Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS

Một phần của tài liệu đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh (Trang 38 - 47)

2. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản

2.1. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS

Khoản 1 Điều 138 quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác

có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Khoản 1 quy định TNHS của người phạm tội trong trường hợp thông thường khi hành vi phạm tội thoả mãn cấu thành cơ bản.

Điều luật quy định mức giá trị tài sản tối thiểu bị chiếm đoạt là từ 500.000 đồng trở lên làm cơ sở truy cứu TNHS, đồng thời để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác, theo đó người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng trở lên sẽ phải chịu TNHS. Vấn đề quan trọng là cần xác định khách quan toàn diện giá trị tài sản bị chiếm đoạt để đảm bảo truy cứu TNHS đúng đắn, Thông tư 02/2001 đã hướng dẫn như sau: giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt. Trong thực tiễn xét xử việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt không đơn giản nhất là trong trường hợp lời khai của các đương sự không thống nhất, chất lượng tài sản bị giảm sút do đã qua sử dụng hay tài sản bị chiếm đoạt không thu hồi lại được. Để giúp cơ quan chức năng xác định đúng các định lượng giá trị tài sản thì phải có Hội đồng định giá tài sản, nếu không có căn cứ chứng minh các định lượng giá trị tài sản thì phải xem xét theo hướng có lợi cho bị cáo trong việc xác định tội phạm, định khung hình phạt.

Thông tư 02 còn hướng dẫn, trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ

quan của họ thì lấy giá trị đó làm căn cứ truy cứu TNHS. Ví dụ: thấy chị H vừa ra ngân hàng rút 30 triệu đồng cho vào chiếc túi xách màu xanh, A đã nảy sinh ý định trộm cắp số tiền đó. Đợi đến nửa đêm khi H đang ngủ say A lẻn vào nhà lấy trộm chiếc túi đó. Trong trường hợp này A bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản tương ứng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 30 triệu đồng. Hướng dẫn trên rất khó áp dụng trên thực tế, bởi vì việc xác định giá trị tài sản theo ý thức chủ quan của người phạm tội không đơn giản, hầu hết người phạm tội không thừa nhận ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, nhất là khi họ đã có sự chuẩn bị từ trước mà cơ quan điều tra lại không thể chứng minh làm rõ về ý chí chủ quan của người phạm tội nên việc truy cứu TNHS gặp khó khăn. Với người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, mặc dù người đó đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng họ chưa lấy được tài sản thì bị bắt giữ, nếu không chứng minh được tài sản họ chiếm đoạt là tài sản gì có giá trị bao nhiêu theo ý thức chủ quan của họ thì không thể truy cứu TNHS, như vậy hành vi trộm cắp tài sản đã được thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng vẫn không bị truy cứu TNHS, do đó sẽ không phù hợp với quy định tại Điều 18 BLHS.

Xung quanh việc quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 500.000 đồng trở lên làm cơ sở truy cứu THNS có ý kiến cho rằng nên nâng mức này lên cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay bởi vì đời sống của người dân đã tăng lên đáng kể, nếu quy định hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đã là hành vi phạm tội thì sẽ không phản ánh được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và không phù hợp với quy định tại Điều 8 BLHS: “Những

hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Vì vậy, BLHS nên sửa đổi lại theo hướng quy định giá trị tài sản bị

chiếm đoạt tối thiểu từ một triệu đồng trở lên làm cơ sở truy cứu TNHS.

Để đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật đồng thời đấu tranh phòng chống những người chuyên trộm cắp vặt, điều luật còn quy định đối với những người trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu vẫn có thể phải chịu TNHS nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

* Trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng “gây

hậu quả nghiêm trọng”, xác định hậu quả nghiêm trọng đó như sau:

Hậu quả nghiêm trọng là hậu quả do chính hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả vật chất (thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản) và hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội). Thuộc một trong những trường hợp sau thì coi là “gây hậu quả nghiêm trọng”:

- Làm chết một người;

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của một đến hai người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của ba đến bốn người với tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 60%;

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp trên;

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% và thiệt hại tài sản từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

- Thiệt hại tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Đối với tội trộm cắp tài sản có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt thì việc xác định hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại về tài sản không căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt vì giá trị này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng mà hậu quả này phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, ví dụ: A trộm cắp lô thuốc chữa bệnh cho gia súc trị giá 400.000 đồng nhưng do không có thuốc chữa bệnh nên đàn gia súc trị giá 100 triệu đồng đã chết. Trong trường hợp này, giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 400.000 đồng còn hậu quả nghiêm trọng do thiệt hại về tài sản là 100 triệu đồng.

* Trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng người phạm tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”.

Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trước đó

“đã bị xử phạt hành chính” theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

định của Điều lệnh, Điều lệ Lực lượng vũ trang nhân dân về một trong các hành vi chiếm đoạt sau: hành vi cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý.

Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do luật định, theo quy định của Điều lệnh, Điều lệ Lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định: được coi là chưa bị xử phạt hành chính nếu đã qua một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà người bị xử phạt không tái phạm.

Như vậy trong trường hợp một người “đã bị xử phạt hành chính về hành

vi chiếm đoạt” theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hoặc đã

bị xử lý kỉ luật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, theo quy định của Điều lệnh, Điều lệ Lực lượng vũ trang nhân dân nhưng chưa qua một năm kể từ khi thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hoặc chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý theo quy định mà lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng thì phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản, ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 về hành vi trộm cắp tài sản và thi hành xong quyết định xử phạt vào ngày 10-2-2004. Đến ngày 25-12-2004 (chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý) A lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 300.000 đồng do đó A bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS.

Quy định trên là hợp lý nó thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với người trước đó đã bị pháp luật trừng trị mà không hối cải sau đó lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, song quy định trên còn tỏ ra chưa hợp lý ở một số điểm sau:

Điều luật chỉ quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” là tình tiết định tội mà không quy định tình tiết “đã bị xử lý hành chính” là tình tiết định tội

là chưa hợp lý vì: theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác là: giáo dục tại xã phường thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính. Những biện pháp xử lý hành chính khác có tính nghiêm khắc hơn biện pháp xử phạt hành chính mà điều luật không quy định tình tiết “đã bị xử lý hành chính” là tình tiết định tội, như vậy đã bỏ lọt tội phạm. Vì vậy điều luật nên sửa đổi lại theo hướng quy định người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu nhưng trước đó “đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt” phải chịu TNHS, đồng thời để tạo cơ sở áp dụng thống nhất pháp luật, tránh phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng thì điều luật nên quy định mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt sau lần bị xử lý hành chính để tránh truy cứu TNHS tuỳ tiện và hình sự hoá các vi phạm không phải là tội phạm và với việc tăng mức tối thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên một triệu đồng thì điều luật có thể quy định người “đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới một triệu đồng sẽ phải chịu TNHS.

* Trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng người phạm tội “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi

phạm”

Bị coi là “đã bị kết án về tội chiếm đoạt” nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau: tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Như vậy, đối với người “đã bị

kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích” sau đó thực hiện hành vi trộm

cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu thì phải chịu TNHS, ví dụ: năm 2000 A bị kết án hai năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đến năm 2002 (chưa được xoá án tích) lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 450.000 đồng nên bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS.

Với quy định trên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau: có quan điểm cho rằng, điều luật không nên quy định tình tiết “đã bị kết án, chưa được

xoá án tích” là tình tiết định tội mà chỉ nên quy định đó là tình tiết tăng nặng

TNHS hoặc tình tiết định khung tăng nặng vì: tình tiết “đã bị kết án” là tình tiết phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội, nó chỉ có ý nghĩa làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chứ không có ý nghĩa quyết định hành vi của một người trở thành hành vi phạm tội, và theo luật hình sự Việt Nam thì một người không thể chịu TNHS về nhân thân xấu của mình. Hơn nữa, khoản 2 Điều 138 BLHS quy định tình tiết định khung tăng nặng phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội là “tái phạm nguy hiểm”, còn Điều 48 BLHS quy định tình tiết phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội là tình tiết tăng nặng TNHS “tái phạm” và “tái phạm nguy hiểm”. Rõ ràng “tái

phạm” và “tái phạm nguy hiểm” có tính chất nguy hiểm hơn “đã bị kết án”, mà

theo lôgic thì tình tiết định tội phải có tính chất nghiêm trọng hơn tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng TNHS. Điều luật quy định tình tiết “đã

bị kết án” là tình tiết định tội mà không quy định đó là tình tiết định khung tăng

nặng hoặc tình tiết tăng nặng TNHS là chưa hợp lý, chỉ nên quy định tình tiết đó là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng TNHS [16, tr.102].

Theo tác giả, điều luật quy định trường hợp người “đã bị kết án về tội

chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” sau đó lại có hành vi trộm

cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu sẽ phải chịu THNS là hợp lý, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật bởi vì đối với những người trước đó đã bị xử lý bằng biện pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhưng không hối cải mà còn tiếp tục vi phạm thì cần xử lý nghiêm minh để răn đe họ.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư 02 thì chỉ khi bị kết án chưa được xoá án tích về một trong các tội chiếm đoạt: tội cướp tài sản, lạm chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản...(đây là các tội chiếm đoạt tài sản thông thường) mới coi là tình tiết định tội, còn đối với các hành vi chiếm đoạt các tài sản đặc biệt như vũ khí quân dụng, phương tiên kĩ thuật quân sự, chiến lợi phẩm... cấu thành các tội độc lập như tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự...

thì không được hướng dẫn tại Thông tư, như vậy có thể suy ra rằng nếu một người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu mà trước đó họ

“đã bị kết án chưa được xoá án tích” về các tội chiếm đoạt tài sản đặc biệt thì

không phạm tội, như vậy là không công bằng và dẫn đến bỏ lọt tội phạm, bởi vì cùng là hành vi chiếm đoạt tài sản tại sao người đã bị kết án chưa được xoá án tích về tội chiếm đoạt tài sản thông thường thì coi là tình tiết định tội còn người

“đã bị kết án chưa được xoá án tích” về tội chiếm đoạt tài sản đặc biệt thì không

tính là tình tiết định tội, trong khi hành vi chiếm đoạt tài sản đặc biệt có tính nguy hiểm cao hơn hành vi chiếm đoạt tài sản thường, nó không chỉ xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản mà còn xâm phạm đến an ninh trật tự an toàn xã hội, lợi

Một phần của tài liệu đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w