1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC

65 336 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 622,5 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang LỜI CẢM ƠN Trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường, em đã dược sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, là khoảng thời gian em được học tập, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức và nâng cao trình độ về chuyên ngành em theo học. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân, người đã chỉ dẫn truyền đạt kinh nghiệm từ lý thuyết đến mô phỏng thực tiễn cho em làm nền tảng để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang đã nhiệt tình chỉ dẫn em suốt thời gian qua giúp em hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám Đốc Đài và các anh chị làm việc tại phòng Tổ chức – Đào tạo Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đặc biệt là chị Phan Cẩm Châu là trưởng phòng Tổ chức – Đào tạocủa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề này. Qua thời gian thực tập, em nhận thấy có vài điểm khác biệt giữa lý thuyết đã học và thực tế. Mặc dù đã cố gắng nhưng do khả năng và thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng với các anh chị Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC để em có thể hiểu rõ hơn về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực tập Phạm Thị Huê SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang LỜI CAM ĐOAN Tên em là Phạm Thị Huê, sinh viên lớp Kinh tế lao động 52B, khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa “Đào tạo nguồn nhân lực tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” được thực hiện dưới sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân em, dưới sự hướng dẫn của giảng viên – PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang và sự giúp đỡ của các anh chị phòng Tổ chức – Đào tạo Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Em xin cam đoan các số liệu trong chuyên đề là trung thực, không sao chép các bài luận văn tốt nghiệp của các tác giả khác. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà trường và khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Sinh viên Phạm Thị Huê SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỔ, BẢNG BIỂU LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTV Biên tập viên CBCNV Cán bộ công nhân viên ĐH Đại học HDTV High Definition TeleVision (Truyền hình độ nét cao) HĐLĐ Hợp đồng lao động MC Master of Ceremonies PV Phóng viên TH Truyền hình THKTS VTC Truyền hình kỹ thuật số VTC TV Television SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển các doanh nghiệp. Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có năng lực và trình độ cao sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC – một trong hai Đài Truyền hình quốc gia của cả nước, đơn vị hành chính – sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý cho cán bộ và người lao động của Đài. Thông qua quá trình đào tạo, Đài THKTS VTC giúp cho các cán bộ và người lao động có cơ hội làm quen, tiếp thu và sử dụng thành thạo những công nghệ mới trong lĩnh vực truyền hình và công tác quản lý, từ đó tạo điều kiện cho Đài THKTS VTC áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất các chương trình truyền hình cũng như nâng cao trình độ quản lý cho ban lãnh đạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho CBCVN, BTV, MC, phóng viên,…. đưa Đài THKTS VTC phát triển ngày càng lớn mạnh, sánh ngang với các Đài Truyền hình trong khu vực và trên thế giới. Thông qua hoạt động đào tạo, bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn nữa, đáp ứng đúng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, người lao động tại Đài THKTS VTC sau khóa đào tạo. Với những lý do kể trên, em đã chọn đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu là đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC  Khách thể nghiên cứu là toàn bộ CBCNV, PV, MC, người lao động tại Đài THKTS VTC  Khách thể điều tra là những người gửi phiếu điều tra tại các phòng, ban của Đài THKTS VTS, phỏng vấn sâu một số giáo viên.  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Đài THKTS VTC - Về thời gian: Nguồn dữ liệu thứ cấp và phần thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC tập trung phân tích, đánh giá trong 3 năm 2011 – 2013. Nguồn dữ liệu sơ cấp về đào tạo đối với những người tham gia khóa đào tạo trong SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang năm 2013 được khảo sát và tổng hợp bằng bảng hỏi trong 10 ngày từ 18/3/2014 – 28/3/2014. - Về nội dung: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC bao gồm: các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và quy trình đào tạo tại Đài VTC. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ đưa ra những giải pháp cơ bản nhất để cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC. - Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát đã đặt ra, chuyên đề sẽ đi sâu phân tích những đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC, quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC bao gồm xác định nhu cầu, đối tượng, chương trình, phương pháp, …đào tạo. Thông qua những phân tích trên sẽ chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC. 4. Cấu trúc chuyên đề Nội dung của chuyên đề gồm 4 phần: - Lời mở đầu - Phần 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Phần 2: Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC - Phần 3: Một số giải pháp nhằm cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan nghiên cứu Đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Tại các tổ chức, hoạt động đào tạo được đề cập đến qua những khía cạnh và mục đích khác nhau. Có rất nhiều nghiên cứu về đào tạo trong đó có thể kể đến một số công trình như: Công trình nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2013 với đề tài: “Đào tạo lực lượng lao động tại chỗ tại làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam”. Đề tài đã đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng đào tạo nghề cho người lao động tại làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Hiện nay, vấn đề đào tạo nghề tại các làng nghề truyền thống nói chung và tại làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy những người lao động ở làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý do không được đào tạo bài bản và khoa học nên sản phẩm làm ra không đảm bảo về chất lượng, không đạt yêu cầu để xuất khẩu dẫn đến thu nhập thấp và sinh ra tâm lý chán nản, muốn bỏ nghề đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy việc đào tạo cho người lao động tại làng nghề là vô cùng cần thiết. Đề tài đã cho thấy thực trạng đào tạo lực lượng lao động tại chỗ của làng nghề bao gồm các hoạt động đào tạo nghề truyền thống, đào tạo sử dụng máy móc, đào tạo phòng chống cháy nổ đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm làm cho hoạt động đào tạo được thực hiện một cách định kỳ, bài bản, phù hợp và hiệu quả nhất với làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn TP Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thanh Tâm. Đề tài đã nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích chất lượng đào tạo nghề, kiểm định thang đo mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo nghề của người khuyết tật thông qua 6 yếu tố: giảng dạy tốt, phát triển kỹ năng, khối lượng đào tạo, công tác tổ chức khóa học và sự hài lòng của người khuyết tật về chất lượng đào tạo nghề. Nghiên cứu cho thấy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn TP Đà Nẵng cần phải tác động vào những nhân tố trọng tâm, nắm được ảnh hưởng và tác động của từng nhân tố đó trong việc cải thiện chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề đáp ứng nhu cầu và mức độ hài lòng của học viên, thu hút việc tham gia đào tạo nhiều hơn cho nhóm người yếu SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang thế trong xã hội. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến nhân tố tài chính và chương trình đào tạo có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật. Đây là hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật. Vì vậy, đề tài cần bổ sung số liệu về ngân sách cho đào tạo đối với người khuyết tật và chương trình đào tạo cụ thể để hoàn thiện công tác đào tạo cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố. Luận án “Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội” của Th.S Nguyễn Vân Thùy Anh. Tác giả đã nghiên cứu những tác động của các yếu tố đến kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội. Luận án chỉ ra rằng công nhân kỹ thuật sau khi được đào tạo và phát triển có kỹ năng và thái độ lao động đạt yêu cầu nhưng kiến thức và khả năng nghề nghiệp còn rất hạn chế do một số nguyên nhân như: kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm của các giáo viên dạy nghề còn yếu, các chính sách đào tạo và đãi ngộ còn ít tác dụng khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với người lao động, làm giảm động lực học của họ, các phương pháp đào tạo đang áp dụng chủ yếu là đào tạo trong công việc, kém tính bài bản và hệ thống, doanh nghiệp không muốn đầu tư vào đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật do e ngại công nhân thành thạo tay nghề có thể bỏ việc và không thu hồi được chi phí đào tạo. Từ những phân tích và đánh giá đó, luận án đề xuất các doanh nghiệp dệt may Hà Nội cần nhìn nhận đào tạo công nhân kỹ thuật vừa là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững, vừa là công cụ kích thích tinh thần đối với người lao động. Tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội. Đề tài “Nâng cao chương trình đào tạo và phát triển tại công ty Bitis Việt Nam” của tác giả Phạm Đỗ Dũng. Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Bitis Việt Nam, tác giả đã đưa ra những điểm hạn chế trong chương trình đào tạo và phát triển tại các khóa đào tạo, đó là: kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, chất lượng các khóa đào tạo, phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo, thời gian đào tạo, cung cấp thông tin phản hồi tới người lao động sau mỗi khóa đào tạo, mức độ cam kết giữa người lao động và công ty sau các khóa đào tạo. Luận án cũng đã đề xuất những điểm mới nhằm cải thiện chương trình đào tạo và phát triển tại công ty Bitis Việt Nam bằng cách thiết lập lại chính sách đào tạo tại công ty, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động nhằm mục tiêu phát triển SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang bền vững. Đề tài “Đào tạo báo chí truyền thông tại Việt Nam – Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện đại hóa ngành công nghiệp truyền thông” của T.S Đặng Thị Thu Hương, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Báo chí là một nghề đòi hỏi kỹ năng tác nghiệp và mang tính thực hành cao. Đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông là một lĩnh vực đặc biệt, không chỉ thu hút sự quan tâm của giới học thuật mà của cả ngành công nghiệp truyền thông đại chúng với nhiều ý kiến đan xen trái ngược nhau. Đề tài phân tích những thời cơ và thách thức trong việc đào tạo báo chí, truyền thông ở Việt Nam. Thời cơ từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp truyền thông, từ mô hình đào tạo tín chỉ và khả năng đa dạng hóa sản phẩm đào tạo, từ cơ sở vật chất cho ngành báo chí truyền thông đang từng bước được đầu tư và hoàn thiện. Những thách thức đến từ đội ngũ cán bộ, cơ chế chính sách của Đàng và Nhà nước, chương trình đào tạo, sự phối hợp giữa các cơ quan sử dụng lao động,… Đề tài đã cho thấy những bất cập trong đào tạo báo chí, truyền thông hiện nay ở Việt Nam. Thực tế cho thấy đào tạo báo chí, truyền thông tại các cơ sở trong nước phần lớn vẫn được thực hiện một cách “tầng bậc” trên giảng đường, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ, nặng về lý thuyết. Phần lớn các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông ở Việt Nam vẫn được thiết kế theo kiểu đơn ngành, tạo ra ‘đơn’ sản phẩm đầu ra. Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH và NV) 20 năm qua vẫn đào tạo một ngành chung duy nhất, Học viện Báo chí và tuyên truyền có chia chuyên ngành thì các chuyên ngành lại độc lập với nhau một cách cứng nhắc vì chưa áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ. Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành báo chí truyền thông ở Việt Nam. Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cũng như cải tiến chương trình đào tạo trong những năm tới. Tuy nhiên, các giải pháp tác giả đưa ra mới chỉ dừng lại ở mặt lý luận, chưa xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể đối với các cơ sở đào tạo do đó tính ứng dụng của đề tài chưa cao. Nhìn chung các nghiên cứu kể trên đã nêu ra được những khía cạnh khác nhau trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức. Xét trên lĩnh vực báo chí, truyền hình, số lượng các nghiên cứu về đào tạo còn khá han chế. Với việc phân tích “Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài truyền hình kỹ thuật số VTC” sẽ cho thấy một cách nhìn nhận ở một góc độ nhất định về đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC. Đề tài đã tiếp thu những ưu điểm và rút ra một số mặt hạn SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động 52B 5 [...]... quan về Đài THKTS VTC, những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC và thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC giai đoạn 2011 – 2013 Đánh giá về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC có thể thấy những ưu điểm như sau: Thứ nhất, Đài đã thực hiện đúng quy trình đào tạo một cách bài bản, khoa học bao gồm các bước: xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, đối... đề tài trước đó trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực để có thể góp phần cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của Đài THKTS VTC 2 Phương pháp tiếp cận Việc nghiên cứu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC được tiếp cận thông qua đọc giáo trình và các tài liệu để xác định khung lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC Trên cơ sở các tài liệu đó kết... động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC - Phương pháp định lượng: Thống kê, tổng hợp các ý kiến khảo sát thông qua tỷ lệ % các ý kiến của các học viên tham gia đào tạo để rút ra những kết quả phân tích và đánh giá hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC 4 Phương pháp thu thập thông tin - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thông qua việc phát phiếu điều tra để nghiên cứu nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS. .. hình đến từ Đài truyền hình MBC Với bề dày kinh nghiệm và sự hướng dẫn nhiệt hình, tâm huyết, đã giúp cho CBCNV tại Đài THKTS VTC tiếp thu bài học và thích ứng được với công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả 2.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC 2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo Việc xác định nhu cầu đào tạo là vô cùng cần thiết đối với mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp Tại Đài VTC, việc... vụ Nhìn chung, việc đào tạo nguồn nhân lực của Đài VTC đã được tiến hành đồng bộ và toàn diện ở hầu hết các phòng, ban, các chức danh Có thể coi đây là một thành tựu to lớn mà Đài đã đạt được trong những năm qua và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC 2.2.1 Nhân tố khách quan 2.2.1.1 Nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế có... phòng, ban tới sự phát triển chung của Đài về lâu dài Tuy nhiên, nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi còn khá sơ sài, chưa thể hiện rõ được cụ thể lý do cần đào tạo và kết quả mà người lao động đạt được sau khóa đào tạo (Nội dung phiếu điều tra Đài VTC thực hiện tham khảo phụ lục 1, 2, 3) 2.3.2 Mục tiêu khi đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết... hướng công nghiệp của người lao động tại Đài Về lâu dài, mục tiêu của hoạt động đào tạo nhằm mở rộng quy mô của Đài VTC, cùng với Đài Truyền hình Việt Nam trở thành một trong hai Đài Truyền hình quốc gia của cả nước Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC đặt ra những yêu cầu của công tác đào tạo như sau: Thứ nhất, đối với các lao động mới được tuyển dụng vào Đài VTC làm việc, yêu cầu người lao... Âm thanh 4 1,5 Ánh sáng 3 0,9 Thiết kế sân khấu 3 0,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra của phòng Tổ chức – Đào tạo Đài đã thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo theo đúng trình tự của quy trình đào tạo nguồn nhân lực Việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của Đài VTC không chỉ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của người lao động mà còn thể hiện sự... có trước đó của Đài VTC và tiến hành khảo sát thực tiễn bằng bảng hỏi để đánh giá mức độ hiệu quả các nội dung của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC 3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng - Phương pháp định tính: + Phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận để xác định những nhân tố ảnh hưởng và nội dung đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC + So sánh,... câu, căn chỉnh,…để hoàn thiện chuyên đề PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐÀI THKTS VTC SV: Phạm Thị Huê 52B Lớp: Kinh tế lao động Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang 2.1 Tổng quan về Đài THKTS VTC 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Đài THKTS VTC Đài THKTS VTC là một trong hai Đài truyền hình quốc gia có phạm vi phủ sóng toàn quốc, thực hiện những . động đào tạo nguồn nhân lực để có thể góp phần cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của Đài THKTS VTC. 2. Phương pháp tiếp cận Việc nghiên cứu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS. cứu - Phần 2: Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC - Phần 3: Một số giải pháp nhằm cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh. động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC 4. Phương pháp thu thập thông tin - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thông qua việc phát phiếu điều tra để nghiên cứu nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC

Ngày đăng: 26/04/2015, 23:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w