2.3.1 Ưu điểm
Các đồ họa của báo Đầu tư 100% được in mầu, vì thế rất dễ dàng để tác giả biểu đạt các ý tưởng trong đồ họa. Bởi vậy, có thể nói chất lượng của các đồ họa trên tờ báo được đảm bảo và khá tốt.
Như kết quả ở các phần trên, chủ yếu các đồ họa được sử dụng đều là đồ thị cột và bảng biểu. Thông tin mô tả bằng đồ thị cột có ưu điểm là đơn giản, dễ nhìn, dễ cảm nhận và so sánh. Chỉ cần đối chiếu qua các hình khối, đường nét, màu sắc, độ đậm nhạt là người xem có thể thấy được nội dung thông tin mà tờ báo cung cấp.
Chất lượng các đồ họa trên báo nhìn chung là có thể làm hài lòng bạn đọc, giúp người đọc báo dễ dàng nắm bắt được thông tin mà tờ báo đăng tải. Điều này là vô cùng quan trọng bởi mọi tờ báo khi sử dụng đồ họa thông tin đều hướng đến việc được nắm bắt một cách nhanh chóng và chính xác. Bởi vậy, đây được coi là thành công của tờ báo.
Ngoài ra, cũng không phải đồ họa nào cũng đạt chất lượng tốt. Đơn cử như những đồ họa ở chuyên mục Phân tích - Dự báo, báo thường sử dụng những đồ họa đường và điểm, tuy nhiên các đồ họa lại khá rối mắt và chất lượng không cao. Rất khó để độc giả nắm bắt một cách dễ dàng và chính xác với các đồ họa như dưới đây:
Đồ họa đường và điểm với đường nét mảnh, nhỏ và rắc rối, khiến độc giả khó tiếp nhận (Đầu tư ngày 26/8/2011).
Các đồ họa trên báo Đầu tư gần như được in màu 100%, đó là điểm mạnh nổi bật. Ngoài ra, những con số thống kê đều có nguồn và do vậy, nó trở nên đáng tin cậy hơn. Là một tờ báo kinh tế nên chủ yếu những đồ họa đều tập trung vào kinh tế, do vậy tờ báo là sự lựa chọn hàng đầu cho lớp công chúng đặc thù. Thêm nữa, việc tờ báo tạo điểm nhấn bằng việc luôn sắp xếp một đồ họa ở ngoài trang bìa cũng là một nét đặc biệt của tờ báo. Người mua báo nhiều khi tìm đến tờ Đầu tư trước hết để xem ngày hôm nay đồ họa ở trang bìa của tờ báo đề cập đến vấn đề gì, nó có ý nghĩa như thế nào... Ở nước ta, việc một tờ báo cố định dành một khoảng “đất” khá lớn ở ngay trang bìa cho việc sử dụng đồ họa là không nhiều.
Đồ họa thông tin trên trang nhất rõ và dễ xem, là một nét đặc sắc của báo Đầu tư
Thêm nữa, xét về mặt sử dụng đồ họa thông tin trên tờ báo thì Đầu tư cũng là tờ sử dụng nhiều hơn, số lượng và tần suất xuất hiện của dạng thức đưa thông tin này là liên tục. Trong khi đó, các tờ báo khác lại ít sử dụng dụng đồ họa, thay vào đó bài viết thường chỉ là bài kèm ảnh.
2.3.2. Hạn chế
Tuy vậy, do chỉ chú trọng vào các chuyên mục của kinh tế, những vấn đề còn lại và vô cùng nóng bỏng của đời sống xã hội lại bị Đầu tư bỏ qua một cách hết sức lãng phí. Vì thế, những đồ họa được sử dụng cũng không có sự phong phú, hấp dẫn cần thiết bởi đơn thuần đó chỉ là những con số, thống kê về mặt kinh tế. Trong khi đó, báo lại có những trang dành cho xã hội, không dùng đồ họa ở những trang này là một sự lãng phí.
So với những tờ báo khác, các tờ báo này đều tranh thủ đến mức tối đa các sự kiện, thể hiện chúng một cách sinh động bằng các hình vẽ, đồ họa đậm tính hài hước và rất được công chúng đón nhận. Còn với Đầu tư, báo quá nặng về mặt kinh tế, vì thế nội dung những đồ họa sử dụng không thu hút được lớp người đọc báo thông thường mà chỉ nhắm vào lớp công chúng “ruột”. Những đồ họa được sử dụng trên các tờ như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, An ninh thủ đĩ... được thể hiện một cách sinh động, mới mẻ và hấp dẫn, vì thế tính thuyết phục cũng cao hơn.
Những tờ như Tuổi trẻ, Thanh niên... hay các trang báo mạng rất chú ý đến các đồ họa về sơ đồ, những bức tranh biếm họa. Điều này giúp cho tờ báo trở nên đa dạng, phong phú và hơn nữa là sau những quãng thời gian đọc rất mỏi mắt thì việc nhìn vào đồ họa để tìm kiếm thông tin trực quan sẽ giúp cho độc giả trở lại trạng thái cân bằng để tiếp tục theo dõi tờ báo.
Với các đồ họa trên báo Đầu tư, điều này là rất ít bởi đơn giản đó chỉ là những con số thống kê về mặt chuyên môn kinh tế và nhìn vào đồ họa, người đọc báo lại có cảm giác nặng nề.
Tất cả 100% các hình ảnh trong khóa luận được sử dụng đều là hình ảnh vè kinh tế, với những con số và số liệu. Dưới đây là sự so sánh giữa báo Đầu tư với đồ họa trên báo Tuổi trẻ:
Đồ họa thông tin “Trao đổi thương mại Việt Nam – Nhật Bản” (báo Đầu tư ngày 2/3/2011)
Đồ họa trong bài “Lai dắt xong đốt hầm Thủ Thiêm cuối cùng” (báo Tuổi trẻ số ra ngày 9/1/2011)
Đồ họa trong bài “Nguy cơ vẫn còn treo lơ lửng” ( báo Tuổi trẻ số ra ngày 20/7/2011)
Tiểu kết chương 2
Chương 2 là kết quả nghiên cứu, khảo sát báo Đầu tư trong cả một năm, từ 03/01 – 31/12/2011. Với những kết quả khảo sát cụ thể, việc lượng hóa số dồ họa sử dụng cùng với những phân tích sâu, những vấn đề liên quan đến việc sử dụng đồ họa thông tin trên tờ Đầu tư được phân tích, mổ xẻ mặt mạnh yếu trên nhiều góc cạnh. Qua đó, kết quả khảo sát với những đánh giá khách quan sẽ là cơ sở quan trọng cho việc sử dụng đồ họa thông tin trên tờ báo này. Như vậy, trong chương 2 tác giả đã giải quyết được các vấn đề đặt ra như sau:
+ Khảo sát toàn bộ quá trình sử dụng đồ họa thông tin trên báo Đầu tư trong năm 2011, bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12/2012. Trong đó:
- Về mặt nội dung, báo Đầu tư đã sử dụng đồ họa thông tin như một dạng thức cố định để đưa tin bằng việc ấn định chân trang nhất luôn là
nơi để một đồ họa nhất định. Các trang trong cũng thương xuyên sử dụng đồ họa thông tin.
- Giới thiệu cụ thể về tờ báo Đầu tư, quá trình hình thành cũng như những bước thăng trầm phát triển.
- Về mặt hình thức, các loại đồ họa mà báo Đầu tư hay dựng nhất đó là đồ họa cột và bảng biểu. Những loại còn lại có dựng nhưng không phổ biến.
+ Đánh giá, nhận xét bằng những am hiểm cụ thể về vấn đề này, có kết hợp với việc so sánh với một số tờ báo khác để thấy được vấn đề còn tồn tại ở báo Đầu tư.
Qua việc khảo sát, có thể đánh giá đồ họa thông tin là một dạng thức đưa thông tin mà báo Đầu tư đặc biệt chú ý. Ở nước ta, việc các tác phẩm báo chí kết hợp với đồ họa thông tin là điều không còn mới mẻ, nhưng để trở thành mục tiêu phát triển và là điểm mạnh của tờ báo như những gì báo Đầu tư làm được là không hề đơn giản. Bởi vậy, thông qua quá trình khảo sát tác giả thấy rằng đồ họa thông tin sẽ tiếp tục được phát triển hơn nữa trên những số mới của báo Đầu tư.
Chương 3