Có nhiều nguyên nhân để bà con nông dân chọn loại hoa màu này để sản xuất mà không sản xuất loại hoa màu khác trong đó tập trung chủ yếu là những nguyên nhân được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Lý do chọn loại hoa màu sản xuất
STT Lý do Tỷ lệ (%) 1 Giá cao 23,08 2 Dễ bán 65,38 3 Có sẵn giống 0,00 4 Hợp đồng với người bán 7,69 5 Kỹ thuật sản xuất 3,85
6 Do điều kiện đất đai và nước tốt 3,85
7 Khác 57,69
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Phần lớn nông dân chọn loại hoa màu sản xuất là do loại hoa màu đó dễ bán, chiếm đến 65,38% trong các lý do chọn loại hoa màu sản xuất. Điều đáng chú ý ở đây là lý do có sẵn giống không có nông dân nào chọn làm lý do để sản xuất hoa màu. Ngoài ra, còn có các lý do khác như: Giá cao, hợp đồng với người bán, kỹ thuật sản xuất, do điều kiện đất đai và nước tốt nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Có đến 57,69% nông dân chọn loại hoa màu sản xuất là do các lý do sau đây: - Trồng để kết hợp với chăn nuôi.
- Trồng do được bao tiêu khỏi sợ bán không được. Trồng theo nhu cầu của thị trường.
- Do không có vốn để trồng loại hoa màu khác và do loại hoa màu đó ngắn ngày, mau thu hoạch, thời gian lấy lại vốn nhanh.
- Do đã quen làm loại hoa màu đó, có kinh nghiệm trong sản xuất loại hoa màu đó và do có các điều kiện thuận lợi để trồng loại hoa màu đó.
- Thấy năm trước loại hoa màu đó bán có giá nên năm sau trồng theo.
Từ kết quả điều tra trên cho ta thấy được nông dân vẫn còn có những suy nghĩ thiếu chính xác và khoa học khi lựa chọn loại hoa màu sản xuất, vẫn còn theo tập quán cũ, sản xuất tự phát không có tổ chức.
4.1.2. Nguồn vốn sản xuất
Theo điều tra cho thấy có đến 88,46% nguồn vốn sản xuất là vốn của gia đình nông dân. Chỉ có 11,54% là từ các nguồn khác như: Vay của nhà nước, mượn của thương lái, mượn vốn của cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua phân, thuốc trừ sâu, giống,...Đây là một trở ngại cho việc tăng gia sản xuất vì thường nông dân không có đủ vốn để sản xuất.
Bảng 7: Số tiền vốn và tỷ lệ vốn thương lái cho mượn
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Ở Chợ Mới có nhiều thương lái đã cho bà con nông dân mượn vốn để sản xuất và tới khi thu hoạch nông dân sẽ bán hoa màu cho những thương lái này. Tuy nhiên, theo điều tra các hộ làm nghề thương lái thì có một thực trạng là bà con nông dân mượn vốn nhiều thương lái trong cùng một vụ để làm những việc khác, trong khi sản lượng hoa màu của họ bán ra không đủ trả lại số tiền đã mượn. Cho nên, thương lái không thu hồi được vốn đã cho mượn và bắt buộc phải cho nông dân nợ lại vụ sau. Nhận thấy được điều này nên hiện tại các hộ làm nghề thương lái đã không còn mạnh dạn cho bà con nông dân mượn vốn sản xuất như trước nữa mà chỉ cho những người thật sự tin cậy, chắc chắn thu hồi được vón mới cho mượn.
4.1.3. Lao động
Hầu như bà con nông dân trồng hoa màu đều thuê mướn lao động phục vụ trong quá trình sản xuất, chủ yếu là ở các khâu: Làm đất, làm cỏ và thu hoạch. Còn các khâu khác như: Gieo sạ, tưới nước, bón phân, xịt thuốc, chăm sóc,...thì đều do lao động nhà làm. Số lao động này chiếm khoảng 87,28% trong tổng số nông hộ. Thường số lao động được thuê mướn khoảng 2 – 7 người tuỳ thuộc vào đặc tính của loại hoa màu gieo trồng.
Số tiền Tỷ lệ (%)
< 1 triệu 11,54
1 triệu 11,54
2 triệu 0,00
Chi phí cho mỗi loại lao động là khác nhau: lao động nam (chủ yếu trong khâu làm đất) khoảng 35.000 đồng/ngày, lao động nữ (chủ yếu trong khâu làm cỏ) khoảng 20.000 đồng/ngày. Còn 12,72% là không thuê mướn lao động thêm mà chỉ sử dụng lao động nhà vì diện tích đất ít.
Trình độ của lao động ở Chợ Mới không cao vì chủ yếu là họ lao động chân tay không có sử dụng trí óc.
Hình 8: Lao động đang thu hoạch hoa màu 4.1.4. Thông tin phục vụ cho sản xuất
Theo bảng 8 ta thấy được những nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất đa phần được thu thập từ: Bà con thân nhân, nông dân khác, tivi, radio, báo/ tạp chí, lãnh đạo địa phương và các nguồn khác. Trong đó, nguồn khác chiếm tỷ lệ cao thứ hai 34,62% sau nguồn thông tin từ nông dân khác là do những người này dễ tiếp xúc có thể hỏi thông tin một cách dễ dàng và chính xác.
Theo kết quả điều tra cho thấy nguồn khác ở đây là kinh nghiệm của chính bản than người dân.
Những thông tin mà nông dân thu thập chủ yếu là: Kỹ thuật sản xuất hoa màu, giá cả giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Nguồn Tỷ lệ (%)
Từ nông dân khác 42,31
Bà con thân nhân 15,38
Tivi 30,77
Radio 26,92
Báo/ tạp chí 23,08
Tổ chức chính phủ/ kỷ thuật viên 0,00
Dịch vụ mua bán vật tư nông nghiệp 0,00
Các người nghiên cứu thí nghiệm và điều tra 0,00
HTX 0,00
Lãnh đạo địa phương 11,54
Nguồn khác 34,62
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
4.1.5. Năng suất
Nhìn chung năng suất hoa màu ở Chợ Mới tương đối cao, cụ thể như sau:
Bảng 9: Năng suất một số loại hoa màu Loại hoa màu Đơn vị tính Năng suất
Bắp các loại tấn/1.000m2 1,5 – 1,8
Bắp non thiên/1.000m2 6
Đậu, dưa các loại tấn/1.000m2 2 – 2,5
Khoai cao tấn/1.000m2 2,5 – 3,5
Kiệu tấn/1.000m2 1,5
Hành lá tấn/1.000m2 3
Cải các loại tấn/1.000m2 0,7
Ớt tấn/1.000m2 0,6 - 1
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp Ghi chú: 1 thiên = 1.000 trái
4.1.6. Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất hoa màu4.1.6.1. Khó khăn 4.1.6.1. Khó khăn
- Thực tế điều tra cho thấy ở một số vùng hoa màu sản xuất liên tục trong 2-3 năm không có điều kiện ngập nước lũ thì năng suất cây trồng có chiều hướng giảm rõ rệt và phải sử dụng vật tư nông nghiệp cao hơn bình thường tăng từ 20% đến 30% do áp lực sâu bệnh có điều kiện lưu tồn và bộc phát mạnh gây hại cây trồng, nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn dần do sử dụng quá nhiều vụ trong năm mà nông dân không chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh để cải tạo đất điều này khó thực hiện trên diện rộng vì số lượng phân chuồng không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất, 01 ha đất cần ít nhất 01 - 02 tấn/năm mới đủ khả năng cải tạo đất. Nhiều bệnh thuốc trị không hết.
- Mặt khác giá vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc BVTV so với trước đây cao hơn nhiều, thậm chí như phân urê cao hơn gấp đôi so với năm 2000.
- Giá công lao động hiện nay cũng có chiều hướng gia tăng như: Lao động nữ trước đây 15.000 đồng/ngày và nay là 20.000 đồng/ngày, lao động nam trước đây 25.000 đồng/ ngày hiện nay là 35.000 đồng/ngày. Do một số bộ phận lao động chính ở nông thôn di cư lên TPHCM và các nơi khác để tìm việc làm có thu nhập cao hơn.
Trong khi một nông dân lao động chính trồng hoa màu trên1.000m2 đất ở vào thời cao
điểm phải thuê thêm lao động mới đáp ứng kịp thời yêu cầu chăm sóc cây màu,...
- Tình trạng thiếu vốn trong sản xuất của bà con nông dân cũng là một vấn đề
cần đáng quan tâm, đây là khó khăn mà cần phải có một giải pháp thiết thực để giải quyết.
- Lợi thế cây màu rõ ràng, nhưng nông dân chưa hăng hái chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa sang màu do chưa xác định được thị trường tiêu thụ. Vì hoa màu không thể trữ lại được lâu như lúa. Mặc dù, Chợ Mới đã có nhà máy rau qủa đông lạnh của Cty Antesco nhưng cũng chỉ tiêu thụ được một số mặt hàng như bắp non, đậu nành rau.
4.1.6.2. Thuận lợi
- Nhờ thiên nhiên ưu đãi nước ngọt quanh năm, cộng với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh luôn bảo đảm đủ nước trong mùa hạn và không để xảy ra ngập úng khi lũ về, vùng ven sông Hậu đã trở thành cánh đồng hoa màu số 1 cho hiệu quả kinh tế cao.
- Người nông dân có chí hướng làm ăn, tích cực tham gia sản xuất.
- Các cấp lãnh đạo thật sự quan tâm đến đời sống của nông dân, mạnh dạng lãnh đạo nông dân tăng gia sản xuất, có những quyết định sáng tạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
- Kỹ thuật canh tác đơn giản - Có kinh nghiệm trồng rau
- Mặc dù giá cả có biến động nhưng vẫn có thị trường tiêu thụ ổn định - Điều kiện tự nhiên thích hợp
- Năng suất cao, mau thu hoạch - Nhẹ vốn nhưng lãi cao
4.2. Thực trạng tiêu thụ hoa màu hiện nay4.2.1. Kênh phân phối 4.2.1. Kênh phân phối
Hoa màu Chợ Mới chủ yếu tiêu thụ qua thương lái, bạn hàng xáo và một số ít được ký kết với công ty Antesco (bắp thu trái non), và công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (chủ yếu là bắp ngọt).
Kênh phân phối, tiêu thụ hoa màu huyện Chợ Mới có thể thể hiện qua sơ đồ sau: (2) (3) (4) (5) (8) (7)
Hình 9: Sơ đồ kênh phân phối hoa màu
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Các sản phẩm hoa màu khác thì được tiêu thụ dưới hình thức thương lái liên kết với các bạn hàng xáo thu mua nông sản hàng hóa của nông dân. Đến thời kỳ thu hoạch thì nông dân kêu thương lái bán. Thông thường thì thương lái (bạn hàng xáo) đến tận nhà nông dân thu gom nông sản hàng hoá. Tuy nhiên, những lúc hàng hoá bị dội, thừa thì nông dân phải chở đến tận nơi tập kết hàng hoá của thương lái. Có khi giá rẻ quá nông dân đành bỏ vì nếu tính luôn chi phí vận chuyển thì sẽ bị lỗ.
4.2.2. Giá cả
Bán theo giá thị trường chủ yếu là thoả thuận và thương lượng theo cách thuận mua vừa bán. Riêng đối với các hộ đã ký hợp đồng tiêu thụ với thương lái thì theo giá đã thoả thuận trong hợp đồng. Giá này sẽ không thay đổi cho đến khi thực hiện xong hợp đồng, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào giá thị trường lên hay xuống nông dân vẫn phải bán theo giá trong hợp đồng.
Hoa màu ở Chợ Mới sản xuất liên tục nhiều vụ quanh năm nhờ hệ thống đê bao giữ lũ triệt để. Từ đó, nông sản làm ra đa dạng về loại cây trồng và số lượng cũng tăng lên rất nhiều lần, làm mất cân đối giữa cung và cầu, hàng hoá làm ra tiêu thụ chậm và nhất là giá bán thấp hơn từ 10% đến 20% so với những năm trước đây. Thậm chí có những cây trồng thấp hơn gấp nhiều lần như cây kiệu trước đây giá bán tại ruộng nông dân từ 2500đ/kg đến 3000đ/kg, nhưng hiện nay chỉ còn dưới 2.000đ/kg và phần lớn các nông sản này được tiêu thụ ở dạng tươi thô chưa qua sơ chế nên yếu tố rủi ro về giá cả thường hay xảy ra lên xuống thất thường.
(1)
Nông dân
Đại lý thu gom
Bạn hàng xáo Công ty chế biến Thương lái Người tiêu dùng (6)
Sau đây là giá một số loại hoa màu tại thời điểm nghiên cứu.
Bảng 10: Giá cả một số loại hoa màu
Loại hoa màu Đơn vị tính Giá vụ trước Giá tại thời điểm nghiên cứu
Bắp bán trái (loại 1) đồng/trái 600 600
Bắp non đồng/kg 7.500 7.500 Đậu nành đồng/kg 4.000-4.500 4.500-5.500 Đậu xanh đồng/kg 9.000-9.500 9.300-9.800 Đậu bắp đồng/kg 1.600 1.500 Cải ngọt đồng/kg 1.000 1.500 Khổ qua đồng/kg 2.300 1.700 Dưa leo đồng/kg 1.600 2.100 Khoai cao đồng/kg 3.500 3.700 Kiệu đồng/kg 2.400 2.800 Hành lá đồng/kg 6.000 1.800 Ớt đồng/kg 5.000 3.400 Xà lách đồng/kg 1.700 2.000 Cà chua đồng/kg 2.500 2.400
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Từ bảng trên cho ta thấy được sự biến động giá cả của các loại hoa màu, đặc biệt là hành lá từ 6.000 đồng/kg của vụ trước đã giảm chỉ còn 1.800 đồng/kg tại thời điểm nghiên cứu, chính sự biến động này đã làm cho không ít bà con nông dân lao đao vì tưởng có giá nên trồng với diện tích nhiều hơn trước cón lại đa số các loại hoa màu khác thì biến động tương đối nhẹ từ 0 – 1.600 đồng/kg .
4.2.3. Thông tin về giá cả
Theo điều tra cho thấy nông dân sản xuất hoàn toàn thụ động trong việc tìm hiểu giá cả thị trường. Họ lấy thông tin về giá cả chủ yếu qua các nguồn sau:
Cách thức Tỷ lệ (%)
Thăm dò giá cả ở chợ 53,85
Hỏi hàng xóm 46,15
Hỏi những người thương buôn 38,46
Nghe radio 3,85
Xem TV 7,69
Đọc báo 3,85
Khác (cụ thể) 15,38
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Từ bảng trên ta thấy được nông dân chủ yếu lấy thông tin về giá cả thông qua: Hỏi hàng xóm (chiếm 46,15%), thăm dò giá cả ở chợ (chiếm 53,85%), hỏi những người thương buôn (chiếm 38,46%). Còn lấy thông tin từ đọc báo, nghe radio, xem tivi thì chiếm tỷ lệ rất ít.
Thông tin giá cả lấy từ các nguồn khác như: Dự đoán giá, được cung cấp thông tin từ nhân viên bảo vệ thực vật đang làm công tác tại địa phương nhưng chỉ chiếm có 15,38% trong các nguồn thông tin.
Vì vậy,cần có được một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn để bảo đảm quyền lợi của nông dân, bảo đảm nông sản hàng hoá làm ra không bị ép giá. 4.2.4. Lựa chọn người bán Bảng 12: Các lí do lựa chọn người bán Lý do Tỷ lệ (%) Giá cao 46,15 Quen biết 42,31 Cung cấp tín dụng 19,23 Cung cấp nhiều dịch vụ 3,85
Người mua có thái độ tốt 7,69
Khác (cụ thể) 15,38
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Theo điều tra cho thấy có đến 46,15% nông dân chọn người để bán bằng cách chọn người nào mua giá cao thì bán; 42,31% nông dân bán hàng hoá nông sản cho
người đó do mối quan hệ quen biết. Riêng phần bán cho người đó vì được hỗ trợ vốn từ trước thì chỉ chiếm 19,23%. Người nông dân hầu như ít chú ý tới thái độ của người mua nông sản hàng hoá, có thể yếu tố này chỉ chiếm 7,69%. Còn 15,38% nông dân bán nông sản hàng hoá của mình cho người mua vì các lý do sau như: được giới thiệu, do thích.
4.2.5. Thanh toán
Bảng 13: Cách thức thanh toán
Cách thức thanh toán Tỷ lệ (%)
Trả liền sau khi lấy hàng 23,08
Trả trước khi thu hoạch 3,85
Trả trong khi thu hoạch 11,54
Trả sau khi thu hoạch 19,23
Đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng 30,77
Lạ trả liền, quen thì sau ngày thu hoạch 11,54
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Từ bảng trên ta thấy, phần lớn nông dân lấy tiền bán hàng hoá nông sản thông qua hình thức đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng chiếm 30,77%, Trả liền sau khi lấy hàng (chiếm 23,08%) và trả sau khi thu hoạch (chiếm 19,23%). Tỷ lệ nhận được tiền trước khi thu hoạch là rất thấp (3,85%). Nguyên nhân là do tâm lý “hàng giao thì tiền trao”, bên cạnh đó cũng một phần do người mua không có vốn nhiều.
Tiền bán hàng hoá nông sản được người mua đem đến nhà trả. Tuy nhiên, có khi người nông dân phải đến tận nhà người mua để lấy tiền bán hàng hoá nông sản và những lúc này thì thường khó lấy tiền, người mua họ không trả hết mà trả từ đợt.
4.2.6. Những khó khăn và thuận lợi khi tiêu thụ hoa màu