1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bài giảng luật kinh tế

128 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu các vấn đề lý luận của luật kinh tế trước đây, và dựa vào sự phát triển của đời sống thương mại cũng như sự phát triển của pháp luật thương

Trang 1

CHƯƠNG I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ LUẬT KINH TẾ

1 Một số khái niệm liên quan đến tên gọi ngành luật kinh tế

1 1 Sự ra đời của ngành luật kinh tế với tư cách là ngành luật độc lập:

- Trong bất kỳ nền kinh tế hàng hoá nào cũng tồn tại một bộ phận quan hệkinh tế quan trọng và tương ứng với nó có một bộ phận quy phạm pháp luật điềuchỉnh Tuỳ thuộc vào những trường phái nghiên cứu khoa học khác nhau mà bộphận quy phạm pháp luật này được coi là một ngành luật độc lập hay một ngànhphái sinh từ Luật dân sự hoặc chỉ coi là một môn học với những tên gọi khác nhau(luật kinh tế, luật thương mại hoặc luật kinh doanh)

- Khái niệm Luật kinh tế với tư cách là một ngành luật độc lập ra đời tạiLiên Xô cũ, vào những năm đầu Cách mạng tháng Mười, trong cơ chế tập trung,quan liêu, bao cấp với trật tự kinh tế theo kế hoạch cùng với những lý luận về Luậtkinh tế của nền kinh tế này

- Luật kinh tế theo quan niệm này được coi là một ngành luật độc lập, điềuchỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý, lãnh đạo kinh tếcủa Nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cácđơn vị kinh tế cơ sở XHCN

- Việt Nam là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nên áp dụng hệ thống phápluật Xôviết luật kinh tế được hình thành ở Việt Nam từ sự du nhập những lý luận

về Luật Kinh tế ở Liên Xô trước đây vào khoa học pháp lý Việt Nam của các nhàkhoa học tiền bối như Tạ Như Khuê, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Minh, NguyễnNiên, Trần Trọng Hựu1 vào giữa những năm 70 của thế kỷ 20, và đã trở thànhmột ngành luật Kinh tế, được coi là một công cụ mới, hữu hiệu để quản lý kinh tế

và sau này còn được thừa nhận trong Hiến pháp năm1980

1.2 Khái niệm Luật kinh doanh:

Hiến pháp 1992 ra đời, xóa bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, kếhoạch hóa để khẳng định phát triển kinh tế thị trường và hội nhập với kinh tế thếgiới; những nội dung của Luật kinh tế cũng chuyển đổi để phù hợp nhằm thúc đẩyphát triển kinh tế Nghĩa là nội dung của luật kinh tế đã thay đổi nhưng tên gọi vẫn

là ngành luật kinh tế Thực tiễn của công cuộc đổi mới đã khẳng định những thànhtựu, sự vươn lên của Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua và sự phát triển củapháp luật kinh tế Sự phá sản của mô hình kinh tế kế hoá tập trung và thiết lậpkinh tế thị trường trên phạm vi toàn cầu đã kéo theo sự cáo chung của nhiều quanđiểm và hệ thống lý luận về quản lý kinh tế, về luật kinh tế truyền thống

Do vậy, tên gọi xuất phát từ nội dung; khi nội dung đã thay đổi trong mộthoàn cảnh kinh tế thay đổi thì có quan điểm đề xuất nên thay đổi tên gọi Luật kinh

tế thành luật kinh doanh; Theo quan niệm này thì Luật kinh doanh là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

1

Xem: tạp chí Luật học những năm 1974-1975

Trang 2

1.3 Phân biệt pháp luật kinh tế và luật kinh doanh.

Thực ra, Luật Kinh tế, hay Luật Kinh doanh là những khái niệm rấtrộng, khó có thể định lượng chính xác về nội dung Hiểu theo cách chung nhất thì

luật Kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật mà với các quy phạm đó, Nhà nước tác động vào các đối tượng tham gia đời sống kinh tế và các quy phạm liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của Nhà nước Nếu hiểu theo cách đó thì Luật Kinh tế tồn tại cả ở pháp luật công và

pháp luật tư Một mặt, nó điều chỉnh khả năng, mức độ và cách thức của sự canthiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế và bảo vệ lợi ích công và mặt khác nó thểhiện nguyên tắc bình đẳng và bảo vệ lợi ích tư của các thành viên tham gia thươngtrường2

Nếu coi Luật Kinh tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật xã

hội chủ nghĩa thì Luật Kinh tế chỉ là một bộ phận của pháp luật kinh tế, là một ngành luật độc lập có đối tượng, phương pháp điều chỉnh và hệ thống chủ thể riêng Còn Pháp luật kinh tế chủ yếu điều chỉnh những quan hệ kinh tế gắn liền

với quá trình sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế hoặc với chức năngquản lý kinh tế của Nhà nước với tính cách là chủ thể của quyền lực công cộng Vìvậy, những quan hệ kinh tế do pháp luật kinh tế điều chỉnh sẽ rất đa dạng vàphong phú như: Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất

kinh doanh (pháp luật về doanh nghiệp); Quan hệ phát sinh từ hình thức pháp lý của các quan hệ kinh tế (pháp luật về hợp đồng); Quan hệ phát sinh trong quá

trình cấp phát và huy động vốn sản xuất, kinh doanh, trong các hoạt động tín

dụng, thanh toán và ngân sách (pháp luật tài chính - ngân hàng); Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử dụng sức lao động (pháp luật về lao động); Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai (pháp luật về đất đai); Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các hành vi cạnh tranh (pháp luật về cạnh tranh); Quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp và bất đồng trong kinh doanh (pháp luật tài về phán kinh tế); Quan hệ phát sinh trong quá trình can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế (pháp luật hành chính kinh tế - pháp luật kinh tế công) v.v

Như vậy, hiểu theo cách đó (theo hệ thống pháp luật XHCN) thì pháp luật kinh tế trước hết không phải là một ngành luật mà là một hệ thống các ngành luật khác nhau như ngành luật tài chính, ngành luật lao động, ngành luật đất đai

v.v và có đối tượng điều chỉnh rất rộng Còn nếu quan niệm luật kinh doanh làmột ngành luật trong hệ thống pháp luật thì việc cần thiết phải làm rõ đối tượngđiều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, đặc điểm pháp lý riêng của chủ thể luật kinhdoanh Hiện nay, các luật gia ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thống nhất về kháiniệm pháp luật kinh tế và ngành luật kinh tế với tư cách là một ngành luật độc lập

và luật kinh doanh

Tuy nhiên, sự phân chia nói trên cũng chỉ mang tính tương đối và có ýnghĩa trong học thuật về sự đa dạng của cách phân loại; Pháp luật kinh tế, hay luậtkinh doanh, tồn tại một cách hiển nhiên cùng với sự trao đổi mua bán của nhânloại và pháp luật kinh tế cũng tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như tập quánthương mại, các án lệ về kinh doanh, các điều ước quốc tế về thương mại, các văn

2 -Nguyễn Như Phát, “Luật kinh tế - Mấy kinh nghiệm từ nước ngoài”, T/C Khoa học pháp lý, Số 1,

tr 36 -37

Trang 3

bản quy phạm pháp luật kinh tế, các học thuyết pháp lý và luật công bằng tronghoạt động kinh doanh, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh

Luật Kinh Doanh có những nội dung cơ bản về các loại hình doanh nghiệpvới sự hình thành và tổ chức hoạt động trên thương trường; việc thành lập, hoạtđộng, tổ chức quản lý các loại hình doanh nghiệp nói riêng và các chủ thể kinhdoanh nói chung, các văn bản pháp luật khác có liên quan: khi thành lập doanhnghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, với các điều kiện về tài sản,cần nghiên cứu Luật Đầu tư; trong hoạt động kinh doanh3 phải tuân thủ Luật Môitrường; với mặt bằng nhà xưởng cần tham khảo Luật Đất Đai, trong hoạt động kếtoán tài chính cần tham khảo Luật Tài Chính, Luật Kế tóan vv

1.4 Khái niệm Luật thương mại

Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc và dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà,

ngành luật này có tên là luật thương mại; trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ngành luật này có tên là Luật kinh tế và tên gọi này được sử dụng trong những

năm đầu của công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Hiện nay, để có sự phù hợp giữa tên gọi của đối tượng điều chỉnh với têngọi của ngành luật; để tránh sự nhầm lẫn không cần thiết với pháp luật kinh tế vàquan trọng hơn, để có sự tương thích về tên gọi ngành luật hiện đang có tên làLuật kinh tế với tên gọi của bộ phận pháp luật tương tự ở hầu hết các nước có nền

kinh tế thị trường; giới khoa học đã đổi tên thành Luật thương mại Luật thương

mại được nhìn nhận với tư cách là một môn khoa học và là sự kế thừa, phát triểnmôn học kinh tế trước đây

Như vậy, hiện nay ở Việt Nam, mặc dù có những tên gọi khác nhau như:Luật kinh tế, Luật kinh doanh hay Luật Thương mại thì cũng đều xuất phát từnhững cơ sở khoa học nhất định (để chỉ môn học ngành Luật kinh tế và pháp luậttrong lĩnh vực quản lý kinh tế) Hiện nay, để có sự phù hợp giữa tên gọi của đốitượng điều chỉnh với tên gọi của ngành luật; để tránh sự nhầm lẫn không cần thiếtvới pháp luật kinh tế và quan trọng hơn để có sự tương thích về tên gọi ngành luậthiện đang có tên là luật kinh tế với tên gọi của bộ phận pháp luật tương tự ở hầuhết các nước có nền kinh tế thị trường, trong thời gian gần đây, khi xây dựngchương trình khung giảng dạy đại học, luật kinh tế đã được giới khoa học đổi tênthành luật thương mại Như vậy, luật thương mại ở đây được nhìn nhận với tưcách là một môn học và là sự kế thừa, phát triển môn học luật kinh tế trước đây ởcác trường đại học luật của Việt Nam Với sư kế thừa như vậy, xét dưới giác độhọc thuật, khái niệm luật kinh tế được thể hiện trong giáo trình luật kinh tế củaTrường Đại học Luật Hà Nội vẫn có ý nghĩa nhất định cần được tham khảo4

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu các vấn đề lý luận của luật

kinh tế trước đây, và dựa vào sự phát triển của đời sống thương mại cũng như sự

phát triển của pháp luật thương mại hiện nay, luật thương mại có thể được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động

3Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,

từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Điều 3 luật doanh nghiệp 1999); Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của các nhà kinh doanh, bất

cứ hoạt động nào nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường cũng là hoạt động kinh doanh).

4 Giáo trình trường ĐH Luật Hà nội 2008 Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, tr.24 - 25

Trang 4

thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2 Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Là các nhóm quan hệ xã hội trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế vàquá trình kinh doanh của các chủ thể:

2 1 Nhóm quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh

hiện, bao gồm cả giải thể và phá sản doanh nghiệp (pháp luật về Doanh nghiệp).

2.2 Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh:

Đây là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên khitham gia thị trường Trong các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luậtkinh doanh hiện nay, đây là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến

nhất (pháp luật hợp đồng).

2.3 Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ đơn vị:

Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và các loạihình này có khi được hình thành từ nguồn vốn của nhiều chủ thể, nhiều thànhviên Trong thời gian hợp tác sản xuất kinh doanh, có thể xảy ra những mối quan

hệ về kinh tế giữa các thành viên (về quyền, nghĩa vụ trong kinh doanh, về việcphân phối lợi nhuận,…)

Bên cạnh đó, luật kinh doanh còn điều chỉnh các quan hệ sau đây: Cácquan hệ và các hành vi vì mục đích cạnh tranh trên thương trường, bao gồm các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền (pháp luật cạnh tranh); Các

quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, bao

gồm thông qua trọng tài và toà án (pháp luật tài phán kinh tế).

3 Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế

3.1 Phương pháp bình đẳng (phương pháp dân sự, thỏa thuận):

Luật kinh doanh của cơ chế thị trường điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ

yếu bằng phương pháp dân sự (phương pháp của luật tư) Theo phương pháp này,

pháp luật tạo cho các chủ thể những khả năng pháp lý của tự do thỏa thuận vàsáng tạo Việc sử dụng hay không và đến mức nào của sự tự do và bình đẳng sẽphụ thuộc vào ý chí riêng của từng chủ thể quan hệ pháp luật Việc một công dânhay doanh nghiệp nào đó quyết định đầu tư hay không, mức vốn bao nhiêu hay có

ký hợp đồng với đối tác nào đó và với số lượng, chất lượng và giá của sản phẩm,dịch vụ là bao nhiêu hay họ sử dụng phương thức nào để giải quyết các bất đồng,tranh chấp phát sinh đều do họ tự quyết định

3.2 Phương pháp quyền uy (phương pháp hành chính hoặc mệnh lệnh):

Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiệnbằng phương pháp quyền uy, đó là sự can thiệp của công quyền vào đời sống kinh

Trang 5

tế, không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với cơ quan quản lýNhà nước về cấp phép kinh doanh hay điều kiện kinh doanh, hay giữa cơ quan thuthuế và doanh nghiệp khi thực hiện các biểu thuế và thời hạn nộp thuế,

4 Vai trò của pháp luật trong nền kinh tế thị trường:

4.1 Pháp Luật cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước thành các qui định áp dụng cho các chủ thể kinh doanh:

Các quan điểm của Đảng và nhà nước muốn áp dụng được trong thực tếtrong lĩnh vực kinh doanh cần phải được cụ thể hóa bằng các quy định của phápluật qua đó giúp cho nền kinh tế thị trường vận động đúng theo định hướng Nhànước

4.2 Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ để cácchủ thể tham gia hoạt động an tâm trong quá trình hoạt động Luật kinh tế đóngvai trò tạo hành lang pháp lý này

4.3 Xác định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh:

Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể đúng quy định củapháp luật, luật kinh tế xác định cho mỗi chủ thể kinh doanh một vị trí pháp lý nhấtđịnh trong đó ghi nhận vai trò của từng chủ thể trong hệ thống các cơ quan, tổchức kinh tế Việc xác định địa vị pháp lý của các chủ thể cũng nhằm giúp cho các

cơ quan Nhà nước có biện pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động của từng chủthể

4.4 Điều chỉnh các hành vi kinh doanh, giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh:

Để giúp các quan hệ kinh doanh theo đúng hướng, luật kinh tế ghi nhận quátrình hình thành, thực hiện và chấm dứt chúng cũng như ghi nhận các hệ quả phảigiải quyết Luật kinh tế cũng dự liệu những trường hợp có thể phát sinh trongtương lai qua hoạt động sản xuất kinh doanh để dự liệu các giải pháp phù hợp,tránh xáo trộn trong xã hội (như các quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp)

Ngoài ra, pháp luật còn quy định cách thức tổ chức, thẩm quyền của các cơquan giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và chính đáng củacác bên kinh doanh

5 Chủ thể của luật kinh doanh (hay Luật thương mại):

Hiện nay, hoạt động kinh doanh của các chủ thể được các quy phạm phápluật về kinh doanh điều chỉnh, tập trung và chủ yếu nhất được quy định trongLuật Thương mại:

Theo Luật Thương mại 2005, chủ thể của luật thương mại chủ yếu làthương nhân, trong một số trường hợp cụ thể, khi thực hiện các hoạt động mangtính tổ chức như: Đăng ký kinh doanh; kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại,giải thể và phá sản doanh nghiệp v.v cũng là chủ thể của luật thương mại

5.1 Điều kiện để trở thành chủ thể trong hoạt động kinh doanh:

Thứ nhất, phải được thành lập hợp pháp Được thành lập một cách hợp

pháp nghĩa là các chủ thể của Luật thương mại được cơ quan nhà nước có thẩmquyền ra quyết định thành lập, hoặc đăng ký kinh doanh; có chức năng, nhiệm vụ,

Trang 6

phạm vi hoạt động rõ ràng; được tổ chức dưới một hình thức nhất định do phápluật quy định (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, )

Thứ hai, phải có tài sản Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để

cho các chủ thể của Luật thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành cáchoạt động kinh doanh Trên thực tế, tài sản đó tồn tại dưới dạng vốn kinh doanh(vốn điều lệ, vốn pháp định) Khối lượng và cơ cấu tài sản cũng như khối lượngquyền năng của các doanh nghiệp có được đối với từng loại tài sản phụ thuộc vàotính chất sở hữu, quy mô hoạt động từng chủ thể

Thứ ba, có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Đây là cơ

sở pháp lý để các chủ thể Luật thương mại thực hiện các hành vi pháp lý nhằm tạocho mình những quyền và nghĩa vụ cụ thể, đồng thời nó cũng quy định rõ giới hạn

mà trong đó các chủ thể được hành động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

5.2 Các loại chủ thể trong hoạt động kinh doanh (QĐ Luật Thương mại):

Căn cứ chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ kinhdoanh của chủ thể mà chủ thể của trong hoạt động kinh doanh được phân thànhhai loại như sau:

- Chủ thể cơ bản, thường xuyên của Luật thương mại là các thương nhân.

Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ thương mại thuộc đốitượng của Luật thương mại

- Chủ thể không thường xuyên của Luật thương mại là cơ quan quản lý nhànước về kinh tế: Đó là cơ quan thay mặt nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện

tổ chức quản lý, chỉ đạo các thương nhân tiến hành hoạt động kinh doanh thươngmại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban

Đặc điểm của thương nhân: Thương nhân có những đặc điểm cơ bản sau:

- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

Thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại Thực hiện hành vithương mại là đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây là tiêu chíquan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thươngnhân

Hành vi thương mại: Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua

bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005).

- Đặc điểm của hành vi thương mại:

 Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và

Trang 7

chấp nhận; hành vi thương mại không ổn định vì nó phải thay đổi cho phù hợp với

sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội

 Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mụcđích sinh lợi

Mục đích sinh lợi là đặc điểm phân biệt hành vi thương mại và hành vi dânsự; hành vi dân sự nhằm mục đích tiêu dùng

Là hành vi diễn ra trên thị trường nên hành vi thương mại phải tuân theocác quy luật thị trường

 Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, đượcthương nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện này được chủ thể tiến hànhthường xuyên, liên tục, thể hiện tính chuyên nghiệp cao, mang lại thu nhập chínhcho chủ thể thực hiện;

Phân loại hành vi thương mại:

- Dựa vào tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện, hành vi thương mại được chia thành hành vi thương mại thuần tuý và hành vi thương mại phụ thuộc

 Hành vi thương mại thuần tuý: bản chất của nó thuộc về công việcmua bán;

 Hành vi thương mại phụ thuộc: là hành vi có bản chất dân sự nhưng

do thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp

 Hành vi hỗn hợp: Là hành vi thương mại đối với một bên (thươngnhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân không có tư cáchthương nhân)

- Dựa vào lĩnh vực phát sinh và đối tượng của hành vi thương mại, hành vi thương mại được chia thành các nhóm:

 Nhóm hành vi thương mại hàng hoá;

 Nhóm hành vi thương mại dịch vụ;

 Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư;

 Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.

Thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình, vì lợiích của bản thân mình và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thươngmại đó tức là khi thực hiện hành vi thương mại, thương nhân không bị chi phốibởi ý chí của chủ thể khác mà được hoạch định bởi ý chí của chính mình Việcnhân danh của thương nhân xuất phát từ quyền độc lập kinh doanh của chủ thể, vìvậy nếu thiếu điều kiện này thì thì chủ thể không phải là thương nhân

- Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên.

Để trở thành thương nhân, chủ thể phải thường xuyên thực hiện nhữnghành vi thương mại có nghĩa là chủ thể thực hiện hành vi một cách thực tế, lặp đilặp lại, kế tiếp, liên tục, mang tính nghề nghiệp Các chủ thể thực hiện hành vithương mại một cách riêng lẻ sẽ không có tư cách thương nhân Tính chất nghề

Trang 8

nghiệp không chỉ là dấu hiệu quan trọng để xác định tư cách thương nhân mà còn

là yêu cầu bắt buộc của pháp luật thương mại Việt Nam đối với thương nhân

- Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại

Năng lực hành vi trong lĩnh vực thương mại là khả năng của cá nhân, phápnhân, bằng những hành vi pháp lý của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụpháp lý thương mại

Điều 17 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầu đủ; pháp nhân; tổ hợp tác, hộ gia đình có đầy

đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân”.

- Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của thương nhân Đăng ký kinh doanh có ýnghĩa về mặt pháp lý và về mặt thông tin

Việc đăng ký kinh doanh tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước

về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp tông tincần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệvới doanh nghiệp

* Các loại thương nhân

Thương nhân là cá nhân: Có nghĩa thương nhân là một con người

cụ thể, có đầy đủ dầu hiệu pháp lý của thương nhân; trước khi cá nhân trở thànhthương nhân trước hết cá nhân đó phải là người có năng lực chủ thể của quan hệpháp luật dân sự, tức là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (Cánhân đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ):

 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có

quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự (khoản 1 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005).NLPL dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân

có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tưcách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, một mặt của năng lực hành vi

 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng hợp cácquyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân Những quyền dân sự của

cá nhân được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng cơ bản nhất làHiến pháp 1992 và được cụ thể hoá trong bộ luật dân sự 2005 gồm các quyền:Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; quyền

sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế; quyền tham gia vào quan

hệ dân sự và các quyền nghĩa vụ phát sinh từ các quyền đó;

 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bắt đầu khi người đó đượcsinh ra và chấm dứt khi người đó chết (khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự) – Nănglực pháp luật dân sự là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnhhưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản…

Một trường hợp ngoại lệ là Pháp luật thừa nhận thai nhi được bảo lưuquyền thừa kế nếu còn sống sau khi được sinh ra

Trang 9

 Cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách chủthể của cá nhân nhưng cái chết đó phải được xác định một cách đích xác và theoquy định của pháp luật thì phải “khai tử” Trong thực tế có những trường hợp vìnhững lý do khác nhau (rủi ro, chiến tranh, thiên tai…) đã không thể xác địnhđược cá nhân đó còn sống hay đã chết cho nên pháp luật quy định những điềukiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới haihình thức: tuyên bố mất tích và tuyên bố đã chết (do Toà án thực hiện theo yêucầu của người có quyền và lợi ích liên quan).

 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: là khả năng của cá nhân bằng

hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan củachủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể tạo ra cácquyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự cònbao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự

 Năng lực hành vi đầy đủ: Người thành niên từ đủ 18 tuổi trởlên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lựchành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi;

 Năng lực hành vi một phần: Người có năng lực hành vi mộtphần (không đầy đủ) là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ

và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định:

→ Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vidân sự một phần; người đại diện của những cá nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầuToà án tuyên bố giao dịch mà những người chưa thành niên thực hiện mà không

có sự đồng ý của họ là vô hiệu; nếu người đại diện không yêu cầu thì những giaodịch do người chưa thành niên thực hiện mặc nhiên được xem là có hiệu lực

→ Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiệncác giao dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không cần sự đồng ý củangười đại diện (trừ những trường hợp pháp luật quy định có sự đồng ý của ngườiđại diện)

 Không có năng lực hành vi: Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lựchành vi dân sự Mọi giao dịch của người này đều do người đại diện thực hiện

 Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự:

→ Mất năng lực hành vi dân sự (đang tồn tại mà bị mất), thông thườngnăng lực hành vi dân sự của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt của năng lựcpháp luật của cá nhân đó (chết hoặc Toà án tuyên bố là đã chết); Người thành niên

có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, trình tự, thủ tụcnhất định; cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức

và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự(Điều 22 BLDS), mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diệnthực hiện Trường hợp đã bị tuyên bố mất hành vi dân sự nhưng nay không còntồn tại nữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Toà ánhuỷ bỏ tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

→ Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Năng lực hành vi của người đã thànhniên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục quy định tại Điều 25BLDS

Trang 10

Năng lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành

vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi: năng lựchành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được công nhận lànăng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định, còn việc hạn chế năng lực hành

vi phải thông qua toà án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với ngườinghiện ma tuý và các chất kích thích dẫn đến phá sản tài sản của gia đình Ngườiđại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm viđại diện do Toà án quyết định

Thương nhân là pháp nhân, một tổ chức được xem là pháp nhân khi

thoả mãn các điều kiện theo quy định của Điều 84 Bộ luật dân sự, cụ thể là:

Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng

và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia các quan

- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

 Năng lực chủ thể của pháp nhân:

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời

và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và đình chỉ pháp nhân Đốỉ vớipháp nhân theo quy định phải đăng ký hoạt động thì năng lực chủ thể phát sinh từthời điểm đăng ký

→ Đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên): là người đứng đầu phápnhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền

→ Đại diện theo uỷ quyền: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cóthể uỷ quyền cho người khác thay mình, nhân danh pháp nhân thực hiện các giaodịch; có thể uỷ quyền cho cá nhân là thành viên của pháp nhân hoặc cá nhân khác;

có thể uỷ quyền cho một pháp nhân khác giao kết, thực hiện các giao dịch

Uỷ quyền thường xuyên là việc người đứng đầu pháp nhân phân cấp chocấp phó của mình mảng công việc nhất định và có thể được thông báo cho các đốitác biết

→ Hành vi của thành viên pháp nhân: Thành viên pháp nhân khi thực hiệnnghĩa vụ của họ đối với pháp nhân theo hợp đồng lao động được xem là hành vicủa pháp nhân mà không phải là hành vi của cá nhân (hành vi thực hiện trongkhuôn khổ nhiệm vụ được giao)

 Các yếu tố lý lịch của pháp nhân:

→ Quốc tịch của pháp nhân: Pháp nhân được thành lập theo pháp luậtViệt Nam là pháp nhân Việt Nam

→ Cơ quan điều hành của pháp nhân: Là tổ chức đầu não của phápnhân điều hành mọi hoạt động bên trong và bên ngoài của pháp nhân Tổ chức và

Trang 11

nhiệm vụ của cơ quan này tuỳ thuộc vào loại hình pháp nhân được quy định trongđiều lệ của pháp nhân

→ Trụ sở của pháp nhân: là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân,nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, nơi tống đạt các giấy tờ giaodịch với pháp nhân, là nơi Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp củapháp nhân Ngoài trụ sở chính, pháp nhân còn có thể có các văn phòng đại diện,chi nhánh của pháp nhân Các văn phòng đại diện và chi nhánh của pháp nhân lànhững đơn vị phụ thuộc của pháp nhân

→ Tên gọi của pháp nhân thể hiện khái quát loại hình tổ chức và lĩnhvực hoạt động của pháp nhân

 Các loại pháp nhân:

- Các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang;

- Các pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcchính trị - xã hội – nghề nghiệp;

- Các pháp nhân là các tổ chức kinh tế;

- Các pháp nhân là các tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cácquỹ xã hội, quỹ từ thiện

Như vậy, khi pháp nhân đó có đầy đủ dấu hiệu của thương nhân thì pháp

nhân đó mới trở thành thương nhân

Hiện nay ở nước ta có các loại thương nhân là pháp nhân:

 Thương nhân là các doanh nghiệp nhà nước;

 Thương nhân là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

 Thương nhân là các công ty cổ phần, công ty TNHH

- Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình

Tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện kinh doanh thương mại, nếu có yêucầu hoạt động thương mại sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân

Trong cả hai trường hợp này, tổ hợp tác và hộ gia đình có tư cách thươngnhân chứ các cá nhân tổ viên hay thành viên trong hộ gia đình không có tư cáchthương nhân

6 Nguồn của Luật kinh tế:

Nguồn của luật kinh tế là những văn bản quy phạm pháp luật chứa đựngcác quy tắc xử sự liên quan đến hoạt động thương mại; bao gồm 3 nhóm văn bản

cơ bản sau:

6.1 Các văn bản quy phạm pháp luật

- Hiến pháp;

- Bộ luật dân sự;

- Các Luật do Quốc hội thông qua, gồm:

 Các luật quy định về địa vị pháp lý của thương nhân:

+ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 củaQuốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởiLuật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung

Trang 12

một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, có hiệu lực kể từngày 01 tháng 8 năm 2009 và Luật số 37/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp, có hiệu lực kể từngày 01 tháng 8 năm 2013;

+ Luật hợp tác xã 2012

 Các Luật quy định cụ thể các loại hành vi thương mại: Luật thươngmại 2005; Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010; Luậtngân hàng 1997 được sửa đổi, bổ sung 2003; Luật xây dựng năm 2003; Luật kinhdoanh bất động sản 2006; Luật chứng khoán 2006; Luật đo lường năm 2011; Luậtviễn thông 2009, Luật Bưu chính 2010; Luật giá năm 2012, Luật đo lường năm

2012 v.v

 Luật quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh trong kinh doanh (LuậtCạnh tranh 2004)

 Luật quy định về phá sản của thương nhân: Luật phá sản 2014;

 Luật quy định về giải quyết tranh chấp thương mại: Luật trọng tàithương mại 2010; Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2011

- Các văn bản dưới luật:

 Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh chống bánphá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 v.v

 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về Luật;

 Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn thi hành luật

6.2 Điều ước quốc tế:

Là sự thoả thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là cácquốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập nguyên tắc pháp lý bắtbuộc, là cơ sở cho hoạt động thương mại

- Hiệp định thương mại hàng hải; Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

- Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế

Đến nay, Việt Nam đã ký gần 60 Hiệp định song phương về thương mại,hợp tác kinh tế, thương mại, kỹ thuật với các nước và vùng lãnh thổ

6.3 Tập quán thương mại

Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta không phải là hệ thống pháp luật “luậttập quán”, nhưng trong hoạt động thương mại, tập quán thương mại thường được

áp dụng, đặc biệt là trong hoạt động thương mại với thương nhân nước ngoài nhưtrong thanh toán theo thể thức L/C (thư tín dụng); Quy tắc và thực hành thốngnhất về tín dụng chứng từ

7.4 Điều lệ của thương nhân

Điều lệ của thương nhân là những văn bản do chính thương nhân ban hành

và được nhà nước thừa nhận thông qua một hình thức nhất định nhằm cụ thể hoá,chi tiết hoá các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện về tổ chức vàhoạt động của mỗi thương nhân

Các quy định trong điều lệ của thương nhân chủ yếu điều chỉnh quan hệtrong nội bộ của thương nhân

Trang 13

7 Hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh

7 1 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật sửa đổi Điều 170 LDN có hiệu lực ngày 01/8/2013

 Về kết cấu: Gồm 10 chương, 172 Điều

 Về phạm vi điều chỉnh: Luật doanh nghiệp quy định việc thành lập,

tổ chức, quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp; quy định về nhómCông ty

 Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

+ Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, quản lý

và hoạt động của các doanh nghiệp

7.2 Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế các Luật trước đó gồm:

- Luật Doanh nghiệp (12/06/1999);

- Luật Đầu tư nước ngoài (1996, 2000): Quy định về doanh nghiệp liêndoanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

- Luật Doanh nghiệp Nhà nước (26/11/2003)

- Chuyển đổi doanh nghiệp sang Luật doanh nghiệp:

 Đối với Doanh nghiệp Nhà nước: Ngày 30/06/2010 là thời hạn cuốicùng để hoàn thành việc chuyển đổi

 Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Ngày 30/08/2013

là thời hạn cuối cùng để hòan thành việc chuyển đổi

- Giải quyết xung đột Luật doanh nghiệp với Luật chuyên ngành (Nghị

định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ Hướng dẫnchi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp) thì:

Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp vàcác luật sau đây về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinhdoanh; về cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nội bộdoanh nghiệp, quyền tự chủ kinh doanh, cơ cấu lại và giải thể doanh nghiệp thì ápdụng theo quy định của luật đó, bao gồm:

 Luật chứng khoán;

 Luật kinh doanh bảo hiểm;

 Luật hàng không dân dụng;

 Luật sửa đổi các luật trên

- Sơ lược các loại hình doanh nghiệp tại Luật doanh nghiệp 2005:

 Doanh nghiệp tư nhân;

 Công ty cổ phần;

 Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

 Công ty TNHH một thành viên;

Trang 14

LUẬT DOANH NGHIỆP

I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm về Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiệncác hoạt động kinh doanh (Điều 4.LDN)

2 Các loại hình Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam :

- Công ty Cổ phần;

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn:

+ Công ty TNHH 2 TV+ Công ty TNHH 1 TV

- Công ty Hợp danh

- Doanh nghiệp tư nhân

II THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP: (NĐ 43/2010/ NĐ-CP

ngày 15/4/2010 về Đăng ký Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/6/2010 thay thế NĐ88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

1 Điều kiện đăng ký kinh doanh:

- Tổ chức, cá nhân VN, tổ chức và cá nhân nước ngoài (không thuộc đối tượng

bị cấm thành lập quản lí công ty được quy định tại khoản 2 điều 13 Luật doanhnghiệp) đều có quyền thành lập và quản lí công ty Tất cả các tổ chức, cá nhân cóquyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợpdanh trừ những trường hợp quy định tại khoản 4 điều 13 Luật doanh nghiệp, cụ thểnhư sau:

+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn sở hữu Nhànước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn gópcủa Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bịmất năng lực hành vi dân sự;

Trang 15

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghềkinh doanh;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

- Điều kiện về vốn: Theo Luật doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không

quy định vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh, trừ một số ngànhnghề đặc biệt phải có vốn pháp định5

- Ngành nghề kinh doanh: Được phép kinh doanh tất cả các ngành nghề mà

pháp luật không cấm Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện6 thì chủđầu tư phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngànhnghề đó

+ Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng

tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất haithành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng

Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của Luật doanhnghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thuhồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể (Quy địnhnày được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011), không được sử dụng tên cơquan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừtrường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; không được sửdụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong

mỹ tục của dân tộc

Trường hợp đổi tên, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh

doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp

2.2 Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp:

* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty Hợp danh:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Dự thảo Điều lệ công ty

- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợpdanh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch vàĐầu tư quy định Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lậpphải có:

+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND, hộchiếu ) đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;

+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trang 16

hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác vàquyết định uỷ quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đôngsáng lập là pháp nhân.)

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đốivới công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn phápđịnh;

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với ctyhợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty TNHH, công ty cổ phần nếucông ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉhành nghề

* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đạidiện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủyquyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức Chủ sởhữu công ty phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữucông ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân (CMND) hoặc Quyết địnhthành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác,

- Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên được lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Kèm theo danhsách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đạidiện theo uỷ quyền

- Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trườnghợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đốivới công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn phápđịnh;

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quyđịnh đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải

có chứng chỉ hành nghề

2.3 Trình tự đăng ký doanh nghiệp :

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở

Kế hoạch và Đầu tư (theo mẫu)

- Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp

- Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biênnhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanhkiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng

ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Trang 17

- Khi hồ sơ đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệptheo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang cơ sở dữliệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cụcThuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp sang Cơ

sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnhcấp cho doanh nghiệp Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế

- Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho DN thì phải gửi thông báocho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển cho cơ quanđăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 5 ngày; nếu từ chối cấp Giấy đăng

ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết.Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp

có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải

có điều kiện

2.4 Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp

Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửidanh sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơquan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấphuyện

2.5 Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử 7

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là việc người thành lập doanh nghiệpthực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanhnghiệp quốc gia

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi,

bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua Hệthống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng kýdoanh nghiệp qua mạng điện tử có thể được thực hiện theo quy trình sau: sau khi hồ

sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanhnghiệp quốc gia, doanh nghiệp sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệpqua mạng điện tử từ Hệ thống này Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và gửiđến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Sau khinhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử củadoanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệpquốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy

3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp:

7 Điều Nghị định 43/2010- NĐ

Trang 18

3.1 Quyền của doanh nghiệp:

- Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh

- Lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn

- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng

- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh

- Tự chủ kinh doanh, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại,phương pháp quản lý khoa học để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnhtranh

- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp

- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quyđịnh

- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và trựctiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định củapháp luật

- Ngoài ra Công ty còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật

3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm điều kiệnkinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện

- Lập sổ kế toán, ghi chép kế toán , hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chínhtrung thực, chính xác, đúng thời hạn

- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tàichính khác theo quy định của pháp luật

- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật vềlao động;

- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêuchuẩn đã đăng ký hoặc công bố

- Kê khai và định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hìnhtài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xãhội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắngcảnh

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Ngoài ra công ty còn phảithực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

4 Quy định về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp 8

8 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi Điều 57 Nghị định 43/2010-NĐ ngày 15/4/2010 của CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Trang 19

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng vănbản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và

cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh Nội dung thông báogồm:

1 Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp; Giấychứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh

2 Ngành, nghề kinh doanh

3 Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạmngừng Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá mộtnăm Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh đã thông báo, nếu doanh nghiệp, hộkinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quanđăng ký kinh doanh Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quáhai năm

ký tạm ngừng hoạt động theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.”

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

A CÔNG TY

I CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN :

1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên :

1.1 Khái niệm và đặc điểm:

* Khái niệm: Là loại hình công ty từ hai thành viên trở lên và tối đa không

quá 50 thành viên góp vốn thành lập; công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợcủa công ty bằng tài sản của mình

* Đặc điểm (Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005)

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 vàkhông vượt quá 50 trong suốt quá trình hoạt động;

Trang 20

- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại phápluật: phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng vớiphần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượngcho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty khôngmua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán

- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh

- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần

* Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Trường hợp tiếp nhận thành viên mới, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng

ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký Nội dung và thủ tục quy định tại Điều 42 củaNghị định 43/2010- NĐ ngày 15/4/2010 của Chính phủ

1.2 Tổ chức quản lý Công ty TNHH 2 thành viên

- Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất

cả thành viên trong công ty

- Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu 1 thành viên làm Chủtịch Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, có thể là người đại diệntheo pháp luật của công ty

- Tổng Giám đốc (Giám đốc): Là đại diện theo pháp nhân, điều hành hoạt độngkinh doanh hàng ngày của công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêuchuẩn và điều kiện sau đây:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công

ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tếtrong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công

ty

- Ban Kiểm soát: Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban Kiểm soát.Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban Kiểm soát, Trưởng ban Kiểm soát dođiều lệ Công ty quy định

- Thành viên Công ty TNHH có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn gópcủa mình trong những trường hợp nhất định

- Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượngmột phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Đ 44 Luật doanhnghiệp)

Trang 21

- Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo hình thức như: tăng vốn góp của thànhviên; điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của côngty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

- Chỉ được chia lợi nhuận cho thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, hoànthành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

2.1 Khái niệm và đặc điểm: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân

làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ củacông ty

* Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên là:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;

- Cơ quan Đảng cấp trung ương và cấp tỉnh;

- Các tổ chức chính trị- xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Liên đoàn lao động, ĐoànTNCS HCM, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ (cấp trungương và cấp tỉnh)

- Các doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Nhà nước, DN của Đảng, của tổ chức

CT - XH, hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty cổ phần;

- Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

- Cá nhân

* Đặc điểm :

- Do 1 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu

- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn

- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quyđịnh pháp luật

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh

- Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu

2.2 Tổ chức quản lý công ty :

* Đối với công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức:

- Mô hình Hội đồng thành viên:

Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền trởlên thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốchoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

+ Trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷquyền Chủ sở hữu chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhiệm kỳ không quá 5năm

+ Kiểm soát viên: Số lượng từ 1 đến 3 Kiểm soát viên, nhiệm kỳ không quá 3năm

- Mô hình Chủ tịch Công ty:

Trang 22

Trường hợp một người được chủ sở hữu bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷquyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản

lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểmsoát viên

Nhiệm kỳ Chủ tịch Công ty là 5 năm và Kiểm soát viên là 3 năm

Chủ sở hữu có thể thay đổi người ủy quyền bất cứ lúc nào

Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công tyhoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty Ngườiđại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá

30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theopháp luật của công ty

* Đối với Công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty.Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luậtcủa công ty

Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc (Tổnggiám đốc)

2.3 Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cánhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sởhữu công ty Nội dung và trình tự đăng ký thay đổi được quy định tại Điều 43 Nghịđịnh 43/2010- NĐ của Chính phủ

2.4 Một số vấn đề lưu ý :

Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên phải tách biệt tài sản của chủ sở hữucông ty (TS của cá nhân) với tài sản của công ty (TS của pháp nhân) Đối với chủ sởhữu công ty là cá nhân còn phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình với chi tiêutrên cương vị là Chủ tịch Công ty và giám đốc công ty

- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một

phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng

ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời

hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng (Điều 66 Luật DN 2005)

- Không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ vàcác nghĩa vụ khác

II CÔNG TY CỔ PHẦN:

1 Khái niệm và đặc điểm:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; người sởhữu cổ phần gọi là cổ đông;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và khônghạn chế số lượng tối đa;

Trang 23

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,trừ cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chếtrong 3 năm đầu

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn

2 Các loại cổ phần

:

Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hìnhthức cổ phiếu Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghivào cổ phiếu Cổ phần của công ty có thể tồn tại dưới hai loại :

- Cổ phần phổ thông

- Cổ phần ưu đãi - cổ phần ưu đãi gồm các loại sau :

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;

+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

+ Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn

so với cổ phần phổ thông Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết doĐiều lệ công ty quy định

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so

với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm Cổ tức được chiahằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng Cổ tức cố định không phụ thuộc vàokết quả kinh doanh của công ty và ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức

 Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất

cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổphiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại

Lưu ý: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại không có

quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị

và Ban kiểm soát

3 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần:

Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao gồm :

- Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty

Trang 24

 Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất 1 năm 1 lần, họp thường niên trongthời hạn 4 tháng sau khi năm tài chính kết thúc, địa điểm trên lãnh thổ VN;

 Điều kiện và thể thức họp Đại hội đồng cổ đông

 Lần 1: ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

 Lần 2: ít nhất 51% trong thời hạn 30 ngày sau ngày dự định họp lần 1

 Lần 3: không phụ thuộc số cổ đông dự họp trong thời hạn 20 ngày, kể từngày dự định họp lần thứ hai

(Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định)

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có cổđông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấpthuận và ít nhất 75 % đối với những vấn đề quan trọng

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có ít nhất là 3 thành viên và

không quá 11, sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5năm, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm, có thể được bầulại với số nhiệm kỳ không hạn chế Các thành viên phải thường trú tại VN Hội đồngquản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản

lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty Chủ tịch Hội đồngquản trị có thể kiêm Giám đốc công ty

Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có 3/4 số thành viên dự họp,mỗi thành viên có 1 phiếu biểu quyết

- Giám đốc (Tổng giám đốc): Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và có thể là thành

viên Hội đồng quản trị hoặc không phải là thành viên Hội đồng quản trị Là người đại

diện theo pháp luật của Chủ tịch, điều hành hoạt động của công ty (nếu điều lệ không quy định khác)

- Ban kiểm soát (khi công ty có trên 11 cổ đông): giám sát và kiểm soát hoạtđộng của doanh nghiệp, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Thành viên BanKiểm soát không nhất thiết là Cổ đông hoặc người lao động của công ty

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo phápluật của công ty Người đại diện theo pháp luật của cônng ty phải thường trú ở ViệtNam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở VN thì phải uỷ quyền bằng văn bảncho người khác

4 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông

4.1 Quyền của cổ đông phổ thông

- Tham dự và phát biểu trong các đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyếttrực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông là mộtphiếu biểu quyết;

- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của đại hội đồng cổ đông;

- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổthông của từng cổ đông trong công ty;

- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho ngườikhông phải là cổ đông

Trang 25

- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyềnbiểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản họp đạihội đồng cổ đông và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;

- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tươngứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty

4.2 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:

- Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngàycông ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào côngty

- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọihình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần

- Tuân thủ điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty

- Chấp hành quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty

5 Vốn và chế độ tài chính:

Là công ty đối vốn, công ty cổ phần có tài sản tách biệt với cổ đông,

- Vốn góp bằng tài sản phải được chuyển quyền sở hữu cho công ty

- Các cổ đông không được trực tiếp rút vốn nhưng được tự do chuyển nhượng

cổ phiếu, trái phiếu

- Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, do Hội đồng Quản trị quyết định

- Công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông trong những trờng hợp luật định

III CÔNG TY HỢP DANH:

1 Khái niệm và đặc điểm:

* Khái niệm: Công ty Hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

* Đặc điểm:

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có ít nhất 2 thành viên, có trình độ

chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, li ên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

về các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty

Trang 26

- Thành viên góp vốn là tổ chức hay cá nhân chỉ chịu trách nhiệm về các khoản

nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

- Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thànhviên chấp thuận Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phảithông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉđược rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tàichính đó đã được thông qua

- Thành viên góp vốn được chuyển nhượng vốn nếu điều lệ công ty không quyđịnh khác

2 Quản lý Công ty Hợp danh:

2.1 Thành viên hợp danh:

Các thành viên hợp danh là thành viên của Hội đồng thành viên, có quyền đạidiện theo pháp luật và tổ chức điều hành, quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanhhằng ngày của công ty

- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) có các nhiệm vụsau:

+ Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tưcách là thành viên hợp danh;

+ Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên;

+ Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; kýcác quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;

+ Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ

và các tài liệu khác của công ty

+ Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công

ty với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tàisản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty, không đượctham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danhcông ty;

3 Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh

Trang 27

- Thành viên hợp danh không được làm chủ Doanh nghiệp tự nhân hoặc thànhviên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của cácthành viên hợp danh còn lại.

- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danhngười khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tưlợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác

- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phầnvốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của cácthành viên hợp danh còn lại

4 Vốn và chế độ tài chính :

Vốn Điều lệ của Công ty hợp danh do các thành viên góp vào và không đượcthấp hơn vốn pháp định Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể tăng vốn điều lệbằng cách tăng thêm phần vốn góp hoặc kết nạp thành viên mới theo quy định củapháp luật và điều lệ công ty Tài sản của Công ty hợp danh bao gồm :

- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;

- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;

- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thựchiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh

đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện

1 Khái niệm và đặc điểm:

* Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ:

- Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp:

+ Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân do chủ DN tự khai báo với

cơ quan đăng ký kinh doanh và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanhnghiệp Đây là tài sản thuộc Doanh nghiệp tư nhân

+ Không có sự phân biệt rõ ràng giữa vốn và tài sản đưa vào kinh doanh củaDoanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp

- Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý:

+ Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của DN;

+ Chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền định đoạt đối với tài sản của DN;

Trang 28

+ Chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lýcủa DN để hoạt động hiệu quả nhất Chủ Doanh nghiệp có thể tự mình quản lý DNhoặc thuê người khác quản lý DN Trong trường hợp thuê người quản lý, chủ Doanhnghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của DN dưới sự quản

lý điều hành của người được thuê

- Về phân phối lợi nhuận:

Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽđây là DN một chủ

* Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

* Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợphát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân

2 Quy chế pháp lý về hình thành và chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân:

2.1 Đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân:

* Điều kiện đăng ký doanh nghiệp :

- Về chủ thể: Cá nhân VN, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý

DN tại Việt Nam trừ một số trường hợp sau:

+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sởhữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phầnvốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bịmất năng lực hành vi dân sự;

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghềkinh doanh

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

- Về vốn: Về nguyên tắc, Luật doanh nghiệp 2005 không quy định vốn phápđịnh đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh, trừ một số ngành nghề đặc biệt Vốnban đầu của doanh nghiệp tư nhân do chủ Doanh nghiệp tư nhân tự khai và chủDoanh nghiệp tư nhân có quyền tăng, giảm vốn ban đầu này

- Các điều kiện khác :

+ Ngành nghề kinh doanh: DNTN được kinh doanh tất cả các ngành nghề

mà pháp luật không cấm Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủđầu tư phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngànhnghề đó

Trang 29

+ Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếngViệt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:Loại hình doanh nghiệp và tên riêng

Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đãđăng ký, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhândân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc mộtphần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn

vị hoặc tổ chức đó; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch

sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

* Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp :

- Nộp hồ sơ đăng ký KD tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (theomẫu)

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Bản sao CMND của cá nhân thành lập doanh nghiệp

+ Giấy chứng nhận vốn pháp định (nếu ngành nghề kinh doanh có quy định)+ Chứng chỉ hành nghề (nếu ngành nghề kinh doanh có quy định)

- Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp

- Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 5 ngày; nếu từ chối cấp giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập DN biết.Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có mã số, mã số đó

là mã số doanh nghiệp, đồng thời là mã số thuế

Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân: Trường hợp

tăng, giảm vốn đầu tư đã đăng ký, chủ doanh nghiệp tư nhân phải gửi Thông báo vềviệc thay đổi vốn tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký

2.2 Chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân :

* Giải thể doanh nghiệp: Theo Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp tư nhângiải thể theo các trường hợp sau :

- Theo quyết định của chủ Doanh nghiệp

- Bị thu hồi giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh

 Thủ tục giải thể :

- Chủ DNTN có quyết định giải thể

- Chủ Doanh nghiệp trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản Doanh nghiệp

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thểphải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền,nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêmyết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp Đối với trường hợp mà

Trang 30

pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng

ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp

- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanhnghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanhnghiệp đến cơ quan ĐKKD Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,

cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh

* Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanhkhông nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã đượcgiải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinhdoanh

3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân:

3.1 Quyền của doanh nghiệp tư nhân:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

của DN ;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn,

hình thức đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh đồng thờichủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng ;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền lựa chọn hình thứcvà cách thức huy

động vốn;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tuyển, thuê và sử dụng lao động theo

yêu cầu kinh doanh; tự chủ kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiệnđại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh ;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền từ chối mọi yêu cầu cung cấp các

nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức, cơ quan cá nhân nàotrừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích; ngoài racòn có quyền khiếu nại, tố cáo trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền

để tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

* Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân còn có những quyền đặc thù góp phần làm cho doanh nghiệp tư nhân trở nên một loại hình doanh nghiệp đặc biệt:

- Quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân có

quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bảnkèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh,

cơ quan thuế

Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp

- Quyền bán doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền

bán DN của mình cho người khác Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tưnhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanhnghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanhnghiệp có thoả thuận khác

Trang 31

- Quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh: Chủ doanh nghiệp tư nhân có

quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của DN, nhưng phải báo cáo bằng văn bản

về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất là

15 ngày trước khi DN tạm ngừng kinh doanh Trong thời gian tạm ngừng hoạt động,chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chịu trách nhiệm với các hợp đồng

đã ký kết với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp chủ DN và người laođộng, khách hàng có thoả thuận khác

3.2 Nghĩa vụ của DNTN :

Được quy định tại điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 Doanh nghiệp tư nhân

cũng như các loại hình doanh nghiệp khác đều có 7 nghĩa vụ cụ thể và các nghĩa vụ

khác theo quy định pháp luật:

- Đảm bảo kinh doanh đúng ngành nghề đã ghi trong giấy phép ;

- Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký;

- Bảo đảm các nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với nhà nước ;

- Ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định ;

- Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳbáo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệpvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, tôn trọng các quyền được pháp luậttrao cho người lao động;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xãhội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắngcảnh

4 Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủdoanh nghiệp tư nhân chết, mất tích thì người mua, người được tặng cho, người đượcthừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân Trình tự, thủ tục được quyđịnh tại Nghị định 43/2010- NĐ ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định về đăng kýdoanh nghiệp

1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều

lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước

sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%) Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sởhữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%

2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

- Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác.

- Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần

vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ)

- Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại

Trang 32

+ Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có cácloại hình doanh nghiệp như: Công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công tytrách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhànước

+ Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tạidưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi

tài sản của doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sảngóp vốn vào doanh nghiệp

- Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.

- Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ

phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp

3 Phân loại doanh nghiệp nhà nước

- Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:

Thứ nhất, công ty nhà nước: Là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn

điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập

và tổng công ty nhà nước

Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: Là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là

các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn Tổ chức vàhoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005

Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên: Là công ty trách

nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ Tổ chức quản lí và đăng kýtheo Luật doanh nghiệp năm 2005

Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: Là

công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhànước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn.Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp

Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: Là doanh

nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ Nhànước giữ quyền chi phối doanh nghiệp

- Dựa theo nguồn vốn: Có hai loại

Thứ nhất, Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty

nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước mộtthành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên

Thứ hai, Doanh nghiệp do nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối, gồm: công ty

cổ phần nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữuhạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp

- Dựa theo mô hình tổ chức quản lý: Có hai loại

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ

quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước

Trang 33

Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: Giám đốc doanh

nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp

4 Thành lập và quản lý doanh nghiệp Nhà nước

- Doanh nghiệp Nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp kýquyết định thành lập khi thấy việc thành lập Doanh nghiệp là cần thiết Việc thànhlập doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnhvực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nềnkinh tế thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó

Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu từ vốn nên nó thuộc sở hữu Nhànước, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuynhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanhnghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhànước Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệmtrước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao Doanh nghiệpNhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội doNhà nước giao

- Nhà nước quản lý doanh nghiệp Nhà nước thông qua cơ quan quản lý Nhànước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ Bao gồm những nội dung sau:+ Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trong từng loại doanhnghiệp Nhà nước phù hợp với quy mô của nó

+ Những quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu tổ chức trongdoanh nghiệp Nhà nước như hội đồng quản trị, Tổng giám đốc

+ Những quy định thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm miễn nhiệmkhen thưởng kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hội đồngquản trị

- Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh

tế xã hội do nhà nước giao

Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện hoạt động kinhdoanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhànước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà nước đóphải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội

- Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọihoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao

5 Nhóm Công ty:

Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau

về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác

Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:

5.1 Công ty mẹ- Công ty con là hình thức chuyển đổi các Tổng công ty Nhà

nước (hình thành trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp Nhà nước và các xí nghiệp liênhiệp theo những tiêu chí như: Cùng ngành nghề, liên kết dọc hoặc liên kết hỗn hợp)

- Các công ty mẹ- công ty con có thể hình thành theo cách sau đây:

* Tập hợp các công ty lại với nhau theo một tiêu chí nhất định (như cùng

Trang 34

ngành nghề kinh doanh, liên kết dọc, ) sau đó chọn một công ty làm công ty mẹ cách thức này tồn tại khá phổ biến trong giai đoạn đầu triển khai mô hình công tymẹ- công ty con, đây là hình thức liên kết đơn giản kiểu hành chính dẫn đến tìnhtrạng các công ty hoạt động kém hiệu quả.

* Các công ty đang hoạt động kết hợp lại với nhau bằng cách các chủ nhâncủa từng công ty (gọi là công ty con) bán cổ phần cho công ty mới lập- công ty nắmvốn (gọi là công ty mẹ) Sau khi trả tiền, công ty mẹ sẽ là trung tâm quyền lực củacác công ty con, quyết định các vấn đề quan trọng tại đó

* Một công ty làm ăn hiệu quả, có phương pháp quản trị tốt, có nhiều vốn bỏtiền lập ra nhiều công ty khác và áp dụng cơ cấu tổ chức của mình vào công ty con

* Các cổ đông thành lập công ty mẹ, rồi công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập cáccông ty con hay góp cổ phần chi phối vào các công ty khác Tập đoàn FPT hìnhthành theo cách thức này

- Tổ hợp công ty mẹ- công ty con không có tư cách pháp nhân, chỉ có bản thân

công ty mẹ và từng thành viên của công ty con đều có tư cách pháp nhân (Nghị định111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007)

Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty tráchnhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp.Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệmhữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan (Điều 38

- Khái niệm chính thống về tập đoàn kinh tế hiện nay theo Điều 38 NĐ

102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 như sau: Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường

và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con

Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh

doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do

các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định (K2 Đ 38 Nghị định102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật doanh nghiệp/

6 Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước:

6.1 Khái niệm:

Cổ phần hóa là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình tháikinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phầnvới nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thịtrường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại

Trang 35

- Cổ phần hóa là biện pháp duy trì sở hữu Nhà nước đối với tư liệu sản xuất

dưới hình thức công ty cổ phần Khi thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không tiến hành chuyển tất cả các doanh nghiệp Nhà nước đang tồn tại thành công ty cổ phần thuộc sở hữu nhiều thành phần mà Nhà nước chỉ chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và có khả năng có lãi Hầu hết trong các Doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa, Nhà nước

cũng luôn là một cổ đông (giữ một số cổ phần nhất định trong công ty cổ phần, chỉtrừ các doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần);

- Cổ phần hóa chỉ diễn ra đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước, đó là quá

trình chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thành các công ty cổ phầnthuộc sở hữu của các cổ đông gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau Quá trình cổ

phần hóa được tiến hành thông qua hình thức Nhà nước bán một phần hay toàn bộ cổ phần trong doanh nghiệp theo các phương pháp sau:

+ Bán cổ phần cho công chúng: Nhà nước bán toàn bộ hay một phần sở hữu

của Nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng

+ Bán cổ phần cho tư nhân: Nhà nước bán một phần hay toàn bộ số cổ phần

của doanh nghiệp thuộc sở hữu một phần hay hoàn toàn của Nhà nước cho một số cánhân hay một nhóm nhà đầu tư thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh hay nhữngngười mua đã được xác định trước

+ Những người quản lý và lao động mua doanh nghiệp: Thực hiện đối với

những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó tạo ra sự khuyến khích lớn đối với việc tăngnăng suất lao động, đồng thời cũng là cách giải quyết vấn đề lao động trong trườnghợp doanh nghiệp sắp bị giải thể

III TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

1 Chia doanh nghiệp

1 Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một

ty Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo chongười lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;

Trang 36

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mớiđược thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hànhđăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng

ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này

3 Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinhdoanh Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưathanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoảthuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thựchiện các nghĩa vụ này

2 Tách doanh nghiệp

1 Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyểnmột phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập mộthoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển mộtphần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấmdứt tồn tại của công ty bị tách

2 Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy địnhnhư sau:

a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông củacông ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này vàĐiều lệ công ty Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉtrụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sửdụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị táchsang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty Quyết định tách công ty phảiđược gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được táchthông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công

ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinhdoanh theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanhphải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này

3 Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùngliên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động vànghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mớithành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuậnkhác

3 Hợp nhất doanh nghiệp

1 Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) cóthể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

2 Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhấtphải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất;tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương

Trang 37

án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổiphần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổphần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệcông ty hợp nhất;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bịhợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệmChủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặcTổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhấttheo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phảikèm theo hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ vàthông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thôngqua

3 Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phảithông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trườnghợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác

Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy địnhkhác

4 Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công

ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của cáccông ty bị hợp nhất

4 Sáp nhập doanh nghiệp

1 Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) cóthể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sápnhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

2 Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công

ty nhận sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ

sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điềukiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bịsáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạnthực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liênquan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng

ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này Trong trường hợpnày, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập Hợp đồng sáp nhậpphải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thờihạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công tynhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các

Trang 38

khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bịsáp nhập

3 Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30%đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơquan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật vềcạnh tranh có quy định khác

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập

có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnhtranh có quy định khác

5 Chuyển đổi công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phầnhoặc ngược lại Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần(sau đây gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn (sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau:

1 Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thôngqua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi Quyết định chuyển đổiphải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyểnđổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tàisản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổphần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động;thời hạn thực hiện chuyển đổi;

2 Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báocho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyếtđịnh;

3 Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quyđịnh của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theoquyết định chuyển đổi

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công

ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công tyđược chuyển đổi

6 Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1 Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ

chức, cá nhân khác thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ

sở hữu công ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi số lượng thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh Kể từ ngày đăng ký thay đổi quy định tại

khoản này, công ty được quản lý và hoạt động theo quy định về công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên trở lên

2 Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một

cá nhân thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển

nhượng, người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty và tổ

chức quản lý, hoạt động theo quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên là cá nhân

7 Tạm ngừng kinh doanh

Trang 39

1 Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằngvăn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quanđăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừnghoặc tiếp tục kinh doanh

2 Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyềnyêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnkhi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

3 Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuếcòn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã kývới khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng

và người lao động có thoả thuận khác

IV QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1 Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

- Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanhnghiệp và văn bản pháp luật có liên quan

- Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảmthực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinhdoanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ chocán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ côngnhân lành nghề

- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mụctiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành

vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quyđịnh của pháp luật

2 Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một

cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành khácthực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thựchiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

+ Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp cácđiều kiện kinh doanh thuộc quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các điều kiệnkinh doanh không còn cần thiết; sửa đổi các điều kiện kinh doanh bất hợp lý; trìnhChính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước được phân công;

+ Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra,

xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lýnhà nước;

+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;

Trang 40

+ Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điềukiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường; bảo đảm

an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;

+ Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạmviệc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống Tiêu chuẩnchất lượng Việt Nam;

+ Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lýnhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khókhăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thẩmquyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định củapháp luật;

+ Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, hộ kinhdoanh theo các nội dung đăng ký kinh doanh; xử lý hành chính các hành vi vi phạmLuật này và pháp luật có liên quan;

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, cácđiều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tương ứng của các

Bộ, cơ quan ngang Bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lýcác vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này;

Tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh, quyết định biên chế cơ quan đăng kýkinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn xử lý vi phạm hành chính trong đăng ký kinh doanh

3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật;

+ Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho

cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệpkhi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật này; đôn đốc việcthực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp;

+ Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanhnghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;

+ Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủtục giải thể theo quy định của Luật này;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc đăng ký kinhdoanh;

Ngày đăng: 24/04/2015, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w