1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của kinh tế hộ theo mô hình VAC ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

54 710 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 328,5 KB

Nội dung

Vai trò kinh tế hộ, mô hình sản xuất kinh tế VAC Kinh tế hộ: góp phần tận dụng sức lao động của nông dân trong sản xuất nông, lâm, ngư; góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân;

Trang 1

2 Cơ sở sản xuất kinh tế VAC 3

3 Vai trò kinh tế hộ, mô hình sản xuất kinh tế VAC 4

4 Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình và VAC 6

II Năng lực kinh doanh của hộ gia đình theo mô hình VAC 8

1 Khái niệm năng lực kinh doanh và nâng cao năng lực kinh doanh của hộ 8

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh của hộ gia đình làm VAC 9

3 Cách thức tiến hành xây dựng mô hình VAC và một số điển hình tiên tiến21

III Thực trạng năng lực kinh doanh của hộ theo mô hình VAC: 27

1 Những kết quả đã đạt được và một số điển hình VAC: 27

2 Thách thức đặt ra đối với việc nâng cao năng lực kinh doanh của hộ theo mô hình VAC 33

IV Biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh của hộ: 39

5 Đẩy mạnh công tác khuyến nông:48

6 Khuyến khích hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã, các hiệp hội, các câu lạc

bộ nghề nghiệp, thành viên quỹ tín dụng nhân dân: 49

7 Tăng cường vai trò của Nhà nước 50

KÕt luận 51

Danh mục các tài liệu tham khảo 52

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ mỗi người phải không ngừnghọc hỏi nâng cao trình độ, đặc biệt là thế hệ trẻ Để giúp sinh viên trau dồi kiếnthức, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế, hàng năm trường Đại học KTQD phát độngphong trào sinh viên nghiên cứu khoa học Năm nay, chủ đề chung của trường là

“nâng cao năng lực kinh doanh”, chủ đề của khoa KTNT & PTNT là “nâng caonăng lực kinh doanh của chủ hộ, trang trại” Qua việc nghiên cứu lý thuyết vànhững tài liệu tham khảo, chúng em chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng caonăng lực kinh doanh của kinh tế hộ theo mô hình VAC ở nông thôn Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay” làm công trình nghiên cứu khoa học sinh viên

Hiện nay kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường tạo cơ hội cho VAC phát triển,

mở ra con đường làm giàu cho các hộ nông dân Tuy nhiên nhiều công trình nghiêncứu về phát triển nông thôn đã chỉ ra rằng: hiệu quả sản xuất của phần đông nông

hộ còn thấp Nguyên nhân là do thiếu vốn, kỹ thuật sản xuất; trình độ sử dụng vàquản lý nguồn lực đất đai, vốn, lao động chưa cao

Mục tiêu của đề tài được xác định là: Mét, đọc sách, báo, tạp chí để hiểu được những vấn đề lý thuyết về kinh tế hộ và năng lực kinh doanh của hộ Hai, phân tích

thực trạng năng lực kinh doanh của hộ theo mô hình VAC để rót ra được những

thành tựu, thách thức và nguyên nhân của nó Ba, bước đầu đề ra một số giải pháp

có căn cứ khoa học để nâng cao năng lực kinh doanh của hộ

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng nguyên lý duy vật biện chứng, duyvật lịch sử; đọc sách, báo, trao đổi với bạn bè cùng với sự giúp đỡ của các thầy côtrong khoa Tuy nhiên, do vấn đề lựa chọn có nội dung rộng, trình độ còn hạn chếnên có những vấn đề còn chưa rõ, cần tiếp tục hoàn thiện

Công trình này bao gồm lời nói đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và những phần chính sau:

I Kinh tế hộ trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta

hiện nay

II Năng lực kinh doanh của hộ gia đình theo mô hình VAC

III Thực trạng năng lực kinh doanh của hộ gia đình theo mô hình VAC

Trang 3

I KINH TẾ HỘ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Các khái niệm

Để tìm hiểu mô hình kinh tế VAC chóng ta xem xét một số khái niệm:

Hé gia đình: là một nhóm xã hội gồm tập hợp những người sống chung với

nhau trên cơ sở có quan hệ huyết thống, cùng sống chung và có kinh tế chung

VAC là một hệ sinh thái bao gồm ba yếu tố làm vườn (V), nuôi trồng thuỷ sản

(A), chăn nuôi (C) được kết hợp chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ chonhau dưới sự điều khiển của con người nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao Mốiquan hệ giữa 3 yếu tố này đảm bảo cho toàn bộ hệ thống VAC tồn tại và phát triểnbền vững

Như vậy, ta thấy: Vườn (V) bao gồm các hoạt động trồng trọt (ngoài vườn có

ruộng, nương rẫy, vườn rừng) Trong vườn có cây xanh, chúng sử dụng năng lượngmặt trời với sự chăm bón của con người để tạo nên sản phẩm sống cho con người(rau, lúa, hoa quả ) và thức ăn cho gia sóc, gia cầm (lá, củ, hạt ) và cho cá (lácây)

Ao (A): tượng trưng cho tất cả các hoạt động khai thác mặt nước gồm: cá, tôm,

cua và các thuỷ sản khác Ao hồ là nguồn nước tưới cho vườn cây, cho trồng trọt,thiếu nguồn nước thì cây trồng không thể cho năng suất cao được Nguồn nước cònrất cần thiết cho cuộc sống của con người và gia sóc, gia cầm Ngược lại, các sảnphẩm của cây xanh là nguồn thức ăn cho cá và các sinh vật nước trong ao, hồ, sông,suối

Chuồng (C): khái niệm chăn nuôi bao gồm đại gia súc như trâu, bò, ngựa, hươu

sao; tiểu gia súc như vịt, gà, ngan, ngỗng, thỏ và các hình thức chăn nuôi khácnhư nuôi ong, nuôi giun, nuôi hươu, nuôi Õch, nuôi ba ba

2 Cơ sở sản xuất kinh tế VAC

a.Theo truyền thống dân tộc

Hình thái VAC xây dựng trên cơ sở truyền thống và kinh nghiệm lâu đời củanhân dân ta tạo nên nền “văn minh lúa nước”, “nền văn minh Sông Hồng” Từ việcđào ao lập thổ đã có mô hình “vườn sau ao trước”, “một thước ao bằng ba sào

Trang 4

ruộng” đã khẳng định hiệu quả của mô hình VAC “thứ nhất canh trì, thứ nhì canhviên, thứ ba canh điền” Và cũng qua kinh nghiệm thực tế và lâu đời ông cha ta đãtạo ra những giống địa phương quí có chất lượng tốt nh: nhãn Hưng Yên, vải Thanh

Hà, gà Đông Cảo, lợn Móng Cái

b Cơ sở khoa học

Trước cách mạng, trong nông thôn nước ta, các tầng lớp bần, cố nông thườngkhông có đất làm vườn, một số Ýt làm vườn nhưng hiệu quả không cao Từ cải cáchruộng đất người dân được chia ruộng nhưng phần lớn dành cho sản xuất lương thựcphục vụ kháng chiến Vì vậy, mô hình VAC chưa được phát triển, chỉ tồn tại ở một

số vùng với tính chất tự cấp, tự túc

Cùng với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nông nghiệp đã có nhữngbước phát triển to lớn Qua kinh nghiệm và sự vận dụng các thành tựu khoa học vàcông nghệ có hiệu quả, sản xuất VAC đã có những biến đổi lớn vượt ra khỏi sự tựcấp, tự túc, tạo ra sản phẩm là hàng hoá trao đổi trên thị trường Cơ sở khoa học củasản xuất VAC là:

- Dựa trên thâm canh sinh học, việc thiết kế đảm bảo nguồn lợi tối ưu, hạn chếthấp nhất các điều kiện bất lợi Mô phỏng theo mô hình của tự nhiên, sử dụng phânhữu cơ, chất che phủ động vật; xử lý, tái sử dụng chất thải, áp dụng công nghệ sinhhọc; phòng trừ dịch bệnh bằng phương pháp IPM; sử dụng hợp lý, đa dạng sinh học

- Trên cơ sở tái sinh năng lượng: Sử dụng phế thải của các cơ thể khác để tiếtkiệm năng lượng, đầu tư Ýt, hiệu quả cao

Ví dụ: sự kết hợp giữa cơ sở truyền thống và cơ sở khoa học của mô hìnhVAC

Năng lượng Mặt trời

Trang 5

3 Vai trò kinh tế hộ, mô hình sản xuất kinh tế VAC

Kinh tế hộ: góp phần tận dụng sức lao động của nông dân trong sản xuất nông,

lâm, ngư; góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân; tạo điều kiện để pháthuy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng tối đa cáctiềm năng sẵn có phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn góp phần phát triển toàn diện nền kinh tế đất nước

Mô hình kinh tế VAC: Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển,

kinh tế VAC từng bước phát triển sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường.VAC là kết quả của những đổi mới trong nhận thức, của sự vận dụng nhiều hiểubiết của đội ngũ cán bộ về thiên nhiên nước ta, của sự tổng kết kinh nghiệm làmvườn của nông dân ta qua hàng nghìn năm phát triển, của sự vận dụng có kết quảcác thành tựu khoa học và công nghệ

Một số vai trò của sản xuất VAC:

- VAC trong đời sống và phát triển kinh tế hộ:

Hoạt động sản xuất theo mô hình VAC mang lại nguồn thu nhập đáng kể, làmvườn chiếm tỷ trọng trong thu nhập gia đình 50 - 60% tổng thu nhập gia đình

Hiệu quả đầu tư cao, kể cả vốn, lao động và đất Đất dùng làm VAC thườngđem lại hiệu quả cao gấp 2 - 3 lần diện tích tương đương để trồng lúa Một hecta đấttrồng lúa ở mức độ thâm canh trung bình hàng năm cho thu hoạch 10 - 12 tấn thóc,cho thu nhập 15 - 18 triệu đồng (giá năm 2002) Trong khi đó 1 hecta vườn thuhoạch 50 - 60 triệu đồng.VAC trong nhiều trường hợp đòi hỏi đầu tư về vốn khôngcao như các ngành nghề phụ khác, vốn quay vòng khá nhanh VAC thu hót lao động

dư thừa trong gia đình có hiệu quả, kể cả lao động của người già, trẻ em Đặc điểm

sử dụng lao động trong hệ thống VAC Ýt mang tính thời vụ hơn so với sản xuất câylương thực Nhờ VAC mà các hộ điều hoà hợp lý việc sử dụng lao động trong giađình và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực dư thừa này

Ngoài ra, mô hình kinh tế này còn cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ vàthường xuyên cho gia đình đặc biệt là các nguồn đạm động vật rẻ tiền như: cá,trứng Các sản phẩm VAC là sản phẩm hàng hoá được đem bán trên thị trường, từ

đó thu được lượng tiền mặt để chi tiêu, mua sắm các vật dụng cần thiết trong giađình và đầu tư trở lại để mở rộng sản xuất

Trang 6

- VAC trong đời sống kinh tế xã hội:

Như chúng ta đã thấy, sản phẩm của sản xuất VAC hiện nay không còn mangtính tự cấp, tự túc nữa mà được bán trên thị trường Từ đó cung cấp nguồn lươngthực, thực phẩm đáng kể cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước Ngoài

ra, nó còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các vùng nông thôn, nâng cao đời sốngcho các gia đình, hạn chế tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị kiếmsống, góp phần giảm sức Ðp đối với thành thị

Phát triển VAC, có hiệu quả giáo dục và kinh tế trong nhà trường phổ thôngnhư việc lao động trong vườn trường tạo ra sản phẩm, tạo môi trường lành mạnh vànâng cao chất lượng đào tạo

Sản xuất theo mô hình VAC góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên, nhân lực sẵn

có, Ýt lệ thuộc vào bên ngoài, giúp bà con dân tộc bỏ thói quen du canh du cư VAC góp phần đa dạng hoá nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, pháchế độc canh, hình thành một số ngành sản xuất khác như: dịch vụ, chế biến, bảoquản nông sản

- VAC góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường:

VAC sử dụng đầy đủ hơn, tiết kiệm hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và

Ýt gây ô nhiễm môi trường Đây là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, thống nhất cáckhâu các thành phần Trong hệ sinh thái này có mối quan hệ chặt chẽ giữa Vườn -

Ao - Chuồng Chuồng phát huy và nâng cao hiệu quả cuả các sản phẩm lấy từ Vườn

- Ao Các loại gia sóc tham gia tích cực và chu trình chuyển hoá các chất Làm chođất đai ngày càng trở nên màu mỡ, các chất thải từ trồng trọt và ao cá được sửdụng tốt hơn tránh gây ô nhiễm môi trường sống

4 Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình và VAC

a Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình là một loại hình đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội: Hé gia

đình là chủ sở hữu hoặc chủ thể sử dụng đất đai và những tư liệu sản xuất chủ yếukhác; là đơn vị độc lập tham gia vào phân công lao động chung của toàn xã hội Hộgia đình là hình thức tổ chức sản xuất thích nghi với các ngành sản xuất nôngnghiệp

Trang 7

Hé gia đình là đơn vị tiêu dùng của xã hội: Với khoản thu nhập của mình, họ

sẽ tự quyết định việc tiêu dùng sản phẩm xã hội cho nhu cầu của các thành viêntrong gia đình

Hé gia đình với tư cách là tế bào xã hội: Là cơ sở để hình thành những mối

quan hệ xã hội trong cộng đồng, nơi giáo dục, gìn giữ, bảo tồn và phát triển giá trịvăn hoá truyền thống

b Đặc điểm của mô hình VAC

VAC là một hệ sinh thái nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở vận dụng cácqui luật khách quan tồn tại và hoạt động trong các hệ sinh thái tự nhiên từ đó đảmbảo cân bằng sinh thái có tính bền vững cao Nó có cấu trúc hợp lý, đảm bảo vòngchu chuyển vật chất gần nh khép kín không tạo ra phế thải làm ô nhiễm môi trường VAC là một trong những phương thức sử dụng tốt nhất các loại tài nguyênthiên nhiên:

- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất cho hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn

vị diện tích; nâng cao độ phì của đất, làm giảm đến mức thấp nhất quá trình rửa trôi,xói mòn đất, cải tạo đất hoang hoá

- Hệ thống VAC tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các nguồn nước: nước mưa,nước mặt, nước ngầm có hiệu quả; tuỳ điều kiện nguồn nước mà bố trí cây trồngcho phù hợp từ đó có thể tái sinh ra nguồn nước sạch

Trong hệ sinh thái VAC tài nguyên không khí, điều kiện khí hậu được sử dụngtốt hơn do việc lựa chọn các cơ cấu cây trồng thích hợp Với lợi thế vị trí địa lý, khíhậu nhiệt đới ta lựa chọn cơ cấu sản xuất để đưa ra thị trường những sản phẩm đặcthù, đặc biệt là các sản phẩm trong vụ đông

VAC là kết quả vận dụng các qui luật tồn tại của đa dạng sinh học, đồng thờigóp phần gìn giữ tính đa dạng đó; giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh vật trung tâm(cây trồng, vật nuôi chính) với sinh vật hỗ trợ (cây trồng, vật nuôi bổ sung) Sự đadạng sinh học trong VAC không thể phát triển theo đa hướng vì nh thế hệ thốngVAC sẽ trở nên manh mún không mang lại hiệu quả kinh tế

VAC là hệ thống sử dụng năng lượng có hiệu quả, tiết kiệm với hiệu suất cao,vận dụng có kết quả dây chuyền chu chuyển vật chất Trong hệ sinh thái VAC, năng

Trang 8

suất cây trồng, năng suất lao động được nâng lên, hiệu quả sản xuất tăng và khônggây ô nhiễm môi trường.

VAC đảm bảo tính liên hoàn giữa các khâu trong hệ sinh thái do phát huy tốttiềm năng sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi Tính liên hoàn này làm cho mọiyếu tố vật chất và năng lượng đều luôn ở trạng thái hoạt động VAC được xây dựngtrên cơ sở đưa những yếu tố dư thừa trong hệ sinh thái vào quá trình sản xuất, đồngthời tiến hành các biện pháp để làm cho đạt đầy đủ các yếu tố còn thiếu cả về sốlượng và chất lượng VAC lựa chọn và áp dụng những loại giống cây trồng, vậtnuôi phù hợp với đặc điểm của các vùng sinh thái nhằm phát huy hiệu quả kinh tếcao nhất

VAC được xây dựng trên cơ sở giải quyết đồng bộ các khâu của quá trình sảnxuất - bảo quản - chế biến - tiêu thụ Nó tồn tại và phát triển trong tổng hoà các mốiquan hệ sinh thái - nhân văn, sinh thái - kinh tế, sinh thái - môi trường

VAC phát triển không gây tác động xấu đến môi trường, trái lại còn tạo nênmôi trường sống trong lành cho con người Mô hình này hướng tới tạo ra nhữngquần thể sinh vật dồi dào sức sống, tồn tại hài hoà trong quần xã các loài dẫn đếnnăng suất kinh tế cao Trong VAC các loại sinh vật sinh sống hài hoà tạo nên một

hệ sinh thái phát triển bền vững

II NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA HỘ GIA ĐÌNH THEO MÔ HÌNH VAC

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển nh vũ bão,con người được xem là nguồn lực chủ chốt nhất, đóng vai trò quyết định thúc đẩytiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Đối với nước ta, sự thành bại trongcông cuộc đổi mới đất nước phụ thuộc vào tài năng và trí tuệ sáng tạo của ngườiViệt Nam Trong nông nghiệp, mục tiêu của chúng ta là phát triển nền nông nghiệpsinh thái, nền nông nghiệp bền vững Để đạt mục tiêu này, con người phải khôngngừng nâng cao trình độ để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtnhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Kinh tế hộ gia đình là đơn vị cơbản của nền sản xuất xã hội, từ đó cần có những biện pháp nâng cao năng lực kinhdoanh để sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất những tiềm năng trong hé

Trang 9

1 Khái niệm năng lực kinh doanh và nâng cao năng lực kinh doanh của hộ

- Năng lực kinh doanh: là khả năng, kiến thức, phương pháp, thái độ hành vi

của con người trong quá trình thực hiện việc kết hợp, sử dụng và quản lý có hiệuquả các yếu tố nguồn lực như vốn, khoa học kỹ thuật, công cụ lao động nhằm đạtđược kết quả như ý muốn của con người

- Nâng cao năng lực kinh doanh: Là cách thức nhằm nâng cao khả năng, kiến

thức của con người trong việc kết hợp, sử dụng và quản lý có hiệu quả các yếu tốnguồn lực như vốn, khoa học kỹ thuật, công cụ lao động; là sự điều chỉnh vềphương pháp, thái độ hành vi của con người để họ nắm được quy luật phát triển nềnnông nghiệp sinh thái nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thịtrường

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh của hộ gia đình làm VAC

a Tài lực

Nước ta đang trong quá trình phát triển nên nhu cầu về vốn là yếu tố quantrọng hàng đầu Trong nông nghiệp, nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, đặc biệt làtrong giai đoạn đầu khi xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc sản xuất kinhdoanh nông nghiệp trong đó có lĩnh vực kinh doanh theo mô hình VAC

Mô hình VAC được đề cập đến ở đây với mục đích sản xuất hàng hoá, nó vượt

ra khái gia đình tự cấp, tự túc mà sản phẩm làm ra được đưa ra trao đổi mua bántrên thị trường Do đó, việc huy động, sử dụng vốn với mục đích kinh doanh chứkhông phải với các mục đích khác nh vẫn tồn tại (vay vốn để cưới xin, giỗ tết )

Vì vậy, vốn cho vay để phát triển kinh tế VAC có những ưu thế với cơ cấu cây,con đa dạng “lấy ngắn nuôi dài” nên thực hiện được việc cho vay trả góp Cho vayphát triển kinh tế VAC gắn liền với vai trò của tổ chức hội cơ sở để chuyển giao kỹthuật, làm cho vốn được sử dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao chođối tượng vay và an toàn về vốn

Thực tế cho thấy, khả năng tích tụ, tập trung vốn của đại bộ phận các hộ nôngdân là thấp Các hộ sản xuất trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng Chọn hìnhthức kinh doanh theo mô hình VAC cũng là một cách tạo vốn bởi VAC là cách sử

Trang 10

dụng tài nguyên đất hợp lý, đạt hiệu quả cao về kinh tế trên từng đơn vị diện tíchđất nông nghiệp Với 1 hecta trồng lúa ở mức độ thâm canh trung bình hàng nămcho thu hoạch 10 - 12 tấn thóc, cho thu nhập là 15 đến 18 triệu đồng, trong khi đó, 1hecta vườn có thể cho thu nhập 50 đến 60 triệu đồng (theo giá năm 2002) Từ đó tathấy, với mô hình VAC, thu nhập của người dân đã tăng lên rõ rệt kéo theo sù giatăng vốn đầu tư

Nguồn vốn tự có của hộ nông dân chủ yếu dựa vào tích luỹ, song tích luỹ của

họ không phải dựa trên một nền nông nghiệp thặng dư Sự tích luỹ này do sự chắtbóp của nông dân Những nông sản phẩm được bán đi để mua vật tư đầu tư vào sảnxuất đôi khi chính là khẩu phần lương thực của họ, xâm phạm vào sản phẩm tất yếu.Nguồn tích luỹ của nông hộ chủ yếu từ ngành trồng trọt, chăn nuôi Nguồn tích luỹdưới hình thái vật phẩm Ýt có khả năng sinh lời

Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn là cơ sở để nâng cao cơ sở hạtầng, trang bị kỹ thuật cho lao động và mở rộng qui mô sản xuất của các ngành côngnghiệp, dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn Vốn đầu tư là các nguồn lực tài chính vàphi tài chính của các chủ thể kinh tế được đưa vào hoạt động đầu tư, nhằm tạo nănglực sản xuất mới hoặc tăng năng lực sản xuất sẵn có với mục đích sinh lợi

b.Vật lực

Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đòihỏi tất cả các ngành, các vùng, các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất đều phảitính đến hiệu quả đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển Sản xuất nông nghiệp chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng đất đai trước hết là đất canh tác nếu được sửdụng triệt để và hợp lý sẽ cho sản lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng caođược hiệu quả kinh tế đồng thời góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất có hạn, dân số không ngừng tăng kéo theonhu cầu tiêu dùng nông sản tăng sẽ mâu thuẫn gay gắt với tiến trình thực hiện côngnghiệp hoá, đô thị hoá ở các vùng làm cho diện tích đất canh tác giảm càng nhanh.Trong điều kiện đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác được xem là vấn đề hếtsức quan trọng và bức thiết Một trong những biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm

và hiệu quả nguồn đất đai đó là cách thức sản xuất theo mô hình VAC

Trang 11

Đất đai có ý nghĩa quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất đặc biệt hàng đầu khôngthể thay thế của sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn thu nhập của hơn 80% dân sốnước ta, tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho gần 80 triệu dân Ngoài

ra, còn là nơi tạo ra nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp và hàng nông sảnxuất khẩu

Diện tích đất nông nghiệp nước ta: 9.345.346 ha, diện tích đất nông nghiệpbình quân theo đầu người là 0,097 ha, đất vườn tạp 628.464 ha, đất có mặt nướcnuôi trồng thuỷ sản 367.846 ha, đất đồng bằng chưa sử dụng 589.374 ha, đất có mặtnước chưa sử dụng 148.534 ha (năm2000) Nh vậy, tiềm năng về đất để khai thácsản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là tương đối lớn Đối với diện tích đấtnói chung và đất nông nghiệp nói riêng đều có giới hạn về mặt diện tích, nó đượcquy định bởi đặc điểm của đất đai: số lượng hữu hạn nhưng có tính vô hạn về sựsinh lời của đất Với diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, quy

mô canh tác nhỏ bé, lại phân tán trên nhiều cánh đồng, nhiều mảnh ruộng theo cáchchia đều, nhà ai cũng có ruộng xấu, ruộng tốt, ruộng xa, ruộng gần

Biểu II: Hộ phân theo quy mô đất nông nghiệp

Diện tích bình quân/hộ (ha) Số hé Tỷ lệ (%)

Nguồn: Niên giám thống kê 2001

Do đó để có thể xây dựng được mô hình VAC thì yêu cầu cần có quy mô đất

đủ lớn Theo Luật đất đai năm 1993, người dân có quyền chuyển đổi, chuyểnnhượng ruộng đất Đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển môhình VAC Tuy nhiên, với diện tích có hạn nên mô hình VAC được xây dựng

Trang 12

thường nhỏ Từ đó, ta thấy để mô hình kinh tế VAC hoạt động có hiệu quả cao thìcần có sự thiết kế, bố trí mô hình một cách khoa học.

Trong điều kiện sản xuất hàng hoá đã tương đối phát triển, tập trung ruộng đất

là điều kiện căn bản để chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc, phân tán manh món sangsản xuất tập trung hoá, chuyên môn hoá Hiện nay, giá trị trên 1 hecta đất canh tácbình quân mới đạt trên 1000 USD/năm, bình quân một hộ gia đình có doanh thu từđất khoảng 600 USD/năm Như vậy, mức thu nhập chỉ khoảng 400 USD/năm, màmỗi hộ gia đình có từ 4 - 5 nhân khẩu thì một nhân khẩu nông nghiệp có thu nhậpkhông đến 100 USD/năm Một tháng mức thu nhập từ đất của một nhân khẩu từ đấtcủa một nông dân khoảng 8 - 9 USD tức là khoảng 100 - 200 đồng/người/tháng,cộng với các khoản thu nhập ngoài trồng trọt, chăn nuôi, nghề phi nông nghiệp, thunhập khác thì bình quân từ 180.000 - 200.000 đồng/người/tháng

Diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp ở nước ta thấp: 0,3

ha đứng thứ 135/160 nước trên thế giới (Châu Âu 17 ha, Châu Mỹ 45 - 50 ha, khuvực Châu Á- Thái Bình Dương 4 - 4,5 ha) Diện tích này có xu hướng ngày cànggiảm cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, do sự phát triển của kết cấu hạtầng trong nông thôn, sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới Tình trạngchuyển đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng “đất chật người đông” để xây dựng cáckhu công nghiệp, các liên doanh với nước ngoài đang diễn ra mạnh làm cho diệntích đất nông nghiệp bị thu hẹp Bên cạnh đó, do sức Ðp về lao động và việc làm,

do nhu cầu về nông sản ngày càng tăng, trong khi quỹ ruộng đất dành cho nôngnghiệp ngày càng thu hẹp, do đó đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang hoá đưa vàosản xuất nông nghiệp là việc cần thiết

Năm 1993, Luật đất đai được ban hành quy định đất nông nghiệp được giaocho hộ, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp Người dânhưởng quyền sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất đã tạo điều kiện thuậnlợi cho họ tập trung ruộng đất và có thể thực hiện sản xuất kinh doanh theo mô hìnhVAC Cùng với diện tích mặt nước tự nhiên, việc đào ao góp phần làm tăng thêmdiện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản Sau khi đã bố trí xây dựng mô hình phùhợp, các hộ gia đình tiến hành việc chăn nuôi với nhiều hình thức khác nhau, có thể

Trang 13

sử dụng phương thức chăn nuôi kết hợp: cá - vịt, cá - lợn, vườn - cây - lợn - cá, lợn

- cá- ong - vườn đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường sinh thái

Tuy nhiên, quá trình tích tụ ruộng đất sẽ gặp khó khăn trong 5 - 7 năm tới Do

đó, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp không phải bằng con đường tích tụ ruộngđất nữa mà phải theo hướng “tích luỹ vốn, đầu tư kỹ thuật” Càng Ýt ruộng đất thìcàng phải đi vào chiều sâu trong khai thác đất đai và chiều rộng trong mở mangngành nghề mới

Hệ thống công cụ sản xuất của được xem là một trong những nguồn vốn cốđịnh của nông hộ, phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, những phương tiện sản xuất

Do vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nói chung và vốn đầu tư cho mua sắm tài sản

cố định nói riêng còn hạn chế nên ở nông thôn nước ta vẫn sử dụng các công cụ thủcông( cày, bừa, cuốc, xẻng ) Xét về cơ cấu động lực thì thiên về sức người và sứcgia súc Sử dụng sức người 38%, sức súc vật 35%, sử dụng máy móc 27% Ngay ởkhâu làm đất trong nông nghiệp, số diện tích đất được làm bằng máy cũng chỉchiếm tỷ lệ 10% tổng diện tích đất canh tác Hệ thống công cụ, đặc biệt là trong cáckhâu trực tiếp của sản xuất nông nghiệp Ýt có sự biến đổi Thường nó vẫn mangtính truyền thống, việc đưa máy móc vào nông nghiệp sẽ làm giảm cả tương đối vàtuyệt đối số lượng lao động trực tiếp sản xuất Do đó việc trang bị máy móc, công

cụ lao động vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng năng suất lao động, rút ngắn thờigian hoàn thành công việc

Với mô hình VAC, việc trang bị hệ thống công cụ sản xuất là rất cần thiết biểuhiện bằng việc cơ giới hoá các quá trình sản xuất chẳng hạn như trong ngành chănnuôi ở các khâu vệ sinh chuồng trại, tắm rửa gia súc, phân phối và chuẩn bị thức ăncho gia sóc; trang bị máy móc như máy bơm nước để chủ động tưới tiêu cho câytrồng trong vườn

Trong sản xuất nông nghiệp giống là yếu tố quan trọng không thể thiếu, giốngtốt góp phần làm tăng năng suất, giống có khả năng chống chịu tốt, phù hợp vớiđiều kiện thời tiết, khí hậu và đặc điểm của đất đai sẽ góp phần làm giảm chi phí sảnxuất và giảm đầu tư sức lao động của con người Trong mô hình VAC, có chu trìnhkhép kín nên các sản phẩm từ vườn, chuồng là nguồn thức ăn cho ao nên việc đảmbảo hợp vệ sinh, tránh những tàn dư độc hại để sinh vật có thể phát triển tốt nhất

Trang 14

Các loại giống được sử dụng trong hé VAC hiện nay thường là các giống do hộ tựtạo ra hoặc mua từ những hộ trong cùng địa phương Nh việc họ tự ghép cành, chiếtcành để tạo ra giống cây trồng mới, tiến hành lai tạo giống con nuôi

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần làm cho nông nghiệp

có thể phát huy hết những tiềm năng sẵn có Hệ thống giao thông trên đồng ruộngcũng như đường sá vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ quá xấuhoặc chưa được xây dựng làm hạn chế khả năng hạ giá thành sản xuất và làm tăngchi phí, thời gian vận chuyển làm hao hụt sản phẩm

Trong mô hình VAC đã chủ động được nguồn nước, có thể sử dụng nướctrong ao để tưới cây trong vườn hay tắm rửa cho gia súc, vệ sinh chuồng nuôi Ao lànơi tiêu nước cho vườn khi ngập úng, là nguồn nước tưới cho cây lúc khô hạn

c Trí lực

Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển nh vũ bão, con ngườiđược xem là nguồn lực chủ chốt nhất đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trìnhphát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Cùng với sự phát triển chung Êy, con ngườiluôn không ngừng học hỏi nâng cao trình độ bởi vì hiện nay lao động trong nôngnghiệp nông thôn còn đang ở trình độ thấp Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàcông cụ lao động còn đang diễn ra khá chậm thể hiện ở quy mô, tốc độ chuyển dịchngành nghề, trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ, chất lượng của nguồn lao động và

ở cả trình độ tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức lao động

Lao động nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội76,4% (năm 2002) Đây là tiềm năng lớn để có thể khai thác trong sản xuất nôngnghiệp Tuy nhiên, do quỹ đất nông nghiệp Ýt, diện tích đất nông nghiệp bình quân0,097 ha/người thêm vào đó tốc độ tăng dân số nước ta còn cao 1,31% (năm 2002)cộng với khoảng trên 1 triệu lao động bước vào thị trường lao động hàng năm, gây

ra sự dư thừa lao động và tình trạng thiếu việc làm dẫn đến thu nhập của người laođộng thấp Thu nhập bình quân từ nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2002 là 658,85nghìn đồng/người Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước gần đây có xu hướng giảm từ6,44%(năm 2001) còn 5,84%(năm 2002)

Trang 15

Lao động trong lĩnh vực VAC đang lớn lên, tách ra thành những ngành nghềmới cùng với nghề trồng lúa, làm vườn, nghề trồng rau, trồng hoa, cây cảnh Để thuhút được lao động nhiều vào sản xuất nông nghiệp cần thiết phải đẩy mạnh việc cơcấu lại sản xuất nông nghiệp ở mỗi địa phương theo hướng phát triển các ngànhchăn nuôi và phát triển sản xuất các loại cây trồng có trình độ thâm canh, có giá trịkinh tế cao mà thị trường có nhu cầu

Trong nông nghiệp có xu hướng biến đổi lao động từ lao động chưa được đàotạo, bồi dưỡng đến lao động được đào tạo nâng cao trình độ; về tổ chức lao động từchỗ lao động còn phân tán riêng lẻ sang lao động hiệp tác; từ lao động thủ công làchính sang lao động làm việc bằng máy móc là chính, với cách thức tổ chức theo lốicông nghiệp Lao động ngày càng trở thành lao động tự giác, sáng tạo cả về mặttính chất

Mô hình VAC sử dụng triệt để lao động nhàn rỗi trong nông thôn, ai phù hợpvới việc gì thì làm việc Êy, tạo ra việc làm thường xuyên cho lao động hạn chế tínhthời vụ từ đó giảm tình trạng căng thẳng về lao động Tuy nhiên, mô hình VAC hoạtđộng vẫn chưa thật hiệu quả mà phần lớn là do trình độ lao động trong nông thônchưa cao Đến năm 2002, lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 88,83%tổng lao động xã hội, công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ có bằng trung học chuyênnghiệp chiếm 3,61%, trình độ cao đẳng trở nên 3,67% tổng lao động xã hội Phầnlớn lao động tham gia làm VAC có trình độ kỹ thuật còn ở mức thấp, chủ yếu làmtheo kinh nghiệm truyền thống, theo kiểu tự đào tạo và truyền nghề Tri thức và kỹnăng truyền thống có được là do tiếp xúc chặt chẽ với thiên nhiên, được áp dụng cóchọn lọc trong quá trình tiến hoá của sinh quyển Những người nông dân đã quenvới thí nghiệm của riêng họ trên đồng ruộng, họ kiểm tra một công nghệ nào đó trênmột quy mô nhỏ trước khi hoàn toàn áp dụng những công nghệ đó vào hệ thốngcanh tác đồng thời họ cũng điều chỉnh một số biện pháp trong những tình huống cụthể Người dân thường có những kiến thức chi tiết về điều kiện cụ thể của địaphương, tại những vùng có tính chất không thuần nhất Do đó, việc lựa chọn côngnghệ của họ phù hợp với các điều kiện cụ thể đó Kết hợp với những kinh nghiệmtruyền thống đó, cần phải nâng cao trình độ của người lao động đặc biệt là lao độngtrong hộ làm kinh tế VAC với mục tiêu sản xuất hàng hoá, nâng cao trình độ là cần

Trang 16

thiết để họ có thể bước vào kinh tế thị trường với sự thua thiệt trong thương trường

là Ýt nhất

Sự phân bố lao động trong nông nghiệp còn bất hợp lý: 90% lao động dànhcho trồng trọt, lao động trong chăn nuôi chỉ chiếm 10% Trong trồng trọt, lao độngdành chủ yếu cho sản xuất lương thực, thực phẩm và thường tập trung ở nhữngvùng đồng bằng châu thổ, ven các trục đường giao thông Do sự phân bố lao độngnông nghiệp theo vùng và phân bố theo ngành chưa hợp lý nên việc sử dụng nguồnlực còn nhiều lãng phí Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

do thời gian lao động không đồng nhất với thời gian sản xuất của các loại cây trồng,vật nuôi, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết khí hậu mỗi loại cây trồng Để tiếnhành kịp thời vụ trong VAC, những người nông dân trong từng thôn xóm thực hiệnvần công, đổi công, hợp tác lao động Bên cạnh đó, xuất hiện việc thuê mướn laođộng có mức độ khác nhau ở các vùng tuỳ theo trình độ của sản xuất hàng hoá ởtừng vùng VAC góp phần thu hót lao động giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn

Với trang thiết bị máy móc chưa nhiều, phần lớn là các công cụ thô sơ nênnăng suất lao động còn thấp, thu nhập và đời sống của người lao động chậm đượccải thiện, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có trong mô hình VAC

Muốn phát triển tốt VAC cần kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm cổ truyền vớitiến bộ khoa học kỹ thuật đạt trình độ công nghệ cao Trong thực tiễn sản xuất nôngnghiệp, ở khắp mọi nơi trên thế giới những người nông dân đã tích luỹ được mộtkhối lượng khổng lồ những kinh nghiệm, tri thức và kỹ năng Do đó, cần thiết phảikhai thác tối đa vốn quý giá này, cố gắng lồng ghép và áp dụng càng nhiều càng tốt,đồng thời vận dụng sáng tạo những công nghệ mới để cung cấp lượng hàng hóanông sản có chất lượng theo yêu cầu của thị trường

Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp là những kỹ thuật, những biện pháp tổchức quản lý, quy trình công nghệ, giống cây trồng, con nuôi góp phần phát triểnkinh tế xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp nói chung và trong môhình VAC nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khai thác, phát huy được các

Trang 17

tiềm năng, tạo ra lợi Ých trước mắt cũng như lợi Ých lâu dài; đảm bảo an toàn đốivới hệ sinh thái môi trường và là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đưa tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nhân

tố cơ bản làm tăng năng suất lao động Trong những năm qua, nông nghiệp đã cótốc độ phát triển khá cao khoảng 4,5%/năm, riêng lương thực bình quân 6%/năm.Năm 1999, sản xuất lương thực đã tiếp tục tăng 4,63% so với năm 1998 Nhữngthành tựu đó không thể tách rời sự đóng góp tích cực và có hiệu quả của khoa họccông nghệ, song vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết được: phẩm cấp nông sảnhàng hoá và các sản phẩm khác của nông nghiệp chưa cao đã gây lo ngại bởi nó đãlàm giảm sức cạnh tranh của các loại hàng hoá này Công nghệ bảo quản chế biếnsản phẩm còn kém phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao

Hoá học hoá nông nghiệp, một biểu hiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng cóquan hệ trực tiếp với quá trình thay đổi nội dung và tính chất của lao động nôngnghiệp và biến nó thành một dạng của lao động công nghiệp với việc tăng sử dụngphân hoá học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ đóng vai trò nhất định Tuy nhiên, trong môhình VAC sản phẩm làm ra yêu cầu là sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh nên việc sửdụng các loại thuốc trên có thể là cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt, songcần tránh sử dụng nó một cách tràn lan

Tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y: kỹ thuật về giống, chăm sóc nuôidưỡng, công tác thú y an toàn Chỉ tiêu quan trọng và tiền đề đối với việc ứng dụngcác phương pháp công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi

là điện năng Tăng việc sử dụng điện vào nông nghiệp mang tính cách mạng khôngchỉ đối với việc tăng cơ giới hoá và tự động hoá mà còn đối với việc thay đổi tậpquán tác phong của dân cư đang sống ở nông thôn Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuậtbiểu hiện bằng việc cơ giới hoá trong sản xuất, được tiến hành một cách có kết quảtrong ngành chăn nuôi Các khâu vệ sinh chuồng trại và tắm rửa gia súc, phân phát

và chuẩn bị thức ăn đã được cơ giới hoá từ đó giải phóng sức lao động của conngười

Việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp không những làm thay đổi tính chất

và nội dung của lao động mà còn dẫn đến việc giảm bớt đầu tư lao động chuyển laođộng của mình vào các hoạt động, các xí nghiệp, các ngành khác

Trang 18

Sản phẩm nông nghiệp thường là các sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng và cótính thời vụ cao nên số lượng thu mỗi lần thường lớn vì vậy việc đưa khoa học côngnghệ vào khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch là hết sức cần thiết.

Trong tổ chức quản lý cần có các phương pháp, quy trình công nghệ về quản lýlao động, quản lý vật tư tài sản, quản lý về tài chính, tổ chức vận hành hoạt độngcủa mô hình góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để có thể chuyển giao được những tiến bộ kỹ thuật cho nông dân cũng là vấn

đề gặp nhiều khó khăn Mục tiêu của chúng ta là kinh tế hộ nông dân phải phát triểnbền vững nghĩa là đảm bảo các nhu cầu hiện tại mà không làm mất khả năng đầu tưcho các thế hệ tương lai Vì vậy,việc lựa chọn loại hình tiến bộ kỹ thuật để chuyểngiao cho người nông dân phải giải quyết được câu hỏi nó có lợi về tài chính không?

Có phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở địa phương không? Cần đưanhững kỹ thuật đơn giản phát huy được vốn kiến thức qua kinh nghiệm bản thânngười dân không?

Người nông dân không muốn nâng cao giá trị của một loại cây trồng, vật nuôinào mà lại bắt các hoạt động sản xuất khác phải trả giá Vì vậy, kỹ thuật mới phảiphù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở địa phương càng dễ dàng và càngthể hiện được ưu điểm của chúng càng tốt Một kỹ thuật mới nhằm mục đích nângcao hiệu quả sản xuất cần phải khắc phục được một hoặc một số yếu tố hạn chếtrong hệ thống canh tác ở địa phương

Kỹ thuật dành cho người nông dân nghèo phải được dựa trên những gì mà họsẵn có khi các loại vật tư, nguyên liệu khác cần thiết phải dễ kiếm, có nguồn ổnđịnh, lâu dài, đáng tin cậy, giá cả phải chăng Với những hộ giàu hơn, họ có phươngtiện vận chuyển, hiểu biết kỹ thuật tốt hơn, có mối quan hệ thân quen rộng rãi hơnvới các địa phương khác thì họ có thể tự đảm bảo được nhu cầu về vật tư và nguyênliệu cần thiết đó

Khoa học công nghệ được áp dụng phải đảm bảo sao cho những nguồn tiềmnăng đang khai thác không bị cạn kiệt Đất nước, sự đa dạng di truyền của câytrồng, những loại côn trùng có Ých phải được duy trì, nếu không những lợi Ých đạtđược chỉ là tạm thời

Trang 19

Để thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp, máy móc đưa vào không đắt tiền,vận hành và bảo dưỡng đơn giản, hoạt động phù hợp với diện tích đất đai, địa hìnhcanh tác và loại đất Kỹ thuật cơ giới hoá cần phải làm tăng nhu cầu về lao động thủcông trong suốt mùa vụ để đảm bảo cuộc sống cho những người thiếu việc làm quaviệc sử dụng hiệu quả hơn và cho phép canh tác trên diện tích mới Hiện nay,phương tiện vận chuyển, chất lượng và số lượng nông sản của các hộ nông dân hạnchế, không tiếp cận được với nhiều hình thức tiêu thụ nông sản nên trước khi ápdụng khoa học công nghệ cần xem xét giá cả thị trường và những biến động của nó

để có thể sử dụng những loại cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thịtrường

Hiệu quả của VAC rất lớn, năng suất của VAC rất cao, mô hình VAC rất đadạng và phong phú nhưng tới nay chưa có một mẫu VAC ổn định nào dành cho mọinhà, mọi vùng địa lý khác nhau áp dụng Dựa vào địa lý và tập quán sản xuất nôngnghiệp của các địa phương chúng ta có các dạng mô hình VAC: VAC đồng bằng,VAC trung du, VAC miền núi, VAC ven biển, Nhìn chung mô hình VAC đượcxác định nhằm đảm bảo nguồn lợi tối ưu, hạn chế thấp nhất điều kiện bất lợi sửdụng phế thải của cơ thể khác để tiết kiệm năng lượng, đầu tư Ýt, hiệu quả cao Để

có thể tiến hành sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao cần bố trí VAC hợp lý,chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng địa phương

Về thiết kế mô hình VAC: Sau khi chọn được địa điểm để có thể xây dựng

mô hình, chủ hộ phải tính xem vị trí đào ao, nơi xây dựng chuồng trại, đất làm vườnsao cho có thể tận dụng được tốt nhất các yếu tố khí tượng (ánh sáng, nhiệt độ, độÈm) sử dụng hợp lý tiết kiệm các yếu tố đất đai, nguồn nước, hệ thống dẫn nước.Đặc biệt có thể thuận lợi trong việc quản lý quá trình hoạt động của các yếu tốvườn, ao, chuồng Trong thiết kế xây dựng cần đảm bảo tận dụng tốt nhất mối quan

hệ giữa ba yếu tố VAC sao cho chúng hỗ trợ cho nhau thúc đẩy nhau phát triển đểtoàn bộ hệ thống tồn tại và phát triển bền vững

Lựa chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với đặc điểm củacác vùng sinh thái trên sơ sở phát huy ở mức tương đối cao năng suất kinh tế củachúng Hiện nay việc cung ứng giống cây, con chủ yếu là do tự nhiên, hộ cá thể

Trang 20

đảm nhận, chất lượng giống không đảm bảo và không được kiểm nghiệm gây ra tổnthất khá lớn.

Hé kinh doanh theo mô hình VAC là chủ thể kinh tế nên cần phải tổ chức vàquản lý như thế nào để nó có hiệu quả kinh tế cao Bất cứ một thành công nào cũngkhông thể “tự thân vận động” mà được vì còn nằm trong một quỹ đạo lớn nữa Do

đó, trong việc quản lý mô hình sản xuất VAC cần thực hiện mở rộng hợp tác vớicác gia đình làm VAC khác để học hỏi kinh nghiệm Trong những điều kiện khókhăn chung phục vụ cho sản xuất kinh doanh, các hộ này có thể kết hợp cùng xâydựng Đặc biệt là vấn đề thị trường có thể cùng kết hợp với nhau để tạo ra một thịtrường cung cấp nông sản lớn, tập trung để việc bán hàng dễ hơn Bên cạnh đó, việcquản lý các nguồn lực trong bản thân hộ là rất quan trọng nó quyết định sự thành bạicủa hộ trong quá trình sản xuất kinh doanh

* Đối với hộ sản xuất theo mô hình VAC

Tài nguyên trước hết là đất và không gian của nó Đất là tài nguyên vô giá của

sự sống nên ông cha ta đã khái quát “tấc đất, tấc vàng” và khuyên chúng ta “Ai ơiđừng bỏ ruộng hoang” Các nhà quản lý, các chủ hộ VAC cần xem xét vị trí của đất

từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ, đặc biệt với mô hình VAC phải xem diệntích đất đó có nước để chủ động tưới tiêu không? Xem đất có phân tán, rải rác,manh món hay không? Từ đó có biện pháp chuyển đổi đất hợp lý Trong quá trình

sử dụng còn có biện pháp bảo vệ, cải tạo và bồi dưỡng đất để nâng cao độ phì củađất và sử dụng có hiệu quả

Kế đến là nước: Việc đào ao, giữ nước kết hợp với nuôi cá là một kinh nghiệmđược coi là có giá trị kinh tế cao Việc quản lý nguồn nước phải đảm bảo nguồnnước đủ, hợp vệ sinh để tắm cho gia súc, rửa chuồng trại

Tiếp theo là việc quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên khí hậu Thời tiết,khí hậu có ý nghĩa rất lớn đối với cây trồng, vật nuôi Những thay đổi về độ Èm, độnóng, mưa gió, bão lũ, có ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông - ngư nghiệp Đểquản lý khí hậu cần điều tiết các luồng nước, hơi nóng bằng cách trồng cây bóngmát VAC đã đáp ứng tốt yêu cầu này Để thực hiện quản lý tốt tài nguyên trong héVAC cần chú ý tìm hiểu xem nguồn tài nguyên trong hộ có những thuận lợi và khó

Trang 21

tiết khí hậu nh thế nào? Đánh giá đúng giá trị của những tài nguyên đó và kinhnghiệm sử dụng có hiệu quả tài nguyên đó Từ đó hộ sẽ lựa chọn cơ cấu cây trồng,vật nuôi phù hợp để tận dụng được những tiềm năng về tài nguyên của mình nhằmthu được năng suất cây trồng, vật nuôi cao.

* Quản lý lao động và thù lao của lao động

Trong mô hình VAC thực hiện sản xuất hàng hoá, ngoài việc sử dụng laođộng vốn có của gia đình, hộ còn thuê thêm một số lao động làm việc cả năm hoặctừng thời vụ Vì vậy, việc quản lý, sử dụng lao động và thù lao lao động có vai tròquan trọng đảm bảo lợi Ých kinh tế của mỗi người Quản lý, sử dụng lao động cònthể hiện ở việc có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồnlao động có thể có (kể cả lao động dư thừa) nhằm đảm bảo nâng cao năng suất laođộng

* Quản lý vốn

Đặc thù của nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn là vốn đầu tư vào

nông nghiệp thường mang lại hiệu quả thấp, rủi ro cao nên hạn chế trong việc thuhút vốn đầu tư từ bên ngoài, huy động trong nội bộ người dân cũng rất hạn chế vì

họ có thu nhập thấp, không có vốn dư thừa Nh vậy, vấn đề vốn để phát triển sảnxuất là có hạn Do đó, cần có biện pháp quản lý sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả cao.Với số lượng vốn Ýt, kỹ thuật lạc hậu vì vậy cần chọn giống cây con phù hợp vớiđiều kiện kinh doanh của hộ để đem lại hiệu quả chẳng hạn sử dụng cách thức lấyngắn nuôi dài

3 Cách thức tiến hành xây dựng mô hình VAC và một số điển hình tiên tiến

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, ở nông thôn nước ta có những thayđổi rõ rệt Nhìn chung đời sống người dân từng bước được nâng cao Song vẫn cònnhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng cho sản xuất, vốn đầu tư, kĩ thuật tiến

bộ áp dụng vào sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó ở nông thôn còn nhiều tiềm năngchưa được khai thác triệt để nh: đất đai, diện tích mặt nước, chuồng trại chăn nuôi,

tỷ lệ thời gian lao động chưa sử dụng

Nhận biết được tiềm năng đó, một số hộ bằng sự hiểu biết và thức sự muốnlàm giàu từ nông nghiệp, họ đã tiến hành sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và thu

Trang 22

được thành công với cách làm chung là: tạo vốn ban đầu, cải tạo và thiết kế ao,chuồng; cơ cấu sản xuất.

- Tạo vốn ban đầu:

Các chủ hộ xuất thân từ nhiều tầng lớp, nhiều thành phần (nông dân, bộ đội,những người đã nghỉ hưu, giáo viên ) phần lớn họ là những người nghèo Khi đượcvay vốn họ thường làm cách “lấy ngắn nuôi dài”, trước hết họ sản xuất những thứ

bỏ Ýt vốn mà thu lợi nhanh, khi có chút Ýt tích luỹ mới mở rộng và đa dạng hoásản xuất

Ngoài vốn tự có (không nhiều), các nguồn khác là: Tín dụng của Nhà nước,của ngân hàng nông nghiệp; tiền ứng trước của công ty, liên hiệp xí nghiệp; tíndụng của các chương trình trong nước và ngoài nước, sự trợ giúp của gia đình, làngxóm, tổ chức phụ nữ Có các hình thức vay gọi là quay vòng: Người không có tàisản thế chấp có thể dùng tín chấp do một đoàn thể nhân dân đứng ra bảo đảm (hộinông dân, hội phụ nữ, hội làm vườn)

- Cải tạo và thiết kế vườn, ao, chuồng trại:

Đảm bảo mỗi thành phần trong hệ thống thực hiện nhiều chức năng Cần chọncác loài cây, con thích hợp cho hệ thống để đáp ứng yêu cầu đa chức năng củachúng Các yếu tố nhà ở, chuồng trại, vườn cây, ao cá được sắp xếp hợp lý phù hợpvới điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất cụ thể mỗi yếu tố có thể vận hành tốt.Cần cải tạo từ vườn tạp nhưng không nên độc canh cây trồng hay vật nuôi mà thựchiện đa canh đi đôi với thâm canh tạo ra nguồn sản phẩm phong phó, Ýt rủi ro về cảnăng suất và giá cả cho người sản xuất Tính đa dạng thường liên quan chặt chẽ vớitính bền vững của hệ thống Hệ đa canh VAC sử dụng tài nguyên tại chỗ cùng vớiphế phẩm của hệ thống để quay lại cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, chođất, hạn chế dịch bệnh, từ đó hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoáhọc do đó tạo nên sự bền vững cho hệ thống và giảm ô nhiễm môi trường

Có thể bố trí ao nuôi cạnh vườn rau để lấy nước tưới vườn thuận tiện, rau thừa

có thể cung cấp cho ao nuôi Chuồng nuôi xây dựng gần ao để tận dụng những thức

ăn thừa ở chuồng nuôi làm thức ăn cho ao

- Cơ cấu sản xuất.

Trang 23

Trồng trọt: tuỳ điều kiện đất đai và cơ cấu cây trồng mà bố trí cho phù hợp.Những cây trong vườn có nhiều Ých dụng: vừa là rau quả, vừa là cây thuốc, vừa làcây thực phẩm, cây phân xanh, cây thức ăn cho chăn nuôi gia súc, nuôi cá.

Chăn nuôi: Với ao nuôi có qui hoạch sử dụng hiệu quả nguồn nước, chú trọngbảo vệ môi trường nước, chống gây ô nhiễm, cải tạo thuỷ vực, tăng nguồn dinhdưỡng cho các thuỷ sinh nhằm nâng cao năng suất sinh học của thuỷ vực, tạo điềukiện tốt cho việc thâm canh tăng năng suất các sinh vật nuôi trồng Bước đầu dochưa có kinh nghiệm, chưa có vốn và điều kiện nuôi nên nuôi các loại ngắn ngày,

dễ nuôi Với chuồng nuôi: tuỳ điều kiện thời tiết khí hậu của vùng mà chọn các loạicon nuôi thích hợp, bên cạnh đó còn tuỳ thuộc vào điều kiện về thức ăn, phòngbệnh mà có giống con dễ nuôi có năng suất cao

Từ cách làm chung đó mỗi gia đình có cách huy động và sử dụng riêng phù

hợp với điều kiện của gia đình mình để đạt hiệu quả tốt nhất

Một số điển hình làm VAC giỏi:

* Mô hình của ông Huỳnh Kim Vinh 60 tuổi, xã Tân Phú Thạnh, huyện ChâuThành, tỉnh Cần Thơ

Gia đình ông có 2 vợ chồng, 6 con gồm 4 con trai và 2 con gái đã trưởngthành

Tổng diện tích đất của gia đình là 13 công ở vị trí thuận lợi, mặt tiền giáp sông

Ba Láng, mặt hậu giáp đường quốc lộ Trước chỉ làm lúa 1 vụ ông đã quyết định lậpvườn 8 công chỉ để 5 công làm ruộng

- Làm vườn:

Vườn ông lập có bờ bao ngăn chủ động nước tưới tiêu, có bờ chắn gió vàomùa gió nam thổi mạnh Từ khi mới thành lập đến năm 1992, ông bố trí 2 côngtrồng ổi, nửa công trồng đu đủ, 5 công trồng cam quýt

Trồng ổi và đu đủ ngoài thu nhập đủ chi phí trong gia đình, ông mua đượcmáy bón phân cho cam, quýt Đến năm thứ 3, cam đã bắt đầu được thu hoạch cứmỗi cây cho 100 - 130 kg quả Các năm sau, cây xuống rất nhanh vì kỹ thuật chưacao, phân bón không đầy đủ

Khi Nhà nước khuyến khích trồng ca cao và nhận thấy mô hình ca cao + dừa+ tiêu + chuối là mô hình thích hợp, ông mạnh dạn chuyển sang trồng các loại cây

Trang 24

này và hiện nay thực tế vườn của ông gồm: 8 công ca cao xen dừa, 5 công camquýt Ông học hỏi để tự chiết ghép cây trồng cho vườn nhà và giờ đây có dư để bán.Hiện tại mức thu nhập của gia đình ông: Ca cao 30 triệu, dừa 3 - 4 triệu.

Cây ca cao mặc dù thu nhập không thật cao nhưng rất ổn định và khai thác lâunăm, năng suất cao (2,5 tấn/ha) Ýt sâu bệnh Trong vườn không phải phun thuốc trừsâu, nên dưới ao, trên bờ vẫn nuôi được cá, ong mật, gà

- Ao: Do điều kiện vườn chủ động được nước, nên ông đã nuôi cá ở tất cả cácmương vườn chủ yếu là cá bống tượng, đủ cả các thịt để ăn trong gia đình ngoài racòn cá bán thu lợi trên 1 triệu đồng

Năm 1993, tổng thu 48.700.000 đồng trừ chi phí còn lãi 38.700.000 đồng

Là thành viên của hội làm vườn, ông đã thành lập được một chi hội làm vườn

ở Êp, hàng tháng họp định kì để trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin kỹ thuật

Đã liên hệ được với tỉnh hội nhận được trợ vốn 4 triệu cho 10 hộ nghèo nuôi cá trêvàng trong mương vườn, trong vòng 5 tháng mỗi hộ có lời được 500 - 600 ngànđồng, vận động tổ Hội làm cây giống để trồng và bán cho xung quanh với phẩmchất tốt

* Mô hình của ông Trần Thanh Giang xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnhThái Bình

Ông là thương binh 4/4, sức khỏe hạn chế khi rời quân ngũ về địa phương Giađình có 1 sào ao, trước đây chỉ nuôi cá thịt Ông thấy trong xã không có gia đình

Trang 25

nào nuôi cá giống Nhu cầu của nhân dân tiêu thụ nhiều, ông quyết định nuôi cágiống.

Năm 1989, kết toán một năm nuôi cá có lãi, bên cạnh nhà có khu vũng thùngđấu 5960 m2 bá hoang của tập thể Từ thu nhập của cá giống ông đầu tư xây dựng

Kết quả thu được nh vậy vì nhà có mua máy bơm nước chủ động tát và làm

kỹ thuật ươm nuôi tỷ lệ sống cao và nuôi nhiều lợn để có nguồn phân bón nuôi cá.Thức ăn chăn nuôi cá chủ yếu là bột gạo ủ men, cám, phân lợn, ngoài ta còn có bèohoa dâu, bèo tấm, cám gây men

Khi nông dân đến mua, ông đều hướng dẫn và hỏi thăm về ao của họ, nhiềugia đình áp dụng phương thức chăn nuôi cá của ông đã có hiệu quả Nhiều gia đìnhtrước đây ao bá hoang đến nay đã có cá bán được từ 200.000 đến 1.000.000 đồng

Về chăn nuôi lợn, hàng năm ông nuôi từ 10 - 15 con Nhà có 2 chuồng, mộtchuồng bên ao để lấy phân nuôi cá, một chuồng xây thành 2 ngăn nuôi lợn nái vàlợn thịt, lấy phân bón lúa Xuất chuồng năm 1993 được 685 kg lợn hơi Hiện còn 5con trong đó có 1 lợn nái, 4 lợn thịt mỗi con khoảng 60 kg Ông thường nuôi kế lứamỗi lứa 3 - 5 con Thức ăn hàng ngày cho lợn chủ yếu là cám + bột gạo ủ men + rauxanh Kết hợp cá biển, chượp mắm Tổng thu 6 triệu trừ chi phí 4 triệu còn lãi 2triệu Ngoài ra còn nuôi vịt đẻ và hàng trăm con gà lớn nhỏ, ước tính trừ chi phí, thulãi mỗi năm 1 triệu đồng

Nhà ông có 0,7 sào vườn trồng cam, vải thiều, chuối tiêu, chuối tây thu hàngnăm được 1 triệu đồng

Từ các nguồn thu mấy năm gần đây, gia đình ông mua được 1 máy nổ 15 mãlực, 1 bộ máy bơm nước để tát ao nuôi cá bột, người ra còn tát ao phục vụ xã viêntrong xã và bơm nước tưới cho lúa và mạ, với giá trị là 4,4 triệu đồng Gia đình mua

Trang 26

thêm máy xay xát để phục vụ gia đình bà con xã viên trong xã Mấy năm gần đâyđược mùa lớn, để giải phóng sức lao động, ông mua thêm 1 máy đập lúa liên hoànphục vụ nông dân, thu nhập của gia đình tạm ổn định.

Về trồng lúa: gia đình ông cấy 1,7 mẫu(cả diện tích gieo mạ), trong đó vụchiêm 1993 thu 30.430 kg, vụ mùa thu 2.438 kg Việc thâm canh lúa với điều kiệnđất đai xã Nam Hưng, ngoài thâm canh giống mới, còn lại đưa nếp dự vào diện tíchđất chiêm trũng, tuy năng suất thấp nhưng giá trị quy đổi cao

Cụ thể lãi năm 1993 về VAC:

*Mô hình VAC của ông Hoàng Văn Thịa

Ông là giáo viên trường phổ thông cấp II, xã Triệu Thượng, huyện TriệuPhòng, tỉnh Quảng Trị Cả hai vợ chồng ông đều làm giáo viên cấp II, cùng dạy mộttrường, có 2 con 1 trai 1 gái

Ông tạo vốn bằng cách, liên lạc với cơ quan lâm nghiệp gần trường nhận ươmgiống cây bạch đàn trong dịp hè Với số tiền thu được, ông ra Đồng Hới tham quanhọc hỏi kinh nghiệm và mua hạt giống rau sau khi tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc

và thời vụ, ông thấy gia đình mình có thể làm được rau bắp cải, su hào Gia đìnhông có 200 m2 đất

Năm đầu, với 200 m2 trồng 700 cây bắp cải thu được 911 kg, theo thời giá lúc

đó được 18.000 đồng trừ chi phí tính ra lãi gấp 6 lần trồng Năm sau, gia đình ôngthuê thêm của hợp tác xã 1500 m2 đất, trồng bắp cải, su hào, hành tỏi, cà chua và

cứ thế năm nào gia đình ông cũng thu nhập gấp 10 - 15 lần số tiền lương cả năm của

2 vợ chồng ông cộng lại

Năm 1992, làm 200 m2 rau các loại thu được 7.760.000 đồng, trừ chi phí còn

Trang 27

thu hoạch bắp cải, su hào và không phải làm cỏ, bón phân thêm, 3 tháng sau dưa cóthu hoạch, khách đến mua tại vườn, gia đình thu thêm mỗi ngày được 30 - 40 ngànđồng trong 2 tháng Tính lãi ròng mỗi năm làm vườn được khoảng 8 triệu.

Ngoài ra, gia đình ông còn nhận ươm cây giống lâm nghiệp mỗi năm còngthu hoạch được 1,5 triệu tiền công Có vốn, đất, ông đã chuyển một phần đất vườnsang trồng cây ăn quả nh chanh tứ thời, cam Malayxia đến nay có loại đã cho thuhoạch

Làm vườn nhất là làm rau cần phân bón, gia đình ông có lợi thế ở ven sông,nguồn rong rêu làm thức ăn cho lợn rất phong phú, mùa xà lách, su hào cũng nhiều.Ông đã phát triển chăn nuôi, từ lãi trồng rau, ông đã đầu tư xây 12 m2 chuồng lợnkiên cố, trong chuồng lúc nào cũng có 6 lợn thịt nuôi kế nhau, 1 năm 3 lứa và 1 conlợn nái để chủ động về giống Ông bán trứng gà để mua cám và thức ăn tổng hợpcho lợn Nhà thường nuôi 20 -30 con gà mái đẻ, mỗi ngày đầu tư thức ăn tốn hết

3000 đồng, thu 20 quả trứng, bán được 12.000 đồng, lãi 9.000 đồng, dùng để muathức ăn cho lợn Bình quân 1 năm thu được 6 tạ thịt lợn hơi bán được 4 triệu đồng

và 2 lứa lợn con được 2 triệu đồng

Ông đấu thầu một hồ rộng 31.500 m2 của nông trường lợn giống Đầu tư 10triệu đồng thuê máy ủi tạo thành hồ nuôi cá Ông thả 10.000 cá các loại: trắm cỏ,

mè, chép theo tính toán có khả năng thu lãi 20 triệu đồng/năm Ngoài ra, gia đìnhông còn xin nhận 1 vạt đồi trống để trồng cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo taitượng chỉ 5 - 6 năm sẽ cho thu hoạch khá lớn

Từ một giáo viên nghèo, gia đình ông đã trở nên giàu có bằng việc phát triểnVAC Vợ chồng ông vẫn có thời gian soạn bài lên lớp, các con ông vẫn học hànhtốt, mọi người trong gia đình đều chăm chỉ làm việc Vợ chồng ông liên tục đượccông nhận là giáo viên dạy giỏi

III THỰC TRẠNG NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH VAC

1 Những kết quả đã đạt được

a Kết quả đạt được

a 1. Vốn

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS- TS Phạm Văn Côn- TS Phạm Thị Hương, Thiết kế VAC cho mọi vùng, NXB Nông nghiệp Hà Nội 2002 Khác
2. GS- TS Đường Hồng Dật, VAC tầm cao mới của nghề làm vườn NXB Nông nghiệp Khác
3. Tổng cục Địa chính, kết quả tổng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000 (theo chỉ thị số 24/1999/CT- TTg ngày 18/8/1999 của Thủ tướng Chính Phủ), NXB Bản đồ, 2001 Khác
4. Trường ĐHKTQD - Khoa KTNN&PTNT, nông nghiệp nông thôn Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2001 Khác
5. Bé Lao động- thương binh và xã hội, trung tâm thông tin- thống kê lao động và xã hội, số liệu thống kê lao động- việc làm ở Việt Nam năm 2002 (Từ kết quả điều tra lao động- việc làm 2002), NXB lao động xã hội Hà Nội, 2003 Khác
6. PGS- TS Phạm Quý Thọ, Thị trường lao động Việt Nam- thực trạng và các giải pháp phát triển, NXB Lao động- xã hội, 2003 Khác
7. Phạm Văn Trang, VAC gia đình, NXB Nông nghiệp 1999 Khác
8. Nguyễn Khắc Việt Trung, Cần đa dạng hoá cho vay vốn đối với kinh tế hộ, Tạp chí Ngân hàng, Số 7/ 2003 Khác
9. Chu Văn Vũ, Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB khoa học xã hội 1996 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w