2. Tổng quan về các giao tiếp MMSC
2.2 Cấu trúc và các thành phần của tin nhắn MMS
Thành phần cơ bản của tin nhắn MMS đó chính là các file hình ảnh, các file âm thanh và các chuỗi văn bản. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết rõ rằng các thiết bị cầm tay của các hãng cung cấp thiết bị khác nhau thường chỉ hỗ trợ một số định dạng file dữ liệu đa phương tiện(multimedia) nhất định. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này chính là do mỗi hãng có một chiến lược phát triển sản phẩm riêng và áp dụng các chuẩn do các hãng tự đặt ra, chính vì lý do này nên khi phát triển các ứng dụng dựa trên nền MMS thì chúng ta cần định hướng rõ ràng các thiết bị của các hãng mà chúng ta cần hỗ trợ.
Khi bàn tới cấu trúc của tin nhắn MMS thì điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm tới đó chính là tin nhắn MMS không chỉ là việc gắn các file vào trong tin nhắn text, mà hơn nữa tin nhắn MMS cho phép người gửi định dạng được, và chỉ ra rõ ràng thứ tự trình diễn của tin nhắn cho người nhận. Ví dụ
SMIL.
Hình 27. Mô tả cấu trúc của một file SMIL
Tuy nhiên với định dạng được thể hiện thông qua ngôn ngữ SMIL chỉ thể hiện cách trình diễn của tin nhắn MMS chứ không phải là định dạng của tin nhắn MMS được đóng gói khi chúng ta gửi tin nhắn tới một người nào đó trên đường truyền. Lý do rất đơn giản ở đây là chúng ta đều biết rằng quá trình truyền dẫn dữ liệu từ một thiết bị này tới một thiết bị khác, thì chắc chắn phải có một định dạng khung dữ liệu cần truyền cũng như đóng gói dữ liệu như thế nào. Theo đặc tả của diễn đàn WAP việc đóng gói các thành phần trong tin nhắn MMS sẽ được đóng gói theo định dạng MIME(mutilpurpose internet mail extensions tham khảo trong RFC 2046). Hình vẽ sau đây có thể mô tả vị trí đóng gói dữ liệu theo chuẩn MIME của một chương trình SMIL.
SMIL program Picture #1 Audio track #1 Picture #2 Audio track #1 Text #1
Hình 28. Sơ đồ đóng gói tin nhắn MMS trong giao tiếp MM1 2.3.Phương thức vận chuyển tin nhắn MMS
Như trên chúng ta vừa đề cập tới đó là phương thức đóng gói của tin nhắn MMS, tuy nhiên tin nhắn MMS được vận chuyển đi tới máy khác thì sao? Để tìm hiểu quá trình trên chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hai trường hợp sau.
Trường hợp truyền trực tiếp từ thiết bị cầm tay này sang thiết bị cầm tay khác, trường hợp này là trường hợp đơn giản nhất trong bởi thực chất việc truyền tin nhắn này( có thể truyền tin nhắn thông qua cổng nối tiếp(COM), cổng hồng ngoại, hoặc bluetooth) là việc truyền toàn bộ nội dung đóng gói MIME của chương trình SMIL từ thiết bị cầm tay này sang thiết bị cầm tay khác. Chúng ta có hình vẽ minh họa trường hợp này.
Mobile telephone #1
Mobile telephone #2 MMS
cho trường hợp này.
Hình 30. Mô hình gửi tin nhắn từ giữa MMSC và thiết bị cầm tay
Chúng ta đều biết rằng để hai thiết bị có thể giao tiếp với nhau thì chúng cần có một giao thức hay một chuỗi các hành động để có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau, tương tự như vậy với thiết bị cầm tay và MMSC chúng ta cũng có được giao thức trao đổi của chúng với nhau, việc giao tiếp giữa chúng có thể mô tả khái quát bằng hình vẽ sau đây trong thao tác gửi nhận tin nhắn như sau.
Hình 31. Mô hình khái quát giao tiếp thiết bị cầm tay và MMSC trong thao tác gửi nhận tin nhắn.
MMSC Mobile
telephone #1 telephone #2Mobile
MMS MIME MM1 MMS MIME MM1 Send it to me Send this MMS Mobile
telephone #1 MMSC telephone #2Mobile
You have a MMS
CHƯƠNG V
CẤU TRÚC TIN NHẮN MMS TRONG GIAO TIẾP MM1