Nhà nước cần ban hành đồng bộ các chế độ, chính sách nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, kiên quyết không nhập những mặt hàng mà các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất được.. Đây cũng là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp tư nhân Nam Phong nói riêng nâng cao hiệu quả kinh doanh giũ chữ tín với khách hàng. Từ đó tăng cường khả năng huy động vốn
KẾT LUẬN
Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động phải là nhiệm vụ và mục tiêu thường xuyên lâu dài của công ty, nó không chỉ liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn lưu động ngắn hạn mà còn đến việc quản lý tài chính dài hạn, đảm bảo cho vốn lưu động của công ty được sủa dụng tiết kiệm một cách hợp lý và có hiêuk quả trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đề ra. Thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Để làm được điều đó công ty cần kết hợp giữa lý luận và thực tiền hoạt động kinh doanh của công ty cũng như điều kiện kinh tế xã hội và những quy định quản lý của nhà nước, tích cực học tập những kinh nghiệm, tri thức quản lý tiên tiến và biết vân dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cơ sở kinh doanh của mình, sự nỗ lực và cố gắng của công ty phải là một nhân tố và động lực chủ đạo trong việc phát triển nguồn vốn cổ phần, nâng cao năng lực chủ đạo tài chính của công ty. Đồng thời tích cực tìm kiếm và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn khác, lựa chọn phưong thức tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động một cách khoa học, phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh doanh của công ty trên cơ sở cân nhắc chi phí và rủi ro của mỗi phương thức tài trợ.
Việc huy động vốn phải luôn gắn liền với việc làm tốt công tác quản lý và sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, nó phải được định hướng bằng những kế hoạch và quyết kịnh kinh doanh sáng suốt, khoa học, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Đối với đăc điểm vốn lưu động, do đặc điểm của nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, không ngừng vận động và luân chuyển với tốc độ cao. Vì vậy việc quản lý vốn lưu động là hết sức phứcc tạp, đòi hỏi việc quản lý xuyên suốt ở tất cả các khâu trong toàn bộ quá trình tuần hoàn.
Bên cạnh đó không ngừng nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của công ty, điều này có ảnh hưởng trự c tiếp và gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của công ty, trong đó cần chú trọng đến việc quản lý con người, đây là một nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp
Mặt khác sự hỗ trợ bằng những biện pháp và chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng hết sức cần thiết đặc biệt là các biện pháp hỗ trợ bằng vốn, trong đó nhà nước cần có những biện pháp tích cực đẩy nhanh sự phát triển của TTCK và tạo ra được cơ chế quản lý hữu hiệu nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất.
Thông qua phân tích tình hình vốn lưu đông ở công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Nam Phong chuyên đề này hi vọng sẽ phần nào có ích cho những người quan tâm thấy được thực trạng vốn kinh doanh những đặc điểm tốt hay còn chưa tốt ở công ty Cổ Phần đầu tư và phát triển Nam Phong nói riêng và doanh nghiệp khác trong nước ta trong thời gian qua.
Do thời gian và những hiểu biết có hạn nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giúp đỡ them về mặt lý luận cũng như thực tiền.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Ths.Phan Thị Hạnh và toàn thể anh chị em trong công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Nam Phong đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2012
Sinh viên thực hiện