Bài tiểu luận - Đánh giá huy động vốn ODA

22 744 3
Bài tiểu luận - Đánh giá huy động vốn ODA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương MỤC LỤC Theo nguồn cung cấp 2 Theo tính chất 2 Theo điều kiện 2 Bảng 2.1: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2001-2006 6 Bảng 2.2: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2006 7 Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tổng vốn cho đầu tư cơ bản 15 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, vay vốn nước ngoài trở thành một xu thế phổ biến đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó không phụ thuộc vào quốc gia đó giàu hay nghèo hay thuộc chế độ chính trị nào. Các nghiên cứu cho thấy, nếu chính phủ cắt giảm chi tiêu cho đầu tư phát triển sẽ làm cho năng suất lao động tăng chậm vào thời gian tiếp theo. Đối với Việt Nam, vấn đề này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đã buộc Việt Nam phải tăng cường mở cửa hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cần phải có vốn. Song đây lại là những nguồn lực mà Việt Nam đang thiếu. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với xuất phát điểm nền kinh tế Việt Nam thấp, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế cao, đặc biệt với mục tiêu phấn đấu theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đối với các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển, ngoài các nguồn vốn được huy động từ trong nước phải kể đến các nguồn vốn bên ngoài. Trong đó, nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian qua, thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa được các cơ quan hoạch địng chính sách, các nhà nghiên cứu đánh giá đúng vai trò, tiềm năng và nguy cơ tiềm ẩn của nó để từ đó tìm ra những chính sách phù hợp cho việc thu hút và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này. Chính vì những lý do trên, để làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực hiện cho việc thu hút, sử dụng ODA có hiệu quả em đã lựa chọn đề tài: “Nguồn vốn ODA – Một số giải pháp huy động có hiệu quả nguồn vốn ODA trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam” để nghiên cứu. Nội dung chính của bài nghiên cứu gồm ba phần chủ yếu sau: + Chương I: Cơ sở lý luận về nguồn vốn ODA + Chương II: Đánh giá thực trạng huy động nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay + Chương III: Định hướng và những giải pháp huy động có hiệu quả nguồn vốn ODA trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và trình độ, bài nghiên cứu của em có thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo để em có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn! 1 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ODA 1.1 Khái quát chung về nguồn vốn ODA 1.1.1 Khái niệm Hiện nay chưa có một khái niệm mang tính hoàn chỉnh và thống nhất về ODA tuy nhiên có thể đưa ra một cách hiểu phổ biến như sau: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các viện trợ không hoàn lại, các khoản viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn, lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài,…) của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, IMF, ADB,… gọi chung là các đối tác viện trợ nước ngoài, dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ. ODA có thể ràng buộc (phải chi tiêu ở nước cấp viện trợ) hoặc không ràng buộc (có thể chi tiêu ở bất cứ nơi nào) hoặc có thể ràng buộc một phần (một phần chi ở nước cấp viện trợ, phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào. 1.1.2 Phân loại  Theo nguồn cung cấp - ODA song phương: là viện trợ trực tiếp từ nước phát triển cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển thông qua các hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. - ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một số tổ chức quốc tế (IMF, WB, ADB ), hoặc các tổ chức khu vực như EU, Chính phủ của một số nước dành cho một số nước khác.  Theo tính chất - ODA không hoàn lại: bên cung cấp để bên tiếp nhận theo các thỏa thuận giữa hai bên cũng có thể coi đây là một khoản thu của NSNN. - ODA vay ưu đãi: các nhà tài trợ cho vay một khoản tiền (tùy theo quy mô hoặc mục đích đầu tư) với các mức lãi suất ưu đãi và thời hạn trả nợ thích hợp, thông thường những điều kiện vay ưu đãi là mức lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài, có thời gian ân hạn - ODA hỗn hợp: là khoản viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại thường chiếm trên 25% tổng giá trị của các khoản đó.  Theo điều kiện - ODA có ràng buộc: + Về mục đích sử dụng: chỉ sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số chương trình dự án cụ thể. 2 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương + Về nguồn sử dụng: việc đấu thầu để mua hàng hóa, thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). - ODA không ràng buộc: sẽ không bị quy định bởi hai điều kiện về nguồn sử dụng và mục đích sử dụng. Theo hình thức: 1.2 Một số đặc điểm về nguồn vốn ODA Một số đặc điểm của ODA như sau: - Vốn ODA mang tính ưu đãi: Vốn ODA thường có thời gian hoàn vốn dài, thời gian ân hạn lớn (nguồn vốn của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn vốn là 40 năm, thời gian ân hạn là 10 năm). Hơn nữa trong các khoản viện trợ ODA, các nhà tài trợ thường dùng nhiều biện pháp để làm mềm khoản vốn đó bằng cách gắn phần viện trợ cho không vào phần viện trợ hoàn lại, hay sử dụng chế độ lãi suất ưu đãi thay vì chế độ vay tín dụng thương mai - Vốn ODA mang tính ràng buộc: ODA có thể rằng buộc nước tiếp nhận bởi những điều kiện như: địa điểm và mục đích chi tiêu (Hà Lan, Thụy Điển yêu cầu phải nhập thiết bị của họ trong các dự án ODA là 40% ). Ngoài ra, mỗi nước cung cấp viện trợ đều có những ràng buộc riêng và có khi các buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận (Nhật Bản quy định các khoản viện trợ của họ phải được thực hiện bằng đồng JPY). - Vốn ODA mang yếu tố chính trị-xã hội: Nguồn ODA chứa đựng đồng thời cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận viện trợ và cả lợi ích của nước nhận viện trợ. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội cũng như chịu sự tác động mạnh mẽ của dư luận quốc tế và dư luận xã hội từ các bên đối tác. Ngoài những lợi ích về kinh tế ODA luôn tiềm ẩn những yếu tố chính trị - xã hội dù lớn dù nhỏ. - Vốn ODA có khả năng gây ra tình trạng nợ nước ngoài: Khi tiếp nhận do tính chất ưu đãi và cùng với thời gian sử dụng vốn ngắn nên gánh nặng nợ nần chưa xuất hiện. Nhưng khi thời gian sử dụng vốn tăng lên, cùng với việc sử dụng nguồn vốn ODA không có hiệu quả sẽ đẩy đất nước vào cảnh nợ nần và không có khả năng trả nợ. Đặc biệt ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nhất là cho hoạt động xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại chủ yếu dựa vào hoạt động xuất khẩu để thu ngoại tệ. Chính vì thế, khi tiếp nhận và sử dụng ODA phải luôn tính tới khả năng trả nợ nước ngoài. Việt Nam trong bối cảnh có tới trên 85% tổng số vốn ODA là vốn vay mà Việt Nam lại đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đang từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì vấn đề trên được đặt lên cao hơn bao giờ hết. 3 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút vốn ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có 5 nhân tố chủ yếu sau:  Nguồn cung cấp ODA Hiện nay, trên thế giới có 2 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là: các nhà tài trợ song phương (các nước thành viên của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển – DAC, Trung – Đông Âu, một số nước Ả Rập và một số nước công nghiệp mới), các tổ chức tài trợ đa phương (chủ yếu WB, ADB, FDB, IMF), ngoài ra còn có các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong số các nguồn này thì ODA từ các nước thành viên của DAC là lớn nhất. Hàng năm, dòng vốn này trung bình đạt khoảng 50.000 triệu USD.  Mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ: • Mục tiêu về kinh tế Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát triển. ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước tiếp nhận. Mặt khác, trên một giác độ nhất định, các nước cung còn sử dụng ODA để xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến việc các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư, thiết bị của họ với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện đấu thầu, giải ngân được đưa ra cũng là để làm sao với lãi suất thấp, có ưu đãi nhưng mà họ vẫn đạt được các mục đích khác nhau một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, vốn ODA còn là phương tiện để giúp các nước cung cấp viện trợ thâm nhập thị trường các nước đang phát triển một cách dễ dàng hơn và hàng hóa của nước ngoài có thể vào thị trường trong nước thông qua việc nước tiếp nhận ODA có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu. Như vậy, khả năng cạnh tranh và xâm chiếm thị trường của hàng hóa các nước cung cấp ODA so với hàng hóa trong nước tăng lên… • Mục tiêu chính trị ODA không phải là sự giúp đỡ “hào hiệp, vô tư”, giúp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ở các nước nhận viện trợ mà ODA được sử dụng như là công cụ chính trị của các nước phát triển. Như vậy, ngoài tính chất trục lợi thì những toan tính chính trị cũng là tiêu chí cung cấp ODA của các nhà tài trợ. Bởi vậy, việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả ODA là cả một vấn đề phức tạp, đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo của các nước tiếp nhận ODA, tỏng đó có Việt Nam. • Mục tiêu nhân đạo 4 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương Trong các mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ, mục tiêu vì các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về môi trường là một phần quan trọng của viện trợ.  Thay đổi trong chương trình nghị sự và những cải cách trong chính sách cung cấp ODA của các nhà tài trợ. + Hơn 60 năm qua, viện trợ nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại nhất là đối với các nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, cùng với những biến đổi về môi trường kinh tế, chính trị toàn cầu, dòng vốn ODA cũng đang có những biến đổi với nhiều sắc thái mới. Với những thay đổi trong chương trình nghị sự, chính sách cung cấp ODA của các nhà tài trợ cũng đã được cải cách, theo đó việc cung cấp ODA sẽ được tiến hành.  Chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp nhận: Hầu hết các nước tiếp nhận ODA thường sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tạo môi trường hạ tầng tốt để tiếp tục thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để có được ODA là mục tiêu sử dụng vốn của nước tiếp nhận phải phù hợp với hướng ưu tiên trong mối quan hệ giữa bên cấp ODA và bên nhận ODA. Do đó, để thu hút được ODA phục vụ cho các quy hoạch phát triển quốc gia, ngoài việc là nước nghèo thuộc diện được nhận ODA (nếu không phải là đồng minh chiến lược), các nước này cần phải có một chiến lược phát triển đất nước có những điểm tương đồng với các chính sách ưu tiên của các bên cung cấp ODA. Đồng thời, có một thể chế nhà nước đủ mạnh để có khả năng tiếp nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả lượng ODA được cung cấp.  Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận Thực tế, ODA vẫn là vốn vay, mà đã vay thì phải trả cả gốc lẫn lãi. Vì thế, nếu sử dụng không hiệu quả thì nợ nần là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc thu hút ODA sẽ phải xem xét lại trong các chương trình nghị sự của nước tiếp nhận không chỉ dưới giác độ chiến lược, thể chế mà cả trên giác độ chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Tóm lại, mục tiêu cung cấp ODA của các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các nhà tài trợ ở một khía cạnh nhất định đều nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển ở các nước tiếp nhận viện trợ. Tuy nhiên, với mỗi tổ chức, mỗi nhà tài trợ lại có những mục tiêu chiến lược riêng cho từng giai đoạn nhất định. Bởi vậy, việc nắm bắt được các mục tiêu khác nhau của từng nhà tài trợ là một trong những điều kiện để vừa làm tăng khả năng thu hút nguồn vốn ODA phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, vừa làm cho các chương trình dự án được thực hiện có hiệu quả cao hơn về kỹ thuật, kinh tế - xã hội đối với những nước tiếp nhận. 5 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam 2.1.1 Số lượng vốn ODA thu hút và sử dụng ngày càng tăng  Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên. ODA được cung cấp theo dự án hoặc chương trình dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết nói trên là viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa). Các khoản vay ưu đãi tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có các khoản vay theo chương trình gắn với việc thực hiện khung chính sách, như khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của IMF, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB. Bảng 2.1: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: Triệu USD Năm Cam kết Ký kết Giải ngân 2001 2.399,10 2.427,42 1.500 2002 2.462,00 1.826,17 1.528 2003 2.838,40 1.772,98 1.422 2004 3.440,70 2.569,22 1.650 2005 3.748,00 2.529,11 1.782 2006 4.445,60 2.824,58 1.785 Tổng số 37.011,30 27.810,25 17.684,00 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)  Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam Trên cơ sở số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đa phương và song phương, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế về ODA (như hiệp định, nghị định thư, dự án, chương trình). Tính từ năm 1993 đến 9/2006, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết ước đạt khoảng 31,6 tỷ USD. Trong đó, vốn vay là 25,65 tỷ USD với 559 hiệp định; viện trợ không hoàn lại khoảng 6 tỷ USD. Phần lớn các hiệp định vay đều có lãi suất rất ưu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài. 48,8% số hiệp định vay đã ký có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 33,9% hiệp định vay đã ký có lãi suất từ 1 – 2,5%/năm; khoảng 17,3% hiệp định vay đã ký có điều kiện vay kém ưu đãi hơn. Trong năm 2006, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá thông qua việc ký kết các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.824,58 tiệu USD, trong đó ODA vốn vay là 2.423,64 6 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương triệu USD và ODA viện trợ không hoàn lại 400,94 triệu USD. Nguồn vốn ODA được ký kết tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Công nghiệp- năng lượng (30,78%); Giao thông vận tải-Bưu chính viễn thông (20,51%); Nông nghiệp và phát triển nông thôn (14,31%); Tài chính ngân hàng (13,19%). Bảng 2.2: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2006 Đơn vị: Triệu USD Ngành lớn Tổng số ODA vay ODA viện trợ % Công nghiệp-năng lượng 869,43 861,46 7,97 30,78 Giao thông vân tải-Bưu chính viễn thông 579,42 579,07 0,35 20,51 Nông nghiệp và phát triển nông thôn 404,06 377,68 26,38 14,31 Tài chính ngân hàng 372,62 291,02 81,60 13,19 Y tế-Giáo dục-Xã hội 219,53 131,76 87,77 7,77 Khoa học-Công nghệ- Môi trường 186,00 171,40 14,60 6,59 Quản lý Nhà nước-Cải cách hành chính 233,80 0 23,80 0,84 Ngành khác 169,72 11,25 158,47 6,01 Tổng số 2.824,58 2.423,64 400,94 100 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)  Tình hình giải ngân vốn ODA Nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính cho ngân sách Nhà nước (không bao gồm phần giải ngân cho các khoản chi tại nước tài trợ, chi cho chuyên gia ) trong giai đoạn từ năm 1993 đến hết năm 2006 ước đạt khoảng 15,9 tỷ USD, bằng 64,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và bằng khoảng 55,0% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kỳ này. Tỷ lệ giải ngân thấp này đồng hành với việc tiến độ giải ngân vốn ODA chậm, chỉ đáp ứng được 70 – 80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của thời kỳ kế hoạch. Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao (chủ yếu là chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo). Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm (chi phí nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như đền bù, di dân và tái định cư). Tổng mức giải ngân năm 2006 đạt trên 1.785 triệu USD, cao hơn kế hoạch đề ra (1.750 triệu USD), trong đó vốn vay đạt khoảng 1.550 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 235 triệu USD. trong tổng giá trị giải ngân năm 2006, vốn vay của 5 ngân hàng phát triển (WB, ADB, JBIC, KFW và AFD) đạt trên 1.400 triệu USD, chiếm 78,5% tổng số vốn ODA giải ngân. 2.1.2 Đa phương hóa quan hệ giữa Việt Nam với các nhà tài trợ 7 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên (úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên (áo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể. Ví dụ, gần đây Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu USD vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn. Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam, bao gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFD, (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban Châu Âu (EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF), IMF. Bảng 2.3: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầuCho Việt Nam giai đoạn 1993-2006 Đơn vị: Triệu USD Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết Nhật Bản 8.469,73 WB 5.329,82 ADB 2.900,97 Pháp 912,26 Đức 597,35 Đan Mạch 549,48 Thuỵ Điển 412,83 Trung Quốc 301,08 ôxtrâylia 282,32 EU 269,83 ( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Ngoài ra còn có trên 350 NGOs hoạt động tại Việt Nam, cung cấp bình quân một năm khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Trong số các nhà tài trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết trong thời kỳ 1993 - 2006, trong đó Nhật Bản chiếm trên 40%. 2.2 Vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Việt Nam Việt Nam đã tranh thủ được một nguồn vốn ODA khá lớn bổ sung cho đầu tư, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm 1996 - 2000, đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 24% 8 Bài tiểu luận TS. Trần Mai Hương tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và bằng 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Với tỷ lệ vốn ODA trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, ODA đã góp phần nhất định vào tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ vốn giải ngân trong tổng đầu tư toàn xã hội qua các năm cụ thể như sau: Bảng 2.4: Vốn ODA giải ngân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Đơn vị: triệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1. GDP 24578 26581 28113 29455 31429 33566 35983 38588 2. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6636 7328 6986 7508 8736 10279 11341 14655 3. Vốn FDI 2400 2655 1761 1351 1607 2200 1550 2650 4. Vốn ODA 726 1000 1242 1350 1650 1710 1527 1720 5. Vốn ODA/ tổng vốnđầu tư (%) 10,9 13,6 17,8 17,9 18,9 14,7 13,5 11,7 6.VốnODA/GDP(%) 2,95 3,76 4,41 4,58 5,25 4,40 4,20 4,25 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA của Chính phủ, Việt Nam đã định hướng nguồn vốn này ưu tiên cho các lĩnh vực như giao thông vận tải; phát triển năng lượng điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ  Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế. Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng. Hơn 4,5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lý đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ, đường biển và giao thông nông thôn. Trong số 4,45 tỉ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết danh cho Việt nam đưa ra tháng 12 năm 2006, các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viện trợ cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nhật bản, nước ở vị trí dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD cho biết số ưu tiên này sẽ ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là tuyến đường săt cao tốc Bắc – Nam và bảo vệ môi trường. Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị, đường sắt, môi trường (quản lý nước và rác thải), phát triển nông thôn. Ngoài ra, các cam kết này cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hoá ngành tài chính. Nguồn vốn ODA dành cho năng lượng điện và giao thông chiếm tới hơn 40% vốn ODA của Việt Nam. 9 [...]... sử dụng ODA Các quan điểm này đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước về vốn ODA phát huy tốt hiệu quả của nguồn vốn này Các quan điểm bao gồm: - Quan điểm 1: Tranh thủ vốn ODA không gắn với các ràng buộc chính trị; phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam - Quan điểm 2: Sử dụng vốn ODA cần phối hợp với các nguồn vốn khác - Quan điểm 3: Sử dụng vốn ODA để... chiến lược huy động vốnvay nước ngoài nói chung trong đó có nguồn vốn ODA - Tổ chức quản lý, điều hành quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn ODA chưa hợp lý, một số khâu của chu kỳ dự án đầu tư còn nhiều bất cập gây nên tình trạng kéo Bài tiểu luận 13 TS Trần Mai Hương dài thời gian thực hiện các chương trình, dự án dẫn đến tốc độ giải ngân chậm, giảm thời gian ân hạn và hiệu quả đầu tư - Năng lực... 35.000 - - - - Tổng cộng - (1) Không tính phần hàng không (2) Bao gồm cả 44.800 tỷ đồng Việt Nam cho các dự án đang tiến hành (3) 1 USD = 16.000 Vnđ (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư) 3.2 Những giải pháp huy động có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Để nâng cao khả năng thu hút hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và ODA. .. năng trả nợ vốn vay Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tổng vốn cho đầu tư cơ bản Chuyên ngành Dự kiến vốn đầu tư cơ bản giai đoạn ODA dự kiến (2001200 1-2 010 (tỷ đồng) 2010) Tổng % theo200 1-2 005 200 6-1 010 Tỷ đồng % trong tổng số cộng ngành vốn Đường bộ 59,2 79.583 41.837 67.998 56,0 Hàng hải Giao 121.420 18.357 8,9 8.210 10.147 5.050 27,5 Bài tiểu luận 16 TS Trần Mai Hương Đường sắt 11.080 5,4... sử dụng nguồn vốn ODA 3.1.1 Quan điểm của Đảng về thu hút và sử dụng vốn ODA Bài tiểu luận 14 TS Trần Mai Hương Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc huy động vốn nước ngoài bao gồm vốn vay ODA được thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Từ đường lối chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đã... giai đoạn 200 0-2 010 với mục tiêu phát triển kinh tế đề ra, Việt Nam có thể cần một lượng vốn dành cho đầu tư gấp 4 lần giai đoạn 199 6-2 000 Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ 5 năm 2006 2010, Chính phủ tiếp tục chủ trương huy động mọi nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước có tính chất quyết định, nguồn vốn ODA tiếp tục góp vị trí quan trọng, tổng nguồn vốn ODA thực hiện... vốn ODA đã có xu thế cân đối hơn Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, ODA Bài tiểu luận 11 TS Trần Mai Hương chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là địa bàn thu hút ODA lớn nhất, chiếm gần 30% số vốn ODA ký kết nhưng chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế gồm 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Vùng đồng bằng Sông Cửu Long thu hút được một lượng đáng kể vốn. .. tiếp với nguồn vốn tài trợ cho dự án cũng như kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài; Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và xu hướng cắt giảm ngân sách ODA trên thế giới khiến cho sự cạnh tranh về nguồn vốn này càng trở nên gay gắt gây ảnh hưởng đến chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn ODA của các nước tiếp nhận CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA TRONG QUÁ... dõi, giám sát các dự án ODA 2.3.2 Các nguyên nhân của những hạn chế  Nguyên nhân chủ quan - Vấn đề nhận thức về bản chất và vai trò của nguồn vốn ODA một số cơ quan quản lývà tiếp nhận ODA còn có nhận thức chưa đúng về nguồn vốn này Do tính chất ưu đãi của nó nên đã quan niệm ODA không hoàn lại là của chính phủ cho không, vốn vay ODA do chính phủ trả nợ dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn này còn tuỳ tiện,... cho phía Việt Nam Tuy nhiên bên cạnh đó việc huy động và sử dụng nguồn vốn này còn một số hạn chế như vấn đề giải ngân ODA còn chậm, tình trạng phụ thuộc vào đối tác là rất lớn, việc đánh giá hiệu quả dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA không thực hiện được do thiếu thông tin… Vì vậy, để tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ về nguồn vốn ODA nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã . nguồn vốn ODA Một số đặc điểm của ODA như sau: - Vốn ODA mang tính ưu đãi: Vốn ODA thường có thời gian hoàn vốn dài, thời gian ân hạn lớn (nguồn vốn của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn vốn là. ODA + Chương II: Đánh giá thực trạng huy động nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay + Chương III: Định hướng và những giải pháp huy động có hiệu quả nguồn vốn ODA trong quá trình. tiểu luận TS. Trần Mai Hương CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam 2.1.1 Số lượng vốn ODA thu

Ngày đăng: 27/04/2015, 00:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Theo nguồn cung cấp

  • Theo tính chất

  • Theo điều kiện

  • Bảng 2.1: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2001-2006

  • Bảng 2.2: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2006

  • Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tổng vốn cho đầu tư cơ bản

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan