Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
356,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC PHẦN I TỔNG QUAN 1.1. Bối cảnh chung 3 1.2. Tình hình thế giới và trong nước 7 1.2.1. Tình hình các nước 7 1.2.2. Tình hình và nhu cầu trong nước 10 1.3. Định hướng chiến lược phát triển năng lượng việt nam đến năm 2020 18 1.4. Tình hình của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam 20 1.5. Các thuận lợi và khó khăn 21 1.5.1. Thuận lợi 21 1.5.2. Khó khăn 22 PHẦN II CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG CỦA ĐHQG-HCM 2.1. Mục tiêu của chương trình 24 2.1.1. Mục tiêu dài hạn 24 2.1.2. Mục tiêu trung và ngắn hạn (2007 – 2015) 24 2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất và đội ngũ 25 2.2.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm 25 2.2.2. Đội ngũ 26 2.3. Các đối tác trong nước 27 2.4. Các hoạt động 27 2.4.1. Thực hiện và phối hợp thực hiện việc phổ biến kiến thức, huấn luyện đào tạo và tuyên truyền về các nội dung có liên quan trong chương trình 28 2.4.2. Xuất bản các ấn phẩm và các sách phục vụ mục đích huấn luyện, đào tạo. .28 2.4.3. Tổ chức triển khai, sản xuất một số thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo 28 2.4.4. Hoàn chỉnh chương trình đào tạo đại học và sau đại học 28 2.4.5. Thực hiện và phối hợp thực hiện một số hướng nghiên cứu 29 2.4.6. Tăng cường đào tạo, bổ sung đội ngũ những cán bộ khoa học có liên quan đến nội dung chương trình ở các cấp tiến sĩ, thạc sĩ và kỹ sư 30 2.4.7. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm 30 2.4.8. Nghiên cứu xây dựng tổ chức phù hợp để tạo thế phát triển bền vững cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo 30 2.4.9. Phát triển các quan hệ quốc tế và các quan hệ trong nước 30 2.5. Chương trình hành động từ năm 2007 đến năm 2015 30 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận tổng quát 40 3.2. Kiến nghị 40 -1- PHẦN I TỔNG QUAN -2- 1.1. BỐI CẢNH CHUNG Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới một lần nữa lại gia tăng rất đáng kể. Chỉ trong vòng hai năm 2005 và 2006, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã nhiều lần được điều chỉnh theo hướng bất lợi cho người tiêu dùng. Trong khoảng từ tháng 5.2005 cho đến tháng 3.2006, giá dầu thô trên sàn giao dịch New York và London luôn dao động ở mức cao, từ 64 USD/thùng cho đến hơn 70 USD/thùng. Vào ngày 18.4.2006, giá dầu đạt mức 72 USD/thùng, ngày 21.4.2006 giá dầu lên đến 74,1 USD/thùng, và ngày 19.7.2006 giá dầu vượt mức 78 USD/thùng (do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự của Israel vào Nam Liban). Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong những năm sắp đến. Chính vì vậy, ở hầu hết các quốc gia, vấn đề an ninh năng lượng đã được bàn đến rất nhiều trong những năm vừa qua. Chiến lược cơ bản được khá nhiều nước nhắm đến là đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Cần phải thấy, giữa năng lượng và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc gia tăng tỉ trọng sử dụng năng lượng tái tạo, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong việc thực hiện chủ trương bảo vệ môi trường sống vốn đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng. Điểm qua tình hình trong nước, có thể thấy trong những năm vừa qua các hoạt động ứng dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng cũng đã và đang được đẩy mạnh, các hoạt động nghiên cứu và thị trường hóa một số thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió cũng có được chú ý. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động đó vẫn còn rời rạc, chưa thể hiện quyết tâm lớn với tính tổ chức cao từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô. Điều đáng mừng là, trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội 10 của Đảng, lần đầu tiên năng lượng mới (trang 32) đã được chính thức xác định như là một trong những trọng tâm về KHCN mà nhà nước sẽ đẩy mạnh trong những năm sắp tới. Nhưng, mặc cho những bàn luận đầy tính lo âu và đầy tinh thần trách nhiệm từ phía các cơ quan quản lý, ý thức tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả vẫn còn rất thấp trong đại bộ phận người tiêu dùng. Chính vì lý do này, hiện nay ở một số nước đã bắt đầu xuất hiện các chính sách kinh tế hỗ trợ cho việc thực hiện chủ trương nói trên. Một trong những chính sách đó là khai thác tính đòn bẩy của thuế. Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng được các nước quan tâm đẩy mạnh là thay đổi thói quen sử dụng năng lượng. Điều này có nghĩa là, để làm một điều gì đó, nếu có thể được thì nên thay thế nguồn năng lượng có thế cao hơn bằng nguồn năng lượng có thế thấp hơn, đồng thời cố gắng đảm bảo nhiều hơn nữa các yêu cầu về môi trường. Tất nhiên, khi bàn đến vấn đề này, không thể không lưu ý đến các tác động cản trở do sự hạn chế về công nghệ và các phí tổn đầu tư ban đầu. Hiện nay, nhu cầu năng lượng chính trên thế giới vào khoảng 10 tỉ TOE/năm. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế từ năm 1973 đến năm 2000, sự phân chia các nguồn nhiên liệu đã chỉ ra rằng gần 80% các nguồn năng lượng trên thế giới phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để có thể đáp ứng được nhu cầu về năng lượng. Tại các nước phát triển, tỉ lệ nguồn năng lượng sinh khối lớn do nó chiếm phần lớn nguồn năng lượng sử dụng trong hộ gia đình. -3- Nhờ vào lợi ích kinh tế trong vận chuyển và phân phối, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch chiếm ưu thế trên toàn thế giới cho dù trữ lượng chúng có giới hạn. Giá của một đơn vị dầu cũng phần nào đóng góp vào xu hướng này. Tuy nhiên, tài nguyên dầu được dự báo là sẽ cạn kiệt trong vài thập kỷ nữa, chỉ có than đá là có thể sử dụng được hơn 200 năm nữa. Nguyên nhân chính của sự gia tăng CO 2 trong khí quyển chính là việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chiếm phần lớn trong các nguồn năng lượng. Sự thải CO 2 qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch hiện nay ước tính tương đương 6 tỉ tấn cacbon/năm và qua việc phá rừng là 1 tỉ tấn/năm, tổng cộng khoảng 7 tỉ tấn/năm. Dân số thế giới là 6 tỉ người, vậy lượng thải cacbon trên đầu người hiện nay trung bình là 1 tấn/năm. Lượng cacbon tổng cộng trong toàn bộ bầu khí quyển ước tính là 700 tỉ tấn, hàng năm 1% lượng này được thải vào sinh quyển, như vậy trong vòng 100 năm nữa lượng cacbon trong bầu khí quyển sẽ tăng gấp đôi. Vì chỉ có một nửa của 7 tỉ tấn được hấp thụ bởi biển và rừng nên sự cân bằng sẽ tích lũy dưới dạng CO 2 trong khí quyển với lượng tăng hàng năm khoảng 0.5% hay 2 ppm. Năng lượng sinh ra được tiêu thụ bởi nhiều khu vực khác nhau trong xã hội như công nghiệp, đời sống, giao thông v.v… Tùy theo mức độ sử dụng và mức độ đốt trực tiếp nhiên liệu hóa thạch mà ta có thể ước tính sự thải CO 2 của từng khu vực. Xét đến hiệu suất chuyển đổi năng lượng trong các ngành sản xuất năng lượng thì hiệu suất nhiệt trung bình của một nhà máy điện trên thế giới vẫn chỉ là 33%, tức là 2/3 năng lượng có sẵn đã bị tổn thất dưới dạng nhiệt dư thừa. Các hệ thống nhiệt điện cải tiến nhất hiện nay cho hiệu suất chuyển đổi hơn 40%. Trong các ngành công nghiệp, khoảng 60% năng lượng được tiêu thụ trong các ngành sản xuất nguyên liệu như nhà máy thép, hóa chất, gốm và nhà máy bột giấy và giấy. Ví dụ, để sản xuất 1 tấn thép cần 600 kg tài nguyên hóa thạch, còn để cho ra 1 tấn chất dẻo, ta đã sử dụng 2 tấn tài nguyên hóa thạch, một nửa cho nguyên liệu thô, một nửa để cung cấp năng lượng. Ta cần chú ý rằng một lượng năng lượng đáng kể đã được sử dụng để chuyển đổi tài nguyên tự nhiên thành nguyên liệu thô có ích. Thông qua quá trình đốt các tài nguyên hóa thạch, không chỉ CO 2 mà các loại khí khác như NOx, SO 2 cũng được thải ra, tiếp xúc với mưa tạo thành mưa acid. Thiệt hại do mưa acid đối với rừng được đặc trưng bởi sự lan truyền trong các vùng rộng lớn tiếp giáp. Tiếp theo sự thải khí từ các nhà máy và các ngành công nghiệp thì khí thải từ xe cộ trong giao thông cũng phải được loại trừ. Ngoài khí CO 2 , nhiều khí khác cũng được xếp vào loại khí gây hiệu ứng nhà kính như metan (CH 4 ), oxit nitrous (N 2 O), CFCs (clo-flo-cacbon), sulfua hexafluoride (SF 6 ) v.v… Do sự tập trung của các khí này rất nhỏ nên hiệu ứng tức thì lên sự ấm của trái đất chỉ là một phần nhỏ, tuy nhiên, trong một thời gian dài chúng sẽ có ảnh hưởng vì GWP (tiềm năng ấm lên toàn cầu) của nó lớn hơn nhiều so với khí CO 2 . -4- Năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau là không thể thiếu để duy trì cuộc sống con người và phát triển kinh tế. Trong nhiều thập kỷ qua, việc tiêu thụ các nguồn năng lượng trên thế giới đã tăng lên rõ rệt cùng với sự phát triển kinh tế, trong đó nhiên liệu hóa thạch như dầu thô, than đá và khí tự nhiên chiếm phần lớn nguồn năng lượng tiêu thụ. Vì thế, người ta đã tiên đoán rằng những nguồn năng lượng như vậy sẽ bị cạn kiệt sớm hay muộn trong tương lai. Một lượng lớn nhiên liệu được tiêu thụ đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường, như việc thải các khí gây hiệu ứng nhà kính và các vụ mưa axit trên toàn thế giới. Các tài nguyên cho năng lượng được xếp vào hai nhóm chính: a. Các tài nguyên được tích trữ thừa hưởng qua lịch sử lâu đời của trái đất dưới dạng dầu thô, khí tự nhiên, than đá v.v… Hiện nay hơn 80% năng lượng tiêu thụ trên thế giới lấy từ các nguồn năng lượng hóa thạch không thể thu hồi khi được sử dụng thông qua các quá trình đốt. Phần lớn các nguồn năng lượng này được dự báo là sẽ chỉ còn cung cấp được trong vài chục năm nữa ngoại trừ than đá. Để vận hành các nhà máy điện hạt nhân, nguồn uranium tự nhiên đã được khai thác nhưng vẫn còn hạn chế. b. Các nguồn tái tạo được chính là năng lượng mặt trời, thế năng của nước, động năng của gió, sinh thể (biomass) v.v… Chúng có thể tái tạo được nhờ vào bức xạ liên tục của mặt trời lên trái đất. Chúng đã được sử dụng từ buổi sơ khai của nền văn minh, trước khi các nguồn năng lượng hóa thạch được khai thác. Tuy nhiên mối quan tâm đến môi trường gần đây mới đẩy mạnh các ứng dụng có hiệu quả của chúng. Các dạng năng lượng tái tạo điển hình bao gồm: Năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời với cường độ lớn nhất vào khoảng 1 kW/m 2 là một nguồn năng lượng sạch, không có sự phát xạ. Vì năng lượng mặt trời chỉ hiện hữu vào ban ngày dưới những điều kiện thời tiết thuận lợi, việc tích trữ năng lượng là cần thiết để sử dụng liên tục. Vì nó có mật độ năng lượng bé nên việc thu nhận cần phải có một vùng diện tích lớn. Việc sử dụng nó có thể chia làm 2 phương pháp: (1) Sử dụng trực tiếp nhiệt năng bức xạ và (2) Tạo ra điện năng thông qua các pin quang điện. Sử dụng trực tiếp nhiệt năng bức xạ Các hệ thống thu nhận nhiệt năng mặt trời được sử dụng rộng rãi để đun nước trong gia đình. Chúng có cấu trúc phẳng và thường lắp trên các mái các bộ tạo nước nóng cho nhu cầu gia đình. Các dạng ống chân không và mặt cong phản xạ được sử dụng để tạo ra các dòng nhiệt cao cho việc phát điện. Các thiết bị chưng cất dùng năng lượng mặt trời ở quy mô nhỏ được sử dụng cho mục đích khử muối ở một vài vùng không có nguồn nước ngọt. Các máy sấy dùng năng lượng mặt trời ở nhiều dạng khác nhau được sử dụng trong nông nghiệp ở quá trình thu hoạch. Việc phát điện nhiệt mặt trời đang hoạt động ở một vài dự án về hoa tiêu, sử dụng tính tập trung của bề lõm parabol, máy phát dạng đĩa hoặc thiết bị định nhật để tạo dòng -5- nhiệt cao phục vụ việc chạy turbin máy phát điện, bếp mặt trời được sử dụng giới hạn ở một vài ứng dụng trong vùng biệt lập như khi leo núi. Hiệu ứng quang điện Việc phát điện bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện của các vật liệu bán dẫn được phát triển khởi điểm để cung cấp điện cho những vùng hẻo lánh cũng như cho các con tàu vũ trụ. Do tính chất sạch với tự nhiên của nó với môi trường, việc sản xuất và ứng dụng của pin mặt trời đã được mở rộng một cách rõ ràng trong những năm gần đây. Ứng dụng phổ biến nhất là hệ thống nhà mặt trời (SHS) với những tấm pin mặt trời được đặt trên mái, tiếp theo là việc lắp đặt các phương tiện công cộng như tín hiệu chỉ đường và thông tin khẩn cấp. Năng lượng nước Sản xuất điện từ thế năng của nước (thủy điện) chiếm khoảng 7% lượng điện sản xuất trên thế giới. Chi phí xây dựng một nhà máy thủy điện và cơ sở hạ tầng liên quan là khá lớn, tuy nhiên, chi phí chung có thể giảm xuống nhờ vào thời gian phục vụ lâu dài của nó. Trong khi điện sinh ra từ chất đốt gây ra những hiệu ứng ngược lại lên môi trường thì thủy điện lại có lợi hơn do thải ra ít khí CO 2 . Việc sản xuất thủy điện quy mô nhỏ thường có lợi ở những vùng nông thôn để cung cấp cho mạng điện địa phương. Ở các nước phát triển, việc thực hiện các phương tiện này thường có sự trợ cấp của chính phủ và/hoặc các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật quốc tế. Để cung cấp lưu lượng ổn định và cột áp hiệu quả, người ta cung cấp các cấu trúc hạ tầng như đập chứa và ống dẫn để phân phối nước có thế năng lớn đi vào các turbin. Năng lượng gió Lịch sử của việc sử dụng năng lượng gió đã có cách đây nhiều thế kỷ. Nhiều loại cối xay gió khác nhau đã được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng nông nghiệp. Nâng nước bằng bơm dẫn động bằng các cối xay gió tốc độ thấp vẫn còn hữu dụng ở các vùng xa, nơi mà việc sử dụng nguồn điện là không thực tế. Để đối phó với các vấn đề môi trường, các công nghệ sản xuất điện bằng turbin gió đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trong 2 thập kỷ qua. Do điện năng sinh ra bởi cối xay gió tỉ lệ với lập phương vận tốc gió nên ta chỉ sử dụng phương pháp này ở những nơi có vận tốc gió trung bình hàng năm không nhỏ hơn 5m/s. Giá thành của một thiết bị sản xuất điện khá lý tưởng khi vận tốc gió lớn hơn 6m/s. Nếu sử dụng các turbin hiện đại, ta thường chọn các loại 2 hay 3 cánh để có tính năng vận hành cao. Do điện năng tỉ lệ với bình phương chiều dài lưỡi nên turbin có đường kính càng lớn, chi phí sản xuất càng nhỏ. Năng lượng từ các nguồn biomass Đây là nguồn năng lượng rất truyền thống. Từ cổ xưa những nguồn sinh thể được sử dụng đốt trực tiếp nhưng ngày nay các sinh thể thực vật, động vật được thực hiện chuyển hoá hoá học, chuyển hoá sinh học để tạo ra các nhiên liệu như: biodiesel, -6- bioethanol, biogas, trong nhóm nguồn năng lượng từ biomass nhiều quốc gia đang tập trung vào các hướng: tái tạo hiệu quả cao biomass, tận thu tối đa biomass phế thải (nhằm tạo nguồn nguyên liệu rẻ tiền), nghiên cứu và phát triển công nghệ phù hợp để chuyển hoá biomass thành nhiên liệu. Tóm tắt, bối cảnh chung hiện nay là: - Giá xăng dầu liên tục gia tăng theo chiều hướng bất lợi cho người tiêu dùng. Không những thế, việc phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập từ nước ngoài nhất định ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ độc lập, tự chủ của mỗi đất nước. - Càng ngày các yêu cầu về bảo vệ môi trường càng được các nước chú ý. Con người đã nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa năng lượng và môi trường, càng sử dụng nhiều năng lượng thì môi trường càng bị hủy hoại. - Việc gia tăng nhu cầu tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế do nhận thức khả năng cạn kiệt các nguồn dầu mỏ và khí đốt. - Yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia và yêu cầu phát triển bền vững. - Dưới góc độ trong nước, đã có những thuận lợi ban đầu do các cấp quản lý vĩ mô đã có sự chú ý thông qua việc ban hành các chỉ thị, chính sách. Tuy nhiên, trong phạm vi xã hội, vẫn còn nhiều khó khăn do sự thiếu ý thức, do quán tính, do công nghệ lạc hậu, do thiếu vốn. 1.2. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.2.1. Tình hình các nước - Đã ký nghị định thư Kyoto. - Các nước châu Âu, Úc và Mỹ đã đẩy mạnh có kết quả việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo vào đời sống, đồng thời đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật để đảm bảo sử dụng hiệu quả năng lượng. Theo các số liệu đã được công bố, chỉ riêng thị trường các nước Đức, Áo và Hy Lạp, năm 1997 đã tiêu thụ được hơn một triệu m 2 collector. Dự kiến khả năng tiêu thụ sẽ tăng thêm khoảng 30% vào cuối năm 2006. - Hội nghị năng lượng toàn cầu tổ chức ở Bonn – Đức (năm 2004) đã thống nhất đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 20% tổng sản lượng điện toàn cầu bằng năng lượng tái tạo. Muốn thực hiện mục tiêu trên, hầu như tất cả các quốc gia đều phải có chính sách phát triển năng lượng tái tạo một cách rõ ràng và cụ thể. Thụy Điển sau 15 năm nữa sẽ từ bỏ nhiên liệu dầu mỏ mà chuyển từ dùng dầu sang các dạng năng lượng tái sinh như mặt trời, gió, nước và nhiên liệu từ các nguồn sinh thể. Ấn độ cũng khẳng định đến năm 2020 năng lượng tái tạo sẽ chiếm 20% tổng sản lượng điện cả nước. Riêng trong lĩnh vực Điện mặt trời, Mỹ có chương trình một triệu mái nhà mặt trời, Nhật có chương trình 150.000 mái nhà mặt trời, Châu Âu có chương trình 600.000 mái nhà mặt trời. Các nước trong khu vực như Thái -7- lan có chính sách phát triển năng lượng tái tạo rất mạnh mẽ từ nhiều năm nay nhằm điện khí hoá toàn bộ vùng nông thôn hoặc ở những nơi không có khả năng kéo lưới điện (bằng năng lượng tái tạo), trong đó riêng điện mặt trời dự định đạt 35 kWp vào năm 2010. Ngay Campuchia, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới cũng sẽ đạt 5 MWp Pin mặt trời vào năm 2010 với Uỷ ban điều hành quốc gia ( iên bộ) và Quỹ phát triển về năng lượng tái tạo. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với sự giúp đỡ của WB và Nhật bản cũng đã có Cơ quan phát triển và hỗ trợ ngoài lưới (Off-Grid Promotion and Support Office) nhằm động viên và hỗ trợ mọi thành phần kinh tế (ngay cả doanh nghiệp tư nhân) tham gia phát triển năng lượng tái tạo phục vụ vùng sâu vùng xa. - Theo dự báo, thì đến năm 2050, tổng sản lượng điện gió toàn cầu sẽ tương đương với thủy điện và hiện nay Cộng đồng châu Âu cũng đã có kế hoạch nâng cao tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 22% vào năm 2010. Trung Quốc hiện chiếm 50% tổng sản lượng thủy điện nhỏ của thế giới. - Tính đến ngày 31/12/2005, đã có 58.982 MW công suất tổng các quạt gió được lắp đặt trên toàn thế giới. Con số đó cho thấy sự nhảy vọt số lượng năng lượng được khai thác từ gió. Người ta nói năm 2005 là năm “bùng nổ” của năng lượng gió. Có thể thấy rõ điều đó hơn qua công suất lắp đặt ngày càng tăng theo từng năm: năm 2003 lắp thêm 8.100 MW, năm 2004: 8.300 MW và năm 2005:11.310 MW. Hiệp Hội năng lượng gió thế giới dự tính năm 2010 sẽ có 120.000 MW được lắp đặt trên toàn thế giới. Hiện tại năng lượng gió mới đóng góp 1% trong tổng sản lượng điện trên toàn thế giới, nhưng với một số nước và một số khu vực thì năng lượng gió đã chiếm tới 20% hoặc hơn thế nữa trong tổng sản lượng điện quốc gia. Với những nước này thì trong tương lai không xa năng lượng gió sẽ trở thành “trụ cột” trong hệ thống điện quốc gia. - Các nước ở khu vực châu Á cũng có những hoạt động đáng chú ý trong việc ứng dụng năng lượng tái tạo, trong số đó đáng kể nhất là Trung Quốc. Hiện nay, năng lượng tái tạo đã chiếm tỉ trọng khá đáng kể trong cán cân năng lượng chung của Trung Quốc. Các nước trong khối ASEAN cũng đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng năng lượng tái tạo, cụ thể như Thái Lan và Indonesia. - Trong những năm gần đây, có rất nhiều viện nghiên cứu của Pháp, Úc, Nam Phi, các nước châu Âu, châu Á, Mỹ đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các loại nhiên liệu được chuyển hoá từ các nguồn biomass, trong đó có hai hướng rất quan trọng là biodiesel (BDF) và ethanol nhiên liệu (BEF). Một số dầu thực vật được dùng làm nguyên liệu sản xuất BDF như: dầu cải, dầu hướng dương, dầu đậu tương, dầu oliu, dầu lạc, dầu cọ, dầu repak… Tại Châu Âu, từ năm 1992 đã bắt đầu sản xuất BDF ở quy mô công nghiệp. Hiện nay, có trên 40 nhà máy lớn với công suất vài trăm nghìn tấn/năm, những nhà máy này tập trung ở Đức, Áo, Italia, Pháp, Thụy Điển. Áo là nước đầu tiên nghiên cứu sử dụng BDF -8- (1982) và cũng là nước đầu tiên trên thế giới có tiêu chuẩn đánh giá nhiên liêu biodiesel (1992). Từ năm 2001, Anh cũng đã đưa ra thị trường nhiên liệu chứa 5% biodiesel. Hiện nay toàn bộ nhiên liệu diesel của châu Âu trên thị trường đều chứa từ 2% đến 5% biodiesel. Năm 2003 Đức có hơn 1500 trạm bơm nhiên liệu BDF với tổng sản lượng BDF trên 1 triệu tấn, tương đương trên 20 triệu tấn nhiên liệu phối trộn B5. Với lượng dầu thực vật trung bình 41,9 kg/người/năm, sản lượng BDF của các nước trong khối Liên minh Châu Âu (EU – European Union) năm 2002 đã tăng lên gấp 4 lần so với năm 1996 và đạt mức 2 triệu tấn. Tại các nước EU, thuế nhiên liệu cấu thành khoảng 50% giá bán diesel. Tháng 2/1994, Nghị viện Châu Âu đã quyết định giảm 90% thuế cho nhiên liệu BDF (Pháp và Đức miễn thuế hoàn toàn cho BDF). Với những luật định ưu đãi về thuế, Châu Âu dự tính sẽ tăng thị phần biodiesel từ 2% năm 2005 lên 5,75% năm 2010 (tương đương 7 triệu tấn BDF) đến năm 2020 đạt 20%. Nguyên liệu cho sản xuất BDF ở Châu Âu là dầu thực vật trong đó đa số có nguồn gốc dầu hạt cải và dầu hạt hướng dương. Tại Mỹ, BDF có nguồn gốc từ dầu đậu nành được sử dụng cho xe tải, máy kéo, máy nông nghiệp, tàu thuỷ và xe bus nội thành. Biodiesel được bán tại Mỹ là nhiên liệu chứa 20% biodiesel (gọi là B20). Năm 1990 bang Missouri đã nghiên cứu sử dụng monoalkyleste của dầu đậu nành làm nhiên liệu thay thế cho DO. Năm 1992, Hội đồng biodiesel quốc gia được thành lập nhằm phối hợp thực hiện các chương trình kỹ thuật và điều phối BDF. Tháng 3/2002, bang Minnesota ban hành đạo luật qui định toàn bộ nhiên liệu diesel trên thị trường phải chứa ít nhất 2% biodiesel. Việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và thử nghiệm BDF được phát triển rộng khắp ở nhiều bang như: California, Nevada, Idaho, Alaska, Missouri…Năm 2001, ASTM (American Society for Testing Materials) hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn D – 6751 cho nhiên liệu B20. Hiện nay, có trên 100 công sở và tập đoàn lớn đăng ký sử dụng BDF như Bộ quốc phòng, Hải quân, Bưu điện, Bộ giao thông, Các Sở giáo dục… Ngoài ra, Mỹ cũng đã thông qua đạo luật Chiến lược năng lượng, quyết định thay thế 10% DO bằng BDF vào năm 2000, và đến năm 2010 sẽ là 30%. Canada là nước xuất khẩu dầu BDF lớn (chủ yếu sang Nhật). Công nghệ sản xuất BDF của Canada tập trung theo hướng làm sạch dầu thực vật bằng hydro để tạo xetan sinh học rồi pha vào diesel, sản phẩm gọi là diesel xanh . Ở Châu Đại Dương, Australia cũng đang sản xuất biodiesel theo tiêu chuẩn của EU từ dầu ăn phế thải. Hiện nước này tiêu thụ khoảng 100.000 tấn BDF từ nguồn dầu phế thải. Tại Châu Á, nghiên cứu về BDF phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Ấn Độ… Ấn Độ là nước tiêu thụ DO lớn (40 triệu tấn hàng năm) đã có kế hoạch phát triển các đồn điền trồng cây Jatropha ở những vùng đất khô cằn chỉ để cung cấp nguyên liệu sản xuất BDF. Jatropha là loại cây lâu năm và chịu hạn tốt, theo tính toán từ -9- năm thứ hai bắt đầu cho hạt và từ năm thứ năm cho sản lượng ổn định 1- 2 tấn biodiesel/hecta/năm. Tuân thủ nghị định thư Kyoto, nhằm thực hiện nghĩa vụ giảm 6% khí thải CO2, từ năm 1995 Nhật đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất và từ năm 1997 đưa nhiên liệu BDF vào phương tiện giao thông nội thành. Với hơn 400.000 tấn dầu thải/năm, Nhật đã đưa vào sử dụng làm nhiên liệu BDF. Một nhà máy công suất 200 nghìn tấn/năm được xây dựng để xử lý dầu thực vật phế thải của vùng Tokyo. Thành phố Tokyo đã sử dụng biodiesel cho xe tải và toàn bộ xe bus với hàm lượng 20% BDF + 80% DO. Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nghiên cứu việc áp dụng kỹ thuật môi trường tới hạn và kỹ thuật siêu âm vào điều chế BDF. Mối quan tâm của Nhật tập trung vào dầu cọ, canola, hướng dương. Trung Quốc, Hồng Kông cũng đã thử nghiệm dùng BDF cho xe tải, xe bus. BDF ở đây được điều chế chủ yếu từ dầu và mỡ thải. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Philippines… cũng bắt đầu quan tâm đến sản xuất biodiesel, đặc biệt là từ dầu cọ (Malaysia, Thái Lan) và dầu dừa (Philippines). Khó khăn lớn nhất khi mở rộng sản xuất biodiesel từ dầu thực vật là giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với DO. Giá thành sản xuất BDF vẫn còn cao gấp khoảng 2 lần giá thành DO, do đó cần có ưu đãi về thuế. Nếu sử dụng dầu thực vật phế thải để sản xuất BDF thì giá thành sẽ giảm đi rất nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế. - Theo hướng nghiên cứu và phát triển BEF đã có những thành công lớn trong việc tạo ra ethanol nhiên liệu đủ tiêu chuẩn pha với xăng để chạy các loại động cơ đốt trong. Một số nước điển hình là Canada đã công bố quy trình và thiết bị công nghệ cho phép sản xuất ethanol từ rơm rạ với quy mô công nghiệp. Xăng pha ethanol đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao ở các nước G7 cũng như các nước có nền kinh tế phát triển. - Trong lĩnh vực nung đốt công nghiệp bài toán thay thế từng bước DO, FO, bằng BEFđã bắt đầu được đặt ra với những triển vọng không thua kém về hiệu quả so với BDF và xăng pha ethanol. - Vào ngày 04.01.1999, các nước ASEAN đã thành lập ASEAN Center for Energy (ACE - http://www.aseanenergy.org / Headquarter đặt tại Kuningan, Jakarta, Indonesia). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ACE là thúc đẩy các hoạt động về tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng và ứng dụng năng lượng tái tạo. 1.2.2. Tình hình và nhu cầu trong nước 1.2.2.1. Tình hình và tiềm năng Trong “Dự thảo chính sách năng lượng quốc gia” do Bộ Công nghiệp trình Chính phủ phê duyệt năm 2004, tỉ trọng tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp sẽ tăng từ 24% vào năm 2020 lên đến 42% vào năm 2050; trong đó, điện năng sẽ tăng từ 21% vào -10- [...]... sách về năng lượng tái tạo, về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng • Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức về năng lượng tái tạo, về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng • Đào tạo các chun viên khai thác, quản lý sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp ở các tỉnh phía nam • Xây dựng, tập hợp đội ngũ và củng cố tổ chức nhằm phát triển các hoạt động nghiên cứu, triển khai về năng lượng. .. thăm dò các nguồn năng lượng hóa thạch mới Các dạng năng lượng tái tạo Đẩy mạnh việc sử dụng và thương mại hóa các dạng năng lượng tái tạo, trong đó rất coi trọng năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sinh khối và thủy điện nhỏ cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa Tiết kiệm năng lượng - Xúc tiến việc tìm kiếm và ứng dụng những cơng nghệ có hiệu suất cao trong khai thác và chuyển hóa năng lượng - Đẩy mạnh... chủ trì thực hiện nhiều các dự án đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố về năng lượng gió: - 2004 – 2006: Dự án “Đánh giá tiềm năng gió tại 03 điểm đo ở Phú Quốc” do WB tài trợ - 2001 – 2003: Đề tài nhánh “Phần Năng lượng gió thuộc đề tài KC – 07 – 04” Trong chương trình CN Hóa – Hiện Đại Hóa Nơng Thơn (KC – 07) đã nghiệm thu (xuất sắc) và được giải 3 trong hội thi sáng tạo tồn quốc (VIFONTECH)... đã có một trạm phát điện bằng năng lượng gió được xây dựng ở đảo Bạch Long Vĩ (từ nguồn ODA của Tây Ban Nha) Tại Bình Định hiện cũng đang tiến hành xây dựng một nhà máy điện chạy bằng sức gió Dự kiến giai đoạn đầu của dự án sẽ hồn thành vào cuối năm nay với cơng suất 15 MW Giai đoạn hai của dự án sẽ nâng cơng suất lên 35 MW và giai đoạn ba là 50 MW Đây được coi là dự án về điện chạy bằng sức gió lớn... ứng dụng Từ năm 1990 đến nay: Sau khi chương trình năng lượng mới cấp nhà nước kết thúc thì việc tiếp tục nghiên cứu về năng lượng gió có thể nói còn rất ít đơn vị quan tâm Trung tâm NCTBN và NLM Trường Đại Học Bách Khoa suốt trong thời gian qua vẫn kiên trì đeo đuổi mục đích nghiên cứu về năng lượng tái tạo trong đó đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời đun nước nóng Trung tâm đã lắp đặt... phát triển năng lượng gió ở nước ta nói chung và ở Tp.HCM và các tỉnh phía Nam nói riêng mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn rất hạn chế và hồn tồn chưa thể theo kịp xu hướng phát triển của thế giới và khu vực trong những năm tới Những năm mà theo đánh giá của các nhà hoạch định chính sách năng lượng là những năm “lên ngơi” của năng lượng tái tạo -13- Các dự án đề tài về năng lượng gió... ĐHBK Tp HCM tiết kiệm năng lượng 2 Tổ chức huấn luyện và phổ biến kiến thức 2.1 Tổ chức và phối hợp tổ Các đơn vị trong chức các khóa huấn luyện dự án về năng lượng tái tạo 2.2 Tổ chức và phối hợp tổ Bộ mơn Hệ thống chức các khóa huấn luyện điện, Bộ mơn về tiết kiệm và sử dụng Thiết bị điện, Bộ hiệu quả năng lượng mơn Cung cấp điện, Trung tâm nghiên cứu thiết bị nhiệt và năng lượng mới, Bộ mơn Cơng... với cơ chế thị trường về phát triển năng lượng nói chung và đầu tư năng lượng nói riêng là hết sức cần thiết 1.3 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Về cung cấp nhiên liệu - Xúc tiến tìm kiếm thêm các nguồn năng lượng hóa thạch mới và đưa nhanh vào khai thác sử dụng, đặc biệt là khí thiên nhiên - Đẩy mạnh khai thác và sử dụng khí đốt trong nước; sản lượng khí sẽ tăng từ... Minh và địa bàn trọng điểm phía Nam 1.2.2.3 Cân bằng năng lượng Việt Nam đến năm 2020 Cân bằng năng lượng Việt Nam đến năm 2020 được tính tốn dựa theo cách tiếp cận tổng hợp trên cơ sở các yếu tố cung và cầu năng lượng và các giả định về kịch bản phát triển kinh tế xã hội đất nước Một kế hoạch cơ sở đã được lựa chọn dựa trên quan điểm phát triển năng lượng theo hướng đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ở mức... năm 2020 Các dạng năng lượng khác như than (9,63 triệu TOE), dầu Diesel -16- (10,4 triệu TOE), xăng động cơ (7,4 triệu TOE) vẫn là những dạng năng lượng có nhu cầu cao - Ngành cơng nghiệp vẫn là ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất, chiếm gần một nửa nhu cầu năng lượng của tồn bộ nền kinh tế quốc dân Tiếp đến là ngành giao thơng vận tải và ngành dịch vụ Ngành nơng nghiệp sử dụng năng lượng thương mại . động về tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng và ứng dụng năng lượng tái tạo. 1.2.2. Tình hình và nhu cầu trong nước 1.2.2.1. Tình hình và tiềm năng Trong Dự thảo chính sách năng lượng. hoạt động đáng chú ý trong việc ứng dụng năng lượng tái tạo, trong số đó đáng kể nhất là Trung Quốc. Hiện nay, năng lượng tái tạo đã chiếm tỉ trọng khá đáng kể trong cán cân năng lượng chung. năm tới. Những năm mà theo đánh giá của các nhà hoạch định chính sách năng lượng là những năm “lên ngôi” của năng lượng tái tạo. -13- Các dự án đề tài về năng lượng gió đã triển khai Có thể