1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HÓA hợp CHẤT THIÊN NHIÊN GLYCOSID

14 3.9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên CÁC HỢP CHẤT GLYCOSIDE I. ĐẠI CƯƠNG Glycoside tim là một nhóm glycoside có cấu trúc steroid, có tác dụng đặc biệt lên tim. Nhưng với liều cao, chúng là những chất gây độc nên từ thời cổ xưa, nhiều dân tộc ở nhiều nước đã biết sử dụng những chất này để tẩm vào tên thuốc độc. Trong cây chúng tồn tại dưới dạng glycoside hòa tan trong các dịch tế bào. Dưới tác dụng của men hoặc acid loãng, các glucoside thủy phân thành genin và đường. Glycoside tim còn được gọi là glycosidedigitalic vì glycoside của lá cây Digitalics được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim. Glycoside tim tan trong nước và cồn loãng, ít tan trong các dung môi không phân cực. Glycoside tim phân bố trong khoảng 10 họ thực vật, đặc biệt trong 2 học Trúc đào (Apocynaceae) và họ Thiên lý (Asclepiadaceae). II. CẤU TRÚC HÓA HỌC Glycoside tim cũng như các glycoside khác, cấu trúc hóa học gồm 2 phần: aglycon và phần đường. Phần aglycon cấu tạo bởi một khung steroid. Gắn ở C17 là vòng lacton. Dựa vào vòng lacton, người ta chia chúng thành 2 nhóm lớn: - Cardenoid: vòng lacton 5 cạnh, có một nối đôi. - Bufadienolid: vòng lacton 6 cạnh, có 2 nối đôi. Phần đường được gắn vào C 3 . Cho đến nay người ta biết khoảng 40 loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường như glucose, rhamnose, xylose, fucose, còn có những đường là 2,6-desoxy. HO HO O O O O A B C D Cardenolid Bufadienolid 169 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Sự liên quan giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của glycoside tim: Liên hệ giữa vòng A/B: đa số glycoside tim có vòng A/B là cis, A/B là trans ít gặp hơn. Người ta cũng ghi nhận là nếu vòng A/B có cấu tạo trans thì hoạt tính sinh học giảm hơn so với cấu tạo cis. Cấu tạo vòng lacton: phần quyết định tác dụng lên tim là phần aglycon bao gồm nhân steroid và vòng lacton chưa bão hòa, cả hai phần này đều rất quan trọng. Nếu giữ lại vòng lacton, thay nhân steroid bằng nhân benzen, naphtalen,… thì mất tác dụng. Nếu giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa nối đôi, mở vòng lacton, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì tác dụng mất và giảm đi rất nhiều. Sự hấp thu qua dạ dày, tá tràng ruột non phụ phuộc vào số lượng nhóm OH của phần aglycon hay nói cách khác là phụ thuộc vào tính ái dầu của nó. Digitoxin dễ hấp thu qua đường tiêu hóa và tái hấp thu qua thận và gan vì chỉ có một nhóm OH tự do trong phần aglycon. Digitoxin tích lũy trong cơ thể. Nhóm OH ở vị trí C 14 rất quan trọng, không có nhóm này thì tác dụng giảm đi rất nhiều. Nhóm OH ở C 3 hướng α thì giảm tác dụng đi nhiều. Qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể, OH β ở vị trí C 3 bị epimer hóa sang OH α để thải ra ngoài. Nếu ở dạng aglycon thì hoạt tính của nhóm bufadienolid mạnh hơn dẫn chất cardenolid tương ứng. Đối với phần đường thì tác dụng sinh học của glycoside không những chỉ phụ thuộc vào bản chất của đường mà còn phụ thuộc vào vị trí của phần đường nối vào nhân steroid. Ngoài ra, người ta thấy rằng liều chết khác nhau tùy động vật. Đối với mèo thì liều chết gấp đôi thỏ và khoảng 60 lần chuột cống trắng. Ếch là động vật thích hợp để làm các thí nghiệm các thuốc độ lên tim thì hầu như miễn dịch với các chất này. Thí dụ dịch chiết của hạt Strophanthus Kombe đối với mèo và chó thì độc như nhau nhưng digitoxin thì ít độc trên chó hơn là trên mèo. III. TÍNH CHẤT, ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG III.1. Tính chất Glycoside tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. Những glycoside tim có đường 2-desoxy thì rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô 170 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên cơ 0,05N trong MeOH 30 phút, trong khi những glycoside khác trong điều kiện đó thì không thủy phân được. Glucoside dễ bị phân hủy bởi các enzym. Thường thì các enzym này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt các đơn vị đường cuối mạch (xa aglycon) để chuyển thành các glycoside thứ cấp. Vòng lacton dễ bị mở vòng bởi tác dụng của kiềm rồi tạo thành dẫn chất iso không có tác dụng. III.2. Các thuốc thử định tính và định lượng Các thuốc thử định tính và định lượng chủ yếu dựa trên các thuốc thử tạo màu ở ánh sáng thường hoặc tạo huỳnh quang dưới ánh sáng cực tím. Các thuốc thử chia làm 2 loại: loại phản ứng với phần đường và loại phản ứng với aglycon • Các thuốc thử tác dụng lên phần đường - Thuốc thử Xanthydrol: Thuốc thử này dương tính với các đường 2-desoxy. Người ta cũng dùng thuốc thử này để hiện màu trên sắc ký. Phản ứng rất nhạy, cho màu đỏ mận rõ và ổn định. Thuốc thử chỉ giữ được 1-2 ngày nên khi nào dùng mới pha. Cách pha thuốc thử: 10mg Xanthydrol hòa tan trong 99ml CH 3 COOH đậm đặc và thêm 1ml HCl đậm đặc, trộn đều. Phản ứng kém nhạy với đường 2-desoxy đã acetyl hóa và âm tính với đường 2-desoxy đã nối với glycose ở vị trí 4. O H OH Xanthydrol - Thuốc thử acid phosphoric đậm đặc: Các hợp chất có đường desoxy khi cho tác dụng với acid phosphoric đậm đặc cho màu vàng trong lúc những aglycon của chúng thì không cho. - Thuốc thử Kell-Kiliani: Thuốc thử pha thành 2 dung dịch. Dung dịch 1: 100ml CH 3 COOH đậm đặc trộn với 1ml dung dịch FeCl 2 5% 171 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Dung dịch 2: 100ml H 2 SO 4 đậm đặc trôn với 1ml FeCl 2 5%. Phản ứng có màu đỏ thẫm. nếu để yên thì lớp trên sẽ từ từ có màu xanh từ dưới khuyếch tán lên. Độ nhạy của phản ứng kém thuốc thử Xanhphydrol. Màu không ổn định nên ít dùng để định lượng. • Các thuốc thử phản ứng lên nhân steroid - Thuốc thử Liaberman-Burchard: Phàn ứng này không những chỉ lên màu với glycoside tim mà còn lên màu với nhiều dẫn chất có nhân steroid khác. - Thực hiện theo Stoll: khoảng 1mg chất thử cho vào ống nghiệm và hòa tan bằng vài giọt acid acetic, sau đó thêm 30ml hỗn hợp gồm 50 phần anhydric acetic và một phần acid sulfuric, trộn đều. - Thực hiện theo Bries Korn: hòa tan chất thử trong ChCl 3 2ml hỗn hợp chất thử (gồm 1ml H 2 SO 4 đậm đặc và 20ml anhydrid acetic). Tùy theo glycoside mà màu thay đổi từ đỏ đến hồng dần dần xanh lá, xanh chàm. - Thuốc thử Baljet: Baljet nghiên cứu oxy hóa digitoxigenim bằng acid picric (trinitro-2,4,6 phenol) trong môi trường kiềm thấy có màu đỏ da cam, sau đó ông thấy một số glycoside khác cũng cho màu. Màu tương đối bền nên được dùng cả định tính lẫn định lượng. Thuốc thử được pha trước khi dùng: 0,1g acid picric hòa tan trong 25ml EtOH 90%, thêm cho đủ 50ml một hỗn hợp gồm 5ml NaOH 15% và 70ml nước. Trộn đều. - Thuốc thử Kedde: Phản ứng cho màu đỏ với các dẫn chất có vòng butenolic và thực hiện ở môi trường kiềm. thuốc thử là dung dịch 3,5- dinitrobenzoic acid 2% trong EtOH. Thuốc thử Raymond-Marthoud: Thuốc thử là m-dinitrobenzen 1% trong cồn tuyệt đối, thực hiện ở môi trường kiềm. Phản ứng có màu tím, màu không bền nên không dùng để định lượng. - Thuốc thử Legal: Các glycoside tim có vòng butenoid khi hòa tan vào pyridin rồi thêm dung dịch natri nitroprussiat 0,3-0,5%, sau đó thêm dung dịch NaOH 10% thì sẽ xuất hện màu đỏ. III.3. Các phương pháp chiết xuất để định lượng Các phương pháp định lượng glycoside tim thường dựa vào các phản ứng cho màu và phải qua khâu chiết xuất glycoside toàn phần và loại tối đa các tạp chất khác lẫn vào. Công việc ổn định để diệt enzym trước khi chiết là cần thiết. Thường người ta hay diệt enzym bằng cách cho tác dụng ngay cồn sôi trên nguyên liệu. 172 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Nói chung trong các phương pháp chiết xuất đều có giai đoạn loại tạp bằng ether dầu hỏa, bằng acetat chì và dựa trên tính chất glycoside có thể tan được trong CHCl 3 hoặc CHCl 3 -cồn để tách riêng. Sau đây là phương pháp chiết xuất để định lượng: • Phương pháp của Soos Cân 1,5g bột nguyên liệu cho vào becher, thêm ít nước cất để tạo thành khối nhão và để yên 15 phút. Chuyển vào bình cầu, tráng becher bằng nước cất và thêm nước cho đủ 151,5g. Đậy kín, lắc trong 1 giờ. Sau đó cho thêm 15g dung dịch acetat chì 15%, lắc đều, để lắng, lọc, bỏ tủa. Lấy 110g dịch lọc tương đương với 1g nguyên liệu, cho vào bình gạn lắc 3 lần, mỗi lần 25ml CHCl 3 . Dịch chloroform gộp lại, cho vào một bình cầu và làm khan với 2g Na 2 SO 4 , lọc qua giấy lọc (đã thấm ẩm bằng CHCl 3 ) cho vào một bình định mức 250ml. Tráng bình và giấy vời một ít CHCl 3 . Bốc hơi dung dịch CHCl 3 trên bếp cách thủy. Cặn còn lại được hòa tan trong dung môi thích hợp cho từng phản ứng. Đối với những glycoside có độ tan rất lớn trong nước thì phải thêm 8-10% NaCl vào dung dịch trước khi chiết bằng CHCl 3 . • Phương pháp của Losh-Karaer để định lượng glycoside tim với thuốc thử picrosodic Cân 2-10g nguyên liệu đã sấy khô tán nhỏ và rây (cỡ rây 0,5-1mm), cho vào túi giấy thấm; đồng thời cần định lượng độ ẩm. Các túi (10-12 mẫu) cho vào bình miệng rộng có nút mài, thêm ether dầu hỏa hoặc benzen và ngâm qua đêm. Hôm sau lấy ra, đặt vào bát sứ và để khô ngoài không khí (tốt hơn là trong tủ hút). Sau đó mẫu được chiết bằng dụng cụ Soxhlet với hỗn hợp EtOH – CHCl 3 (1:9 theo thể tích). Thời gain chiết từ 14-16 giờ. Dịch chiết 100- 200ml được chuyển vào bình định mức 200-250ml. Tráng bi2ng cầu và Soxhlet với hỗn hợp EtOH-CHCl 3 , cho vào bình định mức và thêm cũng bằng hỗn hợp đó cho đến ngấn. Dùng ống hút chính xác lấy 25 hoặc 50 ml cho vào chén sứ, bốc hơi trên nồi cách thủy trong tủ hút cho đến khô. Sau đó dùng một lượng cồn 15-30ml (chia thành từng phần nhỏ 2-2,5ml) cho vào cắn, dùng đũa thủy tinh khuấy để hòa tan và chuyển vào bình định mức 50 hoặc 100ml, trán chén với 20-40ml nước cất và cho vào bình định mức. Thêm vào bình định mức 6-10 giọt dung dịch acetat chì 30% (cho đến khi tủa hết tạp chất). Sau đó loại chì thừa bằng 20-30 giọt dung dịch Na 2 SO 4 15% (cho đến khi tủa hết chì). Thêm nước cho đến ngấn. Lọc vào bình nón, nếu cần thì lọc 2 lần cho trong. Từ dịch lọc này sẽ cho tác dụng với thuốc thử picro-sodic để làm phản ứng màu. 173 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên • Phương pháp của Makarevich chiết để chạy sắc ký 2g nguyên liệu khô, loại chất béo bằng ether dầu hỏa. Sấy khô ở áp suất kém rồi sau đó chiết nóng bằng EtOH 96 o , chiết tiếp bằng EtOH 80 o cho đến hết hoạt chất. Bốc hơi, hòa cặn trong 30ml nước rồi lắc với ether (4 x 30ml). Loại ether, sau đó chiết glycoside bằng cồn và CHCl 3 (1:2), làm khô bằng Na 2 SO 4 , loại dung môi. Hòa tan cắn vào 15-20 ml cồn thêm Al 2 O 3 độ hoạt hóa cấp II, khuấy, lọc, rửa oxyd nhôm bằng 10-100ml cồn nóng, gộp dịch cồn, loại dung môi đến khô. • Đánh giá bằng phương pháp sinh vật Trong nhiều trường hợp, kết quả của phương pháp định lượng bằng hóa học nêu ở phần trên không ăn khớp với liều tác dụng nên Dược điển các nước và Dược điển Việt Nam quy định đánh giá hiệu lực của glycoside tim bằng phương pháp sinh vật. Súc vật hay dùng là mèo hoặc ếch. Đối với mèo thì căn cứ vào liều gây ngừng tim ở thời kỳ tâm trương, đối với ếch thì căn cứ vào liều gây ngừng tim ở thời kỳ tâm thu. Đối với ếch thì tiêm dưới da vào túi bạch huyết, đối với mèo thì tiêm vào tĩnh mạch đùi, sau đó tính ra đơn vị ếch hoặc đơn vị mèo. Đơn vị ếch (Đ.V.Ê) là liều tối thiểu của nguyên liệu hay của glycoside tim làm đa số ếch trong một lô ếch thí nghiệm bị ngừng tim. Thí nghiệm được tiến hành trong những điều kiện quy định. Đơn vị mèo (Đ.V.M) là liều tối thiểu của nguyên liệu hay của glycoside tim làm cho tim mèo ngừng đập, tính theo kilogam thể trọng. Thí nghiệm được tiến hành trong những điều kiện quy định. IV. CHIẾT XUẤT GLYCOSIDE TIM IV.1. Xử lý nguyên liệu Trong nguyên liệu chứa glycoside tim thường chứa enzym có khả năng thủy phân cắt bớt phần đường của glycoside để cho các hợp chất artefact. Sự thủy phân này xảy ra trong nguyên liệu sau khi thu hái. Ngoài enzym thủy phân, còn có enzym chuyển đồng phân, thí dụ enzym chuyển hướng không gian của vòng lacton từ 17β sang 17α. Do đó việc ổn định nguyên liệu (tức diệt enzym để đảm bảo thành phần hóa học không thay đổi) trở thành một vấn đề quan trọng. Bản chất của enzym là protein, không tan trong cồn, tan trong nước, bị tủa bởi một số muối có nồng độ cao. Enzym hoạt động thích hợp từ 20-45 o C. Ở nhiệt độ trên 60 o C, nói chung enzym bị phá hủy. Những phương pháp diệt enzym đã được nhiều tác giả đề cập đến. Bourquelot dùng phương pháp cho nguyên liệu vào cồn sôi. 174 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Croris và Arnould thì sử dụng hơi nước trong nồi hấp để ởn định nguyên liệu, nhưng Fluck khi so sánh việc xử lý bằng phương pháp sấy đơn thuần và phương pháp ổn định bằng hơi nước của cây Adonis vernalis thì thấy hoạt tính giảm từ 3,5 – 2,8 xuống còn 1,83 đơn vị quốc tế. Do một số nhược điểm như vậy, hiện nay phương pháp ổn định bằng hơi nước cũng không được sử dụng rộng rãi. Năm 1909, Perrot Goris đã đưa ra phương pháp dùng hơi cồn để ổn định nguyên liệu. Phương pháp này tốt nhưng cần phải có thiết bị để tránh gây hỏa hoạn do hơi cồn. Hiện nay, nhiều tác giả đã dùng phương pháp đông khô để làm khô nguyên liệu. Với phương pháp này hoạt chất được giữ toàn vẹn, tuy nhiên đối với enzym, chỉ có tác dụng ức chế hoạt động mà không phải là diệt, nếu điều kiện thuận lợi, enzym có thể hoạt động trở lại. Để loại trừ tác dụng của enzym, có tác giả chiết xuất bằng nước ở 0 O C (nhiệt độ mà enzyn không hoạt động được). Dịch chiết nước được giữ ở tủ lạnh, trong khi đó nguyên liệu được tiếp tục chiết bằng cồn. Sau đó gộp dịch chiết cồn đã được bốc hơi ở áp suất giảm với dịch chiết nước ban đầu. Thông dụng hơn, có thể sử dụng các chất ức chế enzym khác nhau để ngăn cản tác dụng của enzym. Các chất dùng là: các muối vô cơ, các chất này có khả năng kết tủa protid làm enzym bị biến tính. Thí dụ khi chiết các glycoside từ lá Digitalis, người ta trông nguyên liệu với một dung dịch ammoni sulfat để tránh thủy phân. Một số tác giả khác thì dùng dung dịch acetat chì để thấm ẩm nguyên liệu trước khi chiết xuất, các muối này còn có tác dụng loại một số tạp chất khác. Thực tế trong việc chiết xuất những glycoside dùng làm thuốc, đôi khi người ta lại không ổn định nguyên liệu trước khi chiết xuất mà lại để cho enzym hoạt động để thu những glycoside thứ cấp. Thí dụ đối với lá Dương địa hoàng tía Digitalis purpurea, nhiều tác giả chỉ muốn chiết xuất digitoxin mà không cần chiết xuất purpurrea glycoside A vì chất này kém tác dụng hơn. Muốn thế thì chỉ cần sấy khô nguyên liệu, trong quá trình sấy thì enzym sẽ loại đi một phân tử glucose. Ngoài ra nếu ổn định bằng hơi cồn thì tỷ lệ glycoside giảm có thể đến 26%. Có khi người ta tạo điều kiện cho enzym hoạt động để thu được những glycoside đơn giản bằng cách tán nhỏ nguyên liệu, thêm nước, thêm một lượng rất nhỏ toluen rồi giữ nhiệt độ 37-40 o C từ 3-7 ngày. Sau đó tiến hành chiết bằng nước hoặc cồn. IV.2. Phương pháp chiết glycoside từ thực vật Nguyên liệu sau khi xử lý thường phải loại chất béo, nhựa hoặc chất diệp lục. Quá trình này cũng quan trọng và có ảnh hưởng đến hiệu suất glycoside. Các nguyên liệu là hạt thường chứa một lượng khá lớn chất béo 175 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên thường ngăn cản sự thấm các dung môi hoà tan glycoside vào các tế bào. Việc chiết nguyên liệu với các dung môi có độ phân cực thấp như ether dầu hoả, benzen,… trước khi dùng các dung môi hoà tan glycoside nhằm vào mục đích này.toluen, Để lấy glycoside ra khỏi nguyên liệu cần chọn các dung môi thích hợp. Việc chọn lựa này dựa vào khả năng hoà tan của các glycoside vào dung môi. Như đã biết, các glycoside dễ hoà tan trong các dung môi phân cực như nước, cồn. Nhiều chất hoà tan trong CHCl 3 . Thông thường có thể dùng nước, EtOH, MeOH, CHCl 3 để chiết lấy các glycoside. Nước là một dung môi có độ phân cực lớn và là môi trường của tế bào thực vật.Vì vậy khi sử dụng nó, dịch chiết mang rất nhiều tạp chất CHCl 3 là dung môi có độ phân cực nhỏ hơn nên dễ hoà tan các monosid nhưng khó hoà tan các tri hay tetraosid. Vì vậy trong trường hợp chung nhất, người ta sử dụng dung dịch cồn - nước (thích hợp nhất là dung dịch cồn - nước 70%). Sự phối hợp dung môi như vậy hạn chế bớt tạp chất tan trong nước (hydratcarbon, acid amin) cũng như các tạp chất tan trong cồn (nhựa, …) Về phương pháp, do tính chất dễ thuỷ phân của glycoside tim nên người ta sử dụng các phương pháp tránh nhiệt độ. Ngâm lạnh và ngấm kiệt là những phương pháp thông dụng nhất. IV.3. Loại tạp chất – phân loại glycoside Việc sử dụng hỗn hợp nước - cồn đã hạn chế được một số tạp chất. Tuy vậy, trong dịch chiết còn chứa nhiều chất không phải glycoside tim, rất hay gặp trong thực vật. Các hợp chất đó là tanin, flavonoid cũng như các phenol khác, saponin là một nhóm hợp chất thường có mặt với glycoside tim. Để loại bỏ các tạp chất này, thông thường nhất người ta kết tủa chúng bằng một lượng thừa dung dịch acetat chì kiềm hoặc acetat chì với sự có mặt của amoniac. Sau khi loại bỏ chì thừa, ta được một hỗn hợp glycoside tương đối sạch. từ hỗn hợp này có thể tiến hành phân lập các glycoside. Trong hoá thực vật, dù chiết xuất bằng phương pháp nào, không bao giờ thu ngay được một chất tinh khiết. sau khi chiết ra khỏi nguyên liệu, bao giời cũng có một hỗn hợp gồm nhiều chất. hỗn hợp này thường chứa các chất cùng loại, có tính chất rất gần nhau. Vì vậy nhiệm vụ tách chúng thành từng chất riêng biệt rất khó khăn. Người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phân lập các hợp chất tự nhiên. đối với glycoside tim, người ta sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp dựa vào độ hoà tan của các dung môi khác nhau: một glycosyde có thể hoà tan tốt trong dung môi này, ít hoặc không tan trong một dung môi khác. Độ hoà tan của các glycoside trong cùng một dung môi cũng khác nhau. Người ta lợi dụng những tính chất này để tách các glycoside bằng cách chiết liên tục hỗn hợp của chúng với các 176 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên dung môi khác nhau. Các dung môi thường được sử dụng theo thứ tự độ phân cực tăng dần. - Phương pháp dùng sắc ký cột: sắc ký cột thường được dùng để tách các glycoside trong trường hợp chiết ở phòng thí nghiệm. chất hấp phụ hay dùng cho hợp chất glycoside tim là oxyd nhôm có độ hoạt hoá III (theo Brockman). Trong thực tế, oxyd nhôm ngoài việc sử dụng tách riêng các glycoside thành những chất riêng biệt, còn được dùng như một chất lọc để tách glycoside ra khỏi tạp chất. nên dùng oxyd nhôm trung tính vì oxyd nhôm kiềm có thể gây ra sự biến đổi tạo thành những chất artefact. Các dịch chiết nước - cồn từ nguyên liệu có chứa nhiều tạp chất. Sau khi loại cồn, phần nước đậm đặc còn lại được đưa lên cột. Dùng nước để đẩy glycoside ra khỏi cột. Dung dịch nước thu được có chứa glycoside toàn phần đã được tinh chế. Nhiều tác giả còn tinh chế bằng cách trộn dịch chiết với oxyd nhôm, sau đó dùng cồn để rửa khối bột này. Các glycoside tan dễ trong cồn sẽ tách khỏi các tạp chất. Cách tinh chế này cho kết quả tốt hơn cách trên vì còn có khả năng hoà tan được các aglycon, trong khi đó nước ít hoà tan các aglycon hơn. Ngoài việc sử dụng Al 2 O 3 vào mục đích loại tạp chất, người ta còn dùng cả silicagel và bột celluloz. Trong trường hợp celluloz, để đẩy các glycoside, người ta còn dùng hệ dung môi benzen-formamid. Lượng chất hấp phụ dùng trong các trường hợp tinh chế, đối với bột celluloz thường ở tỷ lệ 1/300 (chất phân tích đối với chất hấp phụ) còn đối với oxyd nhôm, tỷ lệ này rất thay đổi. Để tách riêng từng glycosid, oxyd nhôm hoạt hoá thường được sử dụng với tỷ lệ 1/10 đến 1/300. Để đạt kết quả, các dung môi triển khai được sử dụng theo độ phân cực tăng dần. Trong glycosid tim, dung môi được chọ làm khởi đầu là CHCl 3 không phải là ether dầu hoả hay benzen như các glycosid khác. 177 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên IV.4. Một số quy trình chiết glycosid tim Sơ đồ chiết xuất tổng quát của glycosid tim 178 Bột dược liệu DL đã loại mỡ Dịch chiết Sirô đặc Dịch lọc Tủa glycoside thô Glycoside tinh khiết Kết tinh lại (5) Thu hồi P↓ Lọc qua chất hấp phụ (Than hoạt, Al 2 O 3 , polyamid,…) Tủa tạp bằng Pb(OH) 2 , Al(OH) 3 Loại tạp (4) H 2 O, lọc Thu hồi P↓ Chiết (H 2 O, Cồn, MeOH…) (3) Loại mỡ (2) (đã xử lý) (1) Dịch lọc Lắc với dung môi [...]...Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Hạt tán nhỏ Loại mỡ bằng xăng, sấy khô Chiết bằng cồn 98o Dịch chiết BM Cắn Hòa trong aceton, lắng 2h, lọc Rửa cặn bằng aceton Dịch aceton BM Cắn Lọc qua than hoạt Qua cột Al2O3 Rửa bằng hỗn hợp cồn Xymarin Sơ đồ chiết xymarin từ hạt Strophantrus kombe (phương pháp Lipcopsli) 179 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Hạt tán nhỏ Ngâm trong... Na2SO4 Lọc Dịch lọc 2 Một ít CaCO3, để yên 2h Lọc Dịch lọc 3 Bão hòa bằng NaCl Chiết bằng hỗn hợp cồn-CHCl3 Dịch cồn-CHCl3 Rửa bằng nước bão hòa NaCl Thu hồi dung môi Hỗn hợp glycoside thô Sơ đồ chiết glycosid tim toàn phần từ hạt sừng trâu (phương pháp của Nikenep có cải tiến) 180 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên 500g nhân hạt Ép dầu Loại mỡ bằng ether dầu hỏa Bã DL đã phơi khô (bằng gió) +1200ml... cồn 95o/to phòng Dịch chiết Thu hồi giảm áp Dịch đậm đặc Để ở tủ lạnh Lọc Tủa Rửa tủa bằng cồn lạnh Sấy khô Glycoside thô Hòa tan trong hỗn hợp aceton-ete (1:1) Tẩy màu bằng than hoạt, lọc Để ở 0oC Tinh thể thevozid Sơ đồ chiết thevosid từ hạt thông thiên 181 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Nọc Cóc khô Chiết bằng EtOAc Cắn Dịch chiết Chiết bằng etanol Cắn Bốc hơi Cắn Dịch chiết Bốc hơi Cắn . Hóa học các Hợp chất Tự nhiên CÁC HỢP CHẤT GLYCOSIDE I. ĐẠI CƯƠNG Glycoside tim là một nhóm glycoside có cấu trúc steroid, có tác dụng đặc biệt lên tim. Nhưng với liều cao, chúng là những chất. những đường là 2 ,6- desoxy. HO HO O O O O A B C D Cardenolid Bufadienolid 169 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Sự liên quan giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của glycoside tim: Liên. đêm Ngấm kiệt Hỗn hợp glycoside thô Dịch lọc 2 Dịch lọc 3 Một ít CaCO 3 , để yên 2h Lọc Bão hòa bằng NaCl Chiết bằng hỗn hợp cồn-CHCl 3 Giáo trình Hóa học các Hợp chất Tự nhiên Sơ đồ chiết thevosid

Ngày đăng: 27/04/2015, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w