Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất hoa màu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới (Trang 42)

4.1.6.1. Khó khăn

- Thực tế điều tra cho thấy ở một số vùng hoa màu sản xuất liên tục trong 2-3 năm không có điều kiện ngập nước lũ thì năng suất cây trồng có chiều hướng giảm rõ rệt và phải sử dụng vật tư nông nghiệp cao hơn bình thường tăng từ 20% đến 30% do áp lực sâu bệnh có điều kiện lưu tồn và bộc phát mạnh gây hại cây trồng, nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn dần do sử dụng quá nhiều vụ trong năm mà nông dân không chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh để cải tạo đất điều này khó thực hiện trên diện rộng vì số lượng phân chuồng không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất, 01 ha đất cần ít nhất 01 - 02 tấn/năm mới đủ khả năng cải tạo đất. Nhiều bệnh thuốc trị không hết.

- Mặt khác giá vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc BVTV so với trước đây cao hơn nhiều, thậm chí như phân urê cao hơn gấp đôi so với năm 2000.

- Giá công lao động hiện nay cũng có chiều hướng gia tăng như: Lao động nữ trước đây 15.000 đồng/ngày và nay là 20.000 đồng/ngày, lao động nam trước đây 25.000 đồng/ ngày hiện nay là 35.000 đồng/ngày. Do một số bộ phận lao động chính ở nông thôn di cư lên TPHCM và các nơi khác để tìm việc làm có thu nhập cao hơn.

Trong khi một nông dân lao động chính trồng hoa màu trên1.000m2 đất ở vào thời cao

điểm phải thuê thêm lao động mới đáp ứng kịp thời yêu cầu chăm sóc cây màu,...

- Tình trạng thiếu vốn trong sản xuất của bà con nông dân cũng là một vấn đề

cần đáng quan tâm, đây là khó khăn mà cần phải có một giải pháp thiết thực để giải quyết.

- Lợi thế cây màu rõ ràng, nhưng nông dân chưa hăng hái chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa sang màu do chưa xác định được thị trường tiêu thụ. Vì hoa màu không thể trữ lại được lâu như lúa. Mặc dù, Chợ Mới đã có nhà máy rau qủa đông lạnh của Cty Antesco nhưng cũng chỉ tiêu thụ được một số mặt hàng như bắp non, đậu nành rau.

4.1.6.2. Thuận lợi

- Nhờ thiên nhiên ưu đãi nước ngọt quanh năm, cộng với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh luôn bảo đảm đủ nước trong mùa hạn và không để xảy ra ngập úng khi lũ về, vùng ven sông Hậu đã trở thành cánh đồng hoa màu số 1 cho hiệu quả kinh tế cao.

- Người nông dân có chí hướng làm ăn, tích cực tham gia sản xuất.

- Các cấp lãnh đạo thật sự quan tâm đến đời sống của nông dân, mạnh dạng lãnh đạo nông dân tăng gia sản xuất, có những quyết định sáng tạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.

- Kỹ thuật canh tác đơn giản - Có kinh nghiệm trồng rau

- Mặc dù giá cả có biến động nhưng vẫn có thị trường tiêu thụ ổn định - Điều kiện tự nhiên thích hợp

- Năng suất cao, mau thu hoạch - Nhẹ vốn nhưng lãi cao

4.2. Thực trạng tiêu thụ hoa màu hiện nay4.2.1. Kênh phân phối 4.2.1. Kênh phân phối

Hoa màu Chợ Mới chủ yếu tiêu thụ qua thương lái, bạn hàng xáo và một số ít được ký kết với công ty Antesco (bắp thu trái non), và công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (chủ yếu là bắp ngọt).

Kênh phân phối, tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới có thể thể hiện qua sơ đồ sau: (2) (3) (4) (5) (8) (7)

Hình 9: Sơ đồ kênh phân phối hoa màu

Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp

Các sản phẩm hoa màu khác thì được tiêu thụ dưới hình thức thương lái liên kết với các bạn hàng xáo thu mua nông sản hàng hóa của nông dân. Đến thời kỳ thu hoạch thì nông dân kêu thương lái bán. Thông thường thì thương lái (bạn hàng xáo) đến tận nhà nông dân thu gom nông sản hàng hoá. Tuy nhiên, những lúc hàng hoá bị dội, thừa thì nông dân phải chở đến tận nơi tập kết hàng hoá của thương lái. Có khi giá rẻ quá nông dân đành bỏ vì nếu tính luôn chi phí vận chuyển thì sẽ bị lỗ.

4.2.2. Giá cả

Bán theo giá thị trường chủ yếu là thoả thuận và thương lượng theo cách thuận mua vừa bán. Riêng đối với các hộ đã ký hợp đồng tiêu thụ với thương lái thì theo giá đã thoả thuận trong hợp đồng. Giá này sẽ không thay đổi cho đến khi thực hiện xong hợp đồng, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào giá thị trường lên hay xuống nông dân vẫn phải bán theo giá trong hợp đồng.

Hoa màu ở Chợ Mới sản xuất liên tục nhiều vụ quanh năm nhờ hệ thống đê bao giữ lũ triệt để. Từ đó, nông sản làm ra đa dạng về loại cây trồng và số lượng cũng tăng lên rất nhiều lần, làm mất cân đối giữa cung và cầu, hàng hoá làm ra tiêu thụ chậm và nhất là giá bán thấp hơn từ 10% đến 20% so với những năm trước đây. Thậm chí có những cây trồng thấp hơn gấp nhiều lần như cây kiệu trước đây giá bán tại ruộng nông dân từ 2500đ/kg đến 3000đ/kg, nhưng hiện nay chỉ còn dưới 2.000đ/kg và phần lớn các nông sản này được tiêu thụ ở dạng tươi thô chưa qua sơ chế nên yếu tố rủi ro về giá cả thường hay xảy ra lên xuống thất thường.

(1)

Nông dân

Đại lý thu gom

Bạn hàng xáo Công ty chế biến Thương lái Người tiêu dùng (6)

Sau đây là giá một số loại hoa màu tại thời điểm nghiên cứu.

Bảng 10: Giá cả một số loại hoa màu

Loại hoa màu Đơn vị tính Giá vụ trước Giá tại thời điểm nghiên cứu

Bắp bán trái (loại 1) đồng/trái 600 600

Bắp non đồng/kg 7.500 7.500 Đậu nành đồng/kg 4.000-4.500 4.500-5.500 Đậu xanh đồng/kg 9.000-9.500 9.300-9.800 Đậu bắp đồng/kg 1.600 1.500 Cải ngọt đồng/kg 1.000 1.500 Khổ qua đồng/kg 2.300 1.700 Dưa leo đồng/kg 1.600 2.100 Khoai cao đồng/kg 3.500 3.700 Kiệu đồng/kg 2.400 2.800 Hành lá đồng/kg 6.000 1.800 Ớt đồng/kg 5.000 3.400 Xà lách đồng/kg 1.700 2.000 Cà chua đồng/kg 2.500 2.400

Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp

Từ bảng trên cho ta thấy được sự biến động giá cả của các loại hoa màu, đặc biệt là hành lá từ 6.000 đồng/kg của vụ trước đã giảm chỉ còn 1.800 đồng/kg tại thời điểm nghiên cứu, chính sự biến động này đã làm cho không ít bà con nông dân lao đao vì tưởng có giá nên trồng với diện tích nhiều hơn trước cón lại đa số các loại hoa màu khác thì biến động tương đối nhẹ từ 0 – 1.600 đồng/kg .

4.2.3. Thông tin về giá cả

Theo điều tra cho thấy nông dân sản xuất hoàn toàn thụ động trong việc tìm hiểu giá cả thị trường. Họ lấy thông tin về giá cả chủ yếu qua các nguồn sau:

Cách thức Tỷ lệ (%)

Thăm dò giá cả ở chợ 53,85

Hỏi hàng xóm 46,15

Hỏi những người thương buôn 38,46

Nghe radio 3,85

Xem TV 7,69

Đọc báo 3,85

Khác (cụ thể) 15,38

Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp

Từ bảng trên ta thấy được nông dân chủ yếu lấy thông tin về giá cả thông qua: Hỏi hàng xóm (chiếm 46,15%), thăm dò giá cả ở chợ (chiếm 53,85%), hỏi những người thương buôn (chiếm 38,46%). Còn lấy thông tin từ đọc báo, nghe radio, xem tivi thì chiếm tỷ lệ rất ít.

Thông tin giá cả lấy từ các nguồn khác như: Dự đoán giá, được cung cấp thông tin từ nhân viên bảo vệ thực vật đang làm công tác tại địa phương nhưng chỉ chiếm có 15,38% trong các nguồn thông tin.

Vì vậy,cần có được một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn để bảo đảm quyền lợi của nông dân, bảo đảm nông sản hàng hoá làm ra không bị ép giá. 4.2.4. Lựa chọn người bán Bảng 12: Các lí do lựa chọn người bán Lý do Tỷ lệ (%) Giá cao 46,15 Quen biết 42,31 Cung cấp tín dụng 19,23 Cung cấp nhiều dịch vụ 3,85

Người mua có thái độ tốt 7,69

Khác (cụ thể) 15,38

Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp

Theo điều tra cho thấy có đến 46,15% nông dân chọn người để bán bằng cách chọn người nào mua giá cao thì bán; 42,31% nông dân bán hàng hoá nông sản cho

người đó do mối quan hệ quen biết. Riêng phần bán cho người đó vì được hỗ trợ vốn từ trước thì chỉ chiếm 19,23%. Người nông dân hầu như ít chú ý tới thái độ của người mua nông sản hàng hoá, có thể yếu tố này chỉ chiếm 7,69%. Còn 15,38% nông dân bán nông sản hàng hoá của mình cho người mua vì các lý do sau như: được giới thiệu, do thích.

4.2.5. Thanh toán

Bảng 13: Cách thức thanh toán

Cách thức thanh toán Tỷ lệ (%)

Trả liền sau khi lấy hàng 23,08

Trả trước khi thu hoạch 3,85

Trả trong khi thu hoạch 11,54

Trả sau khi thu hoạch 19,23

Đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng 30,77

Lạ trả liền, quen thì sau ngày thu hoạch 11,54

Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp

Từ bảng trên ta thấy, phần lớn nông dân lấy tiền bán hàng hoá nông sản thông qua hình thức đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng chiếm 30,77%, Trả liền sau khi lấy hàng (chiếm 23,08%) và trả sau khi thu hoạch (chiếm 19,23%). Tỷ lệ nhận được tiền trước khi thu hoạch là rất thấp (3,85%). Nguyên nhân là do tâm lý “hàng giao thì tiền trao”, bên cạnh đó cũng một phần do người mua không có vốn nhiều.

Tiền bán hàng hoá nông sản được người mua đem đến nhà trả. Tuy nhiên, có khi người nông dân phải đến tận nhà người mua để lấy tiền bán hàng hoá nông sản và những lúc này thì thường khó lấy tiền, người mua họ không trả hết mà trả từ đợt.

4.2.6. Những khó khăn và thuận lợi khi tiêu thụ hoa màu 4.2.6.1. Khó khăn và hạn chế

- Tình trạng mua bán hàng hoá thiếu trung thực ở nhiều hộ thương lái, bạn hàng xáo vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

- Một số hàng hoá nông sản tiêu thụ không được thuận lợi về giá do hệ thống thương lái, bạn hàng xáo chưa được hình thành ở địa phương, còn phụ thuộc nơi khác đến thu mua.

- Nhiều thương lái, bạn hàng xáo thiếu vốn và phải vay bên ngoài với lãi suất khá cao hoặc không dám mở rộng kinh doanh.

- Chưa hình thành được các tổ hợp tác thu mua hàng hoá nông sản để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông dân.

- Hàng hoá nông sản rất đa dạng, phong phú về chủng loại có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

- Lực lượng thương lái, bạn hàng xáo đông đảo, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh đã phần nào hạn chế việc ép giá thu mua như trước đây.

4.3. Hiệu quả kinh tế * Thương lái * Thương lái

Thu nhập sau mỗi vụ thường không ổn định, có chuyến lãi cao, có chuyến lãi ít, thậm chí có chuyến huề vốn hoặc bị lỗ do biến động giá cả thị trường. Nếu tính bình quân nhiều chuyến hàng đi trong một thời gian, lãi thu được khoảng 150 – 200 đồng/kg. Bình quân một ngày nếu thu mua được 1,5 – 2,5 tấn thì lãi thu được khoảng từ 225.000 – 500.000 đồng.

Khoản lãi trên chưa tính tỉ lệ hao hụt qua cân và chi phí bảo quản chất lượng sản phẩm. Nếu bảo quản không tốt, tỷ lệ hao hụt lớn thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, thậm chí bị thua lỗ.

Hình 10: Thương lái đang thu mua hoa màu tại xã Kiến An * Nông dân

Theo số liệu điều tra thì chi phí trung bình bỏ ra trên 1000m2 là 1,293 triệu đồng, thu nhập trung bình 2,932 triệu đồng, cho nên lợi nhuận thu được trung bình là 1,639 triệu đồng. Vậy nếu tính trung bình 1 năm bà con làm 4 vụ thì thu nhập trên 1 ha là 65,554 triệu đồng/ha/năm.

4.4. Quan điểm của nông dân về rau an toàn

Hiện tại có khoảng 46,15% nông dân ở vùng điều tra nhận thông tin về rau an toàn. Còn lại 53,85% nông dân thì hầu như không biết về rau an toàn. Trong số những người hiểu biết về rau an toàn thì chỉ có 15,38% là có xu hướng trồng rau an toàn nếu có người chỉ dẫn về kỹ thuật cũng như có sẵn thị trường tiêu thụ. Còn 84,62% nông dân còn lại thì không muốn trồng rau an toàn vì các lý do sau:

- Không có thị trường tiêu thụ do giá rau an toàn cao hơn giá rau thường. - Chi phí đầu tư sản xuất cao.

- Do trên địa bàn chưa ai trồng rau an toàn, công chăm sóc nhiều.

4.5. Tình hình tiêu thụ tại các chợ nông sản

Chợ Mới là huyện đứng đầu tỉnh An Giang về diện tích trồng rau, màu với nhiều chủng lọai phong phú. Huyện còn xây dựng được 2 chợ tập kết nông sản ở 2 xã Hội An và Kiến An, mỗi ngày thu hút gần 100 lượt ghe tàu, thương lái từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang và Thành phố Hồ Chí Minh đến mua bán. Hiện nay huyện đang vào vụ thu họach 5.000 ha hoa màu, bình quân mỗi ngày cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 100 tấn. Tuy nhiên trên thực tế thì hầu như chỉ có một chợ nông sản ở xã Hội An là hoạt động, còn chợ nông sản ở xã Kiến An hoạt động chưa hiệu quả lắm. Đây là một khuyết điểm đáng chú ý cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời để có thể đẩy mạnh và mở rộng thị trường nông sản cho hoa màu Chợ Mới.

Hình 11: Thương lái đang tập kết hoa màu tại chợ nông sản 4.6. Tiêu thụ hoa màu thông qua hợp tác xã trong thời gian qua tại Chợ Mới

Trước đây, hình thức thu gom nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, số đông các doanh nghiệp đều hợp đồng với lực lượng thương lái. Làm như thế, cả doanh nghiệp và người sản xuất phải phụ thuộc thương lái, rất bị động và thường thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, An Giang tiến hành tổ chức lại khâu tiêu thụ bằng việc doanh nghiệp hỗ trợ hợp tác xã về vốn, cung ứng giống cây, giống con, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thâm canh và mua lại sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng. Trên cơ sở đó, hợp tác xã làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ quá trình sản xuất của từng hộ thành viên tham gia hợp đồng. Cách làm này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, nhất là chi phí trong khâu giao dịch ký hợp đồng, doanh nghiệp có điều kiện chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đi vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu.

Ðến hợp tác xã Hòa Thuận, huyện Chợ Mới được ông Nguyễn Văn Ðảm, Chủ nhiệm hợp tác xã cho hay: Qua ba năm (2002 - 2005), hợp tác xã và doanh nghiệp Antesco gắn bó bên nhau, thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ bắp trái non. Mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Diện tích gieo trồng bắp trái non hằng năm tăng đều, từ gần 50 ha

năm 2003 đến nay đã tăng lên 150 ha. Sản xuất, tiêu thụ bắp trái non thông qua hợp đồng đã góp phần nâng tổng mức doanh thu của hợp tác xã từ 976 triệu đồng năm 2002 (riêng doanh thu bắp trái non khoảng 555 triệu đồng), tăng lên gần 1,3 tỷ đồng năm 2003 và 1,9 tỷ đồng năm 2004. Ngoài ra, Hòa Thuận còn tổ chức dịch vụ bao tiêu sản phẩm rau an toàn cho các hộ xã viên, nông dân với giá tăng khoảng 50-100 đồng/kg so với thị trường. Sáu tháng đầu năm 2005, hợp tác xã đã tiêu thụ hơn 10 tấn rau các loại, thu lãi hàng triệu đồng. Như vậy, thông qua việc ký hợp đồng theo phương thức nêu trên, kinh tế của tập thể và của hộ xã viên đều tăng trưởng khá, tổ chức hợp tác xã được củng cố và phát triển.

Tuy nhiên thì hiện nay thì hợp tác xã Hòa Thuận không còn thực hiện hợp đồng sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện chợ mới (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)