đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh
Trang 1Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
đã đạt được, chúng ta vẫn còn những yếu kém và khuyết điểm, không ít vấn đề
bức xúc nảy sinh chưa được giải quyết, đặc biệt “trong những năm qua tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nhiều vụ án xảy ra với tính chất, hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” [10, tr.1].
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta có nhiệm vụ bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của nhân dân Với vai trò lànền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đềtrọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp pháp lýhình sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành
vi xâm phạm tới chế độ sở hữu Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắptài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổbiến Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về tội trộmcắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xãhội Những năm gần đây tội trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp gây hậu quảngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội Riêng
“thành phố Hà Nội trong năm 2006 đã thụ lý xét xử 1555 vụ trộm cắp tài sản,
2016 bị cáo, chiếm 26,9%, gây thiệt hại 17.362.096.769 đồng” [10, tr.4] Nhờ
sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoạt động xét xử củangành toà án từng bước được nâng cao, số lượng các bản án bị huỷ đã giảm,song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại khuyết điểm mà một trong những
Trang 2nguyên nhân là các cơ quan bảo vệ pháp luật không đánh giá đúng bản chất củahành vi phạm tội dẫn đến xác định sai tội danh, hoặc xử oan hoặc bỏ lọt tộiphạm Để khắc phục tình trạng trên thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vữngcác quy định pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạmtội từ đó có đường lối xử lý đúng đắn đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của
pháp luật Nhận thức được điều đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn” làm khoá luận tốt nghiệp cho mình với hy vọng
giúp có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn về tội trộm cắp tài sản
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản, trước hết phải
kể đến Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đạihọc Quốc Gia Hà Nội, Bình luận khoa học BLHS phần Các tội xâm phạm sởhữu đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản, tiếp đó là các
công trình nghiên cứu cá nhân như tác giả Vũ Thiện Kim với “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của công dân”, tác giả Thân Như Thành với luận văn thạc sĩ luật học “Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả Nguyễn Ngọc Chí với “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu” cùng
nhiều công trình nghiên cứu khác Song các công trình nghiên cứu đó hoặc là vềcác tội xâm phạm sở hữu nói chung hoặc là nghiêng về mặt đấu tranh phòngchống tội phạm, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tội trộm cắptài sản Khoá luận này đã đi sâu tìm hiểu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, tìm ranhững dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, những vấn đề cơ bản về TNHScủa người phạm tội, đồng thời phát hiện những điểm bất hợp lý trong các quyđịnh đó, đưa ra ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội trộmcắp tài sản
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụngphương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp sosánh Nghiên cứu tội trộm cắp tài sản trong sự vận động nội tại phát triển của nó,trong mối quan hệ với các quy định khác của luật hình sự như: chế định đồng
Trang 3phạm, chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm Tác giả cũng đã nghiên cứutội trộm cắp tài sản qua các giai đoạn để thấy được sự phát triển của các quyđịnh về tội trộm cắp tài sản, đồng thời có so sánh quy định pháp luật về tội trộmcắp tài sản với các quy định khác của BLHS để thấy được những điểm hợp lý vàchưa hợp lý trong các quy định đó
Khoá luận có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn, những kết quảnghiên cứu của khoá luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tácnghiên cứu khoa học pháp luật hình sự, đồng thời có thể phục vụ thiết thực chocông tác đấu tranh phòng chống tội phạm
Để nghiên cứu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, ngoài phần mở đầu, kếtluận và danh mục tài liệu tham khảo, tác giả đã chia khoá luận làm hai chương
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả, trong quátrình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, với tinh thần học hỏi cầu tiếntác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn Qua đây, tácgiả muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ tácgiả, cảm ơn bạn bè đã luôn ủng hộ để tác giả có thể hoàn thành tốt khoá luậnnày
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG I LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ
CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
1 Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản từ năm 1945 đến nay
Tội trộm cắp tài sản là một trong những tội phạm xuất hiện từ rất sớm vàkhá phổ biến Từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ViệtNam dân chủ cộng hoà ra đời, để bảo vệ tài sản là nền tảng vật chất của xã hội, ởmỗi giai đoạn Nhà nước đều ban hành các quy định về tội trộm cắp tài sản nhằmđấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội
1.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước khi ban hành
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Cách mạng thành công, Nhà nước mới được thành lập phải đối phó vớithù trong giặc ngoài và hoàn cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước còn khókhăn, để giải quyết các vụ án hình sự Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 47- SLngày 10-10-1946 tạm thời giữ lại các luật lệ tại miền Bắc, Trung, Nam Bộ chođến khi ban hành các văn bản pháp luật thống nhất trong toàn quốc Để bảo vệ
chính quyền mới, Sắc lệnh số 47 quy định: “Những điều khoản trong các luật lệ
cũ được tạm thời giữ lại do sắc lệnh này chỉ được thi hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”.
Sắc lệnh số 47 được ban hành kịp thời đã hạn chế tới mức thấp nhất sự xáo trộntrong đời sống và quan hệ thường nhật của nhân dân, góp phần ổn định xã hội.Trong giai đoạn này Nhà nước cũng đã ban hành một số Sắc lệnh quy định vềtội trộm cắp tài sản như: Sắc lệnh số 12 ngày 12-3-1949 quy định trừng trị cáchành vi trộm cắp vật dụng nhà binh trong thời bình và thời kì chiến tranh; Sắclệnh số 267 ngày 15-6-1958 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tàisản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện
Trang 5chính sách kế hoạch của Nhà nước về xây dựng kinh tế và văn hoá Điều 2 Sắc
lệnh 267 quy định: “Người phạm các tội trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, huỷ hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân với mục đích phá hoại sẽ bị xử phạt từ năm năm đến hai mươi năm tù” Sắc lệnh này
nghiêm trị những người phạm tội vì mục đích phá hoại tài sản của Nhà nước,của hợp tác xã, của nhân dân hoặc vì mục đích phá hoại mà làm cản trở đến việcthực hiện kế hoạch chính sách của Nhà nước về kinh tế, văn hóa
Ngoài các Sắc lệnh trên, ở giai đoạn này phải kể đến sự ra đời của hai bảnPháp lệnh năm 1970 đó là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN
và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân được Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 21-10-1970 Pháp lệnh quy định: “Tài sản
xã hội chủ nghĩa bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước (tức sở hữu toàn dân), và tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã và các tổ chức hợp pháp khác (tức sở hữu của tập thể)”; “tài sản của công dân gồm: của cải do sức lao động của công dân làm ra, của cải thu nhập một cách hợp pháp hoặc để dành được như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa và những đồ dùng riêng khác”.
Điều 7 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN quy định tộitrộm cắp tài sản XHCN như sau:
“1 Kẻ nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm 2 Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b Có tổ chức; c Có móc ngoặc; d Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; e Trộm cắp tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; f Dùng tài sản trộm cắp được vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, hoặc vào những việc phạm tội khác thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm 3 Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc
có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình”.
Trong thời kì này, Nhà nước cũng chú trọng bảo vệ tài sản riêng của côngdân, Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân quy
định tội trộm cắp tài sản riêng của công dân như sau: “1 Kẻ nào trộm cắp tài
Trang 6sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm 2 Phạm tội thuộc những trường hợp sau: a Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b Có tổ chức; c Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt
tù từ hai năm đến mười năm 3 Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” [6, tr.713].
Hai bản Pháp lệnh trên thể hiện nguyên tắc cơ bản của Nhà nước ta là:kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, coi tài sản XHCN là thiêng liêng và bất khảxâm phạm; quán triệt nguyên tắc: Nhà nước bảo hộ tài sản riêng của công dân,chống mọi hành vi xâm phạm, bất kì ai có hành vi xâm phạm đến tài sản củaNhà nước và tài sản riêng của công dân đều phải được phát hiện kịp thời và xử
lý nghiêm minh Đồng thời Pháp lệnh cũng thể hiện nguyên tắc xử lý ngườiphạm tội là: nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn phạmtội có tổ chức, bọn lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, xử lý nhẹ hoặcmiễn hình phạt cho những người tự thú, thật thà hối cải, tố giác đồng bọn hoặc
tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra Hai bản pháp lệnh đã xây dựng hai cấuthành tội phạm hoàn chỉnh về tội trộm cắp tài sản đó là tội trộm cắp tài sảnXHCN và tội trộm cắp tài sản riêng của công dân, đã quy định cụ thể và tậptrung các tình tiết tăng nặng định khung trong điều luật, có các khung hình phạttương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, góp phần phân hoáTNHS người phạm tội
Ở giai đoạn này, những văn bản pháp luật quy định về tội trộm cắp tài sảncòn tản mạn, riêng lẻ nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, tuynhiên vẫn còn sự phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tàisản của công dân
1.2 Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Từ những văn bản tản mạn riêng lẻ, BLHS năm 1985 được Quốc hội khoáVII thông qua ngày 27-6-1985, thể hiện dưới hình thức bộ luật - một hình thứclập pháp cao, đã trình bày có hệ thống, toàn diện phần chung cũng như phần các
Trang 7tội phạm có tính bao quát về tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội có tác dụngbảo vệ thành quả cách mạng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi íchhợp pháp khác của công dân BLHS 1985 về các tội xâm phạm sở hữu rất tiêubiểu cho thời kì quá độ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, theo đó chỉ
có hai loại hành vi xâm phạm sở hữu là hành vi xâm phạm sở hữu XHCN vàhành vi xâm phạm sở hữu của công dân quy định ở hai chương: Các tội xâmphạm sở hữu XHCN và Các tội xâm phạm sở hữu của công dân
Điều 132 BLHS 1985 quy định tội trộm cắp tài sản XHCN như sau:
“1 Người nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm 2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; b Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c Hành hung để tẩu thoát; d Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; đ Tái phạm nguy hiểm 3 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Điều 155 BLHS 1985 quy định tội trộm cắp tài sản của công dân như sau:
“1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm 2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm: a Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; b Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát; c Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; d Tái phạm nguy hiểm 3 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm”.
BLHS 1985 đã trở thành một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xử lýngười phạm tội, song vẫn còn sự phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản XHCN vàtội trộm cắp tài sản của công dân, theo đó người phạm tội trộm cắp tài sảnXHCN bị xử lý nghiêm khắc hơn người phạm tội trộm cắp tài sản của công dân,điều đó thể hiện đường lối xử lý của Nhà nước ta đối với người phạm tội trộmcắp tài sản Qua bốn lần sửa đổi bổ sung, BLHS 1985 không còn là một chỉnh
Trang 8thể thống nhất cần có một BLHS mới thay thế, vì vậy BLHS 1999 đã ra đời thaythế BLHS 1985 trên cơ sở có kế thừa và phát triển cho phù hợp với điều kiện xãhội.
1.3 Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theođịnh hướng XHCN, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật đòi hỏiphải xem xét rà soát lại một cách toàn diện các tội phạm về kinh tế, về sở hữu để
có những sửa đổi bổ sung thích hợp cả về mặt dấu hiệu pháp lý cũng như chínhsách xử lý nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạmtrong giai đoạn mới Ngày 21-12-1999 Quốc hội khoá X đã thông qua BLHScủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (Bộ luật có hiệu lực từngày 1-7-2000) Bộ luật có quy định rất cụ thể về nhóm tội xâm phạm sở hữunói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng Điều 138 BLHS 1999 quy định tộitrộm cắp tài sản như sau:
“1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm 2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a Có tổ chức; b Có tính chất chuyên nghiệp;
c Tái phạm nguy hiểm; d Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ Hành hung
để tẩu thoát; e Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g Gây hậu quả nghiêm trọng 3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b Gây hậu quả rất nghiêm trọng 4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b Gây hậu quả
Trang 9đặc biệt nghiêm trọng 5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng”.
Đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nóiriêng, BLHS 1999 đã có những thay đổi đáng kể so với BLHS 1985 khi chỉ xâydựng một chương: Các tội xâm phạm sở hữu, bao quát tất cả các hình thức sởhữu đã được BLDS quy định, bảo đảm vị trí bình đẳng của các thành phần kinh
tế đồng thời vẫn thể hiện được sự đề cao vai trò của sở hữu Nhà nước khi quy
định hành vi “xâm phạm sở hữu của Nhà nước” là một tình tiết tăng nặng
TNHS tại Điều 48 BLHS [22, tr.25] Đối với tội trộm cắp tài sản, BLHS 1999không còn quy định thành hai tội trộm cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tài sảncủa công dân mà quy định thống nhất thành tội trộm cắp tài sản, vấn đề địnhlượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là tình tiết định tội và định khung hình phạt lànhững điểm thay đổi cơ bản của BLHS 1999 so với BLHS 1985
2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999
Ở mỗi giai đoạn lập pháp hình sự, Nhà nước đều ban hành các quy định
về tội trộm cắp tài sản và đường lối xử lý người phạm tội, song các văn bảnpháp luật đều không đưa ra khái niệm về tội trộm cắp tài sản, như vậy cần tìmhiểu thế nào là tội trộm cắp tài sản
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, trộm cắp tài sản
được hiểu là “hành vi lén lút bí mật đối với người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản” Cũng có cách hiểu trộm cắp tài sản là “hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác” [11, tr.196] Như vậy trộm cắp tài sản là hành vi chiếm
đoạt tài sản, tính chất của hành vi là lén lút bí mật và đối tượng là tài sản đang
có người quản lý
Trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý ”, có thể đưa ra khái niệm về tội trộm cắp tài sản như sau: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, do người có năng lực trách
Trang 10nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ.
Trên đây là khái niệm chung nhất về tội trộm cắp tài sản, để hiểu đượctính chất nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản cần nghiên cứu về cácdấu hiệu pháp lý của nó Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố: khách thể,mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể Tội trộm cắp tài sản cũng bao gồm bốnyếu tố cơ bản trên, trước hết cần nghiên cứu về khách thể của tội phạm
2.1 Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
và bị tội phạm xâm hại Bất kì tội phạm nào cũng đều xâm hại đến một hoặc một
số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ bằng cách gây thiệt hạihoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội đó Những đối tượng được
xác định cần bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hình sự bao gồm: “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (Điều 8 BLHS) Tội trộm cắp tài sản thuộc nhóm
tội xâm phạm sở hữu, khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài
sản “Sở hữu”, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là tổng thể các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất giữa conngười với nhau trong xã hội Quan hệ sở hữu tài sản là quan hệ xã hội trong đóquyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.Pháp luật dân sự Việt Nam quy định một người được coi là chủ sở hữu tài sảnkhi người đó có đầy đủ ba quyền năng: quyền chiếm hữu là quyền quản lý, chiphối tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác các lợi ích vật chất và tinh thần từtài sản; quyền định đoạt là quyền quyết định số phận của tài sản như bán, chothuê Khi có hành vi trộm cắp tài sản (hành vi chiếm đoạt tài sản) làm cho chủ
sở hữu tài sản không có khả năng thực hiện được các quyền năng đó của mìnhtrên thực tế, nghĩa là quyền sở hữu tài sản của họ bị xâm phạm
Trang 11Đối với hành vi trộm cắp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tàisản thì khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản, vậy đối vớinhững tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản như: tài sản
do chiếm hữu bất hợp pháp, tài sản do phạm tội mà có thì những tài sản màngười bị chiếm đoạt có được không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Luậthình sự đã khẳng định khách thể của tội phạm phải là quan hệ xã hội được luậthình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, vì vậy trong trường hợp này khách thểcủa tội trộm cắp tài sản không phải là quan hệ sở hữu tài sản Hành vi phạm tộitrộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật nghiêm cấm, bị xãhội lên án, nó ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội Do đó, trongtrường hợp này khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ xã hội liên quanđến trật tự an toàn xã hội Nếu cho rằng khách thể của tội trộm cắp tài sản chỉ làquan hệ sở hữu tài sản thì trường hợp trên sẽ không cấu thành tội phạm, điềunày bất hợp lý và dẫn đến bỏ lọt tội phạm khi hành vi trộm cắp tài sản hợp phápthì phạm tội còn hành vi trộm cắp tài sản bất hợp pháp thì không phạm tội Vìvậy khi có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, dù tài sản đó có thuộcquyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản hay không thì vẫn là trộm cắp tài sản
Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm không thể không tìm hiểu đốitượng tác động của tội phạm vì mỗi tội phạm đều xâm hại tới khách thể nhấtđịnh thông qua việc tác động đến một đối tượng cụ thể Là quan hệ xã hội nênkhách thể của tội phạm được cấu thành bởi ba bộ phận là chủ thể của quan hệ xãhội (con người), đối tượng của quan hệ xã hội (các vật, hiện tượng tồn tại kháchquan), nội dung của quan hệ xã hội (sự hoạt động bình thường của các chủ thể).Khách thể của tội phạm không tách rời các bộ phận cấu thành, vì vậy khi xâmhại tới khách thể thì hành vi phạm tội phải tác động đến các bộ phận cấu thànhnên khách thể làm biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận đó Các bộphận cấu thành nên khách thể bị hành vi phạm tội tác động nhằm gây thiệt hạihoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể bảo vệ của luật hình sự gọi là đối tượngtác động của tội phạm Đối với tội trộm cắp tài sản, hành vi phạm tội là hành vichiếm đoạt tài sản của người khác, đó là sự dịch chuyển một cách trái pháp luật
Trang 12tài sản của người khác thành tài sản của mình làm biến đổi tình trạng bìnhthường của tài sản Vì vậy đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản,nhưng không phải mọi tài sản đều có thể trở thành đối tượng tác động của tộitrộm cắp tài sản, để trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản thì tàisản đó phải có những đặc điểm nhất định Trước hết tài sản đó phải là tài sản củangười khác, đang có sự quản lý Hành vi lấy đi tài sản của mình, do mình quản
lý hoặc tài sản không còn nằm trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị bỏquên, đánh rơi, tài sản vô chủ, hoặc tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữuthì không phải là hành vi trộm cắp tài sản mà có thể cấu thành tội khác như tộichiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141 BLHS) Tài sản là đối tượng tác động củatội trộm cắp tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể có giá trị và giá
trị sử dụng, Điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
“Vật” có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản nếu nó nằm trong sự chiếm hữu của con người, “tiền” bao gồm tiền Việt Nam và tiền nước ngoài đang được lưu hành trên thị trường, “giấy tờ có giá” gồm hai loại là
giấy tờ có giá ghi danh có ghi tên chủ sở hữu và giấy tờ có giá vô danh khôngghi tên chủ sở hữu, ai nắm giữ nó thì có quyền sở hữu nó, vì vậy chỉ có giấy tờ
có giá vô danh mới có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản
vì khi lấy nó người phạm tội mới thực hiện được quyền của chủ sở hữu, còn vớigiấy tờ có giá ghi danh chỉ có chủ sở hữu mới có thể thực hiện được quyền sởhữu của mình nó không thể bị dịch chuyển một cách trái phép bởi hành vi chiếm
đoạt Đối với tài sản là “quyền tài sản” như quyền đòi nợ , nó tồn tại dưới
dạng vô hình không nhìn thấy sờ thấy nó gắn liền với một chủ thể nhất định,trình tự xác lập thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản đó tuân theo quy địnhpháp luật và không thể bị dịch chuyển trái phép bởi hành vi chiếm đoạt nên
“quyền tài sản” cũng không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.
Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải tồn tại dướidạng một động sản theo quy định của BLDS Những tài sản thuộc loại bất độngsản có tính chất vật lý cố định không di dời được như đất đai, nhà cửa không
Trang 13là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Tuy nhiên có một số tài sản nếutách riêng thì nó là động sản nhưng luật dân sự quy định là bất động sản do côngdụng của nó như cánh cửa gắn liền với ngôi nhà, cây cối trồng trên đất vẫn cóthể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Cần lưu ý là, đối với tài sảnđặc thù pháp luật có quy định riêng như: tàu bay, tàu thuỷ, vũ khí quân dụng,phương tiện kĩ thuật quân sự, đất đai, chiến lợi phẩm không thể là đối tượngtác động của tội trộm cắp tài sản dù nó có bị hành vi phạm tội xâm hại tới, mà
nó sẽ là đối tượng tác động của các tội phạm khác như tội chiếm đoạt tàu bay,tàu thuỷ (Điều 221 BLHS), tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương tiện kĩthuật quân sự (Điều 230 BLHS)
Nghiên cứu đối tượng tác động của tội phạm có ý nghĩa quan trọng vìthực tiễn chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý chưađúng người đúng tội là do chưa xác định đúng đối tượng tác động của tội phạm,còn nhầm lẫn giữa đối tượng tác động của tội này với đối tượng tác động của tộikhác Vì vậy để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả thì phải xác địnhđúng đối tượng tác động của tội phạm
Để tìm hiểu về những biểu hiện bên ngoài của tội trộm cắp tài sản cầnnghiên cứu mặt khách quan của tội phạm với những dấu hiệu pháp lý của nó
2.2 Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tộiphạm bao gồm: Hành vi (khách quan) nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểmcho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguyhiểm; cũng như những biểu hiện bên ngoài khác liên quan đến việc thực hiện tộiphạm như: công cụ phương tiện, địa điểm, thời gian phạm tội
Biểu hiện thứ nhất thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi phạmtội BLHS quy định tội phạm phải được thể hiện bằng hành vi, theo đó hành vikhách quan của tội phạm là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giớikhách quan được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển, có tính nguy hiểm cho xãhội và được quy định trong BLHS Theo cách hiểu truyền thống từ xưa đến naycũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, hành vi khách quan của tội
Trang 14trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác “Chiếm đoạt” dưới góc độ pháp lý là việc cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài
sản của người khác thành tài sản của mình, làm cho chủ tài sản không có khảnăng thực hiện được quyền chủ sở hữu đối với tài sản đó trên thực tế mặc dù vềmặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất đi quyền sở hữu tài sản của mình.Hành vi chiếm đoạt trong tội trộm cắp tài sản phải có tính chất lén lút (được
thực hiện bằng thủ đoạn lén lút) “Lén lút” được hiểu là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra do có ý gian [15, tr.467] “Lén lút” chiếm đoạt tài sản
trong tội trộm cắp tài sản là hành vi của một người cố ý thực hiện một việc làmbất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ ra cho người khác biết nhằm chiếm
đoạt tài sản của người khác, nó có đặc điểm khách quan là “lén lút” và ý thức chủ quan của người phạm tội cũng là “lén lút” Hành vi chiếm đoạt được coi là
“lén lút” nếu được thực hiện bằng hình thức có khả năng không cho phép chủ
tài sản biết khi hành vi này xảy ra, ví dụ: lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, ngườiphạm tội đã đột nhập vào nhà lấy trộm tài sản; ý thức chủ quan của người phạm
tội là “lén lút” nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người này có ý thức che
giấu hành vi mình đang thực hiện Việc che giấu này chỉ đòi hỏi với chủ tài sản
còn với những người khác người phạm tội có thể “lén lút” hoặc công khai thực hiện hành vi phạm tội Trong thực tế, hành vi “lén lút” chiếm đoạt tài sản có thể
được thực hiện dưới những hình thức khác nhau: có thể người phạm tội thựchiện hành vi chiếm đoạt một cách giấu diếm vụng trộm, che giấu toàn bộ sự việcphạm tội, ví dụ: Nguyễn Thị H là người giúp việc cho gia đình anh N Nhân lúcchủ nhà đi vắng H đã lấy trộm tài sản nhà anh N rồi bỏ đi; có thể người phạm tộithực hiện hành vi chiếm đoạt công khai, trắng trợn không có ý che đậy giấudiếm hành vi phạm tội, họ chỉ che giấu hành vi phạm tội với chủ tài sản: hoặc làcông khai sự vi phạm pháp luật cuả hành vi phạm tội như: người phạm tội ngangnhiên móc trộm ví của chủ tài sản ngay trước sự chứng kiến của những ngườixung quanh nhân lúc chủ tài sản không để ý, hoặc là công khai thực hiện hành vichiếm đoạt nhưng bản chất chiếm đoạt đã được che đậy, ví dụ: người phạm tội
Trang 15đóng giả là nhân viên chở hàng của công ty đã ngang nhiên chở hàng ra khỏicông ty trước sự chứng kiến của các nhân viên trong công ty.
Như vậy, dù là hành vi chiếm đoạt được thực hiện công khai hay giấu
diếm thì đều có chung bản chất là “lén lút” chiếm đoạt đối với chủ tài sản.
Trường hợp hành vi chiếm đoạt được thực hiện công khai trước mắt nhữngngười không có trách nhiệm đối với tài sản hoặc không hiểu bản chất của hành
vi thì vẫn là trộm cắp tài sản Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tàisản cho thấy, tuy người khác có mặt tại nơi xảy ra hành vi trộm cắp tài sảnnhưng họ không hiểu đó là hành vi trộm cắp tài sản, không biết đó là người trộmcắp hay chủ tài sản nên không để ý đến việc lấy tài sản đi nơi khác Hiện tượngnày xảy ra phổ biến vì người có mặt tại nơi xảy ra hành vi trộm cắp tài sảntưởng rằng người trộm cắp là khách quen hoặc chủ tài sản, do đó người phạm tộichỉ có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình với chủ tài sản chứ không có ýthức che giấu đối với những người khác
Trên đây đã đề cập đến hành vi trộm cắp tài sản, đó là hành vi “lén lút”
chiếm đoạt tài sản đối với chủ tài sản, chủ tài sản có thể là chủ sở hữu tài sảnhoặc người có trách nhiệm đối với tài sản (gọi là người quản lý tài sản) Chủ sởhữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự là người có đầy đủ ba quyềnnăng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản, những quyềnnăng này được pháp luật ghi nhận bảo vệ và không bị giới hạn, gián đoạn Đối
với người quản lý tài sản, trước hết “quản lý” được hiểu là trông coi giữ gìn
theo những yêu cầu nhất định (Theo Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học,Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003) Như vậy, người quản lý tài sản là người đangnắm giữ, trông coi, bảo vệ tài sản nhưng không phải chủ sở hữu và không cóquyền định đoạt tài sản đó; người quản lý tài sản có thể là người trực tiếp quản
lý tài sản khi tài sản đang nằm trong sự chi phối trực tiếp của họ hoặc là ngườiquản lý gián tiếp khi họ không trực tiếp nắm giữ tài sản nhưng do tính chất côngviệc nên họ có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản (ví dụ: tiền của cơ quan dothủ quỹ trực tiếp quản lý nhưng hết giờ làm việc bảo vệ có trách nhiệm trông coi
số tài sản đó) hoặc khi tài sản đó là của cơ quan nhà nước nhưng để ở nơi công
Trang 16cộng phục vụ sinh hoạt chung như: công tơ điện do người trông coi trạm biến ápquản lý nhưng được đặt ở các cột điện bên đường Người quản lý tài sản cũng cóthể là người quản lý trong trường hợp bình thường khi được chủ sở hữu giaoquản lý tài sản thông qua hợp đồng trông giữ tài sản, hoặc là người quản lý tàisản trong trường hợp đặc biệt khi có sự kiện pháp lý xảy ra sẽ phát sinh tráchnhiệm quản lý tài sản (thực tế thường là trường hợp người đó tự nguyện đứng ratrông coi quản lý tài sản cho chủ sở hữu, ví dụ: khi chủ nhà đi vắng thì nhà bịcháy, hàng xóm đã dập đám cháy và bảo vệ tài sản cho chủ nhà chờ khi chủ nhà
về sẽ giao lại tài sản, hoặc khi chủ sở hữu không có điều kiện bảo vệ tài sản củamình, ví dụ: A và B đang đi xe trên đường thì bị tai nạn, A ngất đi còn B vẫntỉnh táo, khi đó phát sinh trách nhiệm quản lý tài sản của B đối với tài sản củaA)
Trong những trường hợp trên, bất kể đó là chủ sở hữu hay người quản lýtài sản, người quản lý trực tiếp hay gián tiếp, người quản lý trong trường hợpbình thường hay trường hợp đặc biệt thì người phạm tội muốn chiếm đoạt tài sản
đều phải “lén lút” với những người này.
Nghiên cứu tính chất của hành vi chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quantrọng, giúp phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm khác nhất là tộicông nhiên chiếm đoạt tài sản, ví dụ sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên: A và Bđang cùng nhau đi trên đường thì bị tai nạn giao thông, A bị thương nặng nênngất đi, B bị thương nhưng vẫn tỉnh táo, lúc này phát sinh trách nhiệm quản lý
tài sản của B Người phạm tội muốn trộm cắp tài sản thì phải “lén lút” với B,
nếu lợi dụng tình trạng B bị thương không có điều kiện để bảo vệ tài sản màngười phạm tội công khai lấy tài sản trước mặt B thì là công nhiên chiếm đoạttài sản Còn đối với trường hợp cả A và B bị thương đều ngất đi không có aiđứng ra bảo vệ tài sản cho họ mà người phạm tội công khai lấy tài sản trước sựchứng kiến của những người xung quanh thì vẫn là trộm cắp tài sản, người phạm
tội vẫn “lén lút” đối với chủ tài sản là A và B khi thực hiện hành vi chiếm đoạt
[20, tr.26]
Trang 17Nội dung biểu hiện thứ hai thuộc mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Hậu quả nguy hiểm của tội phạm
là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội là khách thểbảo vệ của luật hình sự, được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bìnhthường của các bộ phận cấu thành nên khách thể (đối tượng tác động của tộiphạm) Bất kì tội phạm nào cũng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xãhội nhưng dấu hiệu hậu quả của tội phạm không được phản ánh trong tất cả cáccấu thành tội phạm Dấu hiệu này chỉ được mô tả khi hành vi chỉ có tính nguyhiểm cho xã hội nếu đã gây ra hậu quả nhất định cho xã hội Tính chất và mức
độ của hậu quả được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi tình trạng bìnhthường của đối tượng tác động của tội phạm Với những tội phạm mà dấu hiệuhậu quả nguy hiểm được phản ánh trong cấu thành tội phạm thì tội phạm đó sẽ
có cấu thành vật chất
Đối với tội trộm cắp tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện qua
sự biến đổi tình trạng bình thường của tài sản được gọi là thiệt hại về tài sản, thểhiện dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt Trong cấu thành tội trộm cắp tài sản, hậuquả của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị ở mức nhất định (từ nămtrăm nghìn đồng trở lên- trong trường hợp thông thường), dựa vào mức giá trịtài sản bị chiếm đoạt điều luật đã phân chia thành các khung hình phạt tươngứng với các mức độ hậu quả đó
Nội dung biểu hiện thứ ba thuộc mặt khách quan của tội phạm là mốiquan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Theo nguyêntắc của luật hình sự Việt Nam: một người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguyhiểm cho xã hội do chính hành vi của họ gây ra, tức là giữa hành vi phạm tội vàhậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau Luật hình sự Việt Nam không quyđịnh thế nào là mối quan hệ nhân quả, nhưng dựa vào cặp phạm trù nhân - quảcủa phép biện chứng duy vật có thể xác định được mối quan hệ nhân quả đó làhành vi nguy hiểm cho xã hội phải có trước, là nguyên nhân gây nên hậu quảnguy hiểm cho xã hội; đồng thời hậu quả đó chính là kết quả của hành vi nguy
Trang 18hiểm cho xã hội Đối với tội trộm cắp tài sản, hậu quả thiệt hại về tài sản (mất tàisản) chính là kết quả của hành vi trộm cắp tài sản.
Khi nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm không thể không tìm hiểu
về mặt chủ quan của tội phạm bởi lẽ tội phạm là sự thống nhất giữa mặt kháchquan và mặt chủ quan, giữa những biểu hiện bên ngoài và hoạt động tâm lý bêntrong
2.3 Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tộiphạm bao gồm: lỗi của người phạm tội, mục đích phạm tội, động cơ phạm tội;trong đó lỗi là yếu tố được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm
Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý ” Nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản trong luật
hình sự Việt Nam, một người chỉ phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xãhội khi họ có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó Người thực hiện hành vi bị coi
là có lỗi nếu họ có sự tự do lựa chọn thực hiện hành vi đó trong khi họ có đủđiều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Do vậy, lỗi đượchiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả nguy hiểmcho xã hội, được thực hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý
Về mặt hình thức, lỗi gồm hai yếu tố cấu thành là yếu tố lý trí (thể hiệnkhả năng nhận thức của chủ thể) và yếu tố ý chí (thể hiện khả năng điều khiểnhành vi của chủ thể) Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của hai yếu tố đóngười ta chia lỗi thành hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi cố ý là trường hợpngười phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trướchậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp), hoặc thấytrước hậu quả có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậuquả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp); lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội do cẩu thả
mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phảithấy trước và có thể thấy trước (lỗi vô ý do cẩu thả), hoặc tuy thấy trước hành vicủa mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả
Trang 19không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (lỗi vô ý vì quá tự tin) Đối với tộitrộm cắp tài sản, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp Về mặt lý trí, ngườiphạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấytrước hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra; về mặt ý chí: người phạm tội mongmuốn hậu quả xảy ra, mong muốn chiếm đoạt được tài sản, hậu quả này ngườiphạm tội đã thấy trước và nó hoàn toàn phù hợp với mục đích của người phạmtội Việc xác định nhận thức chủ quan của người phạm tội để xác định lỗi của họ
là rất quan trọng: nếu người phạm tội biết rõ tài sản bị chiếm đoạt đang có ngườiquản lý thì sẽ phạm tội trộm cắp tài sản, còn nếu họ thực sự có sai lầm cho rằngtài sản đó là của mình (ví dụ như cầm nhầm tài sản ) hoặc tài sản đó không cóchủ thì sẽ không phạm tội trộm cắp tài sản Trong thực tế có trường hợp mộtngười đã lầm tưởng tài sản của người khác là tài sản của mình nên lấy đi, trườnghợp này không phạm tội trộm cắp tài sản, ví dụ: cơ quan yêu cầu các cán bộ phảimặc đồng phục, khi có người cởi áo để trong phòng làm việc người này tưởng
đó là áo của mình nên đã lấy đi Nhưng nếu sau đó người này biết đó khôngphải là tài sản của mình mà lấy đi, giữ lại hoặc tự ý định đoạt tài sản thì phải coi
đó là hành vi trộm cắp tài sản Như vậy, khi người phạm tội thực hiện hành vitrộm cắp tài sản, họ biết rõ tài sản đó là của người khác mà vẫn chiếm đoạt Đối
với việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội trong trường hợp “xâm phạm tài sản của Nhà nước” được quy định là tình tiết tăng nặng TNHS còn có
nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng việc áp dụng tình tiết tăngnặng đó phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội, nếu họ biết rõ tàisản đó là của Nhà nước mà vẫn chiếm đoạt thì áp dụng tình tiết tăng nặng đó,còn nếu họ không thể biết hoặc thực sự có sai lầm cho rằng tài sản đó là củacông dân thì không áp dụng tình tiết tăng nặng đó, có quan điểm cho rằng cứ có
hành vi “xâm phạm tài sản của Nhà nước” là áp dụng tình tiết tăng nặng không
cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội Theo tác giả, việc xác định ýthức chủ quan của người phạm tội trong trường hợp này là điều cần thiết, nếungười phạm tội biết rõ tài sản đó là của Nhà nước mà vẫn chiếm đoạt thì áp
dụng tình tiết tăng nặng “xâm phạm tài sản của Nhà nước”, nếu người phạm tội
Trang 20không thể biết tài sản đó là của Nhà nước hoặc họ thực sự có sai lầm cho rằngtài sản đó không phải của Nhà nước thì không áp dụng tình tiết tăng nặng đó,còn trong trường hợp khi chiếm đoạt người phạm tội không cần biết tài sản đó làcủa Nhà nước hay của công dân thì nếu tài sản đó là của Nhà nước sẽ áp dụng
tình tiết tăng nặng “xâm phạm tài sản của Nhà nước”, nếu tài sản đó không phải
là tài sản của Nhà nước thì không áp dụng tình tiết tăng nặng đó, với cách hiểunhư vậy sẽ hợp lý hơn đồng thời có tác dụng răn đe những người biết rõ tài sản
đó là của Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội mà vẫn chiếm đoạt
Biểu hiện thứ hai thuộc mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản là mục đíchphạm tội Mục đích phạm tội được hiểu là kết quả mà người phạm tội hướng tới,nhằm đạt được khi thực hiện tội phạm Mục đích của người phạm tội trộm cắptài sản là mục đích chiếm đoạt Người phạm tội mong muốn chiếm đoạt được tàisản của người khác biến nó thành tài sản của mình Hành vi trộm cắp tài sản làhành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi này đã thể hiện được mục đích của ngườiphạm tội, tuy nó không được nhà làm luật quy định trong cấu thành tội phạmnhưng nó là dấu hiệu bắt buộc, mục đích này luôn được đặt ra trước khi ngườiphạm tội thực hiện tội phạm Ngoài ra còn phải kể đến động cơ phạm tội, đó làđộng lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm Động cơ phạmtội trong tội trộm cắp tài sản là động cơ vụ lợi, nhưng đó không phải là dấu hiệubắt buộc trong cấu thành tội trộm cắp tài sản
Để tìm hiểu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, cần tìm hiểu về độ tuổi vànăng lực TNHS của người thực hiện hành vi phạm tội
2.4 Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Theo quy định của BLHS: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự ” (Điều 2 BLHS) và “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện ” (Điều 8 BLHS), có thể thấy
theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm chỉ có thể là con người cụ thể
đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS Chủ thể của tội phạmtheo luật hình sự Việt Nam phải là cá nhân, nhưng không phải ai cũng có thể trở
Trang 21thành chủ thể của tội phạm Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam phải có tính
có lỗi, do vậy chỉ những người có lỗi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm, đó là người có năng lực TNHS và đạt
độ tuổi luật định Năng lực TNHS là khả năng nhận thức và điều khiển hành vicủa mình theo đòi hỏi của xã hội, người có năng lực TNHS là người khi thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguyhiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển được hành vi đó, do đó chỉ nhữngngười có năng lực TNHS mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm Luật hình
sự Việt Nam không quy định thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ quyđịnh những trường hợp được coi là không có năng lực TNHS và tuổi chịuTNHS, theo đó một người khi đạt độ tuổi luật định và không thuộc trường hợpkhông có năng lực TNHS thì đương nhiên được coi là người có năng lực TNHS
Điều12 BLHS quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”
Ngoài hai dấu hiệu năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS, một số tội còn đòihỏi chủ thể phải có những dấu hiệu đặc biệt gọi là chủ thể đặc biệt của tội phạm.Đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm là chủ thể bình thường, đó làngười có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định Theo đó, người từ đủ 14 tuổinhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4Điều138 BLHS; người từ đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sảntrong mọi trường hợp phạm tội
Trang 22Như vậy, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên, cónăng lực TNHS đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại Điều
Thứ nhất, dấu hiệu về mặt khách quan: đồng phạm trộm cắp tài sản phải
có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện là chủ thể của tộiphạm (từ đủ 14 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp không có năng lựcTNHS), ví dụ: A 17 tuổi và B 19 tuổi đã cùng nhau thực hiện hành vi trộm cắptài sản có giá trị 10 triệu đồng; dấu hiệu thứ hai là những người đồng phạm đócùng thực hiện tội trộm cắp tài sản
Họ có thể tham gia thực hiện tội trộm cắp tài sản với một trong các hành
vi sau: hành vi thực hành tội trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là ngườithực hành; hành vi tổ chức việc thực hiện tội trộm cắp tài sản, người có hành vinày gọi là người tổ chức; hành vi xúi giục người khác thực hiện tội trộm cắp tàisản, người có hành vi này là người xúi giục; hành vi giúp người khác thực hiệntội trộm cắp tài sản, người có hành vi này là người giúp sức, ví dụ: A có ý địnhtrộm cắp tài sản nên bàn với B và nhờ B đánh hộ chìa khoá để mở cửa vào nhàngười khác trộm cắp tài sản Trong trường hợp này A và B là đồng phạm trộmcắp tài sản, A là người thực hành còn B là người giúp sức
Thứ hai, dấu hiệu về mặt chủ quan: trước hết lỗi của những người đồngphạm trộm cắp tài sản là lỗi cố ý, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành
Trang 23vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồngphạm khác (về lý trí, mỗi người đồng phạm biết hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội và đều biết những người khác cũng có hành vi nguy hiểm cùng vớimình, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội dohành vi của mình gây ra và hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thựchiện; về ý chí: những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung vàcùng mong muốn hậu quả xảy ra); mục đích của những người đồng phạm khithực hiện tội trộm cắp tài sản là mục đích chiếm đoạt tài sản.
Trong thực tế, đồng phạm trộm cắp tài sản được thể hiện dưới những hìnhthức khác nhau như đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không cóthông mưu trước, đồng phạm giản đơn và phạm tội có tổ chức trong đó phạm tộitrộm cắp tài sản có tổ chức là hình thức đồng phạm rất phổ biến, gây thiệt hạilớn cho xã hội Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm mà giữa nhữngngười đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ với nhau, có phân công nhiệm vụ cụthể, phân hoá vai trò rõ ràng, có sự chuẩn bị chu đáo cho việc thực hiện tội phạmcũng như che giấu tội phạm do đó có khả năng cho phép thực hiện tội phạmtrong thời gian dài, liên tục gây hậu quả rất lớn, đặc biệt lớn cho xã hội Ở hìnhthức đồng phạm này, những người đồng phạm có sự thống nhất ý chí, quyết tâmthực hiện tội phạm cao, ý chí thực hiện tội phạm đến cùng và không có trườnghợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Hiện nay, xuất hiện rất nhiều các băng, ổ nhóm chuyên trộm cắp tài sản
có người tổ chức lên kế hoạch cho việc thực hiện tội phạm gây thiệt hại lớn cho
xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội, ví dụ vụ án Trần Văn
A và Hoàng Văn B thường trú tại Hà Nội đã thành lập băng nhóm chuyên trộmcắp tài sản là máy vi tính với địa bàn hoạt động chủ yếu là phường Tân Mai vàHoàng Văn Thụ, chúng đã phân công cho đàn em điều tra nghiên cứu kĩ mụctiêu, lên kế hoạch chu đáo cho việc thực hiện tội pham vì vậy chỉ trong khoảngthời gian ngắn chúng đã liên tiếp thực hiện được nhiều vụ trộm cắp máy tính vớitổng trị giá tài sản lên đến vài trăm triệu đồng
Trang 24Chính vì tính nguy hiểm cao hơn của hình thức đồng phạm này so với
hình thức đồng phạm thông thường nên điều luật quy định tình tiết “phạm tội có
tổ chức” là tình tiết định khung tăng nặng.
Đối với đồng phạm trộm cắp tài sản, không chỉ có đồng phạm hành động
mà còn có đồng phạm không hành động, đó là trường hợp những người đồngphạm trộm cắp tài sản không hành động phạm tội, ví dụ: A đã thoả thuận với B
là bảo vệ của cơ quan không khoá cửa kho để đến đêm A vào kho lấy trộm tàisản của cơ quan Trong trường hợp này A và B là đồng phạm trộm cắp tài sản, A
là người thực hành còn B là người giúp sức (không hành động phạm tội)
3.2 Các giai đoạn thực hiện tội trộm cắp tài sản
Tội phạm không phải lúc nào cũng được thực hiện đến cùng mà có thểđược thực hiện ở những mức độ khác nhau do nhiều nguyên nhân, trong khoahọc luật hình sự gọi là các giai đoạn thực hiện tội phạm
Nghiên cứu các giai đoạn thực hiện tội phạm giúp xác định đúng TNHScủa người phạm tội, ở mỗi giai đoạn phạm tội BLHS có quy định khác nhau vềTNHS của người phạm tội Để nghiên cứu tội trộm cắp tài sản một cách toàndiện, cần nghiên cứu về các giai đoạn thực hiện tội trộm cắp tài sản
Theo đó, các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tộiphạm cố ý bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoànthành
3.2.1 Chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội có hành vi tạo ra nhữngđiều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tộiphạm Thời điểm sớm nhất của giai đoạn này là khi người phạm tội bắt đầu cóhành vi tạo ra những điều kiện vật chất hay tinh thần giúp cho việc thực hiện tộiphạm có thể xảy ra hoặc xảy ra thuận lợi hơn, thời điểm muộn nhất của giaiđoạn này là trước khi người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội đượcphản ánh trong cấu thành tội phạm Tất cả những hành vi được thực hiện tronggiai đoạn này đều chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản
là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản để gây thiệt hại cho quan hệ sở
Trang 25hữu là khách thể của tội phạm Hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản cóthể là những hành vi sau: hành vi chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội (ví dụnhư người phạm tội đã chuẩn bị sẵn kìm để cậy cửa đột nhập vào nhà ngườikhác lấy trộm tài sản), hành vi chuẩn bị kế hoạch, thăm dò địa điểm phạm tộihay thăm dò làm quen nạn nhân, người bị hại (ví dụ: người phạm tội đóng giả làkhách lạ qua đường làm quen chủ nhà và xin ngủ nhờ qua đêm với ý định nửađêm chờ chủ nhà ngủ say sẽ lấy trộm tài sản) Ở giai đoạn này người phạm tộichưa có hành vi chiếm đoạt tài sản nên họ chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắptài sản rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định tại Điều 17BLHS).
Đối với tội trộm cắp tài sản có thể không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội
mà nhiều trường hợp người phạm tội lợi dụng sơ hở, chủ quan của chủ tài sảnnên nảy sinh ý định trộm cắp chứ họ không có sự chuẩn bị từ trước cho việcthực hiện tội phạm, ví dụ: A đang đi chơi về thì nhìn thấy có chiếc xe đạp dựngngoài cổng nên đã dắt chiếc xe đó đi
3.2.2 Phạm tội trộm cắp tài sản chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thựchiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được mô
tả trong cấu thành tội phạm nhưng đã không thực hiện được đến cùng, hành viphạm tội chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thànhtội phạm, có thể người phạm tội mới thực hiện được hành vi đi liền trước hành
vi khách quan như người phạm tội đang mở khoá định đột nhập vào nhà lấytrộm tài sản thì bị chủ nhà phát hiện, hoặc người phạm tội đã thực hiện hành vichiếm đoạt tài sản nhưng chưa thực hiện được đến cùng chưa gây thiệt hại tàisản, ví dụ: người phạm tội đang giấu tài sản vừa chiếm đoạt được thì bị chủ tàisản phát hiện thu giữ , ở đây người phạm tội không thực hiện được tội phạmđến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn chứ bản thân người phạm tội muốnthực hiện tội phạm đến cùng nhằm chiếm đoạt được tài sản, do đó họ phải chịuTNHS về tội phạm đó (theo quy định tại Điều 18 BLHS)
Trang 263.2.3 Tội trộm cắp tài sản hoàn thành
Tội phạm hoàn thành là giai đoạn phạm tội mà hành vi phạm tội đã thoảmãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm Khi tội phạm hoànthành đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm hoànthành khi đã gây ra hậu quả là thiệt hại tài sản Nhưng trên thực tế việc xác địnhthời điểm hoàn thành của tội trộm cắp tài sản không đơn giản, còn nhiều ý kiếnkhác nhau Có ý kiến cho rằng tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã tạo rađược khả năng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chomình, còn có ý kiến cho rằng tội phạm hoàn thành khi chủ sở hữu mất khả năngthực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình trên thực tế
Có thể thấy rằng, hành vi chiếm đoạt tài sản là quá trình tạo khả năng chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản cho người phạm tội đồng thời làm mất việc thựchiện các quyền năng đó trên thực tế của chủ sở hữu, song hai quá trình nàykhông phải lúc nào cũng diễn ra đồng thời, mà có khi người phạm tội đã làmmất khả năng thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu nhưng chưa tạo ra đượckhả năng thực hiện các quyền đó cho mình, ví dụ: người phạm tội đã lấy trộmđược một số máy móc của xí nghiệp nhưng do quá cồng kềnh nên còn giấu vàomột nơi chưa mang được về nhà Khi chủ sở hữu mất đi khả năng thực hiện cácquyền của mình đối với tài sản thì quyền sở hữu của họ đã bị xâm phạm, vì vậythời điểm hoàn thành của tội trộm cắp tài sản là kể từ khi chủ sở hữu mất khảnăng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình trênthực tế, không cần biết người phạm tội đã thực hiện được các quyền đó haychưa
Từ thực tiễn xét xử, có thể xác định thời điểm hoàn thành tội trộm cắp tàisản dựa vào tính chất của tài sản bị chiếm đoạt như sau: nếu tài sản nhỏ gọn dễcất giấu thì thời điểm hoàn thành tội phạm là kể từ khi người phạm tội đã cấtgiấu được tài sản đó, nếu tài sản cồng kềnh và có khu vực bảo quản riêng thì tộiphạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội đã mang tài sản ra khỏi khu vực bảoquản đó, nếu tài sản cồng kềnh và không có khu vực bảo quản riêng thì tội phạm
Trang 27hoàn thành từ khi người phạm tội đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu Nếucăn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt thì tội trộm cắp tài sản hoàn thành ở mộttrong các thời điểm sau: khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản có giá trị
từ năm trăm nghìn đồng trở lên, khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản
có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng nhưng đã “gây hậu quả nghiêm trọng”, hoặc “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”, hoặc “đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xoá án tích”.
Đối với tội trộm cắp tài sản, đồng phạm và các giai đoạn thực hiện tộiphạm có mối quan hệ với nhau, hiện đang có những quan điểm khác nhau xungquanh việc xác định đồng phạm ở giai đoạn tội phạm hoàn thành, có quan điểmcho rằng ở giai đoạn tội phạm hoàn thành không còn đồng phạm, có quan điểmlại cho rằng tội phạm hoàn thành vẫn có thể có đồng phạm Theo tác giả, khi tộitrộm cắp tài sản đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc vẫn có thể có đồng phạmbởi vì vấn đề còn có thể tham gia tiếp là người đồng phạm hay không không phụthuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành mà phụ thuộc vào thời điểm tội phạmkết thúc, hơn nữa đối với đồng phạm trộm cắp tài sản những người đồng phạmđều hướng tới mục đích chung là chiếm đoạt được tài sản, biến tài sản đó thànhtài sản của mình chứ họ không chỉ muốn dừng lại ở việc hoàn thành tội phạm,song mục đích này trên thực tế không dễ gì đạt được, những người đồng phạmvẫn cần phối hợp hành động để chiếm được và kiểm soát được tài sản đó, ví dụ:
A đã lấy trộm được một số tài sản của một cơ quan nhưng sợ bị phát hiện nên đãđem giấu vào một nơi mà chưa mang về nhà (tội trộm cắp tài sản đã hoàn thànhnhưng chưa kết thúc), hôm sau A gọi B đến giúp mình mang số tài sản đó về nhàrồi bán đi chia nhau, ở đây A và B là đồng phạm trộm cắp tài sản ở giai đoạn tộiphạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc
Như vậy, qua việc tìm hiểu dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản cóthể thấy: tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác
do người có năng lực TNHS thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm hại đến quan
hệ sở hữu tài sản và những quan hệ xã hội khác (quan hệ xã hội liên quan đếntrật tự an toàn xã hội) được luật hình sự bảo vệ Tội trộm cắp tài sản có thể được
Trang 28thực hiện dưới hình thức thông thường, có thể được thực hiện dưới hình thứcđồng phạm; nó có thể được thực hiện đến cùng khi người phạm tội đã chiếmđoạt được tài sản, làm chủ sở hữu không thể thực hiện được các quyền năng củachủ sở hữu trên thực tế hoặc có khi tội phạm đang được thực hiện nhưng donhững nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội mà tài sản chưa bị chiếmđoạt Nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tội trộm cắp tài sản sẽ giúphiểu đúng bản chất của hành vi phạm tội, từ đó có đường lối xử lý đúng đắn đốivới người phạm tội, đảm bảo sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, gópphần đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả.
Trang 29CHƯƠNG II PHÂN BIỆT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU KHÁC VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI
PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
1 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác
Tội trộm cắp tài sản và các tội xâm phạm sở hữu khác được xếp vào cùngmột chương: Các tội xâm phạm sở hữu, có khách thể loại là quan hệ sở hữu tàisản, giữa chúng có những dấu hiệu giống nhau Về mặt lí luận có thể nhận biếttội phạm qua các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, song trên thực tế tội phạm đượcthực hiện ở nhiều dạng khác nhau, việc nhận biết hành vi phạm tội không đơngiản Thực tiễn xét xử tội phạm cho thấy, trong nhiều trường hợp, các cơ quantiến hành tố tụng do không nắm rõ bản chất hành vi phạm tội dẫn đến định tộidanh không chính xác Để khắc phục tình trạng trên, điều quan trọng là cần hiểuđúng bản chất của hành vi phạm tội, trên cơ sở đó phân biệt được các tội phạmvới nhau
Khi nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản, không chỉ tìm hiểu về dấu hiệupháp lý của tội phạm mà còn phải phân biệt được tội trộm cắp tài sản với các tộiphạm khác, nhất là một số tội phạm gần gũi với nó, đó là tội công nhiên chiếmđoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản
1.1 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Trước hết cần hiểu tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai,ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác do lợi dụng tình trạng họ không
có điều kiện bảo vệ tài sản của mình
Tội trộm cắp tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có nhiều dấuhiệu giống nhau, đó là: cả hai tội đều xâm phạm đến khách thể bảo vệ của luậthình sự là quan hệ sở hữu tài sản thông qua việc tác động đến đối tượng là tàisản làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản Cả hai tội phạm đều có cấuthành vật chất, dấu hiệu hậu quả nguy hiểm được phản ánh trong cấu thành tộiphạm đó là thiệt hại về tài sản biểu hiện dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt, điều
Trang 30luật quy định mức tối thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm cơ sở truy cứuTNHS, theo đó người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ mức tối thiểutrở lên sẽ phải chịu TNHS về tội phạm tương ứng Về mặt chủ quan, lỗi củangười phạm tội đều là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích phạm tội là mục đích chiếmđoạt tài sản Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội đều là chủ thể thường
có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định
Về điểm khác nhau giữa hai tội, có thể thấy điểm khác biệt cơ bản nhất là
về hành vi khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản
là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, còn hành vi khách quan củatội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, ngang nhiên chiếm đoạttài sản ngay trước sự chứng kiến của chủ tài sản, thực tế thường gặp một sốtrường hợp sau:
Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ tài sản để chiếm đoạttài sản, ví dụ: A đi chơi về nhìn thấy B đang tắm dưới sông, trên bờ dựng chiếc
xe máy và có bộ quần áo vắt trên xe nên biết đó là xe của B A lại gần chiếc xethấy chiếc chìa khoá đang cắm trong ổ khoá nên mở khoá phóng xe đi, lúc đó Bchỉ còn biết hô cướp Trường hợp này A đã lợi dụng lúc B sơ hở là không rútchìa khoá khỏi xe và vướng mắc là B đang tắm dưới sông, không thể bảo vệđược tài sản của mình nên A đã ngang nhiên chiếm đoạt tài sản ngay trước sựchứng kiến của B mà không cần dùng thủ đoạn nào để đối phó với B; cũng cótrường hợp người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hoảhoạn làm chủ tài sản không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình để chiếm đoạttài sản, ví dụ: A đang đi trên đường thì bị tai nạn giao thông, vẫn tỉnh táo nhưngkhông cử động được, người phạm tội lợi dụng tình trạng đó đã ngang nhiên lấytài sản của A mà A không có cách nào bảo vệ tài sản của mình trước hành vichiếm đoạt
Từ sự khác nhau về hành vi phạm tội có thể thấy một điểm khác nữa giữahai tội là về nhận thức chủ quan của chủ tài sản: ở tội trộm cắp tài sản, hành vilén lút chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng khả năng không cho phép chủ tàisản biết khi xảy ra hành vi phạm tội, trước khi xảy ra hành vi phạm tội thì tài sản
Trang 31vẫn đang trong sự kiểm soát của chủ tài sản nhưng khi xảy ra hành vi phạm tộichủ tài sản không hề biết tài sản của mình bị chiếm đoạt, chỉ sau khi mất tài sảnchủ tài sản mới biết; còn ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, khi có hành vichiếm đoạt tài sản chủ tài sản vẫn nhận biết được có hành vi chiếm đoạt nhưng
do họ không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình nên người phạm tội mớingang nhiên chiếm đoạt tài sản mà không cần dùng bất kì thủ đoạn nào để đốiphó với chủ tài sản
Về mặt lí luận, có thể phân biệt hai tội trên ở hành vi phạm tội, nhưng trênthực tế việc phân biệt chúng không đơn giản, có những trường hợp người phạmtội công khai ngang nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là hành vi côngnhiên chiếm đoạt tài sản mà là trộm cắp tài sản, bởi vì tuy có hành vi công khaingang nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng người phạm tội chỉ công khai với nhữngngười khác, còn đối với chủ tài sản người phạm tội vẫn có ý thức lén lút khichiếm đoạt tài sản Ví dụ: A và B đang đi trên đường thì bị tai nạn, cả hai đềubất tỉnh, không có ai đứng ra bảo vệ tài sản cho họ, người phạm tội lợi dụnghoàn cảnh này mà ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của A và B trước sự chứngkiến của những người xung quanh thì vẫn là trộm cắp tài sản bởi vì lúc này A và
B không nhận thức được sự việc diễn ra xung quanh mình, không biết tài sảncủa mình đang bị chiếm đoạt, do vậy đối với A và B thì người phạm tội vẫn lénlút chiếm đoạt tài sản
1.2 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của ngườikhác bằng thủ đoạn gian dối
Tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những dấu hiệugiống nhau, đó là: về khách thể của tội phạm, cả hai tội đều xâm hại tới kháchthể bảo vệ của luật hình sự là quan hệ sở hữu tài sản thông qua việc tác động đếnđối tượng vật chất là tài sản làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản, thểhiện dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt Về hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cả haitội đều có cấu thành vật chất, dấu hiệu hậu quả là thiệt hại về tài sản là dấu hiệubắt buộc được phản ánh trong cấu thành tội phạm, điều luật quy định mức tối
Trang 32thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự Vềmặt chủ quan, lỗi của người phạm tội đều là lỗi cố ý trực tiếp, mục đích phạmtội là mục đích chiếm đoạt tài sản Về chủ thể của tội phạm, ở cả hai tội đều làchủ thể bình thường, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
Về sự khác nhau giữa hai tội phạm trên, có thể thấy điểm khác biệt cơ bản
là hành vi khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản
là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, còn hành vi khách quan của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối, “gian dối” được hiểu là đưa ra những thông tin mình biết rõ không phải là sự thật làm
cho chủ tài sản tin đó là sự thật, nhằm chiếm đoạt tài sản Thủ đoạn gian dối làmột dấu hiệu đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nó luôn được ngườiphạm tội thực hiện trước khi thực hiện hành vi phạm tội, là tiền đề cần thiết đểthực hiện việc chiếm đoạt, nếu không có sự gian dối thì người phạm tội khôngthể thực hiện được việc chiếm đoạt và ngược lại hành vi chiếm đoạt là kết quảcủa việc thực hiện thủ đoạn gian dối, nếu thủ đoạn gian dối được thực hiện saukhi thực hiện việc chiếm đoạt thì không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
mà tuỳ từng trường hợp sẽ cấu thành tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản Trong thực tế, thủ đoạn gian dối được thực hiện bằng những cáchthức sau đây: nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sảnthì người phạm tội đưa ra những thông tin giả làm chủ tài sản tin tưởng mà giaotài sản cho người phạm tội, khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tộichiếm đoạt được tài sản.Ví dụ: người phạm tội giả vờ mẹ mình bị ốm mượn xecủa bạn chở mẹ vào bệnh viện, do tin đó là sự thật nên người bạn đã cho mượn
xe Sau khi có được chiếc xe, người phạm tội đã mang xe bán lấy tiền; nếu tàisản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì người phạmtội đưa ra những thông tin giả làm chủ tài sản tin đó là sự thật để giữ lại tài sảnđáng lẽ phải giao cho chủ tài sản, do tin vào những thông tin giả đó mà chủ tàisản đã nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận hoặc không nhận tài sản đó,khi chủ tài sản nhận thiếu, nhận sai hoặc không nhận tài sản cũng là lúc ngườiphạm tội chiếm đoạt được tài sản Ví dụ: A và B là bạn thân, thấy B đeo một
Trang 33chiếc nhẫn vàng 2 chỉ trên tay A đã nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc nhẫn đó A
đã nói dối B là cho mượn chiếc nhẫn đó để đi chơi, vì tin tưởng bạn nên B đãtháo chiếc nhẫn cho A mượn Sau khi có được chiếc nhẫn A ra cửa hàng muamột chiếc nhẫn giả giống chiếc nhẫn của B rồi đưa cho B, còn chiếc nhẫn vàngcủa B thì A giữ lại bán lấy tiền Ở trường hợp này, đáng lẽ A phải trả lại B chiếcnhẫn vàng mình đã mượn, nhưng A lại thay bằng chiếc nhẫn giả mình tự mua đểtrả lại cho B nhằm chiếm đoạt chiếc nhẫn của B Vì vậy A phạm tội lừa đảochiếm đoạt tài sản
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảochiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan của tội phạm: tội trộm cắp tài sản làhành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vichiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối Nhưng trong thực tế, hành vi phạmtội không chỉ diễn ra đơn thuần như vậy, có trường hợp người phạm tội cũngdùng những thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là lừađảo chiếm đoạt tài sản mà là trộm cắp tài sản, nếu chỉ nhìn vào thủ đoạn gian dốithì rất dễ nhầm lẫn Ở đây cần lưu ý là đối với tội trộm cắp tài sản, người phạmtội sử dụng thủ đoạn gian dối chỉ là để dễ tiếp cận với tài sản, tạo thuận lợi hơncho việc thực hiện tội phạm, người phạm tội vẫn có thể chiếm đoạt tài sản bằngnhững cách thức khác mà không cần sử dụng thủ đoạn gian dối, nhưng dù có sửdụng thủ đoạn gian dối thì cũng chỉ là để tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện tộiphạm còn khi chiếm đoạt tài sản người phạm tội vẫn lén lút với chủ tài sản (vídụ: người phạm tội giả vờ mình là khách qua đường xin ngủ nhờ qua đêm với ýđịnh chờ đến đêm lúc chủ nhà ngủ say sẽ lấy trộm tài sản), còn ở tội lừa đảochiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tộiphạm, không có thủ đoạn gian dối thì người phạm tội không thể chiếm đoạtđược tài sản, nếu khi thực hiện thủ đoạn gian dối mà bị chủ tài sản phát hiện thìngười phạm tội không thực hiện thành công hành vi phạm tội (có thể tội phạmmới ở giai đoạn chưa đạt)
Có trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tàisản (phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), nhưng do thủ đoạn gian dối không thể
Trang 34hiện rõ ràng nên đã xác định đó là tội trộm cắp tài sản, có thể đưa ra vụ án sauđây mà hiện còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định tội danh: A langthang ra sân vận động Thượng Đình chơi thấy có chiếc quần vắt trên ghế, A lại
đó cởi quần của mình đặt gần chiếc quần đó và vào sân chơi Một lúc sau A ralấy chiếc quần vắt trên ghế mang vào nhà vệ sinh lục túi lấy được chiếc ví trong
đó có 300.000 đồng, một vé gửi xe và một số giấy tờ khác, A mang chiếc vé gửi
xe ra bãi để xe tìm đúng chiếc xe có ghi số như trên vé xe sau đó A đưa vé chobảo vệ kiểm tra rồi dắt xe đi Bảo vệ thấy số vé trên xe và trên vé trùng nhau nên
để A dắt xe đi, A mang xe đi bán được 5 triệu đồng, lần sau A lại vào ThượngĐình chơi và bị phát hiện Trong vụ án trên, có quan điểm cho rằng A phạm tộitrộm cắp tài sản, có quan điểm cho rằng A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,quan điểm này hợp lý hơn bởi lẽ: trong vụ án trên chiếc xe máy là của người bịhại nhưng đã giao cho bảo vệ quản lý, chiếc xe đã nằm ngoài sự kiểm soát củachủ sở hữu nên để xác định hành vi chiếm đoạt của A phải xem xét nó trong mốiquan hệ với người quản lý tài sản (bảo vệ) và thủ đoạn A thực hiện với ngườibảo vệ Ở đây A đã lấy chiếc xe ra khỏi bãi gửi xe một cách dễ dàng, A không
có bất kì hành vi nào làm thay đổi tính chân thực của chiếc vé, thủ đoạn gian dối
mà A thể hiện không rõ ràng nên nhiều người lầm tưởng không có thủ đoạn giandối, việc chiếm đoạt chiếc xe máy của A trong khi chủ tài sản không biết do A
có chiếc vé gửi xe nên cho rằng hành vi của A là hành vi trộm cắp tài sản.Nhưng trong trường hợp trên, A dắt xe ra khỏi bãi xe hoàn toàn do hành vi tựnguyện giao xe của bảo vệ, do tin A chính là người đã gửi chiếc xe đó, việc Alấy chiếc vé trong ví của chủ sở hữu rồi đem chiếc vé ra bãi xe lấy xe đi là mộtthủ đoạn gian dối, vì có chiếc vé trong tay nên A đã lừa được bảo vệ mình chính
là chủ chiếc xe vì vậy A có thể ngang nhiên dắt xe đi Do đó hành vi phạm tộicủa A là lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải là trộm cắp tài sản [17,tr.385]
1.3 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp giật tài sản
Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng, công khai chiếm đoạt tài sản
và nhanh chóng lẩn tránh