CÔNG NGHỆ sản XUẤT DIESEL SINH học của VIỆT NAM

10 592 0
CÔNG NGHỆ sản XUẤT DIESEL SINH học của VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DIESEL SINH HỌC CỦA VIỆT NAM: NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN PGS.TS. Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng Viện KH&CN Việt nam I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: Nếu trong những năm trước 2004, người ta thống kê được khoảng 50 nước và vùng lãnh thổ đã bắt đầu sử dụng biodiesel, thì từ đó đến nay, theo báo cáo thống kê của IFQC’s “Global Biofuels Center” [1] số nước và vùng lãnh thổ đang sử dụng, đang có các chương trình đã chiếm gần hết bản đồ thế giới. Riêng Nga, một số nước trung đông, châu phi là chưa có thông tin. Điều đó chứng tỏ rằng Biodiesel đang từ từ xâm nhập vào đời sống xã hội loài người và sẽ là một trong những những dạng nhiên liệu quan trong trong thế kỷ 21. Hình 1: Tình hình sử dụng biodiesel trên thế giới Nếu chúng ta tham khảo tình hình nghiên cứu biodiesel qua các patent được cấp giấy chứng nhận, chúng ta sẽ không ngạc nhiên và hoài nghi về nhận định trên đây[2]. Bảng thông kê số lượng patent trong các năm từ 2002 đến 2007: Bảng 1: Thống kê số lượng patent trong những năm gần đây: Năm Số lượng patent 2002 2003 2004 2005 2006 2007 147 271 302 391 640 1.045 1 Không có thông tin Khu vực đang sử dụng biodiesel Pilot hoặc proiect Source: IFQC’s Global Biofuels Center,November 2006 Nếu so sánh số lượng patent trong lĩnh vực biodiesel so với các lĩnh vực năng lượng mới khác, chúng ta cũng sẽ thấy bức tranh tương tự : Biofuel 1045 [56%] Solar Power 555 [29%] Wind Power 282 [15%] Song song với công tác nghiên cứu, nhu cầu thực tế của Biodiesel trên thị trường cũng tăng lên đáng kể [3]: Hình 2: Nhu cầu Biodiesel trong những năm gần đây: Nếu thị trường Mỹ trong năm 2004 chỉ cần 24 triệu gallon/năm, thì đến 2007 đã tăng lên 450 triệu gallon. Châu Âu dự kiến đưa mức độ sữ dụng biodiesel trong giai đoạn trước 5,7 % lên 6% trong năm 2010. Các nước khác cũng tương tự. Một vấn đề rất đáng quan tâm, đó là khái niệm về biodiesel cũng đã có nhiều thay đổi. Nếu trước năm 2008 chỉ có một khái niệm biodiesel duy nhất, chỉ dầu điesel đi từ nguyên liệu tái tạo, thì nay, khái niệm đó được thay bằng hai loại khác nhau [4]: - Biodiesel từ sản phẩm nông nghiệp (Agro-Biodiesel ), được hiểu là nguyên liệu sản xuất biodiesel đi từ dầu thực vật nguyên chất ( dầu nguyên chất hay ester của chúng), mỡ động vật hay ester của chúng. - Biodiesel tái sinh (Renawable biodiesel): được hiểu là dầu biodiesel sản xuất từ biomass có sử dụng nhiệt, áp suất, xúc tác hay quá trình depolyme hóa ( biodiesel đi từ dầu ăn phế thải cũng nằm trong nhóm này), có hay không có chất phụ gia ( additive). Sở dĩ có sự phân biệt trên là để dễ dàng tính thuế nhiên liệu. Hơn nữa, theo những văn bản mới nhất của châu Âu, việc nhập khẩu biodiesel kể từ 2010, chỉ có B100 hay B99 với những tiêu chuẩn kỷ thuật nghiêm ngặt, không cho phép nhập biodiesel ở dạng phối trộn. Một số thay đổi như vậy sẽ làm cho việc sản xuất nguyên liệu cho biodiesel của chúng ta phải đối mặt với hai phương án: 2 1. Trồng nguyên liệu, ép dầu và xuất khẩu dầu chưa chế biến. 2. Trồng nguyên liệu, sản xuất biodiesel cho mục đích trong nước và xuất khẩu. Trong hai phương án trên, xem ra, phương án một dễ được các doanh nghiệp trồng nguyên liệu chấp nhận vì sẽ gặp ít rào cản ( như trường hợp dầu cọ của Malaixia). Nếu điều đó xẩy ra, sẽ đúng như những cảnh báo mà chúng tôi đã trình bày trước đây [5,6]. Phương án thứ hai, xem ra có lợi cho đất nước, nhưng phải gặp rất nhiều khó khăn trên bước đường phát triển diesel sinh học mang nhãn hiệu Việt nam. Một trong những khó khăn quan trọng nhất là giá thành sản phẩm biodiesel. Nhiều thông tin cho biết Việt nam đã xuất khẩu biodiesel sản xuất từ mỡ cá basa với giá khoảng 0,65USD/lít [7], đó là tín hiệu tốt, tuy nhiên nếu tính chi ly thì giá đó vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro, chẳng hạn có lúc, giá mỡ cá chưa chế biến đã vượt ngưỡng 10 ngàn đồng/kg. Do đó, công nghệ sẽ quyết định giá thành sản phẩm. Trong thời gian từ 2006 đến nay, đã có nhiều mô hình công nghệ của Việt nam được dư luận quan tâm, như của Công ty Minh Tú- Cần thơ, ĐHBK thành phố HCM, Viện Hóa công nghiệp Hà nội…Các công nghệ này đang ngày càng được hoàn thiện và sẽ góp phần vào việc làm chủ công nghệ như Đề án của Chính phủ đề ra. II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DIESEL SINH HỌC CỦA VIỆT NAM- TIỀM NĂNG HAY HIỆN THỰC? Nghiên cứu công nghệ và thử nghiệm biodiesel từ dầu thực vật tại nước ta bắt đầu được quan tâm từ những năm 1980. Trong khoảng 7-8 năm gần đây các nghiên cứu về điều chế biodiesel được chú ý nhiều, chủ yếu theo phương pháp este hóa với nguồn nguyên liệu từ dầu đậu nành, dầu dừa, dầu ăn phế thải. Một số công trình nghiên cứu phản ứng transeste hoá bằng sóng siêu âm, nhiệt phân hay hydro hóa…cũng được tiến hành [8,9,10,11,12,13,14,15,16,17]. Đó là chưa kể số lượng các bài báo, các luận văn tốt nghiệp đại học, cao học được thực hiện hàng năm tại các Viện, Trường. Tuy nhiên, kết quả đạt được của các nghiên cứu trên chỉ mang tính định hướng, thăm dò và việc thử nghiệm biodiesel chưa phát triển rộng khắp, chưa mang tính quốc gia, mà chỉ là tự phát. Tương tự như vậy, một số xí nghiệp, công ty TNHH cũng được thành lập để sản xuất biodiesel trên cơ sở công nghệ của người Việt nam. Những mô hình của Việt nam như đã giới thiệu ở phần I, chứng tỏ sức sáng tạo và sự nhạy bén của những người làm công tác khoa học và công nghệ ở Việt nam. Trong những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu về nhiên liệu sinh học đã cho rằng, về mặt năng lượng, sản xuất nhiên liệu sinh học cũng tốn kém tương tự sản xuất nhiên liệu đi từ nguyên liệu hóa thạch. Ngoài ra, các nhà sản xuất xe hơi bắt đầu gây áp lực lên nhiên liệu sinh học vì cho rằng nhiên liệu sinh học đầu độc bộ lọc khí thải của xe. Sự bao cấp của Nhà nước cho nhiên liệu sinh học cũng dần được dỡ bỏ nên người trồng nguyên liệu không mặn mà lắm với việc sản xuất, hoặc sản xuất nguyên liệu nhưng giá bán phải cao hơn trước đây. Trong 3 hoàn cảnh đó, giá dầu mỏ giảm xuống, kéo theo sự giảm giá nhiên liệu, làm cho không ít nhà máy sản xuất biodiesel phải cắt giảm công suất hay việc làm. Rõ ràng, công nghệ sản xuất biodiesel của bất cứ một quốc gia nào cũng phải dựa trên nguồn nguyên liệu của nước đó. Mà nguồn nguyên liệu của mỗi một quốc gia rất không giống nhau, cho nên việc áp dụng công nghệ của nước này vào nước khác chỉ giải quyết tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định và không thể cứ tiếp thu mà không chọn lọc, không tự mình tìm ra cho mình con đường đi phù hợp với thực tế đất nước! Qua gần 20 năm sử dụng diesel sinh học( biodiesel), người ta đã có cách nhìn nguyên liệu ngày càng cởi mở hơn. Trước đây, các nước sử dung biodiesel ở châu Âu, chỉ sử dụng dầu rape ( cải dầu) làm nguyên liệu với cách gọi quen thuộc là RME, hay sử dụng dầu cọ ( PALME), dầu hướng dương( SME)…, sau này, danh từ thường xuyên gặp là FAME, có nghĩa là metyl este của các axit béo. Điều đó chứng tỏ rằng, nguyên liệu đã không bị giới hạn bỡi các loại dầu béo. Chất lượng sản phẩm được xác định theo từng tiêu chuẩn của từng nước hay khu vực. Quan niệm này đã được Viện khoa học vật liệu ứng dụng xác định từ lâu nên đã hình thành một công nghệ, được gọi là công nghệ không bả thải. Việc sản xuất có sạch hay không còn tùy thuộc vào cách quản lý, văn hóa của mỗi xí nghiệp, nhưng công nghệ trên đảm bảo không có phế thải, dẫn đến việc chi phí cho xử lý môi trường rất nhỏ, bỡi vì xử lý môi trường cũng chính là khâu sản xuất ra sản phẩm mới, mà người ta hay gọi là sản phẩm phụ, nhưng thực chất, phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, có thể sản phẩm này bây giờ là “phụ”, nhưng sau đó sẽ là “chính”. Sự uyển chuyển trong các dòng sản phẩm, cho phép doanh nghiệp tránh được tình trạng bị động vì mất mùa hay những yếu tố cạnh tranh khác. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi xin được điểm qua một số nét cơ bản trong công nghệ sản xuất biodiesel trên thế giới nói chung, công nghệ không bả thải của Viện KHVLUD nói riêng. II.1. Công nghệ sản xuất biodiesel nói chung: Sản xuất biodiesel không phải là một việc quá khó, đòi hỏi phải sử dụng công nghệ cao. Nhiều mô hình sản xuất biodiesel qui mô nhỏ, hộ gia đình được giới thiệu hầu như trên mọi trang web có liên quan. Mục tiêu chính của công nghệ là chuyển hóa các axit béo dạng mono-, đi, triglixerit thành este với sự tham gia của các ancol mạch ngắn như metanol, etanol, propanol, butanol…và các yếu tố khác như xúc tác, nhiệt độ, thời gian phản ứng. Nói chung , đó là một quá trình chuyển hóa hóa học bình thường. Công nghệ chung được giới thiệu trong tài liệu tham khảo [18] Sự khác biệt của các công nghệ chính là độ chuyển hóa của dầu béo và hiệu suất este thu được. Độ chuyển hóa dầu béo từ 80-92% và hàm lượng este nhỏ hơn 90%, có thể đạt được mà không cần phải tốn công nghiên cứu. Nhưng khi độ chuyển hóa trên 95% và hàm lượng este đạt từ 96% trở lên( đạt tiêu chuẩn EDIN, ASTM hay TCVN), cần phải đầu tư nhiều cho nghiên cứu công nghệ. Như đã trình bày ở trên, khi mà tiêu chuẩn cho nhập khẩu của EU phải là B100 hay B99 thì hàm lượng este không thể thấp hơn 99%. 4 Hình 3: Mô hình sản xuất biodiesel chung[18]: II.2. Tính đặc thù trong sản xuất biodiesel: Cũng như các nhiên liệu đi từ nguyên liệu hóa thạch, nhiên liệu sinh học đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định. Hiện nay việc trồng cây Jatropha được xem là biện pháp tối ưu nhất nên nhiều nước đã đổ xô trồng loại cây này. Việt nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của trào lưu đó. Theo khảo sát của chúng tôi, giá thành một kg hạt jatropha đến tay người sản xuất biodiesel không ít hơn 4-6 ngàn đồng. Cứ cho rằng chất lượng hạt và hàm lượng dầu thu được là ổn định và đạt 30%, chúng ta cần 12 đến 16 ngàn đồng cho nguyên liệu để sản xuất 01 lít biodiesel. Nếu tính cả chi phí điện nước, hóa chất… giá thành sẽ cao hơn giá của diesel dầu mỏ. Nếu kéo giá thu mua hạt jatropha xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng và như vậy, tính nhân văn của loại nhiên liệu này mất đi, lãng phí đất đai, người nghèo vẫn nghèo! Ngoài ra cũng phải xem lại việc Jatropha-hóa đồi núi Việt nam. Hiệu quả chưa thấy nhưng nguy cơ phá bỏ sự cân bằng sinh thái của một dãi đất vốn nổi tiếng là xanh tươi bốn mùa thì đang hiện rõ. II.3. Những đặc điểm của nguồn nguyên liệu ở Việt nam và cách nhìn nhận theo quan điểm của chúng tôi. Đối các nước châu Âu, cây cải dầu (rape) hay hướng dương, canola không chỉ cho dầu mà còn là những bức tranh hoa vĩ đại trên những cánh đồng bạt ngàn. Người ta chỉ thu hoạch một mùa, còn lại là thời gian của tuyết. Một vùng nhỏ của Thụy sĩ được dẫn chứng làm ví dụ: [19] Bảng 2: Ví dụ về diện tích và sản lượng của một vùng nhỏ của Thụy sỹ: 5 w w w . k p a t e n t s . c o m Loại cây Diện tích (hecta) Sản phẩm Biodiesel (lít) Camelina Canola Sunflower Soy 22,4 26,6 27,6 13,6 1405 1900 1857 629 Với một diện tích 90 hecta, mỗi năm thu được khoảng 5.791 lít biodiesel. Số lượng biodiesel tuy không nhiều, nhưng sản phẩm phụ của nó có thể nuôi 300 con bò sữa khi thời tiết băng giá, từ tháng 12 đến tháng hai. Rõ ràng, hiệu quả kinh tế không chỉ là số lượng biodiesel thu được. Những nước ở châu Mỹ có thêm dầu bông, đậu nành, bắp, làm nguyên liệu. Malaixia, Indonexia, chủ yếu là cây cọ, Thái lan, Philipine chủ yếu là dừa.Ấn đô phát triển mạnh cây jatropha. Việt nam khác hẵn các nước trên.Chúng ta không có những vùng đồng bằng màu mỡ như Trung hay Bắc Âu, Chúng ta cũng không có những rừng cọ như ở Malaixia , Indonexia. Dừa của chúng ta chỉ tập trung ở vùng duyên hải và Nam bộ, tuy nhiên, sản phẩm dừa còn sử dụng làm dầu thực phẩm như các loại dầu lạc, mè, đậu nành…, nên sử dụng cho sản xuất biodiesel, trước mắt chưa có lợi. Mặt khác, từ Bắc đến Nam, chúng ta có hàng vạn hecta cây cho dầu béo không ăn được như Cao su, Sở, Chè, Đen…,các loại cây cho hạt ngắn ngày khác như Bông, Đay…; các loại cây ăn trái…, các loại cây lấy tinh dầu nhưng vẫn cho hạt [20,21,22]. Theo ước tính của chúng tôi, mỗi năm ta có thể thu gom hàng chục triệu tấn các loại hạt hiện đang có. Nếu tạm lấy con số 10 triệu tấn hạt với hàm lượng dầu tính bình quân là 20%, ta sẽ có 2 triệu tấn dầu, tương đương 2 triệu tấn B100. Với số lượng trên, việc thực hiện Tầm nhìn đến năm 2025 của Đề án nhiên liệu sinh học của Chính phủ, có thể thực hiện ngay từ bây giờ, không nhất thiết phải tốn nhiều công sức, tiền của để trồng những loại nguyên liệu mới, mà tính khả thi còn chờ nhiều năm nữa mới khẳng định. Trên quan điểm khoa học đã được chứng minh, tất cả các loại hạt đều mang dầu béo. Dầu béo chính là nguồn nước cần thiết cho sự phát triển của phôi để hình thành lá mầm và phát triển thành cây con. Hàm lượng của dầu béo tùy thuộc vào từng loại hạt, nhưng nhìn chung, nó đều có thành phần hóa học khá tương tự nhau. Sự hoàn thiện của tự nhiên làm chúng ta ngạc nhiên, khi trong tất cả các loại hạt đều chứa tối đa khoảng 1% các chất có hoạt tính sinh học. Chính các chất này được chuẩn bị sẵn trong hạt để bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp cho quá trình hình thành và phát triển của cây được an toàn. Ngoài ra, khoảng 40-50% trọng lượng hạt là đạm tự nhiên, bảo đảm cung cấp dinh dưỡng cho mầm phát triển. Như vậy, sản xuất biodiesel từ dầu thực vật Việt nam không thuần túy là tạo ra nhiên liệu mới, mà là một chu trình sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, là biện pháp nuôi dưỡng, bảo vệ môi trường tự nhiên, là phương cách nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công việc một cách bền vững cho cư dân sống ở những vùng khó khăn. 6 II.4. Mô hình công nghệ và các giải pháp kỷ thuật song hành. Mô hình công nghệ sản xuất biodiesel của Viện khoa học vật liệu ứng dụng được mô tả dưới đây là kết quả nghiên cứu rất nhiều năm qua từng đề tài cấp Viện KH&CN VN, cấp Nhà nước, địa phương, cơ sở, trong chương trình trung du miền núi, Chương trình trồng 5 triệu hecta rừng của Nhà nước, chương trình khoa học vật liệu, chương trình nghiên cứu cơ bản…[23,24,25]. Kết quả của các đề tài là những sản phẩm cụ thể nằm trong một định hướng chung : Nâng cao hiệu quả kinh tế của tài nguyên thực vật Việt nam. Hình 4: Sơ đồ tổng quát của công nghệ không bả thải: Trong sơ đồ công nghệ trên đây, những công đoạn và giải pháp kỷ thuật đã được hiện thực hóa và những vấn đề đang tiếp tục giải quyết : 1. Biodiesel B100 đạt TCVN ( qui mô 100-1000 kg/ngày) 2. Phối trộn sản phẩm biodiesel B5-B30( chạy thử trên máy phát điện, xe ô-tô, xe máy) 3. Glyxerin KT ( sản xuất pilot) 4. Thuốc trừ sâu sinh học ( đã có sản phẩm nghiệm thu) 5. Phân bón sinh học và phân bón NPK nhả chậm ( đang thử nghiệm và đánh giá) 6. Thức ăn gia súc( đã nghiệm thu và ứng dụng) 7. Vật liệu composite từ vỏ hạt( đã sản xuất thử, đang chờ triển khai sản xuất lớn) 8. Polyme PHSH ( có sản phẩm và đang đăng ký bản quyền) 9. Phụ gia( additive) (đã thử nghiệm và đang đăng ký bản quyền) Hạt có dầu Công nghệ chiết xuất Các chất có hoạt tính sinh học Glyxerit tổngBả hạt SX Biodiesel Biodiesel thương phẩm Cặn đáy SX thuốc trừ sâu SH SX phụ gia cho Diesel, Biodiesel, Xăng Glyxerin Polymer PHSH Xăng thế hệ mới Mỡ bôi trơn Glyxerin sạch Phân bón Chất tăng trọng cho thức ăn gia súc Trộn với FO 7 10.Xăng sinh học ( đã qua khâu nghiên cứu ở qui mô PTN) Với sơ đồ công nghệ này, 100% nguyên liệu đầu vào đều được sử dụng để tạo thành sản phẩm đầu ra. Nước thải không bị nhiễm hóa chất, được sử dụng lại nhiều lần, không phải xây dựng những cơ sở xử lý tốn kém. Kinh phí dùng cho xử lý môi trường giảm đáng kể và có thể dùng kinh phí này để mua sắm thiết bị cho việc sản xuất các sản phẩm khác, nên chỉ đầu tư một lần. Trong bảng 3 sau đây, giới thiệu một số sản phẩm chính trên cơ sở các loại hạt hiện có như hạt cao su, hạt chôm chôm, hạt chè… Bảng 3: Số liệu sản phẩm trung bình cho 1000 kg hạt các loại (giá 4.000 đ/kg) Sản phẩm chính Số lượng (kg) Giá tạm tính (VNĐ/kg) Thành tiền (VNĐ) Các chất có HTSH - Sử dụng cho thuốc trừ sâu - Sử dụng cho phụ gia 10 8 2 100.000 100.000 800.000 200.000 Glycerit tổng (dầu béo) - Biodiesel thương phẩm - Glyxerin thô - Cặn đáy 20 11,0 1,5 2,5 8.000 4.000 3.000 88.000 6.000 7.500 Bả hạt - Nếu SX phân sinh học - Nếu sản xuất thức ăn gia súc - Nếu SX chất tăng trọng cho thức ăn gia súc 970 1500 600 500 5.000 12.000 80.000 7.500.000 7.200.000 40.000.000 Từ bảng trên có thể thấy rằng, giá trị sử dụng của hạt có dầu nằm ở Bả của nó. Nếu chỉ sản xuất biodiesel và giá bán là 8 ngàn đồng/ lít thì sẽ lỗ. Nhưng khi đặt nó trong một dây chuyền tổng thể, thì không chỉ có lời mà giá biodiesel có thể điều tiết theo sự lên xuống của thị trường mà không ảnh hưởng đến người sản xuất. III. NHỮNG KHÓ KHĂN: Những kết quả trên đây tuy được thực hiện khá bài bản nhưng việc triển khai nó gặp rất nhiều khó khăn: - Sự đầu tư của Nhà nước hoặc Chương trình Nhiên liệu sinh học không đến được với chúng tôi. - Cơ sở vật chất như nhà xưởng, điện nước… không có mà phải thuê khi có đề tài. Khi kết thúc đề tài thường phải dẹp bỏ hoặc gửi tạm vào kho phế liệu. - Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiếp nhận nhưng cũng chỉ để lập dự án vay tiền. Khi không có tiền, đành dừng lại. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Global Biofuels Center [2] www.bakerdaniels.com 8 [3] BIODIESEL 2020: Global Market Survey, Feedstock Trends and Forecasts www.bakerdaniels.com [4] Import of biodiesel into the European Union Customs law classification of B100 and B99 E hans-joachim.priess@freshfields.com E roland.stein@freshfields.com [5] Hồ Sơn Lâm: Bàn về dự thảo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt nam Tham luận tại Hội thảo KH của HĐCSKH&CNQG, Hà nội 26/10/2007 [6] Hồ Sơn Lâm.Nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học:Tạp chí Hoạt động khoa học Bộ KH&CN số 586, trang 28, 2008 [7] www.cafef.com. Khánh Vân( Viet nam+) [8] Hồ Sơn Lâm.và các cộng sự: Nhiệt phân dầu thầu dầu: I.Cơ chế và động học. Tạp chí Viện Hoá học. 2 N-1. (1985.) [9] Hồ Sơn Lâm và các cộng sự. Nhiệt phân dầu thầu dầu. II.Heptananal và Undecilenic Axít.Tạp chí viện Hoá học.2.N-2. (1985.) [10] Ho Son Lam et al.The study of composition, Technological processing and Useding Vietnamese Cottonseed Oils (6.p. in Vietnamese) J.Sci.& Tech T37,No2,/1999 [11] Phan Minh Tân, Phan Ngọc Anh, Nghiên cứu công nghệ sản xuất biodiesel từ dầu ăn phế thải, Hội nghị Hóa học Tòan quốc lần 4, Tuyển tập Tóm tắt Báo cáo Khoa học, Tr. 63, Hà Nội 10/2003. [12] Nguyễn Đức Minh, Luận án Tiến sĩ, Đại học Giao thông Vận tải, Hà nội 1997. [13] Phan Ngọc Anh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, 2002. [14] Nguyễn Thanh Tùng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, 2002.NXB KHKT Hà nội 1981 [15] HoSon Lam et al.The study of Composition and Useding Vietnamese Jute Oils (6.p. in Vietnamese) J.Chemistry. No3/1999 [16] Ho Son Lam et al.Diesel fuel derived from vegetable oils: I. The study of influence from temperature and radical-Forming-Agent in transform of cottonseed oils. (7.p. in Vietnamese) J.Chemistry No3/1999 [17] II. The study cetane number, density, viscosity, flah point, heating value of composition of diesel fuel with Fatty acide, etylester and products of pyrolisis of Rubers Oils. (6.p. in Vietnamese) Report IMS.12/1999 [18] w w w . k p a t e n t s . c o m [19] www.northernplains.org [20] The study of composition and useding Vietnamese Sansanqua oils (4.p. in Vietnamese) . J. Chemistry N.3.T38. 2000 [21] The study of technologycal processing extractions of Vernicia Montana (8.p. in Vietnamese) Report IMS-HCM-City 2000 [22] The study of useding bait of VerniciaMontana to Cattle-food. (4.p.in Vietnamesse) Report IMS-HCM-City 2000 [23]. Hồ Sơn Lâm và các cộng sự: NC Tổng hợp vật liệu Composite từ nhựa phế 9 thải Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp VKH&CN Việt nam (1999-2000) [24] Hồ Sơn Lâm, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và các cộng sự: NC Chế biến và sử dụng dầu hạt sở, Tỉnh Hà giang. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp VKH&CN Việt nam (1999-2000) [25] Hồ Sơn Lâm, Võ Thị Hạnh và các cộng sự: NC chiết xuất dầu Trẩu và chế biến các sản phẩm phụ .Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp VKH&CN Việt nam 2000-2001 [26] Nguyễn Thị Thu Thảo, Hồ Sơn Lâm và các cộng sự: NC tổng hợp Polyme tự phân hủy:Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp VKH&CN Việt nam 2002-2003 [27]. Hồ sơn lâm và các cộng sự : Nghiên cứu tổng hợp polyme phân hủy sinh học. Báo cáo TK đề tài NCCB năm 2004-2005. [28]. Hồ Sơn Lâm và các cộng sự: “ Nghiên cứu sản xuất biodiesel từ dầu thực vật Việt nam” Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KH&CN Việt nam năm 2005- 2006 [29]. Hồ Sơn Lâm và các cộng sự: “ Hoàn thiện công nghệ sản xuất biodiesel từ dầu thực vật Việt nam ở qui mô pilot có công suất 100kg/ngày” Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KH&CN Việt nam năm 2007- 2008 10 . Hóa công nghiệp Hà nội…Các công nghệ này đang ngày càng được hoàn thiện và sẽ góp phần vào việc làm chủ công nghệ như Đề án của Chính phủ đề ra. II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DIESEL SINH HỌC CỦA VIỆT NAM- TIỀM. nét cơ bản trong công nghệ sản xuất biodiesel trên thế giới nói chung, công nghệ không bả thải của Viện KHVLUD nói riêng. II.1. Công nghệ sản xuất biodiesel nói chung: Sản xuất biodiesel không phải. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DIESEL SINH HỌC CỦA VIỆT NAM: NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN PGS.TS. Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng Viện KH&CN Việt nam I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT

Ngày đăng: 27/04/2015, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan