Lợi nhuận marketing thường ổn định và không cao, tuy nhiên chi phí marketing thường rất cao. Do đó giảm chi phí marketing là vấn đề có ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả marketing. Hệ thống chính sách cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
- Khuyến khích mở rộng hình thức hợp tác xã dịch vụ đầu vào và đầu ra ở nông thôn.
- Cải thiện hệ thống bán lẻ theo hướng nâng cao về quy mô doanh số trên một đơn vị bán lẻ. Để giảm chi phí marketing trên đơn vị sản phẩm bán lẻ, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nên phát triển các loại hình sau:
+ Siêu thị.
+ Cửa hàng chiết khấu: các công ty kinh doanh nông sản sử dụng cửa hàng bán lẻ theo phương thức “chiết khấu”. Người bán lẻ nhận hoa hồng theo phần trăm của giá bán lẻ do công ty qui định. Chi phí marketing giảm một cách đáng kể vì đầu tư cho các quầy hàng đơn giản hơn và ít chi phí quảng cáo hơn.
+ Sát nhập ngành: hệ thống này khép kín quá trình marketing. Nó bao gồm các giai đoạn: mua sản phẩm từ nông dân – chế biến – bán trực tiếp đến khách hàng. Loại hình này có lợi thế trong việc giảm được chi phí trung gian vì quá trình marketing là quá trình chuyển giao quyền giao quyền sở hữu từ các giai đoạn khác nhau để đến khách hàng, mỗi lần chuyển giao phát sinh chi phí giao dịch, mặc cả, và lợi nhuận cho người trung gian. Tuy nhiên hệ thống này đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn và trình độ quản lý cao.
- Cải thiện việc phân loại và đóng gói sản phẩm.
- Thiết lập hệ thống thông tin thị trường: trong marketing nông sản, người sản xuất thường gặp bất lợi do thiếu thông tin thị trường bởi vì họ sản xuất ở những nơi rất xa thị trường tiêu thụ, đặc biệt là những loại sản phẩm dễ bị hỏng, giá của chúng thường biến động lớn. Nếu biết thông tin kịp thời người sản xuất sẽ hưởng lợi do nâng cao khả năng mặc cả đối với người trung gian, người tiêu dùng cũng hưởng lợi do đáp ứng nhu cầu nhanh chóng ( không ảnh hưởng đến biến động giá) và người trung gian phải cải tiến công nghệ thực hiện quá trình marketing nhằm đáp ứng kịp thời cho thị trường (nền tảng cho việc giảm chi phí marketing). Do đó, thu thập và phân phối thông tin về một số sản phẩm chủ yếu một cách kịp thời là cần thiết.
2.14. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
* Tổng chi phí sản xuất:
Tổng chi phí sản xuất = Tổng chi phí vật chất + Tổng chi phí lao động (bao gồm lao động nhà và lao động thuê)
* Giá trị tổng sản lượng:
Giá trị tổng sản lượng = Tổng sản lượng x đơn giá sản phẩm
* Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng - Tổng chi phí sản xuất
* Thu nhập:
Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà
* Tỉ suất lợi nhuận/chi phí:
Tỉ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng.
* Tỉ suất thu nhập/chi phí:
Tỉ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này có ý nghĩa một đồng chi phí sản xuất bỏ ra tthu được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng.
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI
3.1. Đặc điểm về tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chợ Mới là một trong 4 huyện cù lao của tỉnh An Giang được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, phù sa bồi đắp hàng năm. Huyện có diện tích tự nhiên là 35.571 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 23.585 ha. Huyện gồm các xã: Hoà An, Hội An, An Thạnh Trung, Mỹ An, Long Kiến, Long Giang, Long Điền A, Long Điền B, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phú Xuân, thị trấn Chợ Mới và thị trấn Mỹ Luông.
Bảng 2: Ví trí địa lý của Chợ Mới
Nguồn niên Giám Thống Kê huyện Chợ Mới năm 1997-2002
3.1.2. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
Chợ Mới nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với miền nhiệt độ cao và
ổn định. Nhiệt độ trung bình từ 25 – 280C, tổng tích nhiệt hàng năm lên đến 9.800 –
10.0440C. Tổng lượng bức xạ trong năm dao động từ 148 – 162 Kcal/cm2. Số giờ nắng
trung bình cả năm 2.226 – 2.279 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.520 – 1.580 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 905 lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa không đáng kể. Về độ ẩm, lượng mưa tăng thì độ ẩm tăng, khả năng bốc hơi giảm. Tốc độ gió giao động theo khu vực, trung bình 1,8 m/giây. Có 2 chế độ gió phụ thuộc vào 2 mùa. Có hệ thống sông, kênh, rạch, lớn nhỏ chằng chịt rất thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm. Mùa lũ thường xảy ra vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, nước sông lớn, dòng chảy tràn vào các bờ và gây lũ lụt. Mức độ ngập lụt giảm dần về phía hạ lưu. Nguồn nước dồi dào tạo điều kiện cho huyện phát triển một nền kinh tế - xã hội gắn liền với sản xuất công – nông – ngư nghiệp. Về đất đai thì loại đất chủ yếu ở huyện Chợ Mới là đất phù sa được sự bồi tụ của các sông: sông Tiền sông Hậu và sông Vàm Nao.
3.2. Tình hình chung của huyện Chợ Mới
Từ năm 1994 – 2000 huyện đã tập trung cho đầu tư phát triển diện tích từ việc phát triển hệ thống đê bao kiểm soát lũ. Diện tích gieo trồng đã tăng từ 49.572 ha năm 1995 lên 54.529 ha năm 2000, tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này khoảng 17,37%. Với cơ cấu chủ yếu là độc canh 3 vụ lúa và một phần nhỏ diện tích đất gò cao, bãi bồi trồng màu và xen một lúa một màu, mức độ tăng trưởng gần như đã đạt ngưỡng.
Phía Vị trí địa lý Chiều dài (km)
Bắc Giáp Thanh Bình Đồng Tháp 23,217
Tây Bắc Giáp Phú Tân 6,106
Đông Cao Lãnh 9,439
Đông Nam Lấp Vò 19,610
Tây Châu Thành, Châu Phú 14,483
Từ 2001 – 2005 huyện đã tập trung cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và liên tục phát triển cho kinh tế hộ nông thôn. Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Mới lần thứ III nhiệm kỳ 2001 – 2005, tháng 4 năm 2001 UBND huyện Chợ Mới đã xây dựng đề án “chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2001 – 2005 huyện Chợ Mới” và dự án “Vùng nguyên liệu rau màu xuất khẩu huyện Chợ Mới”. Tháng 7 năm 2002 Huyện uỷ đã xây dựng “chương trình hành động về đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sự chỉ đạo tập trung và đầu tư đúng mức, nông nghiệp và nông thôn Chợ Mới đã có sự phát triển vượt bậc.
3.2.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Đến nay huyện đã cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống đê bao với tổng chiều dài 908 km chống lũ triệt để cho 21.033/22.084 ha đất sản xuất nông nghiệp (92,5%), nhựa hoá 132 km đường, phủ kín lưới điện quốc gia toàn huyện, xây dựng 139 trạm bơm điện với kinh phí đầu tư 153 tỷ đồng, trong đó có 72 trạm được phụ vụ cho sản xuất hoa màu. Đây chính là yếu tố quyết định cho việc chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Nguồn: Báo cáo chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Chợ Mới, năm 2003
3.2.2. Về sản xuất nông nghiệp
3.2.2.1. Về sản xuất nông nghiệp chung
Huyện Chợ Mới thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Năm 2005, huyện đạt giá trị sản xuất 68,6 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, tăng 6,1 triệu đồng/ha so năm 2004.
Với diện tích canh tác 22.138 ha, huyện chọn giống là khâu đột phá, thủy lợi là yếu tố quyết định trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả cao gắn với thị trường tiêu thụ. Phòng Nông nghiệp huyện qui họach 16 vùng chuyên canh màu ở 16 xã, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để chuyển diện tích đất trồng lúa sang trồng các lọai rau màu có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ. Riêng năm 2005, huyện thực hiện thêm 6 công trình kênh tạo nguồn, 138 công trình thủy lợi nội đồng và 48 công trình thủy lợi phục vụ các vùng chuyên canh rau màu.
Hạng mục ĐVT Số lượng
Kinh phí (tỷ đồng)
Dân TW Huyện Vay Tổng số
Đê bao Triệu m2 11,8 54 54
Cống dưới đê Cái 650
Nhựa hoá nông
thôn Km 132 72 72
Huyện cũng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả cao. Trong năm 2005, chương trình đã tổ chức 156 buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, điểm trình diễn cho gần 40.000 hộ nông dân tham gia, nội dung hướng dẫn thực hiện nhiều mô hình như:
- Nhân giống lúa chất lượng cao - Mô hình ngô - bò
- Mô hình cỏ - bò, ngô - bò - giun quế - lươn - gừng...
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được đa số nông dân thực hiện, trong năm có 29.469 ha sản xuất 3 vụ: đông xuân, hè thu và vụ 3 áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, tăng 20.000 ha so năm 2004, tiết kiệm trên 3.000 tấn giống, tương đương số tiền hơn 7 tỷ đồng... Tính chung một ha áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng làm lợi cho nông dân bình quân 1.500.000 đồng. Diện tích gieo trồng lúa đặc sản Jasmine ngày càng tăng bởi tính hiệu quả kinh tế cao, năm 2005 huyện gieo trồng 6.727 ha, tăng 1.736 ha so năm 2004.
3.2.2.2. Về sản xuất hoa màu
Nhờ hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh và những kiến thức canh tác, thông tin mới mà năm 2005, nông dân Chợ Mới gieo trồng 20.870 ha sản xuất 3 vụ, cây rau màu các lọai, tăng 1.434 ha so năm 2004. Cơ cấu cây màu phát triển rất đa dạng theo nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế như ngô lai, ngô non, khoai cao, khoai lang, hành hẹ, đậu nành, đậu xanh, rau dưa. Nông dân trồng rau màu năm nay vừa trúng mùa vừa được gía nên rất phấn khởi. Đặc biệt trồng rau màu trong mùa lũ giá bán tăng trung bình 3 lần so vụ bình thường. Một ha hành trồng trong mùa lũ đạt giá trị từ 125 triệu đồng đến 150 triệu đồng/ha, trong đó lãi trên 70%.
3.2.2.3. Về chăn nuôi
Năm nay diện tích trồng ngô thu trái non và trồng cỏ nuôi bò phát triển rất mạnh, do ngô thu trái non được mở rộng thị trường xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ và 14 tỉnh thành trong nước. Hiện nay, đàn bò trong huyện phát triển rất mạnh do khâu tiêu thụ rất tốt, hiệu quả kinh tế cao, năm 2005 đàn bò huyện Chơ Mới đạt gần 13.000 con, tăng 2.816 con so năm 2004.
Nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao được mở rộng diện tích như: mô hình ngô non + bò thịt đạt giá trị sản xuất 220 triệu đồng/ha/năm, trong đó phần lãi trên 70%; mô hình cỏ + bò thịt, đạt gía trị sản xuất 200 triệu đồng/ha/năm, trong đó lãi 63%/năm. Còn trồng ngô thu trái non mà không nuôi bò thì đạt giá trị 125 triệu đồng/ha/năm, trong đó lãi 65 triệu đồng/ha/năm. Mô hình ngô non - bò - giun quế - lươn - gừng lãi gấp nhiều lần so với mô hình chỉ ngô non - bò. Mô hình này chủ yếu giải quyết việc làm cho nông dân quanh năm và những nông dân ít đất sản xuất.
3.3. Kết luận
Năm 2005 giá trị rau màu huyện Chợ Mới tỉnh An Giang chiếm 60% giá trị cây trồng của huyện. Đây là kết qủa của việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ.
Huyện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung và chuyên canh đối với các loại rau màu có thị trường tiêu thụ ổn định, các sản phẩm khác thì linh họat điều chỉnh diện tích tùy theo mùa vụ và tình hình thị trường từng thời kỳ. Huyện đã đầu tư xây dựng 72 trạm bơm điện phục vụ các vùng chuyên canh màu. Phòng Nông nghiệp huyện giúp nông
dân ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật công nghệ vào các khâu sản xuất rau màu.
Toàn huyện có diện tích trồng rau màu gần 20.000 ha/năm, chiếm 30% diện tích gieo trồng toàn huyện.
Với thế mạnh của vùng trọng điểm trồng màu của tỉnh, Chợ Mới được Công ty Antesco chọn là nơi xây dựng nhà máy chế biến rau quả đông lạnh xuất khẩu công xuất 6.000 tấn thành phẩm/năm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp nông dân yên tâm phát triển nhanh diện tích rau màu có giá trị kinh tế cao như ngô thu trái non, đậu nành rau, khoai cao, gừng già.... cung cấp cho nhà máy. Các xã Kiến An, Hội An, Bình Phước Xuân, Mĩ Luông, Mĩ An... nông dân trồng rau màu mùa nối mùa, mỗi năm trồng 3 đến 5 vụ/diện tích, có nơi trồng 6 đến 7 vụ/năm cho hiệu quả kinh tế cao.
Chương 4
MÀU HIỆN NAY CỦA HUYỆN CHỢ MỚI
4.1. Thực trạng sản xuất hoa màu hiện nay
4.1.1. Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006
Bảng 4: Diện tích và loại hoa màu sản xuất vụ đông xuân năm 2006
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Diện tích trồng cây màu được xác định như sau: Tổng diện tích trồng bắp trắng, khoai lang, khoai cau là 1.240 ha chiếm 17,23%. Tổng diện tích trồng đậu xanh, bắp non, rau dưa, các loại đậu khác 5.650 ha chiếm 78,53%. Tổng diện tích trồng đậu nành, mè V6, mè thường, bắp lai, gừng là 305ha chiếm 4,24%.
4.1.1.1. Diện tích trồng hoa màu của nông hộ
Qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 5 cho thấy tổng diện tích canh tác hoa màu
của nông hộ từ 1.000 – 2.000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,85% những nông hộ này chủ
yếu là trồng bắp trắng, bắp thu trái non, khoai cao... Chiếm tỷ lệ thấp nhất là diện tích
dưới 1.000m2 chiếm 11,54% những nông hộ này chủ yếu là trồng rau các loại. Từ 2.000
– 3.000m2 chiếm 19,23%, từ 3.000m2 trở lên chiếm 15,38%, những nông hộ này hầu
như trồng rất nhiều loại hoa màu. Trên một đơn vị diện tích bà con nông dân trồng
Cây trồng Diện tích gieo trồng
(ha) Tỷ lệ % - Bắp trắng - Khoai lang - Khoai cao 1.240 17,23 - Đậu xanh - Bắp non
- Rau dưa các loại - Các loại đậu khác 5.650 78,53 - Đậu nành - Mè V6 - Mè thường - Bắp lai - Gừng 305 4,24 Tổng cộng 7.195 100
nhiều loại hoa màu khác nhau trong cùng một thời gian như: hành có thể trồng chung với cải xanh, cải ngọt, xà lách, ngò...(hình thức trồng xen canh).
Bảng 5: Tỷ lệ diện tích trồng hoa màu
Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
< 1.000 11,54
1.000 – 2.000 53,85
2.000 – 3.000 19,23
> 3.000 15,38
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
4.1.1.2. Lựa chọn loại hoa màu sản xuất
Có nhiều nguyên nhân để bà con nông dân chọn loại hoa màu này để sản xuất mà không sản xuất loại hoa màu khác trong đó tập trung chủ yếu là những nguyên nhân được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Lý do chọn loại hoa màu sản xuất
STT Lý do Tỷ lệ (%) 1 Giá cao 23,08 2 Dễ bán 65,38 3 Có sẵn giống 0,00 4 Hợp đồng với người bán 7,69