1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đại học sư phạm Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ

31 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 726,5 KB

Nội dung

Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài: Trong thời đại xã hội phát triển như ngày nay với nền văn minh công nghiệp có rất nhiều trào lưu nghệ thuật mới xuất hiện, sự nhìn nhận về hội họa vẫn luôn phát triển, người ta không thể quên được cái đẹp phóng khoáng và khỏe mạnh, tươi vui, tinh giản mà đậm đà của tranh dân gian Đông Hồ Tranh dân gian là một trong những nét đặc trưng độc đáo của dân tộc Việt Nam, mang đậm dấu ấn về cuộc sống, về ước mơ bình dị của con người với những chủ đề, tư tưởng riêng biệt và giá trị nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ trong đời sống của nhân dân Ngay từ các em học sinh tiểu học đã được tô vẽ theo tranh dân gian, đó là những bức “Lợn dáy”… và trong chương trình mỹ thuật cấp 2 học sinh bắt đầu học thường thức tranh là tranh dân gian bởi nó có vẻ giản dị nhìn vào rất dễ hiểu và không những học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng thấy đó như một tiếng nói chung về cội nguồn, một sự gần gũi dễ tiếp cận mà cũng có nhiều họa sĩ đang cùng các nghệ nhân nghiên cứu, chuyên sâu và tạo ra nhiều tác phẩm tranh khắc đẹp để góp phần tạo nên giá trị cho loại hình nghệ thuật dân tộc này Từ trước đến nay đã có nhiều quan niệm về tranh dân gian Đông Hồ, có quan niệm cho rằng tranh dân gian là một loại tranh vẽ hồn nhiên theo bản năng vì các nghệ nhân không được đào tạo ở một trường lớp nào chính quy nào và những người chuyên nghiệp có xu hướng hiện đại của Tây Âu cho lại rằng đó là phong cách độc đáo của dân tộc… Dòng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) đã cùng với tranh dân gian Hàng Trống là hai dòng tranh lớn mang những nét đẹp hài hòa và tạo nên diện mạo lớn của mỹ thuật dân gian Việt Nam, tranh dân gian sẽ là con đường thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nói chung cho học sinh Bởi Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa giáo dục nghệ thuật đang là vấn đề ngày càng được quan tâm chú ý trong việc phát triển toàn diện nhân cách con người mới Thông qua việc đi vào nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề gần gũi là cái đẹp của tranh dân gian sẽ giúp trẻ nhìn thấy và yêu cái đẹp Tôn trọng giữ gìn và sáng tạo cái đẹp ấy cho bản thân và xã hội Tay cày, tay bút, nếp suy nghĩ, nguyện vọng tâm tư tình cảm của các nghệ nhân và nhân dân lao động đều nhất quán, họ cùng tạo nên hình ảnh thân thuộc gần gũi quanh mình trong cuộc sống cần lao, đó là tranh Đông Hồ, tranh hướng người xem đến với nhận thức và giáo dục họ một cách hóm hỉnh sâu sắc với đề tài, tư tưởng chủ đề rất gần gũi với cuộc sống, tranh “Đánh ghen” với cảnh đánh ghen rất quyết liệt kèm theo đó là lời răn dạy ngay ở góc tranh: “Thôi thôi bớt giận làm lành Chi bằng sinh sự nhục mình nhục ta” Các truyện thơ như Kiều, Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa, Lục Vân Tiên … với những tình tiết và những nhân vật trong các chuyện đã được nghệ nhân vẽ lại theo quan điểm tình cảm và sự thích thú của bà con như phảng phất đâu đây bóng dáng và hiện thân của những người nghe kể chuyện trên nét vẽ Những chuyện anh hùng lịch sử được truyền tụng từ đời nọ qua đời kia như tranh “Bà Trưng” “Bà Triệu”… đã dễ dàng cho trẻ em hiểu về các câu chuyện dân gian và sớm để lại trong lòng và niềm tự hào dân tộc Qua thời gian dòng tranh Đông Hồ và những dòng tranh dân gian ở các vùng miền khác cùng tồn tại và phát triển lâu bền, chúng đã ảnh hưởng đến nhau, bổ xung cho nhau tạo nên sự phong phú cho nền mỹ thuật dân gian Việt Nam Nó đã cùng cách nói đa thanh, đa nghĩa, với những làn điệu dân ca mượt mà, với những điệu múa dân tộc tạo nên một nền văn hóa dân gian Việt Nam phong phú đặc sắc Phải bảo tồn nét đẹp truyền thống Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa của từng dòng tranh, đồng thời giúp nó không ngừng phát triển, khẳng định sức sống bất diệt của mình cùng lịch sử dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi đối tượng, mọi thế hệ từ việc giáo dục học sinh yêu thẩm mỹ, yêu tính dân tộc ngay từ lúc bắt đầu cắp sách tới trường Và đã có rất nhiều sách nghiên cứu về nguồn gốc, tính chất và ý nghĩa của tranh dân gian nhưng hầu như không thấy đề cập tới vấn đề đưa tranh dân gian vào giáo dục như thế nào? Chính vì những lý do trên mà em đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài với nội dung “Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ” làm đề tài cho tiểu luận tốt nghiệp của mình Đề tài nhỏ và chưa thể đi sâu hết các vấn đề của tranh dân gian nhưng em mong muốn góp một vài suy nghĩ của mình mang tính gợi mở đối với việc nâng cao giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm làm nổi bật vẻ đẹp và vai trò của tranh dân gian, nhấn mạnh trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, từ đó có phương pháp để áp dụng tốt vào việc học mỹ thuật 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: Giúp các bạn học sinh nhận thức được tầm quan trọng của tranh dân gian, từ đó sẽ tìm thấy sự gần gũi và tiếp cận với mong muốn được tìm hiểu, lưu giữ và sáng tạo nghệ thuật 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng ở đây chính là học sinh và tranh dân gian Đông Hồ, trong đó có các yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm: Cảm xúc thẩm mỹ, nhận thức, giáo dục Tuy nhiên trong bài tiểu luận của mình em không nghiên cứu sâu Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa vào dòng tranh mà đối tượng nghiên cứu ở đây chủ yếu là về vẻ đẹp và nhấn mạnh vai trò của nó trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của bài tiểu luận do thời gian và kiến thức có hạn em chỉ xin được đề cập đến tính thẩm mỹ và vai trò của tranh dân gian Đông Hồ đối với vấn đề học tập và giảng dạy mỹ thuật ở các trường tiểu học và trung học cơ sở 4 Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này em chủ yếu tập trung vào các phương pháp sau: - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp khảo sát - Phương pháp điền dã - Phương pháp thống kê và thu thập tài liệu - Phương pháp phân tích tổng hợp 5 Đóng góp của tiểu luận: Bài tiểu luận của em nhằm giúp học sinh có thể hiểu thêm vẻ đẹp và giá trị của tranh dân gian, đồng thời mong muốn góp phần tạo thêm nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, sưu tầm về vẻ đẹp của tranh dân gian khi đưa vào giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh 6 Bố cục của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, hình ảnh minh họa và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 2 chương : Chương I: Vài nét khái quát về tranh dân gian Đông Hồ Chương II: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ Nét tương đồng giữa tranh dân gian Đông Hồ với tranh vẽ thiếu nhi Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa B NỘI DUNG Chương I VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ I Khái quát về làng tranh dân gian Đông Hồ: Tranh khắc gỗ Đông Hồ là dòng tranh có nghệ thuật độc đáo và đậm đà tính dân tộc với kỹ thuật khắc, in mẫu mực, ổn định do trải qua nhiều thế hệ nghệ nhân sáng tạo Tranh được sản xuất tại Làng Đông Mại xưa kia (thường gọi là làng Mái) thuộc xã Hồ Tú, tổng Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh nay là thôn Đông Hồ, xã Song Hồ, Huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh Làng Đông Hồ nằm ngay Sông Đuống bên cạnh đường giao thông nối từ hai vùng đất lở phù trú của Châu thổ sông Hồng là xứ Bắc (Hà Bắc) với xứ Đông (Hải Dương) Đông Hồ có vị trí địa lý lịch sử nổi tiếng vùng Kinh Bắc, phía Bắc của Đông Hồ là con sông Đuống tiếp giáp với đền thờ Kinh Dương Vương, cách đó 1km là chùa bút Tháp, phía Nam có thành Luy Lâu (1 trong 3 trung tâm văn hoá phật giáo lớn ở phương Đông trong thời đế chữ Hán, là trung tâm kinh tế chính trị quân sự và thương mại của quận Giao Chí và Châu Long Phía Nam là đồng ruộng, nhìn thẳng là làng Sĩ Nhiếp, phía Đông có miếu Thiên Than…Theo địa giới hành chính hiện nay Đông Hồ có 748 nhân khẩu, 183 hộ, có 224.000mv đất canh tác chưa được 1 sào cho 1 đầu người Chính vì vậy nghề phụ lại trở thành nguồn thu nhập chính của người dân Hiện nay các tỉnh khác như Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai … vẫn về đây nhập hàng Đông Hồ còn xuất khấu những mặt hàng như thảm, đồ chơi trung thu và hoa tết … Đọc “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm trong SGK lớp 12 ta thấy sông Đuống gắn bó với đời sống của người dân, với những vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ, cho dù chưa được về làng Đông Hồ Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa nhưng học sinh đã có thể cảm nhận và tưởng tưởng được về ngôi làng phù trú đó II Nội dung, hình thức trong tranh dân gian Đông Hồ: 1 Tục chơi tranh ngày tết của nhân dân Việt Nam với những nội dung phong phú Quan điểm nghệ thuật của tranh dân gian là cái đẹp phải xuất phát từ nội dung tình cảm chân thật và ý thức giai cấp của tác giả Em thấy rằng muốn hiểu hết cái đẹp, cái quý của tranh dân gian chúng ta phải hòa vào với tâm hồn, tình cảm của nhân dân, phải hiểu được hoàn cảnh lịch sử , xã hội cùng với những ước mơ, nguyện vọng vì cuộc sống của người dân thửa trước, ta mới thấy hết được ý nghĩa của tranh Nhất là trong những ngày tết tranh dân gian rất cần thiết Ngày xưa ở mỗi vùng mỗi miền tới ngày tết ra chợ đều thấy bày bán tranh thờ ngày tết và dù có nghèo đến mấy người ta cũng đều cố gắng có một bức tranh để treo nhà Suốt trong mấy ngày tết có các cuộc chúc tết trong gia đình họ hàng thân thuộc, người trong làng ngoài xóm, phố phường gặp nhau, tới lễ tết đều chúc nhau những lời thịnh vượng, những gì không hay trong năm cũ đã được quên đi và họ chúc nhau những gì mà mong mỏi cho cả bản thân mình Tất cả những lời chúc tết, những điều mơ ước, ước vọng của nhân dân trong dịp tết đầu xuân đều được biểu hiện, phản ánh trong tranh tết và câu đối tết Tranh dân gian Đông Hồ, nhất là bộ phận tranh tết, gắn bó với nhân dân, tham gia cuộc sống tình cảm của các gia đình không chỉ ở chủ đề tư tưởng, mà còn ở giá trị nghệ thuật đã làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của mọi người Chính cái đẹp của tờ tranh đã làm cho nó sống mãi Phần lớn các nghệ nhân làm tranh dân gian là những người nông dân thực thụ, họ rất am hiểu tình cảm và con người của xã hội nông nghiệp, người mua tranh thưởng thức tranh cũng là người lao động trong đó hầu hết là nông dân Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa Người dân lao động vất vả đầu tắt mặt tối cả năm để vui mừng đón ngày tết, vui là để đuổi sầu cầu may, bên cạnh đó bức tranh tết đã góp phần tạo thêm niềm vui tích cực ấy Tranh ra đời trong các căn nhà tranh và để rồi lại được trưng nổi lên, làm tươi sáng cả một góc tường của những căn nhà tương tự, cũng gianh tre lụp xụp hay gỗ ngói sơ sài, nó ăn nhập với nhau Nó sưởi ấm với màu sắc đậm đà, nó sởi lởi với hình ảnh dí dỏm, nó thu hút mọi người để tạo ra tiếng cười khúc khích, những vẻ mặt hân hoan, ánh mắt rạng rỡ …Cả tranh những ông tướng canh cổng giúp người dân yên tâm vui tết, cả những tranh thờ sau ánh đèn, làn khói cùng mùi hương tạo cảm giác yên tâm thanh thản Tranh dân gian rất thiết thực, giàu tình cảm, giúp con người yêu cuộc sống và lao động, thấy lạc quan yêu đời hơn Ngoài việc thể hiện những ước mơ đẹp đẽ, ca ngợi cái đẹp của sản xuất, cổ vũ tinh thần thượng võ (tranh võ trường, tranh voi, tranh chiến đấu…) tranh dân gian Đông Hồ còn là một công cụ chiến đấu của nhân dân lao động đánh vào mặt giai cấp thống trị (Đám cưới chuột, Thầy đồ cóc, Hội tây nhảy đâm ) hay là ngòi bút phê phán những thói hư tật xấu (đánh ghen, trai tứ khoái, gái bảy nghề…) Tranh tết in nét vẽ tay với những bức khổ to xếp theo bộ như tứ bình: Tố nữ, tứ quý: xuân - hạ - thu - đông, cá chép trông trăng, thiên hạ thái bình…tranh đại tự phúc lộc thọ, những bức câu đối, liễn … Tranh tết xuất hiện trong không khí vui tươi rộn rã của mỗi gia đình như một yếu tố tạo niềm vui, nó được dán thẳng lên vách đất tường vôi, không khung, không kính, nó ăn nhập ngay với thế giới xung quanh, cân bằng với những tường và cửa không gờ soi, không chạm khắc, với những xà và cột không nặng nề không tỉa tót, với những giường phản đơn sơ, mộc mạc với những đồ lễ trên bàn thờ long trọng mà không choáng lộn, với những trang phục của con người lành sạch, trang nhã mà không diêm dúa, Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa và chồng bánh chưng, mâm cỗ đạm bạc… Đó là một tổng thể tươi tắn, vui nồng mà không lòe loẹt, ồn ã 2 Tranh dân gian Đông Hồ độc đáo về chất liệu, bố cục - hình mảng, đường nét, màu sắc: Theo các nghệ nhân và người dân xưa, những người làm nên những tranh Đông Hồ đều khẳng định bức tranh đẹp là: Đường nét phải khéo gọn, tả đúng chất, đi dứt khoát Là màu sắc phải tươi đậm và trong, màu nào rõ màu ấy Là hình phải khái quát đúng đặc trưng của từng loại đối tượng là khi vẽ người ta ăn nhau ở cái dáng và cái thần (người sao tính vậy) “nhân hình tại mạo, trắng gạo ngon cơm” Bằng nghệ thuật đường nét các nghệ nhân đã xây dựng những hình tượng điển hình, tinh giản, phối hợp với các đường cong và thẳng tạo nên hình tượng trong tranh, là cái chủ đạo góp phần thành công cho bức tranh, đường nét khoanh lấy các mảng màu và gửi cho màu nằm trên giấy, các đường cong vừa in lên chưa cần đến màu đã tạo nên dáng chung của tờ tranh Đường nét được xem là “dáng” còn màu là “men”, tất nhiên phải có dáng đẹp và men hay thì tác phẩm mới có giá trị “Nhất dáng nhì men” là thế Đường nét đã ổn định thì từng mảng màu sẽ ổn định, toàn bộ hình mà ổn định sẽ tạo nên sự ăn nhịp với mảng màu và gây hài hòa trong toàn bố cục bức tranh Cái đẹp màu sắc trong tranh dân gian trước hết phải đi từ màu nền và xuất phát từ tranh điệp Đông Hồ Nguyên từ một nền điệp thuần chất cũng đủ lôi cuốn và hấp dẫn người xem Vết chổi lá thông kéo dài theo chiều dọc hay ngang tờ giấy đã gây được hiệu quả bất ngờ Đầu tiên chỉ là màu trắng điệp, và từ đó các nghệ nhân đã lướt thêm nước màu vàng hòe hay đỏ vang, và tùy theo độ loãng hay đặc, khi phủ lên nền điệp cho những màu vàng với sắc độ thay đổi từ vàng lụa tơ tằm đến vàng son rực rỡ hòa với màu của sóng lúa ngoài đồng, của hoa trái chín trong vườn, các màu Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa nguyên chất đó đã chuyển thành những sắc thái kì diệu, bên cạnh đó màu nước gỗ vang tạo nên một màu tươi chuẩn mực “đỏ như vang” trông vào thấy một niềm vui hồ hởi và gợi không khí tết sôi nổi với tình cảm đầm ấm cho thấy mỗi màu sắc đều mang ý nghĩa tượng trưng nào đó, và ý nghĩa này ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương còn gắn với những vấn đề thuộc về văn hóa, phong tục tập quán và về tôn giáo nữa II Nét tương đồng giữa tranh dân gian và tranh thiếu nhi Vẻ đẹp của tranh dân gian ảnh hưởng tới việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh 1 Vẻ đẹp của tranh dân gian tác động tới tình cảm và việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh: Thời gian đã khẳng định được sức sống của tranh dân gian Đông Hồ, nó đã giữ được vị trí trong cảm xúc thẩm mỹ của mọi người với giá trị tư tưởng, vẻ đẹp hài hòa, và những cái đẹp đó bắt nguồn từ cách nhìn, cách nghĩ của người nghệ nhân cùng nhân dân lao động làm nên những bức tranh, những con người đó thực sự am hiểu, nắm bắt được về tình cảm và cuộc sống của con người xã hội nông nghiệp nên họ hiểu, họ đã tái tạo lại, vẽ ra bằng lối tạo hình gạn lọc, không hề sao chép thực tế, họ không chỉ nắm chắc ngoại hình mà còn hiểu sâu sắc cả về phần nội tâm nữa, do đó tranh đã được miêu tả bằng lối tạo hình, gạn lọc và sắp xếp cho thuận mắt để rồi đưa tranh lên ở trạng thái nghệ thuật Trong quá trình xây dựng nhân vật, nghệ nhân không bị ràng buộc bởi cái vụn vặt của hình mẫu, những cái họ thường gặp đã dần đọng lại trong đầu một hình tượng không cá thể nhưng thật tiêu biểu Nghệ nhân cũng không bị lệ thuộc bởi những định luật phép tắc, trường quy nào cả, họ được tự do sáng tác theo sự suy nghĩ và sự thôi thúc của tình cảm Tranh dân gian Đông Hồ được khái quát cao ở những hình tượng trong tranh, chúng vừa hư vừa thực khiến người xem thấy thuận mắt, nghĩ thuận tình, và thấy được thỏa mãn tâm lý bởi bức tranh bao giờ cũng có hậu Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa Với những đề tài phong phú muôn hình muôn vẻ mà tranh khắc gỗ dân gian phản ánh đã phần nào tái tạo lại cuộc sống linh hoạt của ông cha ta thuở trước Để gợi lại những sự kiện lịch sử oai hùng của đất nước, những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm, xây nền độc lập tự chủ của các anh hùng dân tộc thuở trước, các nghệ nhân đã khắc họa những hình ảnh như: Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Bà Trưng, Bà Triệu thúc quân diệt giặc, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên Mông… Khi tiếp xúc với thể loại tranh lịch sử đó các em học sinh như được thấy về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam một cách rõ nét hơn Mặc dù các em đã từng được đọc, được học qua những bài giảng, những trang sách nhưng khi nhìn thấy hình ảnh được phản ánh qua tranh dân gian miêu tả với khí phách hiên ngang dũng mãnh trước quân thù của các vị anh hùng đã để lại trong các em những ấn tượng tốt đẹp, niềm tự hào dân tộc, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân mình với quê hương đất nước Xem tranh “Gà đàn” , “Lợn đàn” của Đông Hồ chúng ta thấy đều nói lên mơ ước của người nông dân đồng thời cũng là để chúc tụng nhau khi chào đón một năm mới Song trước khi chuyển sang chúc tụng thì nó đã là những tranh phản ánh, mô tả sinh hoạt hàng ngày trong đời sống nông nghiệp nhân dân Quanh năm ngày tháng lao động để mưu sinh, họ chỉ ước mong sao có “cơm ăn đủ no, áo đủ mặc, gà đầy sân, lợn đầy chuồng” đó là những ước mơ hoài bão chính đáng mà rất giản dị, mộc mạc Khi thưởng thức tranh người ta luôn thấy được thỏa mãn tâm lý bởi những vật hiện trên tranh đều đầy đủ tốt lành với những thể hiện như ý nghĩ của họ đều trong sáng, cái thiện thắng cái ác, đó là tranh những chú lợn hồ hởi như cười, con gà như vui múa Hơn thế nữa cùng lúc với nhiệm vụ mô tả và phản ánh ước vọng cuộc sống, người nghệ sĩ dân gian Việt Nam còn chứa đựng trang sức quyến rũ của tờ tranh những tư tưởng và tình cảm đã được nâng lên Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa Bài vẽ của Thùy Linh lớp 2A1 Nó chẳng có điểm chung với tranh “gà đàn” của Đông Hồ là gì? Đấy là màu sắc được đặt cạnh nhau không hề pha trộn, đấy là cái không gian của tranh Với nghệ thuật sử dụng đường nét, các nghệ nhân làm tranh dân gian đã xây dựng được những hình tượng điển hình, tinh giản, phối hợp các đường cong và thẳng chưa cần vẽ màu đã tạo nên dáng chung của tờ tranh có cái đẹp đại thể và đúng chất của đối tượng miêu tả Khi tiếp cận với tranh dân gian nhất là với đường nét trong tranh, các em như cảm nhận thấy một cái gì đó rất gần gũi, đồng cảm, như tìm thấy một chỗ dựa vững chắc, một người bạn thân thiện trong nét vẽ của mình 3 Tương đồng về màu sắc giữa tranh dân gian với tranh thiếu nhi a Màu sắc trong tranh dân gian: Thụ cảm trước màu sắc của thiên nhiên, của tâm lý dân tộc, các nghệ nhân đã đưa lên mặt tranh dân gian một cách rất sáng tạo bảng màu nguyên chất lấy từ thảo mộc hay khoáng sản, đó là một bảng màu trong sáng và rực rỡ với màu của thiên nhiên thiên, nâu của sỏi son, xanh của lá chàm, sò điệp với những kĩ năng phối sắc rất tài tình, các nghệ nhân đã tạo mỗi tranh mỗi vẻ: Hòe, hiên, chàm, đen, đỏ, quế, lục, các màu đen than lá tre… Từ cách in, tô màu đến bồi làm cho bảng màu nguyên chất, thô sơ ấy thiên biến vạn hóa Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa vô cùng phong phú, hình thành một quan niệm về hòa sắc độc đáo mang tính dân tộc phù hợp với đời sống, không khí, ánh sáng trong hoàn cảnh lịch sử của nhân dân Tranh dân gian đã có “một chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật màu sắc” (Cái đẹp của tranh dân gian - Nguyễn Đức Nùng) Và chúng ta thấy khi những mảng mầu khác được đặt lên trên của nền điệp sẽ trở nên trong sáng, màu của tranh dân gian Đông Hồ được đặt đúng chỗ khi tương quan với màu xung quanh kết hợp với nét còn gợi lên được tính chất của vật thể Tất cả những màu sắc tưới sáng ấy đã được chế ngự bởi các nét đen to khỏe, các nét đen đã làm dịu đi các mảng màu tươi rói đó, các nét đen ấy không đặc và đen xịt mà xôm xốp anh ánh, Trong “Đánh vật” thì ta thấy được sự nở căng đanh chắc của màu da các chàng trai Thì với tranh “Hứng dừa” , “Đánh ghen” thể hiện cái mịn màng mềm mại, nuột nà của làn da Tranh “Thầy đồ cóc” lại có cảm giác xù xì thô nhám Màu lông của gà trong tranh “Gà đàn” có chất xốp mượt Các nghệ nhân không khoe màu, trên mỗi tờ tranh chỉ có màu nền và nét đen kết hợp với ba màu nữa, hãn hữu một số tranh mới cần đến bốn màu Trái lại có những tranh chỉ cần hai màu, thậm chí chỉ có một màu kết hợp với nét đen Chỉ với một số màu sắc ít ỏi ấy, do cách phân mảng và có một số mảng in chồng màu, màu trong tranh đã biến hóa, gây ấn tượng rất phong phú Đường nét màu sắc của tranh dân gian chúng ta thấy được sự thông minh hóm hỉnh, sinh động linh hoạt và cái chân chất, thật thà của tình cảm, những bảng màu tự nhiên đó làm người xem thấy vui con mắt và có khi còn làm thay đổi nhân sinh quan, từ buồn trở thành vui, đang khổ cực lại như có niềm tin hứa hẹn (tranh đánh ghen, chăn trâu…) Nếu nói mỗi đường khắc mỗi nét vẽ của tranh là sự thể hiện hiện thực của trí tuệ và tình cảm thì màu sắc cũng là hình tượng của cảm xúc thành màu hiện thực, những màu đó gợi lên được sự vui buồn, sự mát mẻ sảng khoái Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa b Màu sắc trong tranh thiếu nhi: Với tình cảm chân thật, các em thiếu nhi luôn có cái nhìn hồn nhiên tươi sáng, do đó màu sắc trong tranh của các em luôn rực rỡ đậm đà và mạnh mẽ, ở tranh thiếu nhi các em luôn vẽ theo sự cảm nhận tự nhiên vốn có, không bị lệ thuộc khung cảnh, màu sắc hiện thực, vẽ theo sự cảm thụ, suy nghĩ của mình Tranh vẽ thiếu nhi mặc dù hình tượng còn ngượng ngập, sai sót về tỷ lệ, màu sắc thường giống thực và đôi khi lại không giống thực, chính vì thế tạo nên cái rất duyên, màu sắc vừa hư vừa thực các em nghĩ sao thì vẽ vậy, nó thường mang tính chất khái quát về hình tượng và màu sắc, đó chính là ngôn ngữ tạo hình đích thực của các em Với màu sắc mạnh mẽ, nguyên chất ít pha trộn, các mảng màu đặt cạnh nhau thoải mái đến bất ngờ Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa Bên cạnh đường nét màu sắc không thể không lưu ý tới bố cục của tranh khắc gỗ Đông Hồ 4 Bố cục trong tranh dân gian và tranh thiếu nhi: a Bố cục trong tranh dân gian Đông Hồ: Tranh dân gian được các nghệ nhân làm theo phối cảnh ước lệ từ không gian, ánh sáng, con người và cảnh vật, lấy hình để gợi ý, bỏ qua cách nhìn thông thường với khái niệm gần to xa nhỏ, gần đậm xa nhạt, đó là cái nhìn tự nhiên và là cách bố trí hình trong tranh Châu Âu Ở đây các nghệ nhân chú ý vào bản chất và dừng mắt ở mối quan hệ, địa vị xã hội, những nhân vật chính như tiên, thánh, tổ… hay chú mèo trong bức “Đám cưới chuột” đều to hơn hẳn, người hay các sinh vật dù ở gần cận cảnh nhưng đều bị thu nhỏ sàn sàn như nhau Đó là khoảng cách vị trí xã hội chứ không phải khoảng cách trong vị trí tự nhiên nữa, vậy nên hầu hết các tranh dân gian đều có các nhân vật chính được phóng to hơn, ở giữa, các nhân vật phụ thì bé hơn ở bên Ở tranh dân gian Đông Hồ, đường nét và màu sắc đã phối hợp với nhau tạo nên hình mà không cần quy luật viễn cận và bóng tối, chỉ cần bằng Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa cách xếp hình trên mặt phẳng của tờ giấy đã tạo được không gian cả chiều sâu, nhiều tầng lớp thuộc cả ba thế giới trên trời mặt đất và trong lòng đất Kể chuyện “Thạch Sanh” xuống hang sâu cứu công chúa chỉ bằng vài hình đơn sơ đã cho thấy được cả dã tâm và hành động lấp hang của lý thông ở trên mặt đất, thấy cả hành động Thạch Sanh ở trong hang tiếp tục làm việc thiện Xem “Cá chép bên sen” thấy mặt nước rút hẳn đi chỉ được gợi qua động tác bơi của cá bên hoa sen, tranh “Cá chép trông trăng”, “Cóc kiện Trê” là các nhân vật hoạt động trong nước nhưng không hề bị nước che khuất, nước rút về phía sau làm nền cho cá nhưng nhưng vẫn có vai trò để giữ bóng trăng ở đằng sau và bầy cá con lượn quanh rong cỏ Trong sự ổn định của từng mảng hình và tổng thể các hình trên một bức tranh, nghệ nhân đã khéo léo tạo nên một sự cân đối, một quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các hình, các nhóm hình với nhau sao cho chúng không lấn át nhau mà trái lại càng tôn nhau lên tạo lên sự cân đối cho hình đẹp, bố cục chặt chẽ, độc đáo và hợp lý Từ những tranh phản ánh sinh hoạt xã hội, những cảnh đám rước đông người, cảnh dạy học, cảnh cấy cày, từ không gian ở trạnh thái tự nhiên rất nhiều chi tiết các nghệ nhân gạn lọc và giữ lại cảnh vật tiêu biểu, đủ làm nền cho các nhân vật hoạt động theo yêu cầu của chủ đề, trong “Đánh ghen” các nhân vật trước và sau không che lấp nhau, ta thấy hình ảnh bức bình phong, tường hoa chậu cảnh đã chia khoảng không từ trong nhà ra ngoài ngõ làm ba khoảng, ba khoảng đó thu nhỏ lại kéo gọn vào trong tranh, chậu cảnh, cùng với cảnh đánh ghen cho chúng ta liên tưởng tới một gia đình trung lưu, có của ăn của để với ông chồng vừa ham vẻ liễu vừa hám vẻ thanh ngang nhiên xua tay vợ cả “thôi thôi bớt giận làm lành” còn tay kia vẫn tranh thủ để lên ngực cô vợ lẽ Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa Trên không gian ước lệ, hình được cách điệu đơn giản tạo dáng hoạt bát, đường nét mạch lạc, các mảng màu đậm nhạt thay đổi hợp lý khiến cho người xem như bị hút vào đẩy ra rất lý thú Trong tranh Đông Hồ cũng thường thấy sự góp mặt của chữ trên tranh như tranh dân gian của hội họa Trung Hoa Những dòng chữ làm cho nội dung bức tranh thêm rõ ràng, các khoảng trống trong tranh bị che bớt, kéo lại các mảng màu làm cho bố cục bức tranh thêm đẹp Tranh “Đánh vật” gạt bỏ cảnh chỉ giữ lại hai tràng pháo (hay hai xâu tiền giải thưởng) trên nền tranh nổi lên bốn cặp đô vật, ba đôi đang trổ tài, một đôi ngồi chờ, xếp thành hai tầng, hình tượng được nhắc đi nhắc lại gây cảm giác hội xuân đông vui có người xa người gần, người trước người sau đều to như nhau và không hề che khuất nhau Bằng kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghề nghiệp của các nghệ nhân đã mang vào trong tác phẩm những hình cân đối, tỷ lệ hợp lý và đẹp mắt phù hợp trong mối tương quan với xung quanh Tranh “Hứng dừa” ta thấy người to ngang với cây, cô gái trông to hơn hẳn những chàng trai đang hái dừa đã tạo hiệu quả trên mặt phẳng với đầy chất thơ mà không hề thấy sai lệch Các cô tố nữ trong bộ “Tố Nữ” đứng đã gợi lại hình ảnh các cô gái của vùng quan họ Bắc Ninh vào hội xuân với bố cục được diễn theo hình chữ nhật đứng, duyên dáng với các tà áo dài, váy lĩnh đen, tạo thành nhiều nếp chảy xuôi trông vừa hiền thục vừa nghệ thuật với các khối cánh tay tròn do đường cong của nếp áo với đường xiên chênh chếch của các nhạc cụ tóc rẽ ngôi giữa vấn lên, đuôi gà bỏ sang một bên, chân đi hài tạo nên một bố cục nhịp điệu nhìn vào không chán mắt Những hình phức tạp đã được quy vào các hình đơn giản để vững vàng hơn về thế đứng, là tranh “Vinh hoa phú quý” có hình em bé ôm gà ôm vịt đều được quy từ hình tròn hay hình quả trứng, có cái động và căng, lại tròn lẳn và đầy đủ Ở tranh “Gà đàn” thì thấy mỗi chú gà là một hình tròn biến thể, Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa những hình tròn ấy xen kẽ nhau, rải ra một cách điều hòa, các mảng màu lốm đốm như hoa nắng, thuận mắt theo nhịp điệu của từng loại màu ấy Tranh “Lợn độc” với bố cục hình chữ nhật nằm, các góc cạnh được chỉnh sửa thành hình bầu dục, nở căng, vai và mông chạm vào khung hình, trên mình lợn có các họa tiết hình tròn âm dương làm tăng mức chuyển động và hiệu quả trang trí, Trong sự ổn định của mảng hình, của tổng thể các hình trên một bức tranh, và quan hệ tỷ lệ thích hợp các nghệ nhân đã tạo nên sự cân đối, biểu tượng của sự sinh sôi phồn thực, tiếp đó là bức tranh “Lợn đàn”, là sự phát triển của lợn độc với các hình bầu dục lớn nhỏ của đàn lợn một mẹ năm con được xếp dày đặc đông đúc… Trong cái bố cục tranh ấy thường có một góc nhỏ khiêm tốn để dành cho một bài thơ ngắn hay một câu ca dao hoặc trích truyện thơ, tục ngữ … những chữ đó là chữ Hán, chữ Nôm với nét mảnh mai hay to khỏe, vừa là để trang trí vừa làm cho bố cục thêm chắc chắn vừa là tiếng nói là tâm tư của người nghệ nhân muốn tuyền đạt lại với người xem tranh, đó là mơ ước, đó là khát khao, đó là sự hài lòng… nội dung những bài thơ hay câu ca ấy người dân đã nhớ thuộc lòng, những em bé thiếu nhi đã được nghe lặp đi lặp lại thành đường mòn trong tiềm thức hay nghe lần đầu là hiểu ngay nhớ ngay bởi trong đó có những âm hưởng của ca dao, tục ngữ “Khen ai khéo dựng lên dừa Đấy chèo đây hứng cho vừa một đôi” Đây là những động tác hứng dừa hớ hênh với sự đáng yêu nhí nhảnh của cô gái, trong tranh có nét phởn phơ, tươi rói, một mong muốn hạnh phúc lứa đôi, những hành động này chỉ có ở trong tranh mới có thể thoải mái như vậy khi đấy ở thời mà xã hội mang tư tưởng nho giáo “Nam nữ thụ thụ bất thân” Những câu đối, câu ca dao đã gắn bó với hình tượng Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa của nét và màu đẻ nhanh chóng truyền đạt đến người xem những chủ đề của tác phẩm b Bố cục trong tranh thiếu nhi: Trong tranh thiếu nhi các em thường ít chú ý tới bố cục bởi các em vẽ theo cảm hứng, vẽ theo cách hiểu, cách nghĩ và cách cảm nhận của các em Khi vẽ một vấn đề nào đó thường mang tính chất liệt kê sự vật và hiện tượng nên các nhân vật trong tranh được dàn trải trên bề mặt của tờ tranh, người xa, người gần, người trước, người sau nhiều khi được sắp xếp tạo thành lớp trên, lớp dưới to bằng nhau, không hề che khuất nhau, màu sắc đẹp đã tạo nên những bức tranh thật hồn nhiên, ngộ nghĩnh và nhiều bức tranh đã đạt hiệu quả trang trí cao Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Đỗ Lệ Hoa Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa C KẾT LUẬN Tranh dân gian đã đưa chúng ta trở về quá khứ với những hình ảnh sinh hoạt thanh bình nơi đồng quê, đó là cảnh cày bừa sản xuất, cảnh chọi gà chọi trâu đến những cảnh hội ngày xuân như đánh vật, kéo co, đánh đu, bắt trạch…đó là những tranh nói lên khát vọng mong muốn được cuộc sống ấm no, xã hội thái bình thịnh trị Qua tham khảo thực tế cùng một số quan điểm khác, và dựa vào cảm xúc, quan điểm thẩm mỹ của chính mình, không bị gò bó bởi một công thức nào, em đã thấy rằng tranh dân gian Đông Hồ có lối vẽ giản dị mộc mạc không thể nhầm với một loại tranh nào khác Các nghệ nhân đã cố công thổi hồn vào trong tranh khiến tranh tạo cảm giác hài hòa, thế cân bằng giữa đường nét màu sắc cho đến bố cục và khẳng định được cái đẹp nhưng cũng phải dựa vào đó chọn lọc để tiếp tục sáng tạo, đi vào những đề tài mới của cuộc sống bằng cách kết hợp cái tươi mát của tranh với cái sôi nổi hiện đại Đó là một trong những sản phẩm của nghệ thuật dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ thực tế xã hội, nó đã đi sâu vào tình cảm của người dân Đông Hồ cùng những vùng miền khác, đã chứng tỏ rằng tranh dân gian đã đủ sức sống, tồn tại qua thời gian và có vị trí trong cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người, với giá trị tư tưởng và vẻ đẹp hài hòa của nó đã được bắt nguồn từ cách nghĩ cách nhìn, từ quan niệm thẩm mỹ của người dân và nghệ nhân Đó là cái đẹp tổng thể của màu sắc, đường nét của cách tạo hình và chính bản thân chất liệu đó tạo nên Tranh đã thu hút được tình cảm của quần chúng nhân dân chứng tỏ có một sức hấp dẫn mạnh mẽ vì màu cắc tươi vui và nội dung gần gũi với sống của người dân lao động Để hiểu hết về tranh dân gian chúng ta hãy cố hòa vào tâm hồn, tình cảm của nhân dân ta ở hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa Là một người giáo viên tương lai em mong muốn được góp phần giúp thế hệ trẻ hơn đi sau mình có những cái nhìn về nghệ thuật một cách cơ bản, bắt nguồn từ học những tinh hoa đặc sắc của dân tộc để từ đó hiểu, yêu thích và các bạn sẽ tự mong muốn thực sự được giữ gìn nghệ thuật dân tộc và sáng tạo bằng tâm hồn nghệ thuật của chính họ Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa E TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 “Tranh khắc gỗ Việt Nam” – Phạm Văn Đôn 2 “Cái đẹp của tranh dân gian” – Nguyễn Dức Nùng 3 “Cái đẹp của tranh Đông Hồ” – Thái Bá Vân 4 “Đồ họa cổ” - (Phan Cẩm Thượng – Cung Khắc Lược – Lê Quốc Việt) 5 “Văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ mỹ thuật”(tập hai) – Viện mỹ thuật – NXB mỹ thuật Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của tiểu luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giáo vụ cùng các thầy (cô) giáo trong khoa sư phạm Âm Nhạc - Mỹ thuật đã tận tâm dạy dỗ em trong suốt những năm học qua Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thạc sĩ Hoàng Bào đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành bài tiểu luận này Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ tôi về mọi mặt, giúp cho việc hoàn thành tiểu luận được tốt đẹp Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận của mình, do thời gian có hạn, vốn kiến thức về chuyên môn và nhận thức mang tính lý luận còn hạn chế, điều kiện sưu tập tài liệu gặp nhiều khó khăn nên tiểu luận của em còn nhiều chỗ khiếm khuyết, kính mong thầy cô và các bạn góp ý xây dựng Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 4 năm 2008 Sinh viên Đỗ Lệ Hoa Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP Tiểu luận tốt nghiệp Đỗ Lệ Hoa MỤC LỤC Trang A Khoa Sư phạm Mỹ thuật Hà Nội Trường ĐHSP ... quát tranh dân gian Đông Hồ Chương II: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp tranh dân gian Đông Hồ Nét tương đồng tranh dân gian Đông Hồ với tranh vẽ thiếu nhi Khoa Sư phạm Mỹ thuật... quán tôn giáo II Nét tương đồng tranh dân gian tranh thiếu nhi Vẻ đẹp tranh dân gian ảnh hưởng tới việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh Vẻ đẹp tranh dân gian tác động tới tình cảm việc... tranh dân gian vào giáo dục nào? Chính lý mà em mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài với nội dung ? ?Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua vẻ đẹp tranh dân gian Đông Hồ? ?? làm đề tài cho tiểu luận

Ngày đăng: 23/04/2015, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w