PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐĂKRLẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THUYÊT TRÌNH SƠ ĐỒ CÁC HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI Tự nhiên – xã hội là một môn học không thể thiếu đối với học sinh các lớp 1,2,3 giúp cho các em có khái niệm ban đầu về: Con người, sức khỏe, một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Từ đó giúp cho các em có thái độ và hành vi đúng trong cuộc sống. Do đó trong quá trình dạy học môn này, giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Trong đó, phương pháp sử dụng đồ dùng là một phương pháp vô cùng quan trọng, đòi hỏi giáo viên không những sử dụng đúng mà còn sử dụng một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt. Chính vì vậy, trong cuộc thi sử dụng đồ dùng dạy học năm 2009 – 2010 tập thể giáo viên khối III trường tiểu học Lê Hồng Phong làm đồ dùng mô tả lại một phần nhỏ của nội dung bài học: “Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời”. I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. - Biết hệ Mặt Trời có 8 hành tinh chính và 1 tiểu hành tinh (không tính trong hệ Mặt Trời) - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. II/ Vật liệu: - Giấy Rôki khổ lớn, dây điện, bóng đèn, công tắc, bóng nhựa, một số nẹp gỗ để làm khung và giá đỡ. III/ Nội dung: 1/ Giới thiệu sơ đồ: - Quả bóng to nhất: Tượng trưng cho Mặt Trời, các quả bóng nhỏ còn lại tượng trưng cho các hành tinh. - Đường điện nháy: Tượng trưng cho đường quay của các hành tinh đồng thời là phần các hành tinh được Mặt Trời chiếu sáng. 2/ Sử dụng: Nguồn điện: 220V. Bước 1: - Bật công tắc 1, các quả bóng được chiếu sáng + Giáo viên nói kết hợp thao tác trên sơ đồ: Hệ mặt trời có 8 hành tinh chính đó là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Ngoài 8 hành tình trên còn có 1 hành tinh nữa ở rất xa Mặt Trời và có kích thước rất nhỏ nên được gọi là tiểu hành tinh có tên là Sao Diêm Vương (không được tính trong hệ Mặt Trời) - Bật tiếp công tác 2, các đường điện nháy được chiếu sáng + Tất cả các hành tinh đều chuyển động theo chu kì, quay quanh Mặt Trời, các đường điện nháy tượng trưng cho đường quay của các hành tinh đồng thời là phần các hành tinh được Mặt Trời chiếu sáng. Bước 2: Tắt công tắc 1 (vẫn bật công tắc 2) trên sơ đồ: Chỉ còn Trái Đất và đường điện nháy chiếu sáng. - Từ Mặt Trời ra xa dần Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời và duy nhất là hành tinh có sự sống. Hiện tại chúng ta đang sống trong hành tinh Trái Đất. 3/ Liên hệ thực tế: Giữ gìn Trái Đất xanh – sạch – đẹp. - Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Giữ vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi để bảo vệ môi trường. 4/ Tác dụng: Ngoài việc sử dụng cho bài học chính, đồ dùng này còn sử dụng được cho các bài học sau của môn Tự nhiên – xã hội lớp 3: - Sự chuyển động của trái đất (Bật công tắc 2, Giáo viên chỉ trên đường điện nháy và đường vẽ bằng bút dạ cho học sinh biết hướng quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ, ) - Ngày và đêm trên Trái Đất (Bật công tắc 2, GV chỉ trên sơ đồ: đường điện nháy là phần tượng trưng Trái Đất hướng vào Mặt Trời được Mặt Trời chiếu sáng → Ban ngày; đường vẽ bằng bút dạ tượng trưng cho phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng → Ban đêm. Quảng Tín, ngày 03/05/2010 ĐẠI DIỆN KHỐI NGÔ THỊ TÙNG . GD&ĐT HUYỆN ĐĂKRLẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THUYÊT TRÌNH SƠ ĐỒ CÁC HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI Tự nhiên – xã hội là một môn. giản trong tự nhiên và xã hội. Từ đó giúp cho các em có thái độ và hành vi đúng trong cuộc sống. Do đó trong quá trình dạy học môn này, giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học theo hướng. thể giáo viên khối III trường tiểu học Lê Hồng Phong làm đồ dùng mô tả lại một phần nhỏ của nội dung bài học: “Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời”. I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết