1. Phương thức xây dựng biểu tượng
1.3. Xây dựng hình ảnh “cố viờn” vườn cũ
Cố viên (vườn cũ) là điểm tụ day dứt nhất của hồi ức cố hương. Viết về Nguyễn Bính, nhiều người đã đề cập đến vườn như một mụ típ lặp đi lặp lại, một tín hiệu mang nhiều giá trị thẩm mĩ của thi sĩ. Nguyễn Bớnh, Xuõn Diệu và Hàn Mặc Tử đều có những ám ảnh vườn, nhưng mỗi người một khác. Với Xuân Diệu là vườn tình, nó có bóng dáng của hoa viên, nơi giành riêng cho luyến ái trần thế. Với Hàn Mặc Tử, vườn lại là chốn nước non thanh tú có bóng dáng những vườn Ê đen trong Kinh thánh hay Đào nguyên trong văn chương Đạo giáo. Dù là tỡnh tiờn duyờn tục thì vẫn cứ là vườn tình. Còn Nguyễn Bính, vườn là quờ. Dự nhiều khi gắn với giấc mơ quan trạng, về thời trước (Thời trước, Xóm Ngự Viờn, Búng bướm, Truyện cổ tích, Hoa và rượu…) thì vườn vẫn là gốc quê, chân quê. Với Nguyễn Bính, nhớ về vườn thì không thể vắng thiếu những cây cỏ thảo mộc thân thương: mỗi thi phẩm thường có một nền tảng không gian vườn tược, và mỗi một mối tình hay gắn với một cái cây. Vườn kia, cây kia có khi là nơi nảy nở, có khi là chốn tiêu tan, có khi là chứng nhân, có khi là nạn nhân của một mối duyên lỡ dở nào đó. Không ít tứ thơ được lập theo cách xoay quanh những cỏi cõy nào đó:
Ngày qua ngày lại qua ngày/ Lá xanh nhuộm đã thành cõy lỏ vàng… Lối cấu tứ ấy khiến cho không gian trong mỗi bài thơ Nguyễn Bính từa tựa như một sân khấu nhỏ, trên đó bài trí một cảnh quê, mà ở trung tâm của cảnh bao giờ cũng là một cái cây nào đó, để vừa tạo cảnh trí, vừa như một đạo cụ để nhân vật của một mối duyờn quờ lỡ dở tựa vào đó mà thổ lộ tâm sự.
Ví như thi phẩm Ngày trước, cấu tứ xoay quanh vườn chè, Mưa xuân xoay quanh hoa xoan, Cụ hái mơ xoay quanh rừng mơ, Qua nhà xoay quanh cây bưởi. Thi phẩm mở ra những hứa hẹn với cây bưởi đầy hoa: Lối này lắm bưởi nhiều hoa/ Đi vòng để được qua nhà đấy thôi, nhưng rồi lỡ dở, nàng đi lấy chồng mất rồi, thế là bưởi cũng không ra hoa nữa, những thứ cõy khỏc cũng cô quạnh, trống không: Bờ rào cây bưởi không hoa/ Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo. Đặc điểm này cho thấy phần sâu sắc nhất trong hồn thơ Nguyễn Bính hoàn toàn thuộc
về đất quờ. Quờ không chỉ đi vào cảnh, vào tình, mà đã can thiệp rất sâu vào cấu trúc hình tượng cũng như cấu tứ các thi phẩm.