê quan hoa và Phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi bụng đói, hoặc Hoa mào gà trắng sao 30g, Tông lư thán 30g, Khương hoạt 30g, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước cơm. Tỵ nục: Hoa mào gà trắng tươi 30g, Trắc bá diệp 30g, Cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà dùng cả cây 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Hải đới 60g sắc uống, hoặc Hoa mào gà 9g, thịt lợn nạc 250g, hai thứ hầm nhừ chia ăn vài lần. Thanh quang nhãn (glaucoma): Hoa mào gà 15g, rễ Ngải cứu 15g, Mẫu kinh căn (Vitex negundo L.) 15g, sắc uống. Huyết lâm: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15 – 20g với nước cơm hoặc dùng Hoa mào gà 15g sắc uống. Di tinh: Hoa mào gà trắng 30g, Kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, Kim anh tử 15g, sắc uống. Lỵ tật: Hoa mào gà tươi 30 – 60g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà tươi 30 – 60g (loại khô dùng 15g), Phượng vĩ thảo tươi 30 – 60g (loại khô dùng 15g), sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Tần căn bì 15g, sắc uống. Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống. Nhọt độc vùng gáy: (cảnh thư): Hoa mào gà tươi, Nhất điểm hồng tươi (Begonia wilsonii Gagn) và Liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương. Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét. Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày. Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh): Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc Hoa mào gà sao cháy tán bột uống mỗi lần 6 – 9 g với nước ấm, hoặc Hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm. Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 15g, Long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9g, thịt lợn nạc vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm theo khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ Tần bì 9g. Khí hư: Bài 1: Bạch đới (khí hư màu trắng) dùng Hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng Hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g vào sáng sớm khi bụng đói. Bài 2: Hoa mào gà trắng 15g, Bạch truật 9g, Bạch linh 9g, Bông mã đề tươi 30g, Trứng gà 2 quả, sắc uống. Bài 3: Hoa mào gà trắng 15g, Hải phiêu tiêu 9g, sắc uống. Bài 4: Hoa mào gà tươi (bách đới dùng loại trắng, xích đới dùng loại đỏ) 60g, Sơn hồng căn 60g, sắc uống. Bài 5: Kê quan hoa, Lệ chi, Long nhãn, Biển súc, Hồng táo lượng vừa đủ hầm với thịt lợn nạc ăn. Bài 6: Kê quan hoa sao đen, tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, ngày 2 lần. Bài 7: Hoa mào gà trắng 30g, Gà ác 1 con. Làm thịt gà bỏ phủ tạng, cho Hoa mào gà vào túi vải đặt trong bụng gà rồi đem hầm chín ăn. Bài 8: Hoa mào gà trắng 21g, Kim anh tử nhục 15g, Bạch quả bỏ hạt 10 quả, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 9g, Long nha thảo 9g, Đại kế căn 9g, sắc uống. Bài 9: Hoa mào gà 18g, Bạch truật 30g sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng 30g, Rau sam 30g sắc uống. Bài 10: Hoa mào gà trắng 60g, Lộc giác sương 30g, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g với một chút rượu, hoặc Kê quan hoa 15g, Bồ hoàng sao 6g, sắc uống. Thai lậu: (có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu): Hoa mào gà trắng sao cháy, Long nhãn 10g, sắc nửa rượu nửa nước uống. Băng lậu: Bài 1: Hoa mào gà khô 24g sắc uống. Bài 2: Hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống. Bài 3: Kê quan hoa 15g, Hải phiêu tiêu 12g, Bạch biển đậu hoa 6g, sắc uống. Bài 4: Kê quan hoa sao 30g, đường đỏ 30g, hãm uống thay trà hàng ngày. Bài 5: Kê quan hoa sao cháy tồn tính mỗi ngày uống 9 – 12g với nước sôi để nguội hoặc rượu vang. Bài 6: Kê quan hoa sao giấm 12g, Ngải cứu thán 4,5g, sắc đặc, pha thêm một chút đường đỏ uống. Bài 7: Kê quan hoa và Trắc bá diệp lượng bằng nhau, sao cháy tồn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Đau bụng sau đẻ: Hoa mào gà trắng 30g sắc với rượu vàng uống. Mày đay: Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng, hoặc Kê quan hoa cả cây và Thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa. Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, dịch sắc Kê quan hoa có tác dụng tiêu diệt trùng roi âm đạo (chỉ sau 5 – 10 phút tiếp xúc với dịch thuốc). Kê quan hoa còn có khả năng nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, làm hạ huyết áp, giảm nhịp tim, từ đó làm giảm lượng ôxy tiêu hao của cơ tim. Tác dụng của thuốc lào trong đời sống hàng ngày Người ta khuyên không nên hút thuốc lá, nhưng không thấy nói tới thuốc lào. Vậy hút thuốc lào có độc hại như hút thuốc lá không? Nhất là khói thuốc đã được lọc qua nước trong điếu cầy? Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica L. họ Cà Solanaceae. Cây thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá. Toàn cây có lông dính. Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình trứng đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá. Cụm hoa là một cờ ở ngọn thân, hay cành. Cánh hoa màu vàng hay lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn. Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Cây thuốc lào thường trồng tập trung ở một số huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. Cây thuốc lào không kén đất, đất cát pha hay đất thịt đều trồng được nhưng nó không ưa úng và rợp. Đất làm nhỏ, đánh luống cao, trồng thành hàng, bón phân chuồng hay phân bắc cho thuốc đậm khói. Thuốc lào vị đậm, khói nặng, không dùng làm thuốc lá cuốn mà hút bằng điếu cầy trong có nước hoặc điếu bát. Tuy việc hút thuốc lào hít khói đã được qua nước điếu, nhưng các chất độc khác do khói thuốc biến hoá ra không phải là vô hại. Thế giới hiện rất quan tâm đến vấn đề này. Trong cây thuốc lào cũng có các chất độc, chủ yếu là nicotin, hàm lượng thay đổi từ 2 – 10% có thể tới 16%. Trong khói thuốc lào có những yếu tố nguy hiểm dễ gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn, hô hấp, đường ruột và hệ thống bài tiết. Khói đó được lọc một phần qua nước ở trong điếu, nhưng chẳng bao lâu nước điếu cầy bão hoà và không giữ được nicotin nữa. Những chất độc trong khói thuốc như chất nicotin và carbon oxyt dần dần để lại dấu vết trên thành mạch máu, giống như cặn vôi đọng trong ấm đun nước làm cho động mạch hẹp lại (hình 2), có thể bị tắc (hình 3), không cung cấp được máu nữa. Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị đứt tay, đứt chân, lấy một ít sợi thuốc lào vê tròn rồi đắp trực tiếp lên chỗ đứt, máu sẽ cầm ngay. Nước điếu lấy ở điếu cầy được bôi chữa hắc lào. Có thể xử trí ban đầu như sau: - Chữa rắn cắn: Lấy 1 cục thuốc lào to bằng đầu ngón tay nhai nuốt nước, bã đắp. Nếu không có sẵn sợi thuốc lào, uống 1 chén nước điếu hoặc cạo lấy cao bám trong xe điếu bôi, đắp vào vết cắn. - Chữa vết thương: Thuốc lào (20%) giã nát đắp. Hoặc thuốc lào (20%), Lá tre non (40%) phơi thật khô, tán thành bột mịn, gạo tẻ (40%) rang giòn, tán thành bột mịn. Trộn đều 2 bột rắc lên vết thương, băng lại. Sau 2 – 3 ngày thay thuốc một lần. - Chữa sâu quảng: Lá thuốc lào (50g), Quả hồi (50g), Măng tre (100g), Lá chanh (50g). Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, đắp. Lá thuốc lào giã nát lấy nước bôi chữa bỏng. Nấu nước tắm rửa để chữa ghẻ cho súc vật. Lá thuốc lào tươi, thái nhỏ rải xuống dưới chiếu nằm có tác dụng trừ rệp. Lá thuốc lào sắc lấy nước đặc, phun để diệt sâu hại cây trồng. - Phòng đỉa cắn: Thuốc lào (10g), Vôi tôi (20g), Bồ hóng (10g) giã nhỏ để bôi Rất mong các bạn có thói quen hút thuốc lào, sau khi thấy rõ tác hại của việc hút thuốc lào sẽ “chôn điếu đi” mà không “đào điếu lên” nữa. Có thế mới tăng thêm tuổi thọ, gìn giữ được sức khoẻ. Cỏ nến có công dụng cầm máu, tiêu viêm Cỏ nến mọc hoang ở khắp các đồng lầy (người miền Nam gọi là “Bồn Bồn”), Cỏ nến còn có tên khác như “Hương bồ thảo”, “Thủy hương”, tên khoa học Typha orientalis G.A. Stuart., thuộc họ Hương bồ TYPHACEAE. Cỏ nến hơi giống cây Cói (cây Lác), lá dài và hẹp, hoa đơn tính cùng gốc (bông đực ở trên, bông cái ở dưới), cụm hoa nhìn giống như cây nến, quả hình thoi. Đông y thường dùng phấn hoa, ngoài ra còn dùng lá, hoa và mầm rễ để làm thuốc. “Bồ hoàng” – vị thuốc thông dụng nhất từ cây Cỏ nến là phấn hoa lấy từ hoa đực. Vào tháng 4 – 8, cắt lấy phần trên của bông hoa (phần hoa đực), giã hay rũ lấy phấn hoa, rây loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô, cất trong lọ kín dùng dần. Bồ hoàng không mùi vị, rất nhẹ, thả vào nước thì nổi lên trên, gặp gió dễ bay. Dùng tay nắm Bồ hoàng có cảm giác ẩm, trơn, dễ dính vào ngón tay. Thứ phấn hoa hạt nhỏ, màu vàng óng, tốt hơn thứ màu nâu. Bồ hoàng có thể dùng sống, sao vàng hoặc sao đen – tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Về mặt dược tính, theo Đông y, Bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và tâm bào. Dùng sống có tác dụng hoạt huyết, hành ứ, lợi tiểu chữa hành kinh đau bụng, đau ngực, bụng; sao đen có tác dụng thu sáp cầm máu mạnh hơn, dùng chữa các xuất huyết, thổ huyết, khạc huyết, máu cam… Một số ứng dụng cụ thể: - Chữa các chứng xuất huyết bên trong và bên ngoài: Bồ hoàng 5g, Cao ban long 4g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 2 hay 3 lần uống trong ngày, dùng làm thuốc cầm máu. - Chữa tai chảy mủ: Bồ hoàng tán thành bột mịn, rắc vào lỗ tai. - Chữa tai bị chảy máu: Dùng Bồ hoàng sao đen, tán thành bột mịn, rắc vào lỗ tai . - Chữa mũi chảy máu lâu ngày không khỏi: Dùng Bồ hoàng 3 phần, hoa Thạch lựu 1 phần, hai thứ trộn đều, tán thành bột mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước sôi để nguội. - Chữa lưỡi sưng thũng đầy cả miệng, không nói được: Dùng Bồ hoàng bôi vào lưỡi nhiều lần trong ngày. - Bị ngã hoặc bị đánh chấn thương, huyết ứ ở bên trong, người khó chịu, phiền muộn: Dùng bồ hoàng 9g, uống với rượu vào lúc đói bụng. - Chữa nóng phổi (phế nhiệt), ho khạc ra máu: Dùng Bồ hoàng 4g, Huyết dư thán (than tóc rối – cho vào dầu lạc hoặc dầu vừng rán cho đến khi cháy đen thành than) 4g, dùng nước ép củ Sinh địa hoặc củ Mạch môn chiêu thuốc. - Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng Bồ hoàng 2 phần, Nghệ đen 3 phần, tán thành bột mịn, trộn đều, trước bữa cơm tối uống 6g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng. - Chữa thoát giang (lòi dom, trực tràng sa ra ngoài hậu môn): Dùng Bồ hoàng trộn với mỡ lợn, bôi vào quanh hậu môn và phần trực tràng lòi ra ngoài, tiếp đó lấy tay ấn nhè nhẹ phần trực tràng lòi ra ngoài vào trong, làm như vậy vài ngày sẽ kiến hiệu. - Chữa nam giới ngứa hạ bộ: Dùng Bồ hoàng tán mịn, bôi vào những chỗ da bị ngứa. - Chữa phụ nữ hành kinh đau bụng, kinh nguyệt không đều: Dùng Bồ hoàng và Lá lốt liều lượng bằng nhau. Bồ hoàng sao vàng, tán mịn; Lá lốt tẩm muối sao, tán mịn; trộn đều 2 thứ, luyện với mật thành viên cỡ đốt ngón tay (khoảng 9 giờ). Trước mỗi kỳ kinh khoảng một tuần, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 viên, chiêu thuốc bằng nước sôi còn ấm; uống liên tục trong 5 ngày. Thích hợp với chứng hành kinh đau bụng, rối loạn kinh nguyệt do hư hàn. - Chữa phụ nữ sau khi đẻ xuất huyết do tử cung co thắt dị thường: Dùng Bồ hoàng sống, tán thành bột mịn, uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 3 ngày. Hoặc dùng một lượng thích hợp giấm đun sôi, cho bột Bồ hoàng vào trộn đều thành một thứ bột sền sệt, chờ nguội, nặn thành viên cỡ đốt ngón tay (khoảng 9g). Ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 viên, liên tục trong 3 ngày. - Phụ nữ sau khi đẻ bị ung nhọt ở bộ phận sinh dục và ở vú: Lấy lá Cỏ nến, giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, băng cố định lại, ngày thay thuốc 3 lần. Đồng thời dùng một nắm lá Cỏ nến (khoảng 20g) sắc nước uống Ngô đồng và ngô đồng cây gỗ có tác dụng như thế nào ? Ngô đồng và ngô đồng cây gỗ là 2 cây thuộc 2 họ hoàn toàn khác nhau, cùng cây thuốc quý điểm lại những đặc điểm cũng như tác dụng chữa bệnh của chúng nhé! Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE. Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 – 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 – 8mm, màu đỏ tươi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi. Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi. Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu. Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai. Cách dùng: Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được. Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 – 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 – 5 ngày rồi tháo mủ. [...]... ngang Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta cũng như khắp các nước vùng nhiệt đới Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ Thường dùng tươi, có khi phơi khô.Năm 1961, Phòng đông y Viện vi trùng Việt Nam nghiên cứu thấy cây chó đẻ răng cưa có một số tác dụng kháng sinh Kinh nghiệm từ lâu nhân dân rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, ... uống 20 -40 g cây tươi, sao khô sắc đặc mà uống Dùng ngoài không có liều lượng Theo các tài liệu Ấn Độ, trong cây này có muối kali và chất đắng, được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, hoặc làm thuốc thông sữa…Ở Việt Nam, nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược liệu, Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm Trà Diệp Hạ châu, Ở Hải Dương, cây chó đẻ răng... thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phải thận trọng khi dùng NGÔ ĐỒNG CÂY GỖ Tên khoa học là Firmiana simplex (L.) Họ Trôm STERCULIACEAE Ở nước ta Ngô đồng cây gỗ còn được gọi là cây Bo rừng, Trôm đơn Cây gỗ to, cao tới 7m Cành không dày lên ở đầu mút Lá có phiến to rộng đến 25cm, chia 1 – 5 thuỳ hình chân vịt, không lông; thuỳ hình tam giác có mũi nhọn, ngăn cách nhau bởi những rãnh hẹp, thậm chí cưỡi... đây Theo nghiên cứu và phát hiện của Giáo sư tiến sĩ hoá dược Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật in năm 1991 thì Diệp Hạ Châu thực ra là cây chó đẻ răng cưa, có tên khoa học Phyllanthus urinaria, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae) Cây chó đẻ răn cưa Cây chó đẻ răng cưa là một loại cỏ mọc hàng năm, cao chừng 30 cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng... hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm, da xanh thiếu máu, đau đầu hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, tăng huyết áp, ít sữa, táo bón, huyết niệu, trĩ, kiết lỵ Cây hoa lộc vừng Liều dùng cách dùng: nấu, hầm, rang xay hay phối hợp các vị thuốc khác Kiêng kỵ: Không dùng cho người đang bị tiêu chảy Một số thực đơn thuốc từ vừng - Chữa cơ thể suy nhược: Vừng đen 100g, lá dâu non 100g Vừng đen rang, lá...Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 – 3 lần là được Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm... 5-6, mùa quả tháng 7-10 Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình Thập kỷ 70, mỗi năm ta thu mua hàng chục tấn ba kích Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí; cây trồng 3 năm trở lên... lợi tiểu, sát trùng, giải độc DHC và cây “tán sỏi” Ở phương Tây, DHC và một số loài thực vật cùng họ Euphorbiaceae được gọi tên là Chanca Piedra Tên Chanca Piedra có xuất xứ từ thổ ngử của 1 bộ lạc người da đỏ ở Peru với ý nghĩa Break Stone, tạm dịch là cây tán sỏi (Từ Chanca có nghĩa to break làm bể hoặc bẻ gảy; từ Piedra có nghĩa stone sạn, sỏi) DHC là 1 cây thuốc phổ biến được sử dụng từ lâu đời... cũng bất tiện nhất là trong điều kiện mưa ẩm thường xuyên Như vậy có thể thấy rằng Diệp Hạ Châu không phải là một sản phẩm gì cao sang, xa lạ, mà nó chính là cây chó đẻ răng cưa, là một loại cây thuốc nam dễ kiếm, rẻ tiền nhưng có nhiều tác dụng làm thuốc rất quí, mọi người đều có thể tự chế để sử dụng Còn với sản phẩm hiện bán trên thị trường vấn đề quan tâm của người tiêu dùng là độ sạch và tính tiện... muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ Các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đỗ xanh Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn / 3 lần/ngày Ghi chú các cây thường nhầm với ba kích (cùng chi Morinda) Ba kích lông (M cochinchinensis Lour) lá và cây có lông rất dày, quả chín màu vàng, rễ lõi to, thịt ít Mặt quỷ (M villosa Hook) lá và dây nhẵn, quả dính nhau (giống ba kích quả tụ) . cây thuốc quý quanh ta hp://www.caythuoc.vn/tag/cay-thuoc-quy -quanh- ta Hoa Mào gà đỏ là vị thuốc chữa bệnh trong đông y Mào gà đỏ có tên khoa học là Celosia cristata L. Dân gian. dụng của thuốc lào trong đời sống hàng ngày Người ta khuyên không nên hút thuốc lá, nhưng không thấy nói tới thuốc lào. Vậy hút thuốc lào có độc hại như hút thuốc lá không? Nhất là khói thuốc đã. lọc qua nước trong điếu cầy? Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica L. họ Cà Solanaceae. Cây thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá. Toàn cây có lông dính. Lá mọc so