Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung đồ họa thông tin trên báo Đầu tư

Một phần của tài liệu tiểu luận Sử dụng đồ họa thông tin trên báo Đầu tư (Trang 46 - 51)

CHẤT LƯỢNG ĐỒ HỌA THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐẦU TƯ

3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung đồ họa thông tin trên báo Đầu tư trên báo Đầu tư

Thực tế đã chứng minh, ĐHTT thực sự có hiệu quả trong việc làm gia tăng tính hấp dẫn của tác phẩm báo chí; đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng tác phẩm. Hơn nữa, sử dụng đồ họa thông tin đang và tiếp tục là xu thế của truyền thông hiện đại.

Là một trong những cơ quan đi đầu trong việc sử dụng đồ họa thông tin bởi tính cấp thiết và vai trò quan trọng của các đồ họa thông tin đối với một tờ báo kinh tế, trong những năm qua báo Đầu tư đã có những bước phát triển về vấn đề này. Tuy nhiên, nó lại chưa đáp ứng được so với yêu cầu cũng như tiềm năng phát triển dạng thức này trên báo Đầu tư. Vì thế, từ lý luận và thực tiễn báo chí cùng với kết quả trong quá trình khảo sát tờ báo, tác giả đưa ra một số gợi ý như sau:

Tăng cường việc sử dụng đồ họa thông tin hơn nữa trên báo Đầu tư. Như đã nói ở phần trên, số đồ họa trung bình trong mỗi số báo là 2 đồ họa. Tuy vậy, tờ báo luôn đảm bảo 1 đồ họa ở chân trang bìa và trong gần 20 bài viết lớn cùng nhiều tin ở những trang trong, chỉ có thêm duy nhất 1 đồ họa. Mà phần lớn số đồ họa này lại là các bảng biểu, rất dễ thể hiện nhưng lại không có nhiều ý nghĩa về mặt thông tin. Vì thế, thay vì trung bình 2 đồ họa trong mỗi số thì báo Đầu tư nên tập trung nhiều hơn nữa cho dạng thức đưa thông tin này. Có rất nhiều bài báo mà trong quá trình tác giả khảo sát, khi đọc cả nội dung cũng như khoảng đất giành cho báo đều thấy rằng tác giả nên

sử dụng thêm đồ họa thông tin, thay vì một bài viết đen đặc chữ. Tuy nhiên, tác giả của bài báo đó đã không làm như vậy. Đơn cử như 2 bài viết dưới đây:

Bài viết “Chiến lược người đến sau” trên báo Đầu tư số ra ngày 16/6/2011 nên sử dụng thêm đồ họa thông tin

Cùng một bài viết có nội dung như với bài “Chiến lược người đến sau” của báo Đầu tư, tác giả đi nghiên cứu với tờ báo mạng Vnexpress.net, kết quả có đến 4 đồ họa được tờ báo mạng kia sử dụng trong bài viết để làm dẫn chứng trong bài viết “Kỳ vọng về một sự không phân biệt thành phần kinh tế” đăng ngày 15/6/2011:

Đồ họa 1:

Đồ họa diễn tả tổng số doanh nghiệp được xếp hạng VNR500 Nguồn: Vnexpress.net

Đồ họa 2:

Đồ họa diễn tả tỷ lệ tăng trưởng của các doanh nghiệp qua các năm Nguồn: Vnexpress.net

Đồ họa 3:

Đồ họa diễn tả tỷ lệ tăng các ngành Thủy sản và Dệt may-da dày Nguồn: Vnexpress.net

Tỷ trọng các lĩnh vực ngành nghề trong VNR500

Nguồn:Vnexpress.net

Tương tự, bài viết Vũng xoáy tăng trưởng kinh tế trên báo Đầu tư số ra ngày 11/4/2011 nên sử dụng một đồ họa khác, cầu kỳ và hấp dẫn hơn thay vì một bảng tổng kết vừa tốn diện tích lại không có nhiều ảnh hưởng đến người đọc:

“Vũng xoáy tăng trưởng kinh tế” trên báo Đầu tư số ra ngày 11/4/2011 nên sử dụng một đồ họa khác

Kết hợp việc sử dụng đồ họa thông tin trên các trang kinh tế cùng các trang chính trị - xã hội, thể thao... Hiện tại báo Đầu tư chỉ sử dụng những đồ họa bao gồm những con số, nghiên cứu, dự báo khô khan. Điều này khiến cho những tác phẩm đồ họa thông tin trên báo trở nên nhàm và đơn điệu. Độc giả cần nhiều hơn nữa những đồ họa sinh động và hấp dẫn. Vì thế, song song với duy trì đồ họa thông tin trên các trang kinh tế và trang nhất như hiện tại, báo Đầu tư nên tập trung hơn nữa vào vấn đề nội dung đồ họa ở các trang còn lại, ngoài kinh tế.

Trong cả năm 2011, báo Đầu tư không có một đồ họa về chính trị - xã hội, thể thao như dưới đây:

“VCTV dựng khách hàng góp vốn vào K+” (Tuổi trẻ ngày 25/10/2011)

Tuy vậy, cũng cần chọn lọc kỹ càng hơn nữa những sự kiện, vấn đề được đề cập trên báo. Bản thân đồ họa thông tin nó không phải lúc nào cũng xuất hiện trên những trang báo, những tác phẩm báo chí. Vì thế, cần có sự chọn lọc vấn đề để thể hiện trên đồ họa thông tin. Những đồ họa trên báo Đầu tư hiện tại phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu này, nhưng trong đó vẫn có những tác phẩm báo chí lẽ ra nên thể hiện bằng hình ảnh hoặc những hình thức khác thay vì đồ họa thông tin.

Tìm kiếm và làm phong phú hơn nữa nội dung của các đồ họa bằng chất thể hiện và những tư liệu thông tin khác. Công việc này đòi hỏi những kỹ thuật viên đồ họa cần tìm hiểu sâu vã kỹ hơn về những vấn đề mà mình thể hiện, có như vậy thì những thông tin trong bài mới độc đáo và thuyết phục hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận Sử dụng đồ họa thông tin trên báo Đầu tư (Trang 46 - 51)