Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
2,12 MB
Nội dung
Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN A. PHẦN MỞ ĐẦU : I.Lí do xây dựng giải pháp 1. Xuất phát từ cơ sở lí luận Trong nhà trường THPT môn GDCD có vị trí quan trọng. Nó là một bộ môn khoa học xã hội nhằm phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai, nguồn nhân lực cho đất nước. Nó trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản, thiết thực phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ với bản thân,với mọi người, với công việc và môi trường sống. Bước đầu hình thành cho các em những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục ý thức, kỹ năng vận dụng pháp luật sẽ góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, đạo dức tốt đẹp, những thói quen và hành vi đạo đức pháp luật đúng đắn. Nó trang bị cho học sinh phương pháp tư duy linh hoạt, khoa học, luôn có suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình. Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước. 2. Xuất phát từ trách nhiệm bản thân. Để làm được nhiệm vụ trên người giáo viên dạy môn GDCD giữ vai trò rất lớn. Họ giúp học sinh hiểu, biết và nắm vững những tri thức, khái niệm, bản chất, nội dung cơ bản của pháp luật. Song người giáo viên không chỉ truyền thụ đầy đủ những tri thức pháp lụât để học sinh học thuộc. Mà còn phải giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế, biết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn. Và các em biết biến các tri thức đó thành hành vi pháp luật được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Thật là sai lầm, nếu người giáo viên xem môn GDCD chỉ là những kiến thức sách vở tách rời với những thái độ, hành vi, thói quen chấp hành pháp luật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ngoài xã hội. Vì vậy người giáo viên “ Không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người” .Qua đó các em biết tuyên truyền những hiểu biết về pháp luật của mình cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh để góp phần nâng cao trình độ dân trí về pháp luật, ngăn chặn người phạm tội, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, trật tự nơi công cộng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn . Thực tế cuộc sống cho thấy những năm gần đây tội phạm ở những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng.Tình trạng này đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do sự hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế. Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hạn chế hành vi vô đạo đức, thiếu văn hoá và phạm tội của thiếu niên. Nhà trường được xem là chiếc nôi thứ hai ( Sau gia đình ) góp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con người luôn ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật của Nhà nước. Thực tiễn trong nhà trường THPT, những năm trước đây môn học GDCD được xem là môn học phụ, có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan và nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh, do đó hiệu quả giáo dục chưa - 1 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN cao, chưa đem lại cho các em những điều bổ ích rõ rệt. Việc học tập còn chưa thật sự gắn với cuộc sống, nhất là cuộc sống của học sinh. Song trong năm gần đây môn học này đã được quan tâm chú ý, được đặt ngang bằng như những bộ môn khoa học khác (nhà trường đã bố trí thi tập trung) Nên việc dạy và học môn GDCD diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bước đầu đã thu hút được sự chú ý của học sinh, các em bắt đầu say mê và yêu thích môn học này. Vì vậy hiệu quả giáo dục từng bước được cải thiện. Trong những năm trở lại đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạo chính qui, có chuyên môn đạt chuẩn trở lên, họ được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy pháp luật cũng được nâng cao. Thực tế giảng dạy cho thấy: Sử dụng kênh hình và áp dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy pháp luật đã góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy. Nó làm cho giờ học thêm sống động, làm cho học sinh say mê, thích thú khi tìm hiểu các điều, khoản quy định của pháp luật. Các em nắm bài vững, hiểu bài sâu. Những đồ dùng trực quan ấy sẽ tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của các em. Từ đó các em có niềm tin đúng đắn vào các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp; có trách nhiệm đối với hành động của bản thân; có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động. Ngược lại, trong giờ dạy pháp luật giáo viên chỉ giảng bài bằng phương pháp thuyết trình, đàm thoại… thì hiệu quả giờ dạy không cao. Giờ dạy pháp luật trở nên khô khan, tẻ nhạt. I. Mục đích xây dựng giải pháp 1. Xuất phát từ yêu cầu chung của toàn ngành: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy” theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập.Vì vậy việc dạy các quy định của pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng phương pháp trực quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ cho nội dung bài giảng ( Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, thống kê…).thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. Cho nên giờ học pháp luật sẽ sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng lên, học sinh nắm bắt các vấn đề cơ bản của pháp luật chắc và nhanh. 2. Xuất phát từ thực tế trường THPT Đà Loan Lê – Nin viết: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhân thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. (Bút ký triết học). Trong những năm gần đây trường THPT Đà Loan đã trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện để sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả như: Phòng học có gắn Máy chiếu Potrester (3 phòng) máy vi tính, màn hình, đầu Video, sắp tới sẽ lắp đặt hệ thống camera ghi hình trực tiếp và lắp thêm 2 đèn chiếu nữa trường cũng đã nối mạng Internet ( nên việc sưu tầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện ). Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng tôi giảng dạy được tốt. Chính vì những lí do trên mà tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi xây dựng và đưa ra một số giải pháp trong việc sử dụng đồ dùng trực quan bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn GDCDlớp 12 nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn này. - 2 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN B. NỘI DUNG Qua quá trình giảng dạy, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự tìm tòi của bản thân, tôi đã hiểu rõ: Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Đồ dùng trực quan trong các tiết dạy pháp luật không phải là hiếm mà rất đa dạng và phong phú- nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão ( Đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin: máy vi tính và mạng Internet đang được sử dụng ngày càng rộng rãi ). Vì vậy trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm hay, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. Qua thực tiễn gần 2 năm giảng dạy tôi thấy có những hình thức trực quan như sau: I. . SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, SỐ LIỆU MINH HOẠ, GIỚI THIỆU NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Sử dụng hình ảnh trực quan - Những đồ dùng trực qua này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký ức mỗi học sinh. Nếu người giáo viên sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp cho học sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên hệ thực tế. Nó còn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được. Chẳng hạng khi giảng bài THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (bài 2), tôi sử dụng một số hình ảnh để giới thiệu, minh hoạ để các em hình dung được thế nào là thực hiện pháp luật: - 3 - Kinh doanh phải nộp thuế Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN - 4 - - Ba thanh niên đèo ( chở) nhau trên một xe máy bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử lý hành vi vi phạm pháp luật giao thông của các công dân. QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC PHÁP LUẬT GHI NHẬN VÀ BẢO VỆ. Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Để kết thúc bài học tôi cho các em xem phóng sự ngắn và một số hình ảnh về thực hiện pháp luật của người dân. - 5 - Đi nghĩa vụ quân sự Đánh bắt cá dưới sông Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Một số hình ảnh củng cố bài . Canh giữ biên giới Nhập ngũ C«ng an b¾t cíp. Thanh niªn t×nh nguyÖn gi÷ g×n TTATGT. Và từ đó các em hiểu sâu sắc hơn về vấn đề thực hiện pháp luật là “quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức. Hoặc khi dạy bài 3: “Công dân bình đẳng trước pháp luật” ( GDCD 12), khi giảng về nội dung kiến thức: công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý”, tôi cho học sinh xem một số ảnh công dân bình đẳng trong bầu cử, ứng cử cũng như về trách nhiệm pháp - 6 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN lý. - 7 - Mọi công dân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền bầu cử của mình mà không ai có quyền ngăn cản. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Từ những hình ảnh đó giúp các em thấy được rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, dù người đó là ai, ở địa vị nào trong xã hội thì đều bình đẳng ngang nhau trước pháp luật. Hay khi dạy bài 6 “ CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN” tôi sử dụng một số hình ảnh, sự kiện làm minh chứng cho nội dung bài học như “bị cáo” là như thế nào, ai được coi là “bị can”, đồng thời liên hệ thực tế các vấn đề xảy ra ở nước ta làm minh chứng cho sự nghiêm minh của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đầu tiên tôi sử dụng một số hình ảnh sự kiện để minh hoạ thế nào là bị can, bị cáo. - 8 - * Bị can: là người đã bị khởi tố về hình sự Ông Cao Minh Huệ (bên trái) tại một căn biệt thự sang trọng ở phường Thanh Xuân, quận 12, TPHCM Vụ án PU18 Bùi Tiến Dũng Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Về nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, luật quy định: Không một ai được tự ý bắt giam, giữ người vì những lý do không chính đáng …,Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Tôi sử dụng hình ảnh và thông tin kiện sau: - 9 - (LĐ) - Ngày 29.10. 2009, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C37) - Bộ CA - đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Cao Minh Huệ - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương. * Bị cáo: Là người bị toà án quyết định đưa ra xét xử Ngày 22-9-09, TAND tỉnh Nam Định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đây là vụ án xảy ra tại Trung tâm Trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Ý Yên và Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh. Bắt giữ người vì ba lần bị khất nợ Khi bị Công an huyện Đông Anh cho biết lý do bắt giam vì có hành vi bắt giữ người trái pháp luật, Phạm thị Tuyết Lan, 36 tuổi, trú tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, mới sững sờ rồi òa khóc. Thật tình Lan không nghĩ hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Chỉ vì lo cho số tiền đã cho vay, muốn rốt ráo đòi nợ mà Lan phạm tội, kéo theo cả người em rể vướng vào vòng lao lý. Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Tiếp theo để minh hoạ cho các trường hợp được phép bắt người, đây là những trường hợp dễ nhớ nhưng lại cũng dễ quên vì vậy tôi sẽ sử dụng một số hình ảnh và sự kiện có thật để minh hoạ cũng đồng thời giáo dục ý thức pháp luật cho người học. Qua đó phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước sự lôi kéo, dụ dỗ của kẻ xấu. Tôi sử dụng những thông tin sau - 10 - Phạm thị Tuyết Lan Cập nhật lúc : 6:04 AM, (03/10/2009) Ngày 7/7/2009, được sự phê chuẩn của Viện KSND tối cao, Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đã tiến hành bắt tạm giam, khám xét chỗ ở Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim theo Điều 88 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là hai nhân vật đã có những hành vi rất nguy hiểm, chống phá đất nước Cơ quan An ninh Điều tra đọc lệnh bắt Nguyễn Tiến Trung (X) trước sự chứng kiến của gia đình và đại diện tổ dân phố Trưa 13/6/2009, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do có các hành vi cấu kết với bên ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam Bắt quả tang một giám sát thi công cầu Cần Thơ nhận hối lộ (Lao Động số 200 Ngày 07/09/2009 Cập nhật: 8:26. 07/09/2009 ) (LĐ) - 7 giờ 30 phút sáng 6.9, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC 14) phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC15) Công an TP Cần Thơ đã bắt quả tang Nguyễn Thái Hoà - giám sát thi công tại công trình cầu Cần Thơ, đang nhận tiền hối lộ 15 triệu đồng [...]... - TQ - 12 - Lễ kí kết hiệp định các nước ASEAN Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN HÌNH ẢNH MINH HOẠ VỀ QUYỀN TRẺ EM Sinh nhật con UBDS GĐ & trẻ em Trẻ em được uống thuốc,chăm sóc sức khoẻ Trẻ em, đến trường, học tập vui chơi Trẻ em đến trường MỐI QUAN NHỆ HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC - 13 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Cuba Pháp Mỹ... kết thúc bài học “THỰC HIỆN PHÁP LUẬT”(bài 2 gdcd 12) để củng cố kiến thức cho học sinh một cách toàn diện, tôi sẽ sử dụng sơ đồ mô tả mối quan hệ biện chứng giữa thực tiển xã hội và pháp luật, giữa xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và hoàn thiện pháp luật Thực tiễn xã hội Xây dựng pháp luật Pháp luật Quan hệ pháp luật Thực tiễn pháp luật Thực hiện pháp luật Vi phạm pháp luật - Sau khi học sinh... giữa thực tiển xã hội và pháp luật, giữa xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và hoàn thiện pháp luật Chẳng hạn khi dạy tới bài 9- TIẾT 1: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC Giáo viên sử dụng sơ đồ này vào dạy phần vai trò tác động của pháp luật đối với kinh tế đất nước Khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh - 15 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 Quyền tự do (bình đẳng)... với các - 17 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh Chỉ khi nào học sinh được tư duy trên cơ sở quan sát phương tiện, đồ dùng trực quan thì lúc đó mới được coi là tiết dạy thành công 6- Muốn sử dụng tốt đồ dùng trực quan người giáo viên dạy Giáo dục công dân 12 còn phải thường... dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao Học đạo đức, pháp luật, tìm hiểu về đạo đức, pháp luật sử dụng đồ dùng trực quan là cần thiết, nhưng không phải tiết dạy nào cũng sử dụng tất cả các loại đồ dùng trực quan Vì sử - 16 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN dụng tuỳ tiện, không đúng mục ích sẽ không đem lại kết quả mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, hiệu... làm luật sẽ xây dựng, hình thành lên pháp luật Từ đó sẽ hình thành lên mối quan pháp luật, trong mối quan hệ đó nó diễn ra hai quá trình đó là Thực hiện pháp luật và vi phạm pháp luật tức là lúc pháp luật thực thi trên thực tiễn Từ thực tiễn đó Nhà nước sẽ đúc rút ra những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành để bổ sung, xây dựng và hình thành nên một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn Đó... thời sự mới nhất, chính xác nhất để đưa vào bài giảng Trên đây là những phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy Giáo dục công dân lớp 12 của tôi Những giải pháp này mới chỉ là bước đầu chắc chắn sẽ có nhiều khiếm khuyết Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các cấp lãnh đạo của các quý đồng nghiệp để cho giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cám ơn! Đà Loan, ngày 01 tháng... vào giảng dạy bộ môn giáo dục công dân 12 là một việc làm cần thiết và hiệu quả Nếu như trước đây học sinh học môn GDCD với thái độ miễn cưỡng, thờ ơ, không khí lớp học nhàm chán dẫn đến chất lượng giờ học chưa cao thì sau khi áp dụng giải pháp trên tôi nhận thấy học sinh học hào hứng hơn, không còn miễn cưỡng, thờ ơ, thụ động mà trở nên tích cực tư duy, chủ động giải quyết vấn đề, giờ học không còn... huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Lào) khi y chuẩn bị giao hàng cho đối tượng Nguyễn Văn Cường (SN 1973, trú xã Mường Nọc, huyện Quế Phong) - 11 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Thò Bá Già (SN 1964) Sau khi sử dụng những dữ kiện minh hoạ, tôi trích dẫn một số điều quy định trong Bộ luật hình sự về các trường hợp quy định được phép bắt giữ người Điều 81 Bắt người trong trường hợp khẩn... hội khoá VIII 14,1 18 Quốc hội khoá IX 16,7 8,8 - 14 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN Quốc hội khoá X 17,3 26,2 Quốc hội khoá XI 17,2 27,3 Qua bảng số liệu dẫn chứng ở trên, tôi có thể khẳng định cho các em thấy rõ rằng quyền dân chủ của công dân của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa không những chỉ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà còn được hiện thực hoá trên thực tiễn Từ . động của pháp luật đối với kinh tế đất nước. - 15 - Thực tiễn xã hội Pháp luật Quan hệ pháp luật Thực tiễn pháp luật Khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh Giải pháp hữu ích Giáo dục. hoà với các - 17 - Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN VĂN PHẤN phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh. Chỉ. nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Giải pháp hữu ích Giáo dục công dân 12 ĐOÀN