Về nội dung thông tin

Một phần của tài liệu tiểu luận Sử dụng đồ họa thông tin trên báo Đầu tư (Trang 28 - 32)

Tác giả đã thống kê từng số của báo Đầu tư năm 2011 và có kết quả như sau: Từ ngày 03/01 đến ngày 31/12/2011, có tổng số 138 số báo được xuất bản, và đã có 257 đồ họa được sử dụng trong tổng số 138 số báo nói trên, đạt tỷ lệ trung bình khoảng 2 đồ họa/số báo.

Trong đó, mỗi số báo đều có sử dụng ít nhất 1 đồ họa và Báo Đầu tư mặc định đặt ở chân của trang bìa, còn các bài phía trong không cố định sử dụng đồ họa và nó có thể xuất hiện ở trang bất kỳ. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng các đồ họa cũng không đều, có những số sử dụng đến 3, 4 hay thậm chí là 5 đồ họa nhưng ngược lại rất nhiều số báo chỉ có một đồ họa duy nhất ở trang bìa và toàn bộ 15 trang còn lại không có thêm bất cứ đồ họa nào khác.

Trang nhất báo Đầu tư luôn có 1 đồ họa ở chân trang (báo Đầu tư số 1 ra ngày 03/01/11)

Nói đến việc sử dụng đồ họa thông tin trên báo in ở Việt Nam thì có thể nhắc đến báo Đầu tư. Với thế mạnh là một tờ báo in, thông tin chuyên ngành kinh tế, sử dụng nhiều thông tin số liệu nên báo Đầu tư có thể coi là cơ quan báo chí đi đầu trong việc sử dụng dạng thức thông tin này.

Thêm một điều đáng lưu tâm nữa là dường như báo Đầu tư không có bộ phận và các khâu đảm nhận nhiệm vụ riêng về vấn đề này mà chủ yếu đi mua và sử dụng lại từ nhiều nguồn khác nhau. Đó là các đồ họa lấy từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, Kiểm toán Nhà nước, Bộ công thương và chủ yếu là từ Tổng cục thống kê...

Tại trang nhất, các đồ họa thể hiện không nằm trong một bài viết cụ thể mà nó đơn thuần chỉ là tờ báo muốn gửi một thông điệp nào đó đến công chúng bằng những đồ họa riêng biệt, độc lập. Nội dung của các đồ họa này có thể là những chỉ số đánh giá, báo cáo kết quả hay các dự báo, dự đoán của các viện, trung tâm nghiên cứu...

Nội dung của các đồ họa tại trang nhất luôn là liệu có tính chất quan trọng, là kim chỉ nam cho toàn số báo và các bài viết bên trong thường hướng theo vấn đề được đặt ra. Thêm nữa, những hình ảnh đồ họa tại trang nhất luôn là những số liệu quan trọng, có tính chất sự kiện nóng hổi và được công chúng quan tâm. Do đó, dự chỉ giành ít diện tích cho việc sử dụng đồ họa tại trang nhất nhưng thu hút được một lượng lớn bạn đọc, những người quan tâm. Điều đó cho thấy đồ họa thông tin là dạng thức đưa tin rất được coi trọng, quan tâm và đánh giá cao cũng như thừa nhận vai trò của việc sử dụng đồ họa thông tin để thu hút người đọc báo.

Đồ họa trên trang nhất báo Đầu tư, ngày 6/7/2011

Đồ thị cột trên diễn tả việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2006-2011, đó là những số liệu quan trọng của Tổng cục Thống kê và nó trở thành chủ đề trong nhiều bài viết bên trong số báo này.

Với những đồ họa được sử dụng ở trang trong, do không cố định ở bất cứ trang nào nên nội dung cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Để chứng minh cho các luận điểm được đưa ra trong bài, những đồ họa ở trang trong diễn tả những thông số quan trọng, giúp độc giả hình dung ra vấn đề và nhanh chóng bị thuyết phục.

Các đồ họa chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế, đề cập đến những vấn đề quan trọng theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo; trong đó vấn đề được nhắc đến nhiều là những con số thống kê, đánh giá sự phát triển của những ngành nghề quan trọng của nền kinh tế. Còn tất cả các chuyên mục còn lại, bao gồm văn hóa xã hội, thể thao trên báo Đầu tư đều không sử dụng các đồ họa thông tin trong bài viết.

Báo Đầu tư có chuyên mục Phân tích – Dự báo trên trang 5, đây cũng là chuyên mục thường xuyên sử dụng các đồ họa để làm dẫn chứng, chứng minh các vấn đề mà tờ báo đăng tải. Điều này là cần thiết bởi độc giả cần một cái nhìn trực quan, tác động trực tiếp đến thị giác của độc giả. Qua đó, bài báo cũng như chuyên mục vừa sinh động trong phương pháp thể hiện và đặc biệt là nó có tính khách quan, giúp người đọc tin vào chất lượng của bài viết, nhờ có đồ họa mà bài viết trở nên chân thực và dễ tiếp cận hơn.

Trong bài “Thị trường tăng giá, nhưng không bền vững” của tác giả Thế Việt, đăng tải trên chuyên mục Phân tích – Dự báo của báo Đầu tư số ra ngày 20/4/2011 có sử dụng đồ họa đường và điểm để làm mô tả dẫn chứng cho bài viết. Việc tác giả sử dụng đồ họa để minh chứng cho luận điểm không ổn định là rất chính xác. Bởi nhìn vào đồ thị, độc giả sẽ thấy đường đồ thị không ổn định, liên tục có những đoạn đồ thị lên, xuống khác với thường lệ.

Đồ họa trong bài “Thị trường tăng giá nhưng không bền vững” trên báo Đầu tư số ra ngày 20/04/2011

Một phần của tài liệu tiểu luận Sử dụng đồ họa thông tin trên báo Đầu tư (Trang 28 - 32)