1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới

71 950 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 842,37 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỨA THỊ THÍA

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC

Tháng 5/2006

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

Sinh viên thực hiện: Hứa Thị Thía

Lớp: DH3KN2 Mã số SV: DKN021258 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Lan Duyên

Tháng 5/2006

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn : NGUYỄN LAN DUYÊN

Người chấm, nhận xét 1:

Người chấm, nhận xét 2:

Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận vănKhoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày tháng năm 2006

Trang 4

em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Chân thành cảm tạ cô Nguyễn Thị Ngọc Lan, cô Vũ Thị Thuỳ Chi chủ nhiệm lớp DH3KN2 đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại trường.Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn em chân thành cảm ơn:

- Tập thể cán bộ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã tạo điều kiện giúp

em hoàn thành luận văn

- Quý thầy cô khoa KT – QTKD trường Đại Học An Giang

-Các cán bộ phòng nông nghiệp huyện Chợ Mới đã tạo điều kiện, chỉ dẫn em nghiên cứu và thu thập số liệu điều tra trên địa bàn huyện

-Cuối cùng là toàn thể các bạn sinh viên của lớp DH3KN2, sinh viên phòng 113 KTX Đại Học An Giang đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn

Thay lời cảm tạ, một lần nữa em xin kính gởi đến Quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất

Trân trọngHứa Thị Thía

Trang 5

TÓM LƯỢC

Đề tài "Thực Trạng Và Giải Pháp Tiêu Thụ Hoa Màu Huyện Chợ Mới " được

thực hiện tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Thông qua các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban, sách báo và các tài liệu có liên quan, phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 nông dân sản xuất hoa màu các loại và 10 thương lái,bạn hàng xáo tại các xã Mỹ Luông, Kiến An, Hội An để tìm hiểu các thông tin về: thực trạng sản xuất hoa màu hiện nay; tình hình tiêu thụ hoa màu thông qua thương lái bạn hàng xáo, chợ nông sản, hợp tác xã

Kết quả điều tra cho thấy một số vấn đề tồn tại như: Đối với nông dân thì thiếu vốn

để sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn để mua bán; Các nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ chưa đảm bảo tính kịp thời và chính xác cao; Bà con nông dân

và thương lái hầu như chưa hiểu biết nhiều về rau an toàn, có người hầu như không biết

gì về rau an toàn

Kết quả này cũng là cơ sở để tôi đánh giá và đưa ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tương để năng cao năng suất, chất lượng hoa màu trong quá trình sản xuất cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ hoa màu cho huyện

Trang 6

MỤC LỤC

Trang LỜI CẢM TẠ a TÓM TẮT b MỤC LỤC c DANH MỤC BẢNG BIỂU e DANH MỤC CÁC HÌNH g

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2

1.4.2 Phương pháp phân tích 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Một số khái niệm 4

2.1.1 Khái niệm thương lái, bạn hàng xáo 4

2.1.2 Khái niệm về giá 4

2.1.3 Khái niệm về phân phối 4

2.2 Phân nhóm các loại hoa màu 4

2.2.1 Phân nhóm trên cơ sở thực vật học 4

2.2.2 Phân nhóm theo bộ phận sử dụng 5

2.2.3 Phân nhóm theo đặc tính sinh học 5

2.3 Nguồn gốc các loại hoa màu 6

2.3.1 Một số loại có nguốn gốc nhiệt đới 6

2.3.2 Các loại có nguồn gốc ở vùng Á nhiệt đới và vùng khí hậu ôn hoà 6

2.4 Vai trò và tầm quan trọng của ngành sản xuất hoa màu 6

2.4.1 Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu 6

2.4.1 Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu trên thế giới 6

2.4.1 Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu ở nước ta 6

2.4.2 Tầm quan trọng của ngành sản xuất hoa màu 8

2.4.2.1 Tính đa dạng của cây rau, màu 8

2.4.2.2 Thành phần dinh dưỡng của cây rau, màu 8

Trang 7

2.4.2.3 Hiệu quả kinh tế 8

2.5 Phương hướng phát triển rau màu 9

2.6 Các vấn đề về rau an toàn 11

2.6.1 Khái niệm về rau an toàn 11

2.6.2 Các chỉ tiêu của rau an toàn 11

2.6.2.1 Chỉ tiêu nội chất 11

2.6.2.2 Chỉ tiêu về hình thái 11

2.6.2.3 Các nguyên tắc trong sản xuất rau sạch 11

2.7 Các dạng lý thuyết 12

2.7.1 Lý thuyết cung cầu 12

2.7.1.1 Cung sản phẩm nông nghiệp 12

2.7.1.2 Cầu sản phẩm nông nghiệp 13

2.7.1.3 Sự cân bằng cung cầu 14

2.7.2 Lý thuyết thị trường nông sản 15

2.7.2.1 Khái niệm 15

2.7.2.2 Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản 15

2.7.2.3 Vai trò của thị trường nông sản 16

2.7.2.4 Biên tế marketing 16

2.8 Liên kết kinh doanh với công nghiệp và kinh doanh 17

2.9 Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh 17

2.10 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 18

2.11 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 19

2.12 Vai trò của liên kết sản xuất trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa 19

2.13 Phương hướng cải thiện marketing nông sản 21

2.14 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất 22

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI 23

3.1 Đặc điểm tự nhiên 23

3.1.1 Vị trí địa lý 23

3.1.2 Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng 23

3.2 Tình hình chung của huyện Chợ Mới 23

3.2.1 Về xây dựng cơ sở hạ tầng 24

3.2.2 Về sản xuất nông nghiệp 24

3.2.2.1 Về sản xuất nông nghiệp chung 24

3.2.2.2 Về sản xuất hoa màu 25

Trang 8

3.2.2.3 Về chăn nuôi 25

3.3 Kết luận 25

CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA MÀU HIỆN NAY CỦA HUYỆN CHỢ MỚI 27

4.1 Thực trạng sản xuất hoa màu hiện nay 27

4.1.1 Diện tích và loại hoa màu sản xuất 27

4.1.1.1 Diện tích trồng hoa màu của nông hộ 27

4.1.1.2 Lựa chọn loại hoa màu sản xuất 28

4.1.2 Vốn sản xuất 29

4.1.3 Lao động 29

4.1.4 Thông tin phục vụ cho sản xuất 30

4.1.5 Năng suất 31

4.1.6 Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất hoa màu 32

4.1.6.1 Khó khăn 32

4.1.6.2 Thuận lợi 32

4.2 Thực trạng tiêu thụ hoa màu hiện nay 33

4.2.1 Kênh phân phối 33

4.2.2 Giá cả 33

4.2.3 Thông tin về giá cả 34

4.2.4 Lựa chọn người bán 35

4.2.5 Thanh toán 36

4.2.6 Những khó khăn và thuận lợi trong tiêu thụ hoa màu 36

4.2.6.1 Những khó khăn 36

4.2.6.2 Những thuận lợi 37

4.3 Hiệu quả kinh tế 37

4.4 Quan điểm về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 37

4.5 Tình hình tiêu thụ tại qua các chợ nông sản 38

4.6 Thông hợp tác xã trong thời gian qua tại Chợ Mới 38

4.7 Phương hướng phát triển 39

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA MÀU HUYỆN CHỢ MỚI 40

5.1 Giải pháp trong sản xuất 40

5.1.1 Tăng cường công tác khuyến nông 40

5.1.2 Đối với chính quyền địa phuơng 40

5.1.3 Phát triển rau an toàn 41

Trang 9

5.1.3.1 Về sản xuất rau an toàn 41

5.1.3.2 Về tiêu thụ rau an toàn 41

5.2 Giải pháp trong tiêu thụ 42

5.2.1 Đối với nông dân 42

5.2.2 Đối với thương lái 42

5.2.3 Đối với doanh nghiệp 42

5.2.4 Đối với chính quyền địa phương 42

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

6.1 Kết luận 44

6.2 Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC

Trang 11

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lí do chọn đề tài

Từ ngàn xưa ông cha ta cũng đã có câu: “đói ăn rau, đau uống thuốc”, điều này cũng chứng minh một điều rằng rau quả hay gọi chung là hoa màu là một loại thực phẩm rất quan trọng, không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng

Trồng rau là hoạt động sản xuất đã gắn bó với người nông dân nước ta rất lâu đời Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng phát triển cây rau ở nước ta chưa được khơi dậy và chưa trở thành một hoạt động kinh tế mang lại lợi ích cho nhân dân và cho đất nước.Ngày nay theo đà phát triển của đất nước, dân ta có đời sống ngày càng được nâng cao Không còn là “ăn no mặc ấm” mà đã tiến lên “ăn chắc mặc bền” và “ăn ngon mặc đẹp” Người ta chú trọng nhiều hơn vào sức khoẻ, vào cơ cấu bữa ăn của mình sao cho phù hợp do đó rau và các loại hoa màu khác cũng nằm trong danh sách những chất cần thiết phải cung cấp cho cơ thể Đặc biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm được đạm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng hoa màu ngày càng gia tăng để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường

Hàng năm An Giang đã cung cấp một số lượng lớn lương thực và hoa màu các loại cho thị trường cả nước Với tổng giá trị lương thực tương đuơng 4,78 ngàn tỷ đồng chiếm 60,68% giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các thành phần kinh tế của cả tỉnh

và tổng giá trị cây rau đậu tương đương 1,03 ngàn tỷ đồng chiếm 13,03% giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các thành phần kinh tế của cả tỉnh Trong đó, Chợ Mới là huyện có diện tích gieo trồng cũng như năng suất hoa màu lớn nhất tỉnh hiện nay.Tuy nhiên, tình hình sản xuất của bà con ông dân hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do còn sản xuất tự phát Và thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy rõ tính thiếu bền vững khi phải đương đầu với các bất lợi về tiêu chuẩn chất lượng và cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hơn Mà vấn đề nan giải nhất là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của bà con nông dân hiện nay

Để khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang nói chung và Chợ Mới nói riêng Hướng bà con nông dân sản xuất theo một hệ thống có

tổ chức và đảm bảo an toàn về chất lượng cho sản phẩm làm ra và cả về sản lượng sản xuất, tìm sự liên kết để đảm bảo đầu ra cho bà con là điều cấp thiết Và từ thực trạng

trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực Trạng Và Giải Pháp Tiêu Thụ Hoa Màu

Huyện Chợ Mới”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu hiện nay của huyện Chợ Mới.Tìm phương pháp để nâng cao chất lượng và số lượng hoa màu sản xuất trong huyện, hướng bà con nông dân tới việc trồng rau sạch đúng theo qui định của chính phủ.Tìm giải pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa màu cho bà con nông dân

Trang 12

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Chỉ nghiên cứu trong địa bàn huyện : Chợ Mới, trong đó tập trung nghiệ cứu trong vụ mùa 2005 - 2006

- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau màu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang, Cục Thống Kê tỉnh An Giang, báo cáo chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Mới,

- Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp bà con nông dân và một số chuyên gia trong ngành với tổng số mẫu là 60 mẫu Trong đó thương lái, bạn hàng xáo 10 mẫu và nông hộ trực tiếp sản xuất 50 mẫu

* Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi điều tra với các nội dung về sản xuất tiêu thụ hoa màu tại một số xã điển hình của huyện Chợ Mới

* Bước 2: Liên hệ các cán bộ của các xã điển hình sản xuất hoa màu hướng dẫn đến các nông hộ sản xuất và mua bán hoa màu để phỏng vấn

* Bước 3: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân và 10 thương lái, bạn hàng xáo tại các xã: Kiến An, Hội An, Mỹ Luông

Hình 1: Bản đồ hành chính Chợ Mới

Trang 13

1.4.2 Phương pháp phân tích

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được Từ đó, đưa ra những kết luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu của huyện Chợ Mới cũng như đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa màu cho bà con nông dân huyện

Trang 14

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Một số khái niệm

2.1.1.Khái niệm về thương lái, bạn hàng xáo

* Thương lái: là tên gọi dân gian, được ghép bởi hai từ: thương nhân và lái buôn.

- Thương nhân: là người làm nghề buôn bán.

- Lái buôn: là người chuyên nghề buôn bán và buôn bán đường dài.

* Hàng xáo: là người làm nghề mua bán lúa hoặc một số loại nông sản khác với số

lượng không lớn, vì gần gũi với nông dân nên còn được gọi là “bạn hàng xáo”

2.1.2 Khái niệm về giá

Giá cả là số tiền mà người bán và người muốn mua thoả thuận với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường hoặc giá cả là số tiền hay sản phẩm mà ta yêu cầu đưa ra để đổi lấy cái gì khác (chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, ) trong quan hệ hợp tác cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông và người tiêu dùng chủ động mua bán thoả thuận về giá cả và hình thành nên giá thị trường

Hình 2: Những quyết định cân nhắc khi quyết định về giá

2.1.3 Khái niệm về phân phối

* Phân phối: là hoạt động liên quan đến quá trình đưa sản phẩm từ nơi người sản

xuất đến người sử dụng cuối cùng

* Kênh phân phối: là một hệ thống các tổ chức hoặc các cá nhân có quyền sở hữu

sản phẩm hoặc giúp đỡ trong việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm nào đó khi nó di chuyển từ người sản xuất đến người mua cuối cùng

Có nhiều loại kênh phân phối Kênh phân phối dài có nhiều thành phần tham gia và kênh phân phối ngắn ít đối tượng tham gia Trong đó kênh phân phối ngắn hiệu quả hơn

2.2 Phân nhóm các loại hoa màu

Có nhiều cách phân nhóm nhưng thường gặp các cách phân nhóm sau đây:

2.2.1 Phân nhóm trên cơ sở thực vật học

Quyết định

về giá

Trang 15

- Một lá mầm:

Họ hoà thảo: Măng vầu, măng tre,

Họ Bách hợp: Hành tây, hành ta, măng tây,

- Hai lá mầm:

Họ rau dền: Rau dền

Họ hoa chữ thập: Củ cải, cải bắp, su lơ, su hào,

Họ đậu: đậu Hà Lan, đậu côve, đậu đũa,

Họ hoa tán: Rau cần nước, cà rốt,

Họ cà: Cà chua, cà ớt, khoai tây,

Họ bầu bí: Dưa chuột, bí ngô, bầu, mướp,

Họ cúc: Xà lách, rau diếp, rau cúc,

Họ loa kền: Rau muống

2.2.2 Phân nhóm theo bộ phận sử dụng

* Rau ăn rể củ: Củ cải, cà rốt, củ đậu,

* Rau ăn thân củ: Su hào, khoai tây,

* Rau ăn lá: Cải bắp, rau dền, rau muống, sà lách, rau diếp,

* Rau ăn hoa: Su lơ

* Rau ăn quả: Dưa chuột, bí ngô, bí đao, cà chua, đậu đỗ,

2.2.3 Phân nhóm theo các đặc tính sinh học

* Rau ăn rể củ: Củ cải, cà rốt, củ đậu,

* Rau cải trắng: Cải thìa, cải bẹ,

* Rau ăn lá: Cải bắp, rau dền, rau muống, sà lách, cải cúc,

* Hành tỏi: Hành ta, tỏi ta, củ kiệu,

* Cà : Cà chua, cà, ớt

* Bầu bí: Bí ngô, bí đao, bầu, dưa chuột, dưa hấu,

* Đậu đỗ: Đậu côve, đậu đũa, đậu ván

* Khoai: Khoai tây, khoai sọ

* Rau thuỷ sinh: Rau cần, ngó sen,

* Rau lâu năm: Măng tây, măng trúc, măng tre,

* Nấm ăn: Mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò,

Mỗi cách phân nhóm có những ưu điểm và nhược điểm riêng Thông thường người ta thường sử dụng cách phân nhóm theo đặc tính sinh học Vì cách này có ưu điểm là dựa một phần vào các đặc tính sinh học của các loại rau, mặt khác dựa vào kỹ thuật trồng trọt

Trang 16

2.3 Nguồn gốc các loại hoa màu

Các loại này có nguồn gốc rất khác nhau Nguồn gốc có ảnh hưởng rất lớn đến các yêu cầu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác

2.3.1 Một số loại có nguồn gốc nhiệt đới

Dưa hấu có nguồn gốc ở Trung Phi, cà và bí ngô có nguồn gốc ở Đông Ấn Độ

và Trung Mỹ, dưa chuột có nguồn gốc Đông Ấn Độ, cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Mêhicô, Khoai tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ,

Những loại này không chịu được rét, thích khí hậu ấm, ôn hoà, yêu cầu đối với ánh sáng không nghiêm khắc

2.3.2 Các loại có nguồn gốc ở vùng Á nhiệt đới và vùng khí hậu ôn hoà

Cải trắng, cải bắp, cải củ, rau cần, hành, tỏi, đậu, Những loại này chịu được rét, thích khí hậu mát Trong quá trình phát triển chúng có yêu cầu là nhiệt độ thấp mới hoàn thành được các giai đoạn phát triển để ra hoa kết quả

2.4 Vai trò và tầm quan trọng của ngành sản xuất hoa màu

2.4.1 Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu

2.4.1.1 Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu trên thế giới

Hiện nay nhu cầu rau quả trên thế giới rất lớn nhưng song song đó thì hệ thống kiểm định chất lượng cũng được quan tâm đến mức tối đa Hầu hết các thị trường nhập khẩu rau quả trên thế giới đều có tiêu chuẩn chất lượng quy định riêng đối với từng loại rau quả Chính vì thế mà có thể trong tương lai những mặt hàng rau quả nào muốn xuất khẩu được thì phải qua sự kiểm định hết sức chặt chẻ

2.4.1.2 Sự phát triển của ngành sản xuất hoa màu ở nước ta

Theo số liệu thống kê năm 2000 thì diện tích trồng hoa màu cả nước là 445 nghìn ha tăng 70% so với năm 1999 (261.090 ha) Năng suất nói chung còn rất bấp bênh Năm 1999 năng suất cao nhất đạt 144,8 tạ/ha bằng 80% so với mức trung bình toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha) Năng suất thấp nhất là các tỉnh miền trung, chỉ bằng một nửa năng suất cả nước

Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất ở nước ta còn thấp, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu đầu tư cho thuỷ lợi và phân bón Ngoài ra nước ta vẫn chưa có giống chuẩn và tốt Hệ thống nhân giống và sản xuất giống cũng chưa hình thành và phát triển Phần lớn hạt giống do dân tự để giống hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm

kỹ Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của hoa màu

Các vùng hoa màu được gieo trồng ở 2 vùng chính:

- Vùng chuyên canh ven thành phố và các khu công nghiệp, chiếm 38 - 49% diện tích và 45 – 50% sản lượng Tại đây hoa màu sản xuất tập trung phục vụ cho dân

cư là chủ yếu với nhiều chủng loại phong phú và đạt chất lượng cao

- Vùng luân canh với cây lương thực được trồng chủ yếu trong vụ đông xuân tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ Đây là vùng hoa màu hàng hoá lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu tươi, nếu nước ta biết phát huy được lợi thế này thì ngành sản xuất hoa màu sẽ có tốc độ phát triển nhảy vọt

Trang 17

Bảng 1: Thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng cả nước giai đoạn

1991 – 2002 Năm (1000 ha) Diện tích Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) người (kg/năm) Bình quân đầu

Với gần 12 triệu nông dân ở nông thôn với diện tích trồng bình quân khoảng 30

lượng hoa màu tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm So với nhu cầu dinh dưỡng thì khối lượng trên còn rất thấp, chỉ với mức sản xuất 100 kg/người/năm (tiêu thụ 80 kg) như kế hoạch đề ra năm 2000 thì nước ta chỉ mới đạt chỉ tiêu về khối lượng cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu, chứ chưa đảm bảo nhu cầu cho xuất khẩu Thực tế cho thấy những năm gần đây nước ta phát triển nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng Tuy nhiên, trên hoa màu và nhất là rau vẫn còn dư lượng hoá chất, điều này đã để lại hậu quả xấu cho người tiêu dùng

Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành rau, màu sẽ đạt 600 triệu USD vào năm 2010, tăng gần gấp 3 lần so với kim ngạch xuất khẩu của năm nay Các chuyên gia cho rằng tiềm năng phát triển và xuất khẩu rau, màu của việt Nam là rất lớn, nếu thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ, thiết thực thì mục tiêu trên không phải là quá xa vời

Trang 18

2.4.2 Tầm quan trọng của ngành sản xuất rau, màu

2.4.2.1 Tính đa dạng của cây rau, màu

Rau, màu là một trong những cây trồng quan trọng được người dân Việt Nam canh tác từ lâu đời, bất cứ nơi nào có người ở là ở đó có rau xanh, khá phong phú về chủng loại Riêng rau, màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hầu hết thuộc các chủng loại rau nhiệt đới, á nhiệt đới Dựa vào phân loại thực vật có thể chia ra 10 nhóm chính: ăn rễ, ăn củ, rau họ cải, họ cà, họ bầu bí, họ đậu, họ hành tỏi, rau ăn lá, rau thủy sinh và rau lưu niên

ĐBSCL có tới 55 loài cây dùng làm rau ăn Các loại rau chủ yếu thuộc loại cây hàng niên đã thích nghi được với điều kiện khí hậu và điều kiện đất đai của vùng này Đây là nguồn gen quí giá phù hợp cho công tác chọn giống rau quanh năm của ĐBSCL

2.4.2.2 Thành phần dinh dưỡng của rau, màu

Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu: “Đói ăn rau, đau uống thuốc” Điều này đã nói lên phần nào tầm quan trọng của rau, màu trong đời sống con người

Rau và các loại hoa màu khác rất cần thiết cho con người, nó có rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: các loại vitamin A, C, D, khoáng chất, chất xơ, chất đạm,

vì vậy hoa màu là nhu cầu không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tinh Rau, màu chứa nhiều nước, từ 75 – 80%, các chất khoáng như: Canxi, Kali, Sắt, Iốt…giúp trung hòa độ pH trong máu và dịch tế bào, các vitamin quan trọng trong rau vitamin A, vitamin B, Vitamin C,… Chất xơ có trong rau chủ yếu là chất khô, nó làm tăng thể tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa, giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng, kích thích ruột co bóp và tiết dịch tiêu hóa, giúp cơ thể chống bệnh táo bón Ngoài ra, nó còn chứa chất đạm và là vị thuốc quan trọng

Phần lớn các loại hoa màu đặc biệt là rau đây là những cây dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc nhân dân để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh thông thường

Rau, màu cung cấp nhiều loại vitamin làm cân đối dinh dưỡng của con người Đặc biệt đối với trẻ em và người già, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển và ngăn ngừa tình trạng lão hoá của các tế bào, các mô bào trong cơ thể Trong một số loại hoa màu có chứa chất dầu, chất tinh dầu, một số ancoloit, Đó là các chất kháng sinh, chất diệt khuẩn, giúp bảo vệ con người chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của nhiều loài vi sinh vật

2.4.2.3 Hiệu quả kinh tế

Sản xuất rau quả để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho người dân là một yêu cầu đang được đặt ra ngày càng rõ nét Thêm vào đó, rau quả là nguồn xuất khẩu có nhiều triển vọng ở nước ta, mang lại nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho cả nước

Tăng ngày công lao động cho nông thôn vì sản xuất rau đòi hỏi nhiều công lao động hơn so với sản xuất lúa và cây lương thực khác

Tăng thu nhập cho nông dân mặc dù sản xuất rau chỉ chiếm 5 - 6% so với tổng sản lượng nông nghiệp, ngoài ra nó phát triển thêm nhiều ngành nghề phụ phục vụ cho sản xuất nông thôn: đan sọt, giỏ, nghề mộc và dịch vụ chế biến… Cuối cùng là đẩy mạnh xuất khẩu và trao đổi hàng hóa giữa các nước

Trang 19

2.5 Phương hướng nghiên cứu phát triển rau, màu

2.5.1 Phương hướng nghiên cứu phát triển rau, màu trên thế giới

Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu người tiêu dùng và thu nhập dân cư, việc tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh từ 2000 – 2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá Theo USDA, nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22 – 23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7 – 8% Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000 – 2004

Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada, vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu Các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính trong cung cấp rau tươi trái vụ

Hướng tới có thể rau màu sẽ được tiêu thụ mạnh ở các siêu thị của thị trường nhập khẩu như thị trường EU chẳng hạn Muốn bán rau cho EU, các nhà sản xuất nên tìm hiểu xem làm thế nào để có chứng chỉ chứng nhận tiêu chuẩn rau sạch của EU Khi

đã nắm được chứng chỉ này thì rất dễ dàng, cứ liên lạc trực tiếp với hệ thống siêu thị ở Châu Âu vì ở Châu Âu cũng như Thụy Sĩ, người dân tin vào chất lượng thực phẩm ở các siêu thị Do vậy, hệ thống siêu thị là kênh phân phối hàng hóa vô cùng quan trọng, đồng thời cũng là người kiểm tra chất lượng sản phẩm không kém phần quan trọng Hơn nữa, khi có chứng nhận chất lượng, người tiêu dùng ở thị trường này sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn, họ chỉ cần nhìn vào vỏ bao bì là có thể quyết định mua hay không Một thông tin khác cũng đáng chú ý, hiện nay có đến 56% người tiêu dùng ở thị trường này sẵn sàng chấp nhận chi thêm 15% để mua được sản phẩm rau sạch Hầu hết

họ đều muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và bảo vệ được môi trường, vì đã có quá nhiều ô nhiễm

2.5.2 Phương hướng nghiên cứu phát triển rau cả nước

Theo Báo Người Lao Động (2004), Bộ thương mại dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam trong năm 2004 sẽ đạt 140 triệu USD và sẽ được nâng lên 350 triệu USD vào năm 2005 Rau quả Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 50% tổng lượng rau quả xuất khẩu Để đạt được mục tiêu trên thì ngành rau quả cần xây dựng vùng sản xuất rau quả tập trung là 1,265 triệu ha vào năm 2004 và 1,290 triệu ha vào năm 2005; sản lượng 13,9 triệu tấn năm 2004 và 15,3 triệu tấn năm 2005

Việc không ngừng đưa các tiến bộ vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng là hết sức cần thiết và cấp bách Để giải quyết vấn đề bức thiết này công tác nghiên cứu cần tập trung vào những hướng sau đây:

* Nghiên cứu về giống

- Chọn tạo các loại rau chủ lực, có diện tích và sản lượng lớn: cải bắp, cà chua,

ớt, dưa leo, đậu rau, hành tỏi,… Tập trung lai tạo giống F1 trên dưa hấu, cà chua, ớt,… từng bước tiến tới lai tạo giống các cây họ cải

Trang 20

- Thu thập, nhập nội, khảo nghiệm và phát triển các giống mới có triển vọng, có nhu cầu tiêu dùng trong nước Cần quan tâm tiềm năng, năng suất, khả năng chống chịu bệnh, các yếu tố bất lợi của môi trường

- Ngoài mục tiêu chọn giống có năng suất cao, cần chú ý đến chất lượng và đặc biệt quan tâm đến khả năng chống chịu côn trùng, bệnh, các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ, phèn, mặn,… Từng bước tiến hành nghiên cứu, xây dựng các xí nghiệp chuyên sản xuất giống rau, cây rau con sạch bệnh cho nông dân

* Sản xuất rau sạch

- Cần phải hoàn thiện và triển khai rộng qui trình sản xuất rau sạch để có sản phẩm cao về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh y tế, nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học, các thành phần hữu cơ trong canh tác Tăng cường ứng dụng các biện pháp tiên tiến như trồng rau có các thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà kính, ), che phủ đất (nilon) và

né tránh các yếu tố bất lợi của môi trường Nhằm năng cao năng suất và chất lượng nông sản

* Xây dựng dây chuyền sản xuất – chế biến – tiêu thụ

- Vấn đề này cần quan tâm nghiên cứu trên cơ sở khoa học về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ một cách hiệu quả, trong đó có cây rau thực phẩm nhằm nâng cao sức sản xuất trên một đơn vị đất đai và thu nhập cho người sản xuất Qui hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu rau tập trung cho các nhà máy chế biến có qui mô phù hợp Tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản, đóng gói các loại rau nhất là các sản phẩm tươi sống để làm giảm tổn thất kéo dài thời gian tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm Đặc điểm cơ bản của rau là tập trung thu hoạch theo mùa vụ, do vậy phải chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến đa dạng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước

- Cần đầu tư thêm vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu rau để đủ điều kiện mở rộng

và phát triển kinh doanh Cần có biện pháp phát triển thị trường trong nước như tổ chức lại hệ thống các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau quả gắn xuất khẩu, chế biến với thị trường Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nên tổ chức theo dạng khép kín “sản xuất – thu gom – chế biến – tiêu thụ” Đồng thời, cần xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, chợ buôn bán rau quả tại các vùng có sản lượng hàng hóa lớn Các trung tâm này là nơi cung cấp thông tin về kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản, giống mới, đối tác thương mại và đầu tư cho các nhà kinh doanh và những người tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

- Cần đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại như đầu tư vốn, công nghệ, nhân lực nhằm tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu Thành lập các chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài để xúc tiến ký kết các hợp đồng tổ chức tiêu thụ sản phẩm Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành rau quả Việt Nam Cần lựa chọn các chủng loại rau có lợi thế so sánh, phù hợp với môi trường khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác, những chủng loại rau đã được đa số người tiêu dùng nước ngoài ưa thích, có khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài với số lượng lớn Xác định rõ ràng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chuẩn bị đầu ra bằng các cam kết, liên doanh sản xuất với các đơn vị cá nhân chuyên ngành rau quả thị trường thế giới

Trang 21

2.6 Các vấn đề về rau an toàn

2.6.1 Khái niệm về rau an toàn

Những sản phẩm rau tươi có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh

- Hàm lượng đạm Nitrate (NO3 ) (phụ lục 5)

- Hàm lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asênic, kẽm, đồng…) (phụ lục

6)

Tất cả 4 chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của các Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga, Mỹ,… trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn về các lĩnh vực

này (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998).

Hai chỉ tiêu 3 và 4 không gây tác hại tức thời mà tích lũy nhiễm độc theo thời gian Hai chỉ tiêu 1 và 2 thường gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bệnh không

hợp lí, hoặc do sử dụng phân người, phân gia súc (Ban chỉ đạo nghiên cứu rau sạch TP

Hồ Chí Minh, 1996).

2.6.2.2 Chỉ tiêu về hình thái

Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (1998), sản phẩm rau tươi được thu hoạch đúng lúc, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm của từng loại rau, không dập nát hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp

2.6.2.3 Các nguyên tắc trong sản xuất rau sạch

- Chọn đất: Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rau Vùng trồng rau phải cách khu vực có chất thải công nghiệp

và bệnh viện ít nhất là 2 km, với chất thải sinh hoạt ít nhất là 200 m

- Nước: nên sử dụng nước giếng khoan, nếu không có giếng thì dùng nước sông,

ao, hồ trong không bị ô nhiễm

- Giống: Hiện nay giống có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc năng cao năng suất và chất lượng rau Chỉ gieo những hạt tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không

có mầm bệnh, hạt giống trước khi gieo cần được xử lí hóa chất hoặc nhiệt

- Phân bón: Không dùng phân chuồng chưa hoai để loại trừ vi sinh vật gây bệnh

Có thể sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén rễ Có thể phun 3 - 4 lần tùy từng loại rau Kết thúc phun ít nhất trước khi thu hoạch 5 - 10 ngày

- Bảo vệ thực vật: Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với kí sinh thiên địch Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (BT, hạt củ đậu ) các chế phẩm thảo mộc, các kí sinh thiên địch để phòng bệnh Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp

Trang 22

phòng trừ tổng hợp (IPM): luân canh cây trồng hợp lí, sử dụng giống tốt, chống chịu bệnh, bắt sâu bằng tay, dùng bẫy sinh học trừ bướm, vệ sinh đồng ruộng

- Thu hoạch, bao gói: rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già héo, quả bị sâu, dị dạng Rau được rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch, trước khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng Trên bao phải có phiếu bảo hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng

2.7 Các dạng lý thuyết

2.7.1 Lý thuyết về cung - cầu

2.7.1.1 Cung sản phẩm nông nghiệp

Cung sản phẩm nông nghiệp được hiểu là lượng hàng hoá nông sản của các doanh nghiệp và các hộ nông dân có khả năng sản xuất được và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá trong một thời điểm nhất định

Cung sản phẩm được xem xét trên cơ sở kết hợp đồng thời hai điều kiện chính là khả năng sản xuất và tính sẵn sàng cung ứng Khả năng sản xuất được qui định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất trong một thời gian và không gian nhất định Tương ứng với khả năng sản xuất nào sẽ có kết quả sản xuất đó tức là lượng sản phẩm được tạo ra với chi phí nhất định là kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất Người sản xuất sẵn sàng bán khi giá cả thoả mãn sự mong đợi của họ Giá cả là tổng hợp của nhiều yếu tố, nó quyết định thái độ của người bán Mỗi một mức giá có một lượng hàng bán ra tương ứng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất kinh doanh Chấp nhận bán một lượng hàng nhất định ở mỗi mức giá tức là hài lòng với mức lợi nhuận ở mức giá đó Vì vậy, không chỉ xem xét một trong hai điều kiện trên mà phải xem xét kết hợp đồng thời hai điều kiện đó

mô sản xuất hàng hoá được quy định bởi số lượng, cơ cấu các yếu tố đầu vào và năng lực tổ chức kết hợp chúng lại với nhau Yếu tố này dẫn đến sự dịch chuyển của đường cong cung Trong nông nghiệp, các yếu tố đầu vào được khai thác theo nhiều hướng khác nhau và có rất nhiều cách kết hợp các yếu tố đầu vào đó chẳng hạn như đất nông nghiệp có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau, lao động nông thôn có thể sử dụng cho nhiều công việc khác nhau, Điều quan trọng là tất cả các yếu tố đó đều tác động liên hoàn đến cây trồng, vật nuôi Đó là yếu tố đặc thù của yếu tố nội sinh xác định cung trong sản xuất nông nghiệp

- Các yếu tố môi trường (ngoại sinh) gồm tác động của tự nhiên, chính sách của nhà nước và sản lượng của bên ngoài Điều kiện tự nhiên tác động một cách ngẫu nhiên làm cho kết quả sản xuất bấp bênh Chính sách thuế, giá cả và các chính sách khác sẽ thắt chặt hay mở rộng cung tùy theo sự tác động của chúng đến lợi ích vật chất của người sản xuất Nhà nước điều khiển nền kinh tế thông qua hệ thống chính sách nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường, lập lại thế cân bằng mới cho nền kinh tế Tuy nhiên, nếu như tác động đó thất bại (thất bại của chính phủ) thì nền kinh tế sẽ biến dạng Yếu tố chính sách trong nông nghiệp chậm phát huy tác dụng vì chu kỳ sản xuất

Trang 23

nông nghiệp dài, kết quả chính sách biểu hiện nhanh nhất cũng phải hàng tháng, hàng năm, hoặc nhiều năm, Ở những nước đang phát triển do sản xuất thấp kém nên giá cả

và sản lượng nông sản Quốc tế đã gây sức ép lên nền kinh tế trong nước Các yếu tố xác định cung luôn biến thiên

Q = F (X1, X2 Xn)

Đường cong cung (AS): Đường cong cung biểu hiện quan hệ giữa giá cả P và

sản lượng Q Ứng với giá P có sản lượng Q Khi giá cả càng lớn thì sản lượng càng lớn hay nói cách khác Q có quan hệ tỉ lệ thuận với P Vì vậy đường cong cung sẽ dốc lên

Hình 3: Đồ thị đường cong cung (AS) 2.7.1.2 Cầu sản phẩm nông nghiệp

Cầu sản phẩm nông nghiệp được hiểu là lượng hàng hoá nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong một thời điểm nhất định Như vậy, cầu có được là do sự xuất hiện đồng thời của hai điều kiện Cầu sẽ không xuất hiện nếu thiếu một trong hai điều kiện đó Xét điều kiện thứ nhất - lượng hàng cần mua Không phải bất cứ nhu cầu nào của người tiêu dùng cũng được thoả mãn, người ta chỉ mua hàng với túi tiền của mình tức là cầu có khả năng thanh toán Với thu nhập có hạn người tiêu dùng tính toán xem nên mua loại hàng nào và số lượng bao nhiêu Như vậy lượng hàng mua được còn phụ thuộc vào giá cả, với một mức giá họ sẽ mua được một lượng hàng tương ứng Thái độ ứng xử của người tiêu dùng là làm sao thoả mãn đến mức tối đa tiêu dùng của mình trong điều kiện thu nhập của họ

Các yếu tố xác định cầu:

- Sản lượng và giá cả các mặt hàng có liên quan: Sản phẩm có thể thay thế hoặc

bổ sung cho nhau Khi giá cả hàng thay thế giảm xuống việc tiêu thụ loại hàng thay thế

sẽ ít đi hoặc giá cả của nó cũng giảm đi Khi lượng hàng bổ sung tăng lên thì xu hướng tiêu dùng của loại hàng được bổ sung sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên Nó làm dịch chuyển đường cầu

- Thu nhập: Thu nhập thấp cầu về các mặt hàng rẻ tiền sẽ lớn hơn, khi thu nhập tăng người ta sẽ tiêu dùng nhiều mặt hàng cao cấp hơn trong khi hàng cấp thấp giảm đi

Ở đây có sự dịch chuyển của đường cong cầu

- Thị hiếu của người tiêu dùng: sản phẩm nông nghiệp thường gắn với phong tục, tập quán của người dân địa phương

Trang 24

- Dân số tăng làm cho qui mô tiêu dùng tăng lên Nhưng cầu nông nghiệp có tính đặc thù Nếu sức sản xuất thấp kém khi năng suất tăng lên cầu về các sản phẩm rẻ tiền tăng lên, còn khi sức sản xuất phát triển, mức sống tăng, dân số tăng sẽ làm cho cầu tăng lên có tính gia tốc nhất là đối với các sản phẩm cao cấp.

- Cầu còn được xác định bởi tính thời gian: Đối với nông sản phẩm thì yếu tố này càng rõ nét (cầu về hạt giống, con giống, nguyên liệu cho công nghiệp, ) chỉ xuất hiện vào những lúc nhất định theo qui trình sản xuất của từng ngành Việc sản xuất và cung ứng có tính thời vụ về một số sản phẩm nông nghiệp tạo nên thời gian tính của sự tiêu dùng

- Kỳ vọng của người mua đó là cầu mong muốn hay cầu dài hạn những gợi ý cho sản xuất sau này

Đường cong cầu: Đường cong cầu biểu hiện quan hệ giữa P và Q, quan hệ đó

nói lên rằng giá càng cao lượng cầu càng giảm và ngược lại giá càng thấp lượng cầu càng tăng Đường cong cầu sẽ dốc xuống

Hình 4: Đồ thị đường cong cầu (AD) 2.7.1.3 Sự cân bằng cung cầu

Quan hệ thị trường là quan hệ chủ yếu giữa người sản xuất và người tiêu dùng nông sản Người sản xuất bao giờ cũng muốn tiêu thụ được hàng trên cơ sở lợi nhuận cao tức là người ta muốn bán được nhiều hàng với giá mong muốn Trong khi đó, người tiêu dùng muốn thoả mãn tiêu dùng của mình trong điều kiện thu nhập có hạn tức là người ta muốn mua được nông sản mình cần với giá thấp Nhưng thị trường không thể theo ý muốn của riêng ai vì nếu thoả mãn được nhu cầu của người này thì nhu cầu của người khác lại không được đáp ứng Nếu người bán muốn giá cao, người mua muốn giá thấp thì sẽ không “thành giá” Vì vậy, không thể tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng Nói cách khác giữa họ phải biết thỏa thuận với nhau để hai bên có thể đi đến một đểm chung là: giá thị trường

Thái độ ứng xử của người sản xuất được biểu hiện ở đường cong cung (AS) và người tiêu dùng ở đường cong cầu (AD) Họ sẽ gặp nhau tại điểm E, tại E người sản xuất bán được lượng hàng Q với giá P và người mua đồng thời cũng mua được lượng hàng Q với giá P

Trang 25

E được gọi là điểm cân bằng cung cầu của thị trường Tại điểm cân bằng đó ý muốn của người sản xuất và người tiêu dùng đồng thời được đáp ứng, hàng hoá đuợc sản xuất ra không thừa cũng không thiếu, người tiêu dùng được cung cấp một lượng hàng đủ theo yêu cầu Trên thực tế, đường AS và AD luôn bị những tác động làm cho

nó dịch chuyển, sự dịch chuyển này làm xuất hiện những điểm cân bằng mới E’, E’’, Tại điểm cân bằng mới ta có mức sản lượng mới và mức giá mới

Hình 5: Cân bằng cung cầu 2.7.2 Lý thuyết thị trường nông sản

2.7.2.1 Khái niệm

Thị trường nông sản là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó người bán và người mua trao đổi được các hàng hoá nông sản và các dịch vụ cho nhau

2.7.2.2 Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản

Mỗi cuộc trao đổi trực tiếp bằng hiện vật hay bằng tiền trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu từ người chủ này sang chủ khác với một giá nhất định Nếu chúng ta xem xét hàng loạt biến đổi về quyền sở hữu làm cho sản phẩm chuyển từ tay người sản xuất đầu tiên đến tay người tiêu dùng sau cùng là những dây chuyền phân phối (kênh phân phối) thì có nhiều dây chuyền phân phối khác nhau trong thị trường nông sản Có hai cách mô tả cơ cấu tổ chức của dây chuyền phân phối như sau:

* Timmer (1983): có 5 dây chuyền phân phối khác nhau có thể hoạt động ở thị

trường nông sản

- Người sản xuất và người tiêu dùng ở nông thôn

- Người sản xuất, người bán lẻ nông thôn và người tiêu dùng ở nông thôn.

- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương và người tiêu

dùng ở nông thôn

- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương, người bán

buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.

- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến không ở địa phương,

người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị

PGiá cả

sản lượngAD

Trang 26

* Hill và Insergent: mô tả tổng quát một dây chuyền phân phối nông sản như

sau:

Hình 6: Dây chuyền phân phối

Theo mô tả trong hình 6 , hàng triệu người sản xuất bán sản phẩm của mình

cho một số ít thương nhân, những người này thực hiện chức năng là mua gom các món hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho người bán buôn hoặc chế biến Số người chế biến và bán buôn ít hơn rất nhiều so với người thu gom, và phía cuối dây chuyến mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều người bán lẻ và cuối cùng đến hàng triệu người tiêu dùng

Nguyên tắc chung mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá Giá người nông dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối là giá của người sản xuất Giá mà người tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ Giá được ấn định từ người thu gom đến người bán lẻ được xem như là giá bán buôn

2.7.2.3 Vai trò của thị trường nông sản

Các hoạt động của thị trường có những vai trò sau:

* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về thời gian

Thông qua tồn trữ và xử lý bằng các kỹ thuật giữ tươi, nhiều nông sản đáp ứng yêu cầu sử dụng quanh năm hoặc nhiều năm của người tiêu dùng

* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về không gian địa lý

Sản phẩm của một vùng, một nước được vận chuyển đến những vùng, những nước khác không sản xuất để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng

* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về hình thức

Do sức ép của công nghiệp người tiêu dùng cần những sản phẩm dưới hình thức

“gần như hoàn thành” hoặc “hoàn thành” không phải qua nấu nướng

Như vậy, lĩnh vực thị trường (marketing nông sản) tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản

2.7.2.4 Biên tế Marketing

Biên tế marketing là khoảng cách giá cả giữa giá bán của người nông dân và giá mua của người tiêu dùng Biên tế marketing tồn tại bởi hai nguyên nhân:

- Lợi nhuận: Đây là phần thu lợi của người kinh doanh, là một trong những yếu

tố quyết định giá cả bán ra cao hay thấp

- Chi phí marketing bao gồm tất cả mọi phí tổn của toàn bộ lượng nhập trong khâu vận chuyển (từ thương gia, người vận chuyển, người môi giới), khâu chế biến, dự trữ, bảo quản, hao hụt, thuế suất,

Người

sản xuất

Người tiêu dùng

Người bán lẻNgười

Trang 27

Hai nguyên nhân trên làm cho biên tế marketing cao hay thấp: Chi phí marketing cao làm cho giá về phía người tiêu dùng lớn hơn nhiều so với giá bán ở nông

hộ Các yếu tố độc quyền trong hệ thống marketing thu lợi nhuận quá độ làm cho chênh lệch marketing tăng cao gây bất lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng

2.8 Liên kết nông dân với công nghiệp và kinh doanh

Muốn tạo nên một nền kinh tế gắn kết, phải tạo ra được thể chế tổ chức và cơ chế vận hành thích hợp đảm bảo để người nông dân tiếp cận được với mọi nguồn tài nguyên, tiếp cận được với khoa học công nghệ, với thị trường Xưa nay nghĩ đến nông dân là nghĩ đến hạt lúa củ khoai, con trâu đi trước cái cày theo sau, thật khó hình dung được một mô hình kết hợp sản xuất tiểu nông với thị trường quốc tế hóa năng động với khoa học công nghệ phát triển hàng ngày hàng giờ Để làm được điều kỳ diệu đó, các nước đã công nghiệp hóa thành công đã tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả Một trong những giải pháp đó là hình thức tổ chức sản xuất theo hợp đồng

Nông hộ tiểu nông luôn có 3 đòi hỏi khó đáp ứng là vốn, công nghệ và thị trường Trên thế giới có một hình thức tổ chức đáp ứng được các yêu cầu trên, đó là: sản xuất nông sản theo hợp đồng (contract farming – CF) hay phương thức hợp đồng (contract system) Đây là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều qui định các điều kiện sản xuất

và tiếp thị nông sản hàng hóa

Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/ người thu gom/ người chế biến/ người kinh doanh lớn xuất khẩu…) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng (sản xuất- chế biến- kinh doanh), phương thức hợp đồng đem lại tác dụng to lớn sau đây:

- Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh doanh sang cho nông dân sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

- Chia một phần rủi ro về tiếp thị và tiêu thụ trong quá trình sản xuất – chế biến nông nghiệp cho công ty chế biến tham gia gánh chịu, nông dân chỉ còn lo rủi ro về sản xuất nguyên liệu

- Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sản xuất, nhờ đó sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh dịch tễ do thị trường đòi hỏi, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị của sản phẩm

- Tập trung nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa với chất lượng đồng đều và khối lượng tập trung

- Gắn công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh dịch vụ với địa bàn kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa, thúc đẩy liên kết nông nghiệp – công nghiệp

2.9 Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh

Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh Có thể sử dụng các thông tin đại chúng như đài, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi… Quảng cáo nói lên những công dụng và tiện lợi về việc sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh Tùy theo từng loại sản phẩm và đối tượng tiêu dùng mà có hình thức quảng cáo thích hợp Bao bì, đóng gói, mẫu mã và các nhãn mác sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là một hình

Trang 28

thức quãng cáo có hiệu quả Tham gia các hội chợ thương mại là một hình thức tốt và

có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có thể qua hội chợ để ký kết hợp đồng tiêu thụ và thu hút khách hàng

Đối với các loại nông sản xuất khẩu cần tích cực và chủ động trong việc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế

Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh hay

ở những nơi thuận lợi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán sản phẩm cũng là một hình thức quãng cáo tốt Hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng

Đối với sản phẩm chế biến cần đăng ký sản phẩm của mình cả về quy cách, nhãn mác, giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo sở hữu công nghiệp về sản phẩm của mình Tránh làm hàng giả và lợi dụng uy tín của những người khác

2.10 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng Có thể biểu diễn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau:

Hình 7: Tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh

Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm làm ra là một tín hiệu tốt cho cơ

sở sản xuất kinh doanh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá trình tiếp theo Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hợp lý nguồn vốn sản xuất, tránh ứ đọng vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kỳ sản xuất kinh doanh của sản phẩm Như vậy, tiêu thụ tốt sản phẩm là cơ sở thông tin về thị trường cho người sản xuất Ngược lại, sản phẩm không được tiêu thụ là tín hiệu xấu đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải tìm ra nguyên nhân (về lưu thông hay về sản xuất) để có biện pháp kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của thị trường

Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng mới, đặc biệt đối với những sản phẩm mới Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu họat động sản xuất kinh doanh Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu mối này Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng Tiêu thụ sản phẩm

là một hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông, có nhiệm vụ chuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng vì vậy tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Các yếu tố

Trang 29

Từ những vấn đề trên, việc tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

2.11 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản Những đặc điểm đó là:

- Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực Đăc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp

- Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung – cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao ở đầu vụ, cuối vụ, và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần dược chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm

- Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sưc linh hoạt Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình thức linh họat để thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi đưa tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản

- Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến nhu cầu đó một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh

Như vậy những đặc điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

2.12 Vai trò của liên kết sản xuất trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Liên kết kinh tế là một tất yếu của phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội Liên kết kinh tế giữa nông hộ, trang trại, hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp – những chủ thể của nền kinh tế nông thôn với các tổ chức kinh tế khác, tổ chức đào tạo nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ là sự tất yếu của sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội Sự tất yếu của liên kết là do:

- Sản xuất nông nghiệp cần thiết bị hiện đại, kỹ thuật sản xuất và sản phẩm dịch vụ

từ các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhà nước và doanh nghiệp

- Nông thôn cần có cơ sở hạ tầng để thông tin, đưa sản phẩm ra thị trường, mua sản phẩm đầu vào

Trang 30

- Nông sản phẩm dựa trên quy định sản xuất sinh học phân tán trên diện rộng ở các đơn vị sản xuất nhỏ nhưng cần được chế biến, bảo quản, chuyên chở một cách tập trung, qui mô lớn, nhất là đối với các nông sản xuất khẩu.

- Nông dân là những người sản xuất nhỏ, ít vốn, trình độ học thức thấp nên để có thể tiếp cận với khoa học công nghệ họ cần được hỗ trợ của các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ

- Trong nền kinh tế hàng hóa, người sản xuất và doanh nghiệp chế biến phải cạnh tranh về hiệu quả kinh doanh Chỉ có các mô hình tổ chức kinh doanh hiệu quả mới có thể tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa Sự cạnh trạnh đòi hỏi các chủ thể kinh tế liên kết lại để cùng tồn tại Công nghiệp chế biến cần có đầu vào nguyên liệu ổn định để có thể hoạt động một cách có hiệu quả

Trong nền kinh tế hàng hóa, việc áp dụng kỹ thuật mới, quyết định sản phẩm nào để sản xuất, và phân phối sản phẩm phần lớn do thị trường chi phối Có 3 nhóm yếu tố chính cấu thành thị trường: nguyên tắc hay luật lệ của trao đổi kinh tế, chủ thể cá nhân hay tổ chức thực hiện trao đổi, và hạ tầng của cơ sở của thị trường Các nhân tố thuộc nhóm thứ nhất là các định chế như quyền sử dụng đất, thị trường lao động, tập quán phong tục; các chủ thể trong nhóm yếu tố thứ hai là các thành viên như nông hộ, tư thương, doanh nghiệp, tổ chức của nông dân như hợp tác xã, hội hiệp ngành sản xuất.Như vậy liên kết là tiền đề để xây dựng thị trường giao sau của nền kinh tế thị trường hiện đại cho các vùng nông nghiệp hàng hóa phát triển Thị trường hàng hóa giao sau là một loại thị trường giao dịch mà ở đó diễn ra việc thương thảo, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng việc giao hàng và thanh toán tiền sẽ diễn ra vào một thời điểm trong tương lai Trong thị trường nông phẩm hiện nay ở nước ta còn nhiều yếu tố hạn chế:

- Người sản nông hay nông dân sản xuất nhỏ riêng lẻ không có đầy đủ thông tin về

kỹ thuật sản xuất, thông tin về giá cả thị trường

- Hệ thống chế biến bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển, người nông dân bị áp lực phải bán sản phẩm của mình làm ra ngay sau khi thu hoạch

- Người nông dân không có đủ vốn để đầu tư vào hệ thống sản xuất có hiệu quả nhất, và không có năng lực vốn để đầu tư cho thị trường tương lai

- Vì sản xuất riêng lẻ nên người sản xuất không có sức mạnh thương lượng giá cả thị trường

- Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư và không có chiến lược lâu dài về duy trì ổn định thị trường và nắm thị trường một cách bền vững

- Hệ thống cung cấp dịch vụ cho nông dân như khuyến nông, tín dụng, chương trình phát triển chưa được phối hợp một cách nhịp nhàng

Trong thời gian qua sự tham gia nhiều hơn của Việt Nam vào thị trường nông sản thế giới đã đồng thời với giảm can thiệp của Chính phủ vào giá cả Nông dân đang phải đối đầu với sự biến động giá cả trên thị trường thế giới và đã làm cho giá bán của họ không ổn định và càng khó dự đoán Không ổn định và khó dự đoán kèm theo với đặc điểm chu kỳ đầu tư lâu dài đã gây khó khăn rất nhiều cho nông dân, nhất là nông dân trồng cây lâu năm Mặc khác, hệ thống khuyến nông hiện nay chú trọng đến sự chuyển giao thông tin về kỹ thuật sản xuất mà xem nhẹ việc cung cấp cho nông dân thông tin

Trang 31

thị trường và cung cấp cho nông dân những kỹ năng trong việc ra quyết định về kinh doanh và không phối hợp với các chương trình cung cấp tín dụng.

Sự liên kết giữa tổ chức Nhà nước lo về cung cấp dịch vụ khuyến nông và tín dụng với các nhà khoa học có thể được thúc đẩy thông qua sự phối hợp giữa các tổ chức và chương trình, dự án của chính phủ và các biện pháp chính sách Sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến phân phối dựa trên lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia vào liên kết Sự liên kết marketing này dễ dàng phát triển hơn thông qua hợp tác xã

2.13 Phương hướng cải thiện marketing nông sản

Lợi nhuận marketing thường ổn định và không cao, tuy nhiên chi phí marketing thường rất cao Do đó giảm chi phí marketing là vấn đề có ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả marketing Hệ thống chính sách cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

- Khuyến khích mở rộng hình thức hợp tác xã dịch vụ đầu vào và đầu ra ở nông thôn

- Cải thiện hệ thống bán lẻ theo hướng nâng cao về quy mô doanh số trên một đơn

vị bán lẻ Để giảm chi phí marketing trên đơn vị sản phẩm bán lẻ, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nên phát triển các loại hình sau:

- Cải thiện việc phân loại và đóng gói sản phẩm

- Thiết lập hệ thống thông tin thị trường: trong marketing nông sản, người sản xuất thường gặp bất lợi do thiếu thông tin thị trường bởi vì họ sản xuất ở những nơi rất xa thị trường tiêu thụ, đặc biệt là những loại sản phẩm dễ bị hỏng, giá của chúng thường biến động lớn Nếu biết thông tin kịp thời người sản xuất sẽ hưởng lợi do nâng cao khả năng mặc cả đối với người trung gian, người tiêu dùng cũng hưởng lợi do đáp ứng nhu cầu nhanh chóng ( không ảnh hưởng đến biến động giá) và người trung gian phải cải tiến công nghệ thực hiện quá trình marketing nhằm đáp ứng kịp thời cho thị trường (nền tảng cho việc giảm chi phí marketing) Do đó, thu thập và phân phối thông tin về một số sản phẩm chủ yếu một cách kịp thời là cần thiết

Trang 32

2.14 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất

Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà

* Tỉ suất lợi nhuận/chi phí:

Tỉ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất

Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng

* Tỉ suất thu nhập/chi phí:

Tỉ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất

Chỉ tiêu này có ý nghĩa một đồng chi phí sản xuất bỏ ra tthu được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng

Trang 33

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI

3.1 Đặc điểm về tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Chợ Mới là một trong 4 huyện cù lao của tỉnh An Giang được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, phù sa bồi đắp hàng năm Huyện có diện tích tự nhiên là 35.571 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 23.585 ha Huyện gồm các xã: Hoà An, Hội An, An Thạnh Trung, Mỹ An, Long Kiến, Long Giang, Long Điền

A, Long Điền B, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phú Xuân, thị trấn Chợ Mới và thị trấn Mỹ Luông

Bảng 2: Ví trí địa lý của Chợ Mới

Nguồn niên Giám Thống Kê huyện Chợ Mới năm 1997-2002

3.1.2 Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng

Chợ Mới nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với miền nhiệt độ cao và

trung bình cả năm 2.226 – 2.279 giờ Lượng mưa trung bình năm 1.520 – 1.580 mm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 905 lượng mưa cả năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa không đáng kể Về độ ẩm, lượng mưa tăng thì độ ẩm tăng, khả năng bốc hơi giảm Tốc độ gió giao động theo khu vực, trung bình 1,8 m/giây Có 2 chế độ gió phụ thuộc vào 2 mùa Có hệ thống sông, kênh, rạch, lớn nhỏ chằng chịt rất thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm Mùa lũ thường xảy ra vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, nước sông lớn, dòng chảy tràn vào các bờ và gây

lũ lụt Mức độ ngập lụt giảm dần về phía hạ lưu Nguồn nước dồi dào tạo điều kiện cho huyện phát triển một nền kinh tế - xã hội gắn liền với sản xuất công – nông – ngư nghiệp Về đất đai thì loại đất chủ yếu ở huyện Chợ Mới là đất phù sa được sự bồi tụ của các sông: sông Tiền sông Hậu và sông Vàm Nao

3.2 Tình hình chung của huyện Chợ Mới

Từ năm 1994 – 2000 huyện đã tập trung cho đầu tư phát triển diện tích từ việc phát triển hệ thống đê bao kiểm soát lũ Diện tích gieo trồng đã tăng từ 49.572 ha năm 1995 lên 54.529 ha năm 2000, tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này khoảng 17,37% Với cơ cấu chủ yếu là độc canh 3 vụ lúa và một phần nhỏ diện tích đất gò cao, bãi bồi trồng màu và xen một lúa một màu, mức độ tăng trưởng gần như đã đạt ngưỡng

Phía Vị trí địa lý Chiều dài (km)

Trang 34

Từ 2001 – 2005 huyện đã tập trung cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và liên tục phát triển cho kinh tế hộ nông thôn Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Mới lần thứ III nhiệm kỳ 2001 – 2005, tháng 4 năm 2001 UBND huyện Chợ Mới đã xây dựng đề án

“chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2001 – 2005 huyện Chợ Mới” và dự án “Vùng nguyên liệu rau màu xuất khẩu huyện Chợ Mới” Tháng 7 năm 2002 Huyện uỷ đã xây dựng “chương trình hành động về đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sự chỉ đạo tập trung và đầu

tư đúng mức, nông nghiệp và nông thôn Chợ Mới đã có sự phát triển vượt bậc

3.2.1 Về xây dựng cơ sở hạ tầng

Đến nay huyện đã cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống đê bao với tổng chiều dài 908 km chống lũ triệt để cho 21.033/22.084 ha đất sản xuất nông nghiệp (92,5%), nhựa hoá 132 km đường, phủ kín lưới điện quốc gia toàn huyện, xây dựng 139 trạm bơm điện với kinh phí đầu tư 153 tỷ đồng, trong đó có 72 trạm được phụ vụ cho sản xuất hoa màu Đây chính là yếu tố quyết định cho việc chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Bảng 3: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Nguồn: Báo cáo chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Chợ Mới, năm 2003

3.2.2 Về sản xuất nông nghiệp

3.2.2.1 Về sản xuất nông nghiệp chung

Huyện Chợ Mới thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Năm 2005, huyện đạt giá trị sản xuất 68,6 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, tăng 6,1 triệu đồng/ha so năm 2004

Với diện tích canh tác 22.138 ha, huyện chọn giống là khâu đột phá, thủy lợi là yếu tố quyết định trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả cao gắn với thị trường tiêu thụ Phòng Nông nghiệp huyện qui họach 16 vùng chuyên canh màu ở 16 xã, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để chuyển diện tích đất trồng lúa sang trồng các lọai rau màu có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ Riêng năm 2005, huyện thực hiện thêm 6 công trình kênh tạo nguồn, 138 công trình thủy lợi nội đồng và 48 công trình thủy lợi phục vụ các vùng chuyên canh rau màu

Hạng mục ĐVT Số lượng

Kinh phí (tỷ đồng) Dân TW Huyện Vay Tổng số

Nhựa hoá nông

Trang 35

Huyện cũng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả cao Trong năm 2005, chương trình đã tổ chức 156 buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, điểm trình diễn cho gần 40.000 hộ nông dân tham gia, nội dung hướng dẫn thực hiện nhiều mô hình như:

- Nhân giống lúa chất lượng cao

- Mô hình ngô - bò

- Mô hình cỏ - bò, ngô - bò - giun quế - lươn - gừng

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được đa số nông dân thực hiện, trong năm có 29.469 ha sản xuất 3 vụ: đông xuân, hè thu và vụ 3 áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, tăng 20.000 ha so năm 2004, tiết kiệm trên 3.000 tấn giống, tương đương số tiền hơn 7 tỷ đồng Tính chung một ha áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng làm lợi cho nông dân bình quân 1.500.000 đồng Diện tích gieo trồng lúa đặc sản Jasmine ngày càng tăng bởi tính hiệu quả kinh tế cao, năm 2005 huyện gieo trồng 6.727

ha, tăng 1.736 ha so năm 2004

3.2.2.2 Về sản xuất hoa màu

Nhờ hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh và những kiến thức canh tác, thông tin mới

mà năm 2005, nông dân Chợ Mới gieo trồng 20.870 ha sản xuất 3 vụ, cây rau màu các lọai, tăng 1.434 ha so năm 2004 Cơ cấu cây màu phát triển rất đa dạng theo nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế như ngô lai, ngô non, khoai cao, khoai lang, hành hẹ, đậu nành, đậu xanh, rau dưa Nông dân trồng rau màu năm nay vừa trúng mùa vừa được gía nên rất phấn khởi Đặc biệt trồng rau màu trong mùa lũ giá bán tăng trung bình 3 lần so

vụ bình thường Một ha hành trồng trong mùa lũ đạt giá trị từ 125 triệu đồng đến 150 triệu đồng/ha, trong đó lãi trên 70%

3.2.2.3 Về chăn nuôi

Năm nay diện tích trồng ngô thu trái non và trồng cỏ nuôi bò phát triển rất mạnh, do ngô thu trái non được mở rộng thị trường xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ và 14 tỉnh thành trong nước Hiện nay, đàn bò trong huyện phát triển rất mạnh

do khâu tiêu thụ rất tốt, hiệu quả kinh tế cao, năm 2005 đàn bò huyện Chơ Mới đạt gần 13.000 con, tăng 2.816 con so năm 2004

Nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao được mở rộng diện tích như: mô hình ngô non + bò thịt đạt giá trị sản xuất 220 triệu đồng/ha/năm, trong đó phần lãi trên 70%; mô hình cỏ + bò thịt, đạt gía trị sản xuất 200 triệu đồng/ha/năm, trong đó lãi 63%/năm Còn trồng ngô thu trái non mà không nuôi bò thì đạt giá trị 125 triệu đồng/ha/năm, trong đó lãi 65 triệu đồng/ha/năm Mô hình ngô non - bò - giun quế - lươn - gừng lãi gấp nhiều lần so với mô hình chỉ ngô non - bò Mô hình này chủ yếu giải quyết việc làm cho nông dân quanh năm và những nông dân ít đất sản xuất

3.3 Kết luận

Năm 2005 giá trị rau màu huyện Chợ Mới tỉnh An Giang chiếm 60% giá trị cây trồng của huyện Đây là kết qủa của việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ

Huyện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung và chuyên canh đối với các loại rau màu có thị trường tiêu thụ ổn định, các sản phẩm khác thì linh họat điều chỉnh diện tích tùy theo mùa vụ và tình hình thị trường từng thời kỳ Huyện đã đầu tư xây dựng 72 trạm bơm điện phục vụ các vùng chuyên canh màu Phòng Nông nghiệp huyện giúp nông

Ngày đăng: 05/04/2013, 10:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Phạm Văn Biên. 2001. Sản xuất và hướng nghiên cứu phát triển rau ở các tỉnh phía Nam. Hội thảo “Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía nam” từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía nam
12. Không ngày tháng. http://www.agroviet.gov.vn/loadasp/tn/tn-spec-nodate-detail.asp?tn=tn&id=1366691. (đọc ngày 22.03.2006) Link
1. Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 1998. Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn Khác
2. Đinh Minh Quý. 2004. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc - thị xã Tuy Hoà - tỉnh Phú Yên. Luận văn cử nhân ngành phát triển nông thôn, Khoa kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
4. Nguyễn Thế Bình. 2001. Tiềm năng phát triển rau của Việt Nam. Hội thảo huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam. Từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I Khác
5. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng. 2004. Ciáo trình kinh tế nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê Khác
6. Nguyễn Tri Khiêm.2005. Liên kết sản xuất kinh doanh và vai trò của nó trong phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Hà Nội Khác
15. Trà Trọng Minh. 2004. Khảo sát thành phần loài và mức độ gây hại của côn trùng trên rau tại xã Kiến An - huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp ngành phát triển nông thôn, Khoa nông nghiệp, Đại học An Giang Khác
16. Trần Quốc Khánh. 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê Khác
17. Trình Văn Trí.1999. Điều tra hiện trạng canh tác rau, sử dụng nông dược và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa leo tại huyện Chợ Mới, An Giang, vụ Hè thu 1998. Luận án thạc sĩ khoa học Nông học, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ Khác
18. Võ Tòng Xuân, Huỳnh Văn Thòn. 2002. Sổ tay người nông dân trồng rau cần biết. Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Những quyết định cân nhắc khi quyết định về giá 2.1.3. Khái niệm về phân phối - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 2 Những quyết định cân nhắc khi quyết định về giá 2.1.3. Khái niệm về phân phối (Trang 14)
Hình 2: Những  quyết định cân nhắc khi quyết định về giá - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 2 Những quyết định cân nhắc khi quyết định về giá (Trang 14)
Bảng 1: Thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng cả nước giai đoạn  1991 – 2002 - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 1 Thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng cả nước giai đoạn 1991 – 2002 (Trang 17)
Bảng 1: Thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng cả nước giai đoạn - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 1 Thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng cả nước giai đoạn (Trang 17)
Hình 3: Đồ thị đường cong cung (AS) 2.7.1.2. Cầu sản phẩm nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 3 Đồ thị đường cong cung (AS) 2.7.1.2. Cầu sản phẩm nông nghiệp (Trang 23)
Hình 3: Đồ thị đường cong cung (AS) 2.7.1.2. Cầu sản phẩm nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 3 Đồ thị đường cong cung (AS) 2.7.1.2. Cầu sản phẩm nông nghiệp (Trang 23)
Hình 4: Đồ thị đường cong cầu (AD) 2.7.1.3. Sự cân bằng cung cầu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 4 Đồ thị đường cong cầu (AD) 2.7.1.3. Sự cân bằng cung cầu (Trang 24)
Hình 4: Đồ thị đường cong cầu (AD) 2.7.1.3. Sự cân bằng cung cầu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 4 Đồ thị đường cong cầu (AD) 2.7.1.3. Sự cân bằng cung cầu (Trang 24)
Hình 5: Cân bằng cung cầu 2.7.2. Lý thuyết thị trường nông sản - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 5 Cân bằng cung cầu 2.7.2. Lý thuyết thị trường nông sản (Trang 25)
Hình 5: Cân bằng cung cầu 2.7.2. Lý thuyết thị trường nông sản - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 5 Cân bằng cung cầu 2.7.2. Lý thuyết thị trường nông sản (Trang 25)
Hình 6: Dây chuyền phân phối - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 6 Dây chuyền phân phối (Trang 26)
Hình 6: Dây chuyền phân phối - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 6 Dây chuyền phân phối (Trang 26)
thức quãng cáo có hiệu quả. Tham gia các hội chợ thương mại là một hình thức tốt và có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có thể qua hội chợ để ký kết hợp đồng tiêu thụ và  thu hút khách hàng. - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
th ức quãng cáo có hiệu quả. Tham gia các hội chợ thương mại là một hình thức tốt và có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có thể qua hội chợ để ký kết hợp đồng tiêu thụ và thu hút khách hàng (Trang 28)
Hình 7: Tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 7 Tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh (Trang 28)
Bảng 2: Ví trí địa lý của Chợ Mới - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 2 Ví trí địa lý của Chợ Mới (Trang 33)
Bảng 2: Ví trí địa lý của Chợ Mới - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 2 Ví trí địa lý của Chợ Mới (Trang 33)
Bảng 3: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 3 Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (Trang 34)
Bảng 3: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 3 Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (Trang 34)
Bảng 4: Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006 - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 4 Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006 (Trang 37)
Bảng 4: Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006 - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 4 Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006 (Trang 37)
Bảng 5: Tỷ lệ diện tích trồng hoa màu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 5 Tỷ lệ diện tích trồng hoa màu (Trang 38)
Bảng 6: Lý do chọn loại hoa màu sản xuất - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 6 Lý do chọn loại hoa màu sản xuất (Trang 38)
Bảng 6: Lý do chọn loại hoa màu sản xuất - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 6 Lý do chọn loại hoa màu sản xuất (Trang 38)
Bảng 5: Tỷ lệ diện tích trồng hoa màu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 5 Tỷ lệ diện tích trồng hoa màu (Trang 38)
Bảng 7: Số tiền vốn và tỷ lệ vốn thương lái cho mượn - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 7 Số tiền vốn và tỷ lệ vốn thương lái cho mượn (Trang 39)
Bảng 7: Số tiền vốn và tỷ lệ vốn thương lái cho mượn - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 7 Số tiền vốn và tỷ lệ vốn thương lái cho mượn (Trang 39)
Bảng 9: Năng suất một số loại hoa màu Loại hoa màuĐơn vị tính Năng suất  - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 9 Năng suất một số loại hoa màu Loại hoa màuĐơn vị tính Năng suất (Trang 41)
Bảng 9: Năng suất một số loại hoa màu Loại hoa màu Đơn vị tính Năng suất - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 9 Năng suất một số loại hoa màu Loại hoa màu Đơn vị tính Năng suất (Trang 41)
Hình 9: Sơ đồ kênh phân phối hoa màu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 9 Sơ đồ kênh phân phối hoa màu (Trang 43)
Hình 9: Sơ đồ kênh phân phối hoa màu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Hình 9 Sơ đồ kênh phân phối hoa màu (Trang 43)
Bảng 10: Giá cả một số loại hoa màu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 10 Giá cả một số loại hoa màu (Trang 44)
Bảng 10: Giá cả một số loại hoa màu - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 10 Giá cả một số loại hoa màu (Trang 44)
Bảng 12: Các lí do lựa chọn người bán Lý doTỷ lệ (%) - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 12 Các lí do lựa chọn người bán Lý doTỷ lệ (%) (Trang 45)
Từ bảng trên ta thấy được nông dân chủ yếu lấy thông tin về giá cả thông qua: Hỏi hàng xóm (chiếm 46,15%), thăm dò giá cả ở chợ (chiếm 53,85%), hỏi những người  thương buôn (chiếm 38,46%) - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
b ảng trên ta thấy được nông dân chủ yếu lấy thông tin về giá cả thông qua: Hỏi hàng xóm (chiếm 46,15%), thăm dò giá cả ở chợ (chiếm 53,85%), hỏi những người thương buôn (chiếm 38,46%) (Trang 45)
Bảng 12: Các lí do lựa chọn người bán - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 12 Các lí do lựa chọn người bán (Trang 45)
Bảng 13: Cách thức thanh toán - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 13 Cách thức thanh toán (Trang 46)
Bảng 13: Cách thức thanh toán Cách thức thanh toán Tỷ lệ (%) - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
Bảng 13 Cách thức thanh toán Cách thức thanh toán Tỷ lệ (%) (Trang 46)
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ (Trang 57)
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ (Trang 57)
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ (Trang 57)
6.Hình thức khác: ……………………………………………………………… 12.Ông/bà có gặp khó khăn gì trong việc nhận tiền bán hoa màu không? - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
6. Hình thức khác: ……………………………………………………………… 12.Ông/bà có gặp khó khăn gì trong việc nhận tiền bán hoa màu không? (Trang 59)
11. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào? - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
11. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào? (Trang 59)
Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới - Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới
h ình trồng rau an toàn trong nhà lưới (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w