Trong quá trình sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghệp nào cũng cần huy động những nguồn vốn bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh tiền hành bình thường, đồng thời đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất hay đầu tư chiều sâu. Như đã biết các nguồn huy động thì có rất nhiều, việc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu nhu cầu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, phần còn lại có thể vay tín dụng, vay ngân hàng thu hút vốn liên doanh, liên kết...Nếu nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì trước hết doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi các quỹ trích lập theo quy định nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả, phần còn lại có thể vay ngân hàng hoặc các đối tượng khác. Việc đi vay đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cân nhắc lựa chọn và đặc biệt có một quan điểm rõ ràng
trong chính sách nguồn tài trợ của doanh nghiệp, bởi vì việc phải chịu lãi từ các khoản vay có thể gây trở ngại cho phát huy hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, đối với doanh nghiệp thừa vốn tuỳ theo điều kiện cụ thể để lựa chọn khả năng sử dụng. Nếu đưa đi lien doanh , lien kết hoặc cho vay thì cần phải thận trọng, thẩm tra kỹ các dự án liên doanh, kiểm tra tư cách khách hàng nhằm đảm bảo liên doanh có hiệu quả kinh tế, cho vay không bị chiếm dung vốn do quá hạn chưa trả hoặc mất vốn do khách hàng không có khả năng thanh toán.