Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 1) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Câu 1: (1 điểm) Hãy chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ còn trống trong câu sau: Oxit là ……………… của ………………. nguyên tố, trong đó có một……………… là ………………… Câu 2: (2 điểm) Chọn và khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . 1) Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm oxit bazơ. A- SO 3 và CuO C- CO 2 và Fe 2 O 3 B- CaO và Fe 2 O 3 D- CaO và N 2 O 5 2) Chất nào trong số những chất sau được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: A- Fe 3 O 4 B- KMnO 4 C- CaCO 3 D- Không khí PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (4 điểm) Lập công thức hoá học của: a. Phôt pho (V) oxit. b. Nhôm (III) oxit. Câu 2: (3điểm) Nung đá vôi (thành phần chính là CaCO 3 ) được vôi sống CaO và khí cacbonic CO 2 . a. Viết phương trình hoá học của phản ứng. b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hoá học nào ? Vì sao ? ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Câu 1: (1 điểm) HS điền đúng mỗi từ hoặc cụm từ được 0,25 điểm. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi . Câu 2: (2 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 1 điểm . 1) B 2) B PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (4 điểm) HS lập đúng mỗi công thức hoá học được 2 điểm . a. Phôt pho (V) oxit: V P x II O y ⇒ V x X = II x y ⇒ x y = II V ⇒ x = 2; y = 5 ⇒ Công thức oxit là P 2 O 5 b. Nhôm (III) oxit: III Al x II O y ⇒ III x X = II x y ⇒ x y = II III ⇒ x = 2; y = 3 ⇒ Công thức oxit là Al 2 O 3 Câu 2: (3 điểm) a. Phương trình hoá học: CaCO 3 o t → CaO + CO 2 (1,5 điểm) b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng phân huỷ, vì một chất phản ứng sinh ra hai chất mới. (1,5 điểm) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 2) Họ và tên: ……………………. Kiểm tra thực hành Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4: Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi. Giáo viên yêu cầu học sinh viết bản tường trình và chấm bản tường trình lấy điểm kiểm tra 15 phút theo thang điểm: - Nêu cách làm ( 1 điểm) - Hiện tượng quan sát được (2 điểm) - Giải thích và viết PTHH ( 4 điểm) - Nêu kết luận (1 điểm) - Ý thức thực hành (2 điểm) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 3) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Chọn và khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1:Dung dịch là hỗn hợp: A- Của chất rắn trong chất lỏng . B- Của chất khí trong chất lỏng . C- Đồng nhất của chất rắn và dung môi . D- Đồng nhất của dung môi và chất tan. Câu 2: Trộn 1 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất, thì: A- Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước. B- Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic. C- Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi. D- Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi . Câu 3: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước: A- Đều tăng B- Đều giảm C- Phần lớn là tăng D- Phần lớn là giảm Câu 4: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước: A- Đều tăng B- Đều giảm C- Có thể tăng và có thể giảm D-Không tăng và cũng không giảm PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (4 điểm) Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà? Hãy dẫn ra những ví dụ để minh hoạ . Câu 2: (3 điểm) Xác định độ tan của muối Na 2 CO 3 trong nước ở 18 0 C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hoà tan hết 53 gam Na 2 CO 3 trong 250 g nước thì được dung dịch bão hoà. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 0,75 điểm Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: A PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (4 điểm) - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. (1 điểm) Ví dụ: Đường tan trong nước tạo thành nước đường. (0,5 điểm) - Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. (0,75 điểm) Ví dụ: Đường hoà tan được vào dung dịch nước đường. (0,5 điểm) - Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. (0,75 điểm) Ví dụ: Dung dịch nước đường không thể hoà tan thêm đường. (0,5 điểm) Câu 2: (3 điểm) - Ở nhiệt độ 18 0 C, 250 g nước hoà tan được 52 g Na 2 CO 3 để tạo thành dung dịch bão hoà. Vậy ở nhiệt độ 18 0 C, 100 g nước hoà tan được: 53 100 250 x = 21,2 g Na 2 CO 3 để dung dịch bão hoà. (2 điểm) - Theo định nghĩa về đọ tan, ta tìm được độ tan của Na 2 CO 3 ở nhiệt độ 18 0 C là 21,2 g. (1 điểm) . Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 1) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH. điểm) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 3) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH. Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 2) Họ và tên: ……………………. Kiểm tra thực hành Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4: Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi. Giáo viên yêu cầu học