Khu vườn tình ái Xuân Diệu

Một phần của tài liệu tiểu luận vườn - hình ảnh biểu tượng cho làng quê (Trang 30 - 33)

4. Biểu tượng vườn trong mối tương quan so sánh với các tác giả khác

4.1. Khu vườn tình ái Xuân Diệu

Huy Cận từng nói rằng Thơ tình mà lại là thơ tỡnh Xuõn Diệu. Đây là vườn hồng, đây là “vườn mơn trớn”, là vườn yêu mà cũng là vườn đời. Vườn cũng có thể coi là một biểu tượng xuyên suốt thơ Xuân Diệu. Đi sâu tìm biểu, ta có thể thấy được một số những giá tri của biểu tượng này

Vườn trong thơ Xuân Diệu là khúc hoan ca của buổi sớm mai. Đó là một thế giới du dương, một không gian hạnh phúc của tình yêu. Một thiếu nữ dạo bước trong vườn trong một buổi sớm mùa xuân đầy tiếng chim hót và ánh mặt trời làm ngơ ngẩn ỏnh nhỡn của chàng trai Xuân Diệu:

Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui

Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời

Sao buổi đầu xuân êm ái thế

(Nụ cười xuân) Thế giới giao hòa trong màu sắc tươi tắn, hương vị ngọt ngào và âm thanh ríu rít của niềm hạnh phúc vờn trong buổi sớm mai:

Vườn cười bằng bướm hót bằng chim

Dưới nhánh không còn một chút đêm Những tiếng tung hê bằng ánh sáng

Ca đời hưng phục trẻ trung thêm

(Lạc quan)

Niềm vui rạo rực, mọi vật sáng bừng, lòng người phơi phới, đâu đâu cũng thấy rộn rã những tiếng reo vui. Có một khu vườn như thế trong thơ Mới quả thật rất hiếm hoi. Đó là khúc ca sáng láng của của niềm tin, tình yêu được tạo nên

bằng trăm cánh của bướm chim rối rắm.

Vườn trong thơ Xuân Diệu đẹp nhất vào những đêm trăng. Không gì lãng mạn hơn việc lấy hình ảnh một khu vườn đờm cú trăng làm nơi giao duyên, hò hẹn:

Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá

Ánh sáng tuôn đầy các lối đi Tôi với người yêu qua nhà nhẹ Im lìm không dám nói năng chi

(Trăng)

Vườn trăng trong thơ Xuân Diệu có khi là vườn tình đắm say, si mê. Ở đó, có không khí huyền ảo của một khu vườn đầy chất trăng trong Liêu Trai, có bóng dáng những chàng Trương Quân Thụy đa tình băng qua tường tìm gặp Thôi Oanh Oanh. Lạc. Lạc vào vườn trăng Xuân Diệu, đâu đâu ta cũng bắt gặp một ỏnh nhỡn tình tứ, một nỗi niềm yêu đương khao khát được bộc lộ, cảm thông, chia sẻ và đền đáp.

Dù là sớm mai, chiều hôm hay đêm tối, Xuân Diệu đều tạo cho khu vườn tình ái của mình một không khí tình yêu thực sự với mọi cung bậc khác nhau của tình cảm: khi đau khổ cô đơn, khi nhớ nhung thiết tha, khi xa cách chia lìa, lúc nồng làn say đắm. Nếu vườn sớm mai thường ở trạng thái tươi vui đầy lạc quan thì vườn chiều thường êm ả, lặng lẽ, mang cái hư ảo của cõi u minh. Điều này thể hiện một cảm quan đặc biệt về thời gian, ấn tượng thị giác và liên tưởng mạnh mẽ về ánh sáng trong thi pháp thơ Xuân Diệu.

Trong quan niệm của Xuân Diệu, vườn chính là một biểu tượng của sự sống. Nơi đây, nhà thơ có thể thả hồn mình ra để đón lấy những rung động của cuộc đời giữa một khu vườn trần rộng lớn nhiều hương sắc và lắm đam mê. Không chỉ vậy, vườn còn là nơi gặp gỡ của tình yêu. Nó hẹn hò và mời mọc con người đến với tình yêu:

Tất cả vườn anh rất đợi chờ Bởi vì em có ngón tay thơ Đến đây em hỏi giùm đôi lộc

Kẻo tội lòng anh tủi ước mơ

(Dâng)

Lối vào vườn anh luôn rộng mở chờ đợi bước chân của em. Này là chùm thương nhớ khóm yêu đương, này là nụ mơ mòng đợi ánh sương, lá bàng khuâng run trước gió, chim hòa ríu rít liễu vui vầy… tất cả đều có lứa, cú đụi, súng đụi nhịp nhàng chựm-khúm, nụ-sương, lỏ-giú, chim-liễu. Vườn tình là không gian thích hợp cho tình yêu lên ngôi, không chỉ thơ mộng, hài hòa, đầy sức sống, dường như nó còn là hiện thân của thế giới tâm linh, là vũ trụ thu nhỏ lại để tình yêu lớn lên. Tình yêu ngang tầm và vươn tầm vũ trụ phù hợp với lòng khao khát yêu vô biên và tuyệt đích của chàng thi sĩ đa tình. Thiên nhiên không còn giữ nguyên bản tính của nó nữa, tất cả đều trở thành kẻ si tình đến độ qua con mắt của nhà thơ.

Nâng vườn lên thành một biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong thơ, chỉ có ở Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Qua khảo sát sơ bộ, có thấy thấy biểu tượng vườn trong sáng tác của hai tác giả xuất hiện với số lượng là tương đương nhau. Nhưng ở Nguyễn Bính, mảnh vườn là tượng trưng cho cảnh quờ, duyờn quờ và hồn quờ. Cỏi độc đáo của Nguyễn Bính là tính chất thôn dã, mộc mạc, chân thành, rất gần với bản chất người nhà quê vẫn ẩn náu trong ta… một điều mà ta không thể hiểu bằng kí ức, một điều quý vô ngần: hồn xưa của đất nước.

Vườn của Nguyễn Bính là mảnh vườn quờ, cũn Xuõn Diệu là vườn chốn thành thị. Vườn của Nguyễn Bính được dựng lên bằng hình ảnh hàng cau, giàn giầu, dậu mùng tơi, cây cam, cây bưởi, cây chanh, hoa xoan, ao cần… Vườn của Xuân Diệu lại chủ yếu là trăng, sương, hoa, lá, chim, bướm…

Nguyễn Bính viết bằng tỡnh quờ mộc mạc, Xuân Diệu viết rung động của một thứ ái tình đơn chiếc, không được đền đáp. Ở Nguyễn Bính là mảnh vườn của

ước mơ xa xưa, của tuổi thơ thi nhân còn ở Xuân Diệu là khu vườn của thực tai khát khao yêu đương. Một mảnh vườn cổ tích và một khu vườn mộng tưởng ân ái sánh đôi trong vườn thơ của phong trào thơ Mới. Nó hấp dẫn, lôi cuốn độc giả bởi chất men say của hồn thơ lãng mạn, đa tình. Ở đó có những cô đơn, tủi hờn nhớ thương đến nao lòng, có những tình yêu si mê đắm đuối, có chàng Nguyễn Bính quê mùa mà lãng tử, có chàng Xuân Diệu cô đơn mà vẫn yêu, vẫn sống cuống quýt, chân thành

Một phần của tài liệu tiểu luận vườn - hình ảnh biểu tượng cho làng quê (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w