Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 1) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Ghép các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp Cột A (CTHH) Cột B (Tên gọi) 1. SO 3 …………………… 2. CaO ………………… 3. Fe 2 O 3 ………………… 4. Ag 2 O ………………… 5. CO 2 ……………………. 6. N 2 O 5 …………………… a) Cacbon đioxxit b) Bạc oxit c) Lưu huỳnh tri oxit d) Sắt (III) oxit e) Sắt (II) oxit g) Canxi oxit h) Đi nitơ pentaoxit Câu 2: (1,5 điểm) Chọn và khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1) Nhóm các chất nào sau đây chỉ gồm các oxit: A- CaO, NaOH, CO 2 , Na 2 SO 4 B- Fe 2 O 3 , NaOH, CaCO 3 , CO 2 C- CaO, CO 2 , Fe 2 O 3 , SO 2 D- CO 2 , SO 2 , Na 2 SO 4 , Fe 2 O 3 2) Nguyên liệu dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A- H 2 O B- KClO 3 C- Không khí D- Cả A và C 3) Trong các dãy chất sau, dãy nào gồm các oxit axit: A- CO 2 và SO 3 B- SO 2 và CuO C- P 2 O 5 và Na 2 O D- CO 2 và Al 2 O 3 PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Sự cháy là gì ? Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong khí oxi ? Câu 2: (2 điểm) Sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp ? Dẫn ra 2 ví dụ để minh hoạ . Câu 3: (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,4 g Al a) Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc). b) Tính khối lượng Al 2 O 3 tạo thành. (Cho biết: O = 16, Al = 27) ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) HS ghép đúng mỗi ý được 0,25 điểm 1- c 2- g 3- d 4- b 5- a 6- h Câu 2: (1,5 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1. C 2. B 3.A PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng (0,5 điểm) - Giải thích: Vì trong không khí thể tích khí nitơ gấp 4 lần thể tích khí oxi, diện tếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ tạo ra thấp hơn (1,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. (0,5 điểm) Ví dụ: 3Fe + 2O 2 o t → Fe 3 O 4 (0,5 điểm) - Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. (0,5 điểm) Ví dụ: 2KClO 3 o t → 2KCl + 3O 2 (0,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) a) Số mol Al: n Al = )(2,0 27 4,5 mol = (0,25 điểm) PTHH: 4Al + 3O 2 o t → 2Al 2 O 3 (0,75 điểm) 4mol 3mol 2mol 0,2 mol x mol ymol x = )(15,0 4 32,0 mol = × (0,25 điểm) Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là: Vo 2 = 0,15 × 22,4 = 3,36 (lít) (0,75 điểm) b) Số mol Al 2 O 3 sinh ra: y = )(1,0 4 2,02 mol = × (0,25 điểm) Khối lượng Al 2 O 3 sinh ra: mAl 2 O 3 = n × M = 0,1 × 102 = 10,2 (g) (0,75 điểm) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 2) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp trong ngoặc (tính oxi hoá, tính khử, chiếm oxi, nhường oxi, nhẹ nhất) để điền vào chỗ trống trong các câu sau: -Trong các chất khí, hiđro là khí …………………… Khí hiđro có ………………… -Trong phản ứng giữa H 2 và CuO, H 2 có ……………………… vì …………………………của chất khác; CuO có ………………………… vì …………………………cho chất khác. Câu 2: (1,5 điểm) Chọn và khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1) Hãy chọn PTHH viết đúng: A- 2H + Ag 2 O o t → 2Ag + H 2 O B- H 2 + AgO o t → Ag + H 2 O C- H 2 + Ag 2 O o t → 2Ag + H 2 O D- 2H 2 + Ag2O o t → Ag + 2H 2 O 2) Dãy các chất có công thức hoá học viết đúng là: A- CuO; Ca 2 O; ZnO B- ZnO; CuO; AgO C- Fe 2 O 4 ; CaO; AgO D- CaO; Ag 2 O; Fe 3 O 4 3) Cho PTHH sau: 4Al + ? O 2 o t → 2Al 2 O 3 Hệ số cần điền vào dấu ? là: A- 1 B- 2 C- 3 D- 4 PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để ống nghiệm như thế nào? Vì sao ? Đối với khí hiđro có làm như thế được không ? Vì sao ? Câu 2: (2 điểm) Phản ứng oxi hoá - khử là gì ? Cho ví dụ và chỉ rõ sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá ? Câu 3: (3 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl a) Viết PTHH xảy ra . b) Tính khối lượng HCl cần dùng . c) Tính thể tích khí H 2 sinh ra (đktc). (Cho biết: H = 1; Cl = 35,5; Zn = 65) ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) HS điền đúng mỗi từ hoặc cụm từ được 0,25 điểm -Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất .Khí hiđro có tính khử -Trong phản ứng giữa H 2 và CuO, H 2 có tính khử vì chiếm oxi của chất khác; CuO có tính oxi hoá vì nhường oxi cho chất khác. Câu 2: (1,5 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1. C 2. D 3.C PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm thẳng đứng miệng ống nghiệm hướng lên, vì oxi nặng hơn không khí. (1 điểm) - Đối với khí hiđro, không làm như thế mà phải để miệng ống nghiệm hướng xuống phía dưới, vì khí hiđro nhẹ hơn không khí . (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. (0,5 điểm) -Ví dụ: Sự oxi hoá H 2 3H 2 + Fe 2 O 3 o t → 3H 2 O + 2Fe (1 điểm) Sự khử Fe 2 O 3 + H 2 : chất khử (0,25 điểm) + Fe 2 O 3 : chất oxi hoá (0,25 điểm) Câu 3: (3 điểm) a) Số mol Zn : n Zn = )(2,0 65 13 mol = (0,25 điểm) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 (0,75 điểm) 1mol 2mol 1mol 0,2 mol x mol ymol b) Khối lượng HCl cần dùng là : Số mol HCl cần dùng: x = )(4,0 1 22,0 mol= × (0,25 điểm) → m HCl = n × M = 0,4 × 36,5 = 14,6 (g) (0,75 điểm) c) Thể tích khí hđro sinh ra là: Số mol khí hiđro sinh ra là: y = )(2,0 1 2,01 mol = × (0,25 điểm) → VH 2 = n × 22,4 = 0,2 × 22,4 = 44,6 (lít) (0,75 điểm) . Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 1) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH. điểm) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Năm học 2009 – 2010 Lớp: 8A… Môn: Hoá học 8 (bài số 2) Họ và tên: ……………………. Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH. ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. (0,5 điểm) Ví dụ: 3Fe + 2O 2 o t → Fe 3 O 4 (0,5 điểm) - Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong