BẢNG THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG KHỐI :3 1. Nguyên vật liệu: - Tận dụng ống nước (PVC) cũ không còn sử dụng được. Co chữ V, co chữ T. Để làm khung đỡ. Khoảng 25.000đ. - Dây chì cũ lao bóng lại để làm khoen. - Giấy bìa cứng hai tấm khổ Ao ( tận dụng cũ ) 3 tấm , bọc nilong,keo hai mặt ,hồ :25.000đ. - Tổng cộng: 50.000đ. 2. Công dụng: Đồ dùng có thể dạy ở hầu hết các môn : Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, đạo đức, thủ công,… Môn toán: Dùng đề dạy ở phần thành lập bảng nhân, chia ở các lớp 2, 3. + Thực hiện dạy các phép tính cộng trừ, nhân các số 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số. + Tìm số chưa biết (tìm x). Môn Tiếng Việt: + Dùng để dạy : Tập đọc, chính tả, kể chuyện đính tranh vào. Tự nhiên xã hội: + Bài mới, làm phiếu bài tập. 3. Sử dụng đồ dùng dạy học: - Tên đồ dùng : Bảng dạy Toán –Tiếng Việt khối 3. - Đồ dùng gồm 15 trang, mỗi trang có công dụng khác nhau. a/ Phần cụ thể: Trang 1 :Trình bày tên đồ dùng. Trang 2, 3 : Dùng để hướng dẫn thành lập bảng nhân từ 2 – 9. - Trang 2 : Hướng dẫn thành lập phép tính nhân bằng mô hình trực quang. Vd: Bảng nhân 6 , Giáo viên hướng dẫn: Đầu tiên giáo viên chuẩn bị ,các miếng bìa cứng ghi chấm tròn và ghi số , chữ phục vụ cho bài dạy . Giáo viên để mặt sau tất cả. Để tìm kết quả phép tính 6x1 , ta có 6 chấm tròn được lấy 1 lần : Lấy tấm bìa có 6 chấm tròn , Giáo viên chỉ việc lật mặt trước ra ( mặt có chấm tròn): 6 lấy 1 lần bằng 6 , ta có 6 x 1 = 6(Giáo viên chỉ việc lật mặt trước ra mặt có chữ ) - Các thao tác còn lại giáo viên chỉ việc lật mặt trước miếng bìa ra (mặt sau chuẩn bị sẵn ). - Giáo viên hướng dẫn tương tự đến hết phép tính. Rồi rút ra bảng nhân ở trang 2. - Trang 3 : Ghi bảng nhân từ 2 – 9. - Giáo viên dùng bảng nhân này để củng cố, giúp học sinh nhớ dễ dàng. Trong trang 3 gồm 2 cột : + Cột 1 : Trình bày bảng nhân từ 1 đến 10 chưa có kết quả. + Cột 2 : Trình bày kết quả của phép tính nhân. Đặc biệt : Ở đây có giấy cứng che lại., có thể kéo ra, kéo vào dễ dàng để củng cố phép tính. Trang 4, 5: Dùng để hướng dẫn thành lập bảng chia từ 2 – 9. - Trang 4 : Dùng mô hình trực quang để thành lập phép tính chia. - Trang 5 : Ghi bảng chia từ 2 – 9. - Sử dụng tương tự như bảng nhân. Trang 6, 7: Dùng để hướng dẫn dạy thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân ,và dạy bài tập chính tả , luyện từ và câu. - Trang 6, 7 gồm 10 dòng có khe gắng miếng bìa. -Cách sử dụng : VD dạy bài : nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Ở lớp 3 trang 55. Đầu tiên giáo viên chuẩn bị ,các miếng bìa cứng ghi số , phục vụ cho bài dạy . Giáo viên để mặt sau tất cả. Đầu tiên GV lật: Dòng 1: Dòng 2: Dòng 3 : - GV hướng dẫn đến đâu thì lật mặt trước ra ( mặt có số ). -Khi dạy bài tập chính tả , luyện từ và câu cũng làm tương tự . Trang 8, 9 : Dùng để hướng dẫn tìm x. - Trang 8 : Đưa đề toán rồi trình bày chữ. - Trang 9 : Trình bày toán x. VD : Dạy bài : 30 : x = 5. Đầu tiên giáo viên chuẩn bị ,các miếng bìa cứng ghi số , chữ ,phục vụ cho bài dạy . Giáo viên để mặt sau tất cả. Đầu tiên giáo viên đưa miếng bìa: - Để củng cố tên các thành phần trong phép chia. - GV hỏi : Trong phép tính chia Số 30, x, 5 được gọi là số gì ? Khi học trả lời. GV lật mặt trước ra ( mặt có chữ ). 123 x 2 = ? 1 2 3 x 2 2 4 6 30 : x = 5 Số bị chia Số chia thương - Muốn tìm số chia ta làm như thế nào ? Học sinh trả lời xong. GV lật mặt trước ( mặt có chữ ). Số chia bằng Số bị chia, chia cho thương Trang 10, 11 GV hướng dẫn giải trình bài toán . GV lần lượt lật mặt trước ra (mặt có số) 30 : x = 5 x = 30 : 5 x = 5 Trang 9, 10,11,12 : Dùng để trình bày và lưu giữ tranh một số môn : Tập đọc, tự nhiên xã hội, thủ công, thể dục, kể chuyện đạo đức. Tác dụng của những trang này là GV có thể trình bày tranh một cách dễ dàng, chỉ việc lật ra là có tranh sử dụng liền, tiết kiệm được nhiều thời gian. Thay vì mỗi lần sử dụng là giáo viên phải lấy tranh ra, rồi treo lên bảng tốn rất nhiều thời gian. Ngoài ra cón một ưu điểm nửa là giúp cho việc lưu giữ tranh được tốt không bị nhăn. Đa phần khi sử dụng tranh rồi là cuốn lại việc này có thể làm tranh bị hư hoặc xoắn lại, khi sử dụng lại rất khó. Trang 13, 14: Dùng để theo dõi thi đua trong tuần giữa các tổ trong lớp. Ở đây có các khe để cắm cờ : Cờ đỏ điểm tốt ,cờ vàng điểm khá , cờ vàng điểm trung bình .Hàng ngày giáo viên theo dõi rồi cắm cờ vào. Khi không dùng đến tiết dạy thì trang này có thể mở ra để trang bàn hoặc treo .Để các em học sinh theo dõi thi đua của tổ mình. 4. Kết luận: - Tóm lại ưu điểm lớn nhất của đồ dùng là : Do đồ dùng có nhiều trang mà mỗi trang lại có công dụng khác nhau. Cho nên khi dạy bài mới, giáo viên có thể nhanh chống lật sang trang cần củng cố liền bài cũ. Thí dụ đang dạy phép tính nhân mà các em chưa nhớ bảng nhân GV có thể lật trang 1, 2 ra. Ứng dụng khác nữa là : Thi đua nhóm, giáo viên có thể lật các trang trình bày tranh ( 9, 10,11). Trang 9 nằm, trang 10 dựng đúng ở giữa, trang 11 nằm. Mục đích là để trang 10 dựng đứng nằm che ngăn cách hai bài đang làm, trong khi đó cả lớp vẫn nhìn thấy hai bài, chủ yếu ở môn TNXH làm phiếu bài tập, toán lời văn, bài tập chính tả… . Rồi rút ra bảng nhân ở trang 2. - Trang 3 : Ghi bảng nhân từ 2 – 9. - Giáo viên dùng bảng nhân này để củng cố, giúp học sinh nhớ dễ dàng. Trong trang 3 gồm 2 cột : + Cột 1 : Trình bày bảng nhân. : Bảng dạy Toán –Tiếng Việt khối 3. - Đồ dùng gồm 15 trang, mỗi trang có công dụng khác nhau. a/ Phần cụ thể: Trang 1 :Trình bày tên đồ dùng. Trang 2, 3 : Dùng để hướng dẫn thành lập bảng. BẢNG THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG KHỐI :3 1. Nguyên vật liệu: - Tận dụng ống nước (PVC) cũ không còn sử dụng được.