Trong bối cảnh đó,điều hành và quản lý cơ chế lãi suất được ngân hàng trung ương sử dụng như mộtcông cụ đắc lực để bình ổn nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà hầu như ở tất cảcác nước t
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn 1
Mục lục 1
Danh mục hình, biểu bảng 4
Phần 1: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
2.1 Mục tiêu chung 6
2.2 Mục tiêu cụ thể 6
3 Phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Phạm vi về không gian 6
3.2 Phạm vi về thời gian 6
3.3 Phạm vi về nội dung 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
4.2 Phương pháp phân tích số liệu 7
Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về lãi suất 8
Trang 21.1.1 Khái niệm và vai trò của lãi suất 8
1.1.1.1 Khái niệm lãi suất 8
1.1.1.2 Vai trò của lãi suất 8
1.1.2 Các nguyên tắc, yêu cầu và những tác động của cơ chế lãi suất 9
1.1.2.1 Các nguyên tắc, yêu cầu của lãi suất mang tính chủ đạo để điều hành nền kinh tế 9
1.1.2.2 Những tác động của cơ chế lãi suất 9
1.2 Cơ sở hình thành và các loại lãi suất trên thị trường 9
1.2.1 Cơ sở hình thành 9
1.2.2 Phân loại lãi suất 10
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 10
1.4 Kinh nghiệm điều hành chính sách lãi suất ở các nước trên thế giới 11
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÁC GIAI ĐOẠN ĐIỀU HÀNH CƠ CHẾ LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM 2.1 Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12
2.2 Thực trạng và hiệu quả các giai đoạn điều hành cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua 14
2.2.1 Giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất theo khuôn khổ mệnh lệnh hành chính 14
2.2.2 Giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận (6/2002-5/2008) 19
2.2.3 Giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản 19
2.3 Ảnh hưởng của việc điều hành lãi suất đối với nền kinh tế Việt Nam 22
2.3.1 Ảnh hưởng của việc điều hành lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam 22
Trang 32.3.2 Xu hướng điều hành chính sách lãi suất ở các nước phát triển và thách thức của
Việt Nam khi áp dụng 23
Chương 3: GIẢI PHÁP CHO CƠ CHẾ LÃI SUẤT HIỆN NAY 3.1 Tồn tại và nguyên nhân 26
3.1.1 Tồn tại 26
3.1.1.1 Những thành công 26
3.1.1.2 Những hạn chế 26
3.1.2 Nguyên nhân hạn chế 27
3.2 Giải pháp 27
Phần 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 29
2 Kiến nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 4DANH MỤC HÌNH, BIỂU BẢNG
Hình 2.1 Lãi suất thực âm những năm 1980
Hình 2.2 Diễn biến lãi suất cho vay và tiền gửi bình quân các năm
Hình 2.3 Trần lãi suất đến lãi suất cơ bản, tự do hóa lãi suất 1998-2002
Hình 2.4 Lãi suất cho vay qua các năm 2001-2004
Hình 2.5 Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước qua các năm
Hình 2.6 Biến động lãi suất 2006-2011
Bảng 2.1 Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước
Bảng 2.2 Diễn biến lãi suất năm 2012-2013
Trang 5Phần 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế toàn cầu đang có sự biến động như khủng hoảng tài chính, nợcông ở Mỹ và Châu Âu ít nhiều đều tác động đến Việt Nam Trong bối cảnh đó,điều hành và quản lý cơ chế lãi suất được ngân hàng trung ương sử dụng như mộtcông cụ đắc lực để bình ổn nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà hầu như ở tất cảcác nước trên thế giới
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế có sự tăng trưởng đáng kể từ năm
1982 cho đến nay Vì thế, nền kinh tế này chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các diễnbiến lãi suất Đặc biệt kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước, chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc điều chỉnh cơchế lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô Lãi suất ảnh hưởng trựctiếp đến việc ra quyết định kinh doanh và đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp,các định chế tài chính, ngân hàng nhà nước và toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiênhiện nay, việc dự đoán cũng như kiểm soát sự biến động của lãi suất là vô cùngkhó khăn Từ chính sách đặt các khung giới hạn theo lãi suất trần, lãi suất sàn đếnlãi suất thỏa thuận và ngày càng tiến dần theo chiều hướng tự do hóa lãi suất Việc nghiên cứu lại những vấn đề về lãi suất, cơ chế lãi suất hiện đã thực sựtrở thành một trong những vấn đề cấp thiết hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam
Nó giúp chúng ta đánh giá lại hệ quả xây dựng và điều hành một chính sách lãisuất ở nước ta trong thời gian qua Đồng thời, nó còn rất quan trọng đối với việcnâng cao hiệu quả hoạt động của một hế thống thị trường tài chính ở Việt Nam,góp phần giải quyết khó khăn về vốn, đảm bảo sự thắng lợi của công cuộc côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơ chế lãi suất và tính thời sự của vấn đềnày ở Việt Nam tôi quyết định chọn đề tài: “Cơ chế lãi suất của Việt Nam hiệnnay-những thách thức trên con đường chuyển đổi”
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu về cơ chế điều hành lãi suất của Việt Nam từ trước đến nay
từ đó đưa ra một số quan điểm về những thách thức qua các giai đoạn điều hànhlãi suất của Ngân hàng Nhà nước
- Thời gian thu thập số liệu: được thu thập qua các năm từ 1986-2012.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 23/3/2013 đến hết ngày 19/5/2013.
3.3 Phạm vi về nội dung
Cụ thể đề tài nghiên cứu các giai đoạn điều hành cơ chế lãi suất của Ngân hàngNhà nước Việt Nam
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu lấy nguồn thông tin từ giáo trình, các báo cáo, luận văn, tạp chí,Internet, các quan điểm của các chuyên gia kinh tế, các tổ chức có uy tín
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh biến động lãi suấtqua các giai đoạn điều hành cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thựctrạng cơ chế lãi suất và thách thức đang gặp phải
- Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích thực trạng, sử dụng phương pháp luận
để đưa ra một số quan điểm về việc điều hành cơ chế lãi suất của Ngân hàng NhàNước Việt Nam và một số giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả công cụ lãisuất
Trang 8Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về lãi suất
1.1.1 Khái niệm và vai trò của lãi suất
1.1.1.1 Khái niệm lãi suất
Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm mộtphần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêmnày so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất Lãi suất là giá mà người vayphải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người chovay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu
Lãi suất còn được hiểu là công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ của mỗiquốc gia, nó do ngân hàng trung ương – cơ quan thay mặt nhà nước thực thi chínhsách tài chính, tiền tệ - nắm giữ, và sử dụng nhằm điều chỉnh và can thiệp vào thịtrường giúp hạn chế và khắc phục những yếu kém của nền kinh tế
1.1.1.2 Vai trò của lãi suất
Lãi suất là phương tiện để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.Khi ngân hàng đưa ra lãi suất huy động tiền gửi cao và thích hợp sẽ kích thíchkhách hàng đi gửi tiền để có lợi nhuận, ngân hàng sẽ tăng nguồn vốn huy độnglên
Lãi suất là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế Với mức lãi suất hợp
lý sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất kinhdoanh
Lãi suất là đòn bẫy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh cóhiệu quả Khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải có kế hoạch kinh doanh tốt đểđảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi Ngân hàng thì phải tạo nhiều biện pháp
Trang 9thu hút vốn nhàn rỗi và các biện pháp cho vay hiệu quả, đáp ứng các nhu cầuhoạch toán kinh tế.
Lãi suất là một trong những công cụ dự báo tình hình nền kinh tế Sự biếnđộng lãi suất có thể dự báo được một số yếu tố của nền kinh tế Từ đó các ngânhàng hoặc các doanh nghiệp có điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn phương án kinhdoanh cho phù hợp
Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế Sự thay đổi của lãi suất gópphần điều tiết sản xuất và tiêu dùng, cung và cầu hàng hóa, là công cụ để thựchiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia
1.1.2 Các nguyên tắc, yêu cầu và những tác động của cơ chế lãi suất
1.1.2.1 Các nguyên tắc, yêu cầu của lãi suất mang tính chủ đạo để điều hành nền kinh tế
- Xuất phát từ quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường.
- Tác động trực tiếp đến việc điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng
phù hợp trong từng giai đoạn, thời kỳ của nền kinh tế
- Là lãi suất cho vay cuối cùng của NHNN đối với NHTM.
1.1.2.2 Những tác động của cơ chế lãi suất
- Khuyến khích tích lũy và là trung gian tài chính.
- Hướng các nguồn tài chính vào các hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
- Lãi suất tín dụng được dùng như một công cụ để vận hành cơ chế tạo tiền.
1.2 Cơ sở hình thành và các loại lãi suất trên thị trường
1.2.1 Cơ sở hình thành
Về mặt lý thuyết và thực tiễn cho thấy lãi suất được hình thành trên những cơsở:
Trang 10- Quan hệ cung cầu về vốn tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
- Tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế.
- Chính sách động viên và phân phối của Nhà nước.
1.2.2 Phân loại lãi suất
- Phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng: Lãi suất tiền gửi, Lãi suất tiền vay,
Lãi suất chiết khấu, Lãi suất liên Ngân hàng, Lãi suất cơ bản
- Phân loại theo giá trị thực của lãi suất: Lãi suất danh nghĩa, Lãi suất thực tế.
- Phân loại theo mức ổn định của lãi suất: Lãi suất cố định, Lãi suất thả nổi.
- Phân loại theo thời hạn tín dụng của lãi suất: Lãi suất ngắn hạn, Lãi suất trung
hạn, Lãi suất dài hạn
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
- Mức cung cầu tiền tệ: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình
thành lãi suất trên thị trường Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng đểthanh toán trên thị trường Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của các đơn vị, cá nhân,
tổ chức để làm phương tiện giao dịch, trao đổi hàng hoá, dịch vụ Lãi suất cânbằng được xác định là giao điểm của đường cung và cầu tiền
- Lạm phát: Là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến lãi suất
tín dụng Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, chính bởi vậy chúng ta khôngthể tránh khỏi nó mà chỉ có kiềm chế nó ở mức ít hay nhiều
- Rủi ro và kỳ hạn: Khi đầu tư vào bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào
đều có những rủi ro nhất định, trong tín dụng cũng vậy Mức độ rủi do cao haythấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan Các yếu tố khách quannhư là: môi trường kinh tế, sự phát triển liên ngành, môi trường pháp lý
- Chính sách của Nhà nước: Như chúng ta đã biết một khi lãi suất tín
dụng tăng quá cao hay giảm thấp thì đều có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế
Trang 11Chính bởi vậy mà nhà nước đã thực hiện các chính sách tiền tệ của mình thôngqua Ngân hàng Trung ương với vai trò chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng củamột quốc gia (với các công cụ như lãi suất tái chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc) đểđiều chỉnh lãi suất, bình ổn nền kinh tế.
- Những nhân tố khác về đời sống xã hội: Sự đa dạng của công cụ tài
chính, sự thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, sự phát triển của các thể chế tàichính trung gian, hiệu suất sử dụng vốn trong các thời kỳ khác nhau do nhữngthay đổi trong công nghệ và sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế, vàcác biến động về kinh tế chính trị,… cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lãi suất
1.4 Kinh nghiệm điều hành chính sách lãi suất ở các nước trên thế giới
- Ở các nước công nghiệp phát triển:
Ngân hàng Trung ương dùng lãi suất tái chiết khấu để tác động gián tiếp tới lãisuất tiền gửi, lãi suất tiền vay của các ngân hàng trung gian Trên cơ sở đó cácngân hàng trung gian tùy tình hình thị trường mà áp dụng lãi suất tiền gửi, tiềnvay đối với các doanh nghiệp nhưng thường là cao hơn lãi suất chiết khấu
Khi Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất chiết khấu, điều đó có nghĩa là Ngânhàng Trung ương muốn hạn chế sự tăng thêm tiền ra lưu thông Đối với lãi suất
cơ bản thì chỉ có tác dụng trong điều kiện nền kinh tế có biến động vừa phải vàcoi như khá ổn định
- Ở các nước đang phát triển:
Qua nghiên cứu thực tế của ngân hàng thế giới cho thấy lãi suất trần cứng ngắc
đã làm cản trở sự tăng trưởng về tiết kiệm tài chính và giảm thiểu hiệu năng củađầu tư Nhiều nước đã thấy rằng lãi suất chịu sự quản lý của Nhà nước có thể cóhại, không có tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động của cácdoanh nghiệp nói riêng Do đó, họ có khuynh hướng để cho thị trường có tiếngnói lớn hơn
Trang 13Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÁC GIAI
ĐOẠN ĐIỀU HÀNH CƠ CHẾ LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM 2.1 Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SLthành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Quá trình phát triển của hệ thống Ngânhàng Việt Nam:
1 Thời kỳ 1951-1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thực hiện trọng trách
đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước
2 Thời kỳ 1955-1975: Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, bình ổn vật giá, tạo điều kiện
thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế ở miền Bắc
- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi
phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụchiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miềnNam
3 Thời kỳ 1975-1985: Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành
thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngânhàng của chế độ cũ ở miền Nam
4 Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống
Ngân hàng Việt Nam:
- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phéplàm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN
Trang 14- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT vớiđịnh hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.
- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh vềngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng,hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đãchính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ mộtcấp sang hai cấp
- Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chínhquốc tế (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á)được tái lập và khơi thông
- Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổchức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/10/1998
- Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổchức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thihành từ ngày 01/01/2011 Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quanngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam
Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước
có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcthực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 5 đơn
vị là tổ chức sự nghiệp
Năm 1996, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, ngành Ngân hàng vinh dựđược đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh Đặc biệt, ngày 6/5/2006, tại Lễ kỷniệm 55 năm ngày thành lập, ngành Ngân hàng đã vinh dự được Đảng, Nhà nướctrao tặng phần thưởng cao quý nhất - Huân chương Sao vàng; vào dịp kỷ niệm 60
Trang 15năm thành lập Ngành (27/4/2011), ngành Ngân hàng đã vinh dự được đón nhậnHuân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.
2.2 Thực trạng và hiệu quả các giai đoạn điều hành cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1 Giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất theo khuôn khổ mệnh lệnh hành chính
- Giai đoạn 1986 – 5/1992: Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định
Đây là thời kỳ Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, lạm phát ở mứccao, lãi suất luôn trong tình trạng âm Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể lãisuất tiền gửi và cho vay Lãi suất âm có đặc điểm là lãi suất tiền gửi thấp hơn lạmphát và lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động vốn và thấp hơn lạm phát.Điển hình như:
Hình 2.1 Lãi suất thực âm những năm 1980
Lãi suất cho vay cao nhất (Năm) Tỷ lệ lạm phát (Năm) Lãi suất thực (Năm)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trang 16Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp ở mức cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua
ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
o Ưu điểm: Phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và bảo đảmlợi nhuận cho ngân hàng
o Nhược điểm:
+ Cơ chế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp
+ Lãi suất không còn là đòn bẫy kích thích nhu cầu của công chúng
Lãi suất âm trong giai đoạn đó gây ra rất nhiều tiêu cực đối với nền kinh tế Dolãi suất thực của tiền gửi là số âm nên không khuyến khích dân cư gửi tiền vàongân hàng để thực hiện việc tập trung vốn cho đầu tư phát triển, gây áp lực đốivới giá cả hàng hóa, do đó làm cho mức lạm phát ngày càng tăng Nhu cầu vốncủa nền kinh tế tăng lên không thực, tạo lợi nhuận giả cho doanh nghiệp Ngânhàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng vàngân hàng không thể kinh doanh bình thường theo cơ chế thị trường Bước sangnăm 1992, lạm phát đã được đẩy lùi và luôn ở mức thấp đã tạo điều kiện đểchuyển sang lãi suất thực dương
- Giai đoạn 6/1992 – 12/1995: Cơ chế điều hành khung lãi suất
Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung, trong đó quy định rõsàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế Căn cứ khung lãisuất này, các Ngân hàng thương mại đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình Thựcchất đây là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suấtdương Ngân hàng Nhà nước bỏ chính sách lãi suất “âm”, chuyển sang chính sáchlãi suất “thực dương”, quy định mức “sàn” lãi suất tiền gửi và “trần” lãi suất chovay; công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu Chính sách "lãi suất dương"vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng, vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp gửitiền tại ngân hàng và kích thích doanh nghiệp tiết kiệm, sử dụng vốn có hiệu quả