Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
2,68 MB
Nội dung
Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển như không ngừng của công nghệ không dây(Wireless) và tính toán di động(Mobile computing), và xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của con người luôn mong muốn các công việc tính toán được thuận tiện, không phải phụ thuộc vào chiếc máy tính cổ điển, vào không gian hay khoảng cách đã đưa việc ứng dụng tính toán di động vào trong thực tế ngày càng trở nên rõ nét cũng như thuận lợi hơn, bên cạnh đó cũng phải đề cập tới sự tiến bộ vượt bậc của các thiết bị cầm tay mới với các yếu tố dễ sử dụng, kết nối thuận tiện đã thúc đẩy ứng dụng tính toán di động vào thực tế ngày càng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, công việc xây dựng các ứng dụng cho các thiết bị di động cầm tay vẫn tồn tại những khoảng cách so với việc xây dựng ứng dụng cho máy tính cá nhân PC, sự tồn tại của khoảng cách này ngoài các yếu tố nội tại do hầu hết các hãng sản xuất thiết bị đều nắm giữ các bí quyết công nghệ và phát trển ứng dụng chuyên biệt cho thiết bị của mình sản xuất, dẫn tới rất khó cho các nhà pháp triển tiếp cận xây dựng ứng dụng cho tính toán di động. Bên cạnh đó, công việc xây dựng ứng dụng di động đều dựa trên nền tảng của một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nên giá thành phát triển, triển khai ứng dụng cho tính toán di động là tương đối cao cũng là một yếu tố cản trở các nhà phát triển tham gia xây dựng ứng dụng tính toán di động. Ngày nay để khắc phục khoảng cách đó rất nhiều các giải pháp đã được đề cập và nghiên cứu, trong đó giải pháp hệ thống phục vụ tin nhắn đa phương tiện MMS( Multimedia mesaging service) được coi là một bước đột phá trong tính toán di động hiện nay, không chỉ bởi nó mang ý nghĩa là sự phát triển vượt bậc của hệ thống tin nhắn ngắn SMS, mà còn bởi sự trải rộng của nó trên các mạng thông tin khác nhau( mạng internet, mạng điện thoại…) tạo nên một môi trường phát triển ứng dụng thuận lợi do tận dụng được các ưu điểm vốn có của hệ thống mạng khác được tích hợp trong môi trường ứng dụng MMS. Với thực tiễn Việt Nam hiện nay, các nhu cầu tính toán di động đang dần hình thành và phát triển, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của mạng viễn thông trong nước chắc chắn nhu cầu về tính toán di động sẽ phát triển tương Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 1 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS ứng với tầm vóc của nó. Xuất phát từ xu hướng đó em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS” để nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với mong muốn xây dựng được một ứng dụng thuận tiện cho phép người sử dụng có thể gửi tin nhắn đa phương tiện từ môi trường internet sẵn sàng cho việc xây dựng những ứng dụng giá trị gia tăng trong tính toán di động. Bố cục của luận văn này bao gồm 9 chương: Chương I: Khái quát về tính toán di động. Chương II: Các vấn đề liên quan và giải pháp. Chương III: Đặc tả và giao thức trong mạng thông tin di động. Chương IV: Kiến trúc MMS. Chương V: Cấu trúc tin nhắn tin nhắn MMS trong giao tiếp MM1. Chương VI: Giao tiếp MM3 & MM7của kiến trúc MMS. Chương VII: Sơ lược quy trình phát triển MMS. Chương VIII: Cài đặt thực tế ứng dụng MMS. Chương IX: Kết luận và đánh giá. Đối với sinh viên chúng em thì việc ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn là một bước chuẩn bị cần thiết cho công việc và nghiên cứu sau này. Đối với bản thân em trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp em đã học hỏi được rất nhiều điều trong thực tiễn không những về mặt kỹ thuật mà cả về cách thiết kế các ứng dụng cũng như các công nghệ mới, và quan trọng hơn đó là tiếp cận được tới các xu hướng mới trong kỹ thuật để tìm hiểu nghiên cứu triển khai thực tế. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Đức Trung giảng viên bộ môn Công Nghệ Phần Mềm – khoa Công Nghệ Thông Tin trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo cơ hội cho em học hỏi nâng cao kiến thức và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Hà Nội ngày 14/05/2004 Sinh viên thực hiện: Phạm Thanh Tùng Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 2 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG I 4 KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TOÁN DI ĐỘNG VÀ MMS 4 CHƯƠNG II 6 CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ GIẢI PHÁP 6 CHƯƠNG III 8 ĐẶC TẢ VÀ GIAO THỨC TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 8 1. Đặc tả WAP( Wireless Appliaction Protocol) 8 1.1 Đặc tính của WAP 8 1.2 Mô hình kiến trúc của WAP([WAP-210]) 8 1.3 Chồng giao thức của WAP 10 1.4. Cấu hình mẫu của WAP 14 2. Giao thức WSP(Wireless Session Protocol Specification) 16 2.1 Vị trí của WSP trong chồng giao thức WAP 16 2.2 Đặc tính của WSP 17 2.3 Hoạt động của giao thức WSP 19 2.4 Cấu trúc và dạng nén của dữ liệu trong WSP 22 2.5 Đóng gói dữ liệu nhiều phần trong WSP 27 CHƯƠNG IV 29 KIẾN TRÚC MMS 29 1. Khái quát kiến trúc MMS 29 1.1 MMS user agent 31 1.2 MMS relay/server(MMSC) 31 1.3 Ứng dụng dịch vụ gia tăng (VAS Value Added Services) MMS 32 2. Tổng quan về các giao tiếp MMSC 33 2.2 Cấu trúc và các thành phần của tin nhắn MMS 39 2.3.Phương thức vận chuyển tin nhắn MMS 41 1. Khái quát cấu trúc và định dạng dữ liệu trong tin nhắn MMS 43 2. Các dạng thức đóng gói dữ liệu trong giao tiếp MM1 44 3. Kịch bản trao đổi tin nhắn thực tế 46 CHƯƠNG VI 53 GIAO TIẾP MM3 & MM7 CỦA KIẾN TRÚC MMS 53 1. Giao tiếp MM3 53 2. Giao tiếp MM7 55 1.Tìm hiểu thêm về SMIL 58 2. Quy trình tạo tin nhắn MMS 65 Sau khi nghiên cứu từ trên chúng ta có thể đưa ra được mô tả cho quy trình tạo tin nhắn MMS như sau 65 3. Kiểm tra ứng dụng MMS 65 CÀI ĐẶT THỰC TẾ ỨNG DỤNG MMS 66 KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 78 1. Các kết quả thu được 78 2. Hạn chế 78 3. Hướng phát triển của đề tài 79 Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 3 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TOÁN DI ĐỘNG VÀ MMS Ngày nay điện thoại cầm tay nói riêng và thiết bị cầm tay nói chung đã trở nên phổ biến, cũng như tốc độ truyền thông không dây được cải thiện đáng kể và xu hướng kết nối mạng mọi nơi mọi lúc không phải thông qua cáp hay các đường dây đang phát triển mạnh mẽ. Thế hệ điện thoại không dây đầu tiên hay còn gọi là 1G với tín hiệu tương tự chỉ truyền đuợc tiếng nói đã được cải tiến lên đến thế hệ thứ 2 hay còn gọi là 2G( chuyển đổi từ thế hệ tương tự sang thế hệ số), đặc điểm của thế hệ 2G đó là có thể truyền đuợc những thông tin dạng text, kể cả những hình ảnh đơn giản(logo) hoặc văn bản qua SMS( mạng thông tin GSM). Với sự chuyển đổi từ thế hệ mạng viễn thông 1G sang 2G thực sự buớc ngoặt chuyển từ truyền dẫn tín tương tự(Analog) sang tín hiệu kỹ thuật số(Digital), tuy nhiên khi yêu cầu của người dùng càng cao và việc phát triển rất nhanh của công nghệ bán dẫn, công nghệ thông tin nhu cầu từ các dịch vụ trong mạng GSM trở nên lạc hậu dần không còn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Ngày nay chúng ta đang chuyển tới thế hệ mạng viễn thông thứ 3 hay còn gọi là 3G với 2 chức năng mới là Internet Browsing và MultiMedia Message Service (MMS), 3G chính là bước tiến từ 2G kết hợp sóng vô tuyến và dịch vụ Internet(IP) mà tiền đề của bước tiến triển này thể hiện thông qua hai yếu tố cơ bản sau. • Sự phát triển và triển khai công nghệ truyền tín hiệu tốc độ cao. • Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật chuyển mạch gói của công nghệ IP. Trong giai đoạn chuyển đổi từ 2G sang 3G giải pháp trung gian cho tính toán di động đó chính là công nghệ cho phép khả năng kết nối Internet GPRS hay còn gọi là 2,5G và đây chính là môi trường mà em thực hiện trong điều kiện mạng viễn thông Việt Nam để tìm hiểu và xây dựng ứng dụng trong nội dung đồ án này. Các dịch vụ tính toán di động trong giai đoạn GSM truyền thống đã phát triển tương đối mạnh và thực sự đáp ứng được được một phần nhu cầu Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 4 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS thực tế, tuy nhiên với sự phát triển của mạng viễn thông từ chuyển từ thế hệ mạng viễn thông 2G sang thế hệ mạng viễn thông 3G với tính năng ngày càng hoàn hảo của thiết bị cầm tay, yêu cầu của khách hàng khắt khe hơn thì thực sự mạng di động đã, đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người sử dụng. Các dịch vụ tính toán di động nói chung không chỉ đơn thuần là kết nối mạng thông tin di động, gửi tin nhắn, gửi email… bằng thiết bị cầm tay mà thực sự các dịch vụ này đã tiến tới một bước xa hơn đó là tiến tới các dịch vụ gia tăng dựa trên tính toán di động như thanh toán ngân hàng, giải trí qua thiết bị cầm tay(xem phim, nghe nhạc qua kết nối mạng internet), lấy thông tin theo yêu cầu Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 5 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ GIẢI PHÁP Khi chúng ta nói tới mạng thông tin di động thì kèm theo đó là rất nhiều vấn đề liên quan phức tạp: các giao thức sử dụng trong mạng tính toán di động, các chuẩn dữ liệu của thông tin trao đổi giữa các thành phần, các giao tiếp của các thành phần trong mạng di động, chúng ta cần phải kể thêm các giao thức của mạng internet cũng như các đặc tả dữ liệu của các giao thức trên nền internet. Ở đây do thời gian có hạn nên em chỉ đi sâu vào tìm hiểu kiến trúc và các giao tiếp chính của hệ thống MMS cũng như đóng gói dữ liệu của các giao tiếp này. Về vấn đề các giao thức phụ trợ trong hệ thống mạng MMS cũng như các kiến thức bổ xung cho việc tạo tin nhắn MMS em sẽ cố gắng trình bày xen kẽ trong các phần của đồ án tốt nghiệp này cũng như trong khi triển khai ứng dụng. Trong tình hình những công nghệ phát triển ứng cho internet chủ yếu áp dụng cho máy tính và hệ thống máy tính với băng thông lớn, tính ổn định cao đòi hỏi cấu hình phần cứng và phần mềm tương đối lớn từ trước tới nay, thì một mảng khác đó chính là ứng dụng cho môi trường tính toán di động của các thiết bị cầm tay với những đòi hỏi phần cứng không cao, nguồn năng lượng sử dụng không lớn, với những yêu cầu về băng thông không cao như với mạng internet (mạng có dây), số lượng thiết bị ngày càng được sản xuất nhiều, tuy nhiên vẫn chưa được phát triển đúng với tầm cỡ của nó, chính vì lý do đó diễn đàn WAP đã đưa ra đặc tả về các giao thức ứng dụng tính toán di động (wireless appliaction protocol) nhằm mục đích tăng cường tính phổ biến và khả năng phát triển ứng dụng cho môi trường thông tin tính toán di động. Như chúng ta đã biết giao thức ứng dụng không dây WAP(wireless application protocol) được coi là một bước phát triển mới trong việc thiết lập một chuẩn công nghiệp làm nền tảng phát triển các ứng dụng hoạt động trên mạng thông tin tính toán di động. Mục tiêu cơ bản của diễn đàn WAP khi xây dựng WAP là cung cấp một bộ khung cho nhà phát triển ứng dụng tính toán di Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 6 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS động đảm bảo được các đặc tính sau: tính khả chuyển nhằm đáp ứng khả năng mở rộng các ứng dụng khi lượng người dùng tăng cao, tính hiệu quả và đơn giản trong phát triển các ứng dụng tính toán di động cũng như tính bảo mật thông tin được truyền đi ở đây không chỉ bảo vệ thông tin trên đường truyền mà còn ngay trên thiết bị đầu cuối sử dụng ứng dụng tính toán di động. Các chuẩn về tín toán di động được diễn đàn WAP xem xét và nghiên cứu song song với tổ chức 3GPP trong việc chuẩn hóa các đặc tả ứng dụng trong môi trường thông tin tính toán di động, và đặc tả WAP là một đặc tả tương đối quan trọng trong xây dựng ứng dụng trên nền tính toán di động trong đó có ứng dụng MMS, ở đây do thời gian có hạn em chỉ đi sâu nghiên cứu chủ yếu các đặc tả kiến trúc cũng như đặc tả kỹ thuật của MMS được đưa ra bởi diễn đàn WAP để thực hiện đồ án này. Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 7 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS CHƯƠNG III ĐẶC TẢ VÀ GIAO THỨC TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1. Đặc tả WAP( W ireless Appliaction Protocol) 1.1 Đặc tính của WAP WAP cung cấp một mô hình ứng dụng trung tâm cho tính toán di động với sự tương thích tối đa với các thiết bị cầm tay của các nhà cung cấp khác nhau cũng như cung cấp các tính năng mới, khả năng phát triển và ứng dụng các kỹ thuật mới đặc trưng trên môi trường tính toán di động. Hỗ trợ bảo mật cho các ứng dụng có yêu cầu bảo mật dựa trên các công nghệ bảo mật kế thừa từ nền tảng mạng internet có dây. WAP cung cấp các đặc tả về khả năng tùy biến cá nhân hóa các ứng dụng tính toán di động cho phép hoạt động trên nhiều dạng thiết bị khác nhau. WAP phân chia ra các lớp trong môi trường ứng dụng không dây tạo ra khả năng tùy biến và chuyên biệt hóa nhiệm vụ của các lớp giúp mở rộng chuẩn được dễ dàng và thuận tiện trong triển khai ứng dụng tính toán di động. 1.2 Mô hình kiến trúc của WAP( [ WAP-210 ] ) Khi chúng ta nghiên cứu mô hình của ứng dụng WAP chúng không thể không đề cập tới mô hình ứng dụng của kiến trúc khác đã tồn tại và có liên quan tới nó, ở đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu khái quát về mô hình lập trình WWW, chúng ta có hình vẽ minh họa minh họa mô hình WWW. Hình 1. Mô hình lập trình WWW Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 8 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS với mô hình lập trình WWW, ứng dụng trên máy khách sử dụng một chương trình gọi là trình duyệt web(browser), chương trình này gửi một yêu cầu(request) tới một máy chủ ứng dụng trên mạng với định danh của máy chủ ứng dụng được chuẩn hóa trong định dạng URL. Khi máy chủ ứng dụng nhận được yêu cầu thì máy chủ sẽ phản hồi cho máy khách nội dung kết quả của yêu cầu đã được gửi đi nội dung của kết quả gửi trả về được nói tới trong tài liệu[RFC2045,RFC2048 theo chuẩn MIME] và được định dạng nội dung trong ngôn ngữ đánh dấu văn bản HTML, hoạt động của máy chủ và máy trạm giao tiếp với nhau trong môi trường web được thực hiện thông qua giao thức HTTP[RFC2616]. Chúng ta tiếp tục đi vào nghiên cứu mô hình của WAP, xét về kiến trúc cơ bản mô hình WAP là một phiên bản kế thừa một phần của mô hình WWW nhằm thích ứng với các ứng dụng cũng như tính năng của các thiết bị cầm tay, chúng ta có hình vẽ minh họa minh họa mô hình WAP. Hình 2. Mô hình WAP với mô hình WAP thì nó kế thừa cơ bản cơ chế yêu cầu( request) và phản hồi ( response) thông tin được thể hiện qua tương tác giữa máy trạm và máy chủ dựa trên giao thức kết nối WWW cũng như các định dạng dữ liệu đã được xây dựng trong WWW (ví dụ như: định dạng file ảnh jpg, định dạng MIME…). và nó tận dụng được các ưu điểm cũng như khả năng của máy chủ, tận dụng được các ứng dụng sẵn có viết cho máy chủ như các tool về XML, CGI…tuy nhiên Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 9 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS điểm khác biệt của WAP so với WWW là nó sử dụng cho môi trường thông tin tính toán di động, cũng như hỗ trợ hai mô hình lập trình mới đó là. • Mô hình đẩy dữ liệu(PUSH data). • Mô hình hỗ trợ thoại(WTA). trong mô hình WAP có thể nói nội dung thông tin trao đổi giữa các thành phần hoàn toàn tương tự như trong WWW, tuy nhiên WAP sử dụng chồng giao thức khác khi truyền dữ liệu giữa các thành phần để thích ứng với kết nối không dây của mạng thông tin di động. WAP sử dụng biện pháp trung gian đó là sử dụng công nghệ proxy để kết nối giữa thiết bị cầm tay và máy chủ cung cấp dịch vụ, mô hình sau đây minh họa điều này. Hình 3. Mô hình mở rộng của WAP Trong mô hình này proxy đóng vai trò như một đơn vị trung chuyển nó chuyển tất cả các yêu cầu từ chồng các giao thức truyền thông không dây( chồng giao thức WAP v1.x, WSP, WTP ) sang yêu cầu dạng giao thức HTTP để truyền tới máy chủ web tạo nên tính mở rộng của ứng dụng MMS tương tác giữa thiết bị cầm tay và các ứng dụng web có sẵn. 1.3 Chồng giao thức của WAP Trong kiến trúc của WAP do để đảm bảo tính dễ phát triển, cũng như tạo điều kiện định hướng rõ các mục tiêu phát triển. Diễn đàn WAP đã phân chia giao thức WAP ra các tầng khác nhau, mục đích của việc phân tầng này tạo nên tính đơn giản, dễ hiểu cũng như phân vùng giúp cho nhà phát triển ứng dụng tính toán di động thuận lợi hơn trong việc tạo dựng các ứng dụng ở các Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 10 [...]... CNPM-K44 Trang 18 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS 2.3 Hoạt động của giao thức WSP + Thiết lập phiên làm việc theo sơ đồ sau Hình 9 Sơ đồ mô tả thiết lập phiên làm việc trong giao thức WSP +Nếu bị từ chối thiết lập phiên làm việc sẽ hoạt động theo sơ đồ sau Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 19 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS Hình 10 Sơ đồ mô tả từ chối... Trang 31 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS Chúng ta có thể liệt kê tính năng cơ bản của một MMS relay/server • Gửi và nhận tin nhắn MMS từ thiết bị cầm tay • Chuyển thông báo(notification) tới thiết bị cầm tay( bao gồm các dạng thông báo: thông báo có tin nhắn tới, thông báo thông tin phản hồi khi gửi tin nhắn) • Khả năng lưu trữ tin nhắn • Chuyển đổi định dạng của tin nhắn... bản của hệ thống tin nhắn đó là người gửi, thiết bị truyền dẫn và người nhận tin, ở trong các hệ thống tin nhắn thiết bị truyền dẫn sẽ thực hiện chức năng lưu trữ và chuyển tiếp tin nhắn đưa tin nhắn tới cho người nhận tin Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 30 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS Điểm khác biệt của hệ thống tin nhắn MMS so với các hệ thống tin nhắn khác như... Trang 28 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS CHƯƠNG IV KIẾN TRÚC MMS 1 Khái quát kiến trúc MMS Trước khi đi vào tìm hiểu kiến trúc MMS chúng ta sẽ xem xét tới vị trí của MMS trong kiến trúc mạng hiện nay, như chúng ta đã biết mục tiêu của hệ thống MMS đó chính là tạo nên một dịch vụ đa phương tiện dành cho tính toán di động dựa trên nền tảng thế hệ mạng viễn thông 2G và 3G, tuy... xây dựng ứng dụng MMS, và do thời gian không cho phép Trong đồ án này em chỉ quan tâm tới các giao tiếp mà chúng ta có thể ứng dụng để tạo lập các chương trình ứng dụng dựa trên nền tảng MMS Các giao tiếp mà chúng ta quan tâm tới ở đây là các giao tiếp MM1, MM7 và MM3 Trong đó MM7 là giao tiếp giữa MMSC và các máy chủ chuyên trách khác nhằm xây dựng ứng dụng dịch vụ gia tăng: tin nhắn theo yêu cầu, thông. .. tuyến Do đồ án này em chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu xây dựng ứng dụng MMS nên em chỉ quan tâm tới những giao tiếp có liên quan tới đồ án, chúng ta có hình vẽ mô tả các giao tiếp mà chúng ta quan tâm tới trong đồ án này Mobile Telephone MMSC MM1 MM 7 Value added service application MM3 Standard network server Hình 19 Sơ đồ các giao tiếp trong xây dựng ứng dụng MMS 2.1 Mô hình chuyển tác thông tin trong... thông tin chứng khoán qua MMS hay các trang web cho phép người sử dụng đăng ký và phải trả tiền cho mỗi tin nhắn MMS mà họ tạo ra từ trên trang web cung cấp dịch vụ gửi tới các thiết bị cầm tay … và một giao tiếp cần tìm hiểu nữa MM3 là giao tiếp giữa MMSC và các server phục vụ cho các dịch vụ nền tảng của MMS đó là mail, fax… 1.3 Ứng dụng dịch vụ gia tăng (VAS Value Added Services) MMS Ứng dụng dịch... bị cầm tay và MMSC thông qua sóng vô tuyến Chúng ta có thể chỉ ra các tính năng cơ bản của MMS user agent như sau • • • • Nhận và gửi tin nhắn MMS Tạo tin nhắn MMS Trình diễn tin nhắn MMS Lưu trữ tin nhắn MMS 1.2 MMS relay/server(MMSC) Trong kiến trúc MMS chúng ta nhận thấy trung tâm của hệ thống đó là một MMS relay/server thiết bị này đóng vai trò trung tâm( còn gọi là MMSC) của hệ thống MMS bởi là... bị cầm tay và gateway hoặc máy chủ của mạng thông tin khác Chúng ta có sơ đồ tham chiếu của WAP trong đó mô tả vị trí của lớp session.[WAP-230-WSP] Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 16 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS Hình 8 Sơ đồ tham chiếu chồng giao thức WAP mô hình tham chiếu này là đặc tả của WAP được sửa đổi từ mô hình OSI 7 lớp nhằm thích ứng với các ứng dụng mạng... tăng MMS được coi là tập hợp các giải pháp đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dựa trên những tính năng cơ bản của tin nhắn MMS, có thể chỉ ra các dịch vụ giá trị gia tăng như thông tin cập nhật thời tiết, tin tức hay thông tin về thị trường chứng khoán được tự động gửi tới người sử dụng thông tin cập nhật về các yêu cầu khi người sử dụng đăng ký dịch vụ Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 32 Đồ án tốt . sử dụng cho đặc tả MMS v1.0, đây chính là mô hình em nghiên cứu và áp dụng trong xây dựng ứng dụng MMS. Phạm Thanh Tùng - Lớp CNPM-K44 Trang 14 Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng. lựa chọn đề tài Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS để nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với mong muốn xây dựng được một ứng dụng thuận tiện cho phép người sử dụng có thể gửi tin nhắn đa phương. Đồ án tốt nghiệp đại học Tìm hiểu và xây dựng ứng dụng MMS LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển như không ngừng của công nghệ không dây(Wireless) và tính toán di động(Mobile computing), và